cac giai thuat lap lich
FCFS (First-Come-First-Served (FCFS) Scheduling):
Trong cơ chế lập lịch “đến trước phục vụ trước” thì các quá trình được xử lý theo thứ tự mà nó xuất hiện yêu cầu và cho đến khi hoàn thành. Cơ chế lập lịch này thuộc loại không ngắt được và có ưu điểm là dễ dàng thực thi. Tuy nhiên nó không phù hợp cho các hệ thống hỗ trợ nhiều người sử dụng vì có một sự biến đổi lớn về thời giant rung bình mà một quá trình hay tác vụ phải chờ đợi để được xử lý. Hơn nữa do việc xử lý không ngắt được nên có hiện tượng chiếm hữu độc quyền bộ xử lý trong thời gian dài và có thể gây ra sự trễ bất thường trong quá trình thực hiện các tác vụ chờ đợi khác.
Shortest Job First –SJF:
Trong cơ chế lập lịch này, tác vụ nào có thời gian ngắn nhất sẽ có uyền ưu tiên cao nhất và sẽ được phục vụ trước. Vấn đề chính gặp phải trong cơ chế lập lịch này là không biết trước được thời gian thực thi của các tác vụ tham gia trong hệ thống và thường phải áp dụng cơ chế tiên đoán và đánh
giá dựa vào kinh ngiệm về các tác vụ thực thi trong hệ thống. Cơ chế lập lịch này có thể áp dụng cho cả loại ngắt được và không ngắt được.
Rate monotonic (RM):
Phương pháp lập lịch RM là thuật toán được biết tới nhiều nhất hiện nay, nó áp dụng cho các tác vụ hay quá trình độc lập. Phương pháp này dựa trên một số giả thiết sau:
1) Tất cả các tác vụ tham gia hệ thống phải có thời hạn kiểu chu kỳ.
2) Tất cả các tác vụ độc lập với nhau
3) Thời gian thực hiện các tác vụ biết trước và không đổi
4) Thời gian chuyển đổi hiện trường là rất nhỏ và có thể bỏ qua.
Thuật toán RM được thực thi theo nguyên lý gán mức ưu tiên cho các tác vụ dựa trên chu ký của chúng. Tác vụ nào có chu kỳ nhỏ thì sẽ có được mức ưu tiên cao. Theo nguyên lý này, với các tác vụ có chu kỳ không đổi thì RM sẽ là phương pháp lập lịch cho phép ngắt và có mức ưu tiên cố định. Earliest-deadline-first (EDF):
Thuật toán lập lịch theo phương pháp này sử dụng thời hạn của tác vụ như điều kiện ưu tiên để
xử lý điều phối hoạt động. Tác vụ có thời hạn gần nhất sẽ có mức ưu tiên cao nhất và các tác vụ có thời hạn xa nhất sẽ có mức ưu tiên thấp nhất. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là có thể lập lịch đáp ứng được 100% cho tất cả các tác vụ. Hơn nữa mức ưu tiên cho mỗi tác vụ trong quá trình hoạt động mềm dẻo nên chu kỳ của tác vụ có thể thay đổi bất kỳ lúc nào theo thời gian.
EDF có thể được áp dụng cho các tác vụ chu kỳ và có thể mở rộng để đáp ứng cho các trường hợp các thời hạn thay đổi khác nhau theo chu kỳ.
Minimum Laxity first (MLF):
Cơ chế lập lịch này sẽ ưu tiên tác vụ nào có ít thời gian còn lại nhất để thực hiện trước khi nó kết thúc để đảm bảo yêu cầu thực thi đúng. Đây được xem là cơ chế lập lịch gán quyền ưu tiên động và dễ dàng đạt được sự tối ưu về hiệu suất thực hiện và sự công bằng trong hệ thống.
Round Robin:
Đây là cơ chế lập lịch phân bổ đều dặn, ngắt được và đơn giản. Mỗi một tác vụ xử lý hay phục vụ trong khoảng thời gian nhất định và được lặp lại theo một chu trình xuyên suốt quá trình các tác vụ tham gia hệ thống. Khoảng thời gian phục vụ cho mỗi tác vụ trong quá trình là sự thỏa hiệp giữa thời gian thực hiện các tác vụ và thời gian thực hiện một chu trình. Có thể chọn khoảng thời gian đó rất nhỏ và đôi lúc ta không nhận ra rằng đang có sự phân bổ thực hiện trong hệ thống. Tuy nhiên, nếu thời gian đó quá nhỏ thì nó có thể làm mất tính hiệu quả thực hiện của toàn bộ hệ thống vì cần nhiêu thời gian trong việc chuyển đổi hiện trường cho mỗi tác vụ sau mỗi chu trình thực hiện.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top