các dd2 của 1 bải thuyết trình
Phù hợp với đối tượng
- Nội dung phù hợp thì thính giả mới ngồi nghe và có nghề thuyết trình
- Nội dung phù hợp, buổi thuyết trình sẽ được đánh giá cao
- Có nhiều khán giả, mỗi khán giả có một sở thích, một lập trường, một cách thức nhận biết
khác nhau, vì vậy bài thuyết trình hiệu quả là bài phải dựa trên người nghe chứ không dựa vào
người nói
- Phù hợp với đối tượng là phù hợp về nội dung, phù hợp về cách thức truyền tải nội dung
Có mục tiêu rõ ràng - Không có mục tiêu thì không có buổi thuyết trình
- Mục tiêu rõ ràng để khán giả nắm được các nội dung chính
- Mục tiêu là điểm kết của buổi thuyết trình mà người làm thuyết trình muốn truyền tải tới khán
giả và khi kết thúc thuyết trình đạt được các mục tiêu đó
- Có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp người làm thuyết trình truyền tải được và thể hiện được cách thức,
phương pháp truyền tải nội dung
- Bạn phải trả lời các câu hỏi chủ yếu sau: Lý do của buổi thuyết trình là gì? Tại sao bạn thực
hiện buổi thuyết trình? Thời gian trình bày được xác định bao lâu? Không gian và địa điểm tổ
chức ở đâu?.
Có cấu trúc logic và nhất quán
- Một bài thuyết trình cần phải có 03 phần: phần mở đầu, phần thực hiện và phần kết thúc
- Cấu trúc logic thể hiện nội dung thuyết trình phải có sự phù hợp về nội dung, các nội dung lớn
nhỏ phải thống nhất và nhất quán
- Thứ tự các nội dung phải đi theo thứ tự nội dung định sẵn
- Nhất quán: Nhất quán về quan điểm, nhất quán về nội dung trình bày, nhất quán về phương
pháp hình thành mục tiêu….
Sử dụng giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ phù hợp
- Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ là cách thức mà người thuyết trình muốn chuyển tới khán giả
- Một bài thuyết trình không chỉ hiệu quả bằng nội dung trình bày mà cách thức trình bày sẽ
giúp khán giả hiểu rõ về nội dung và cảm thấy hứng thú khi nghe thuyết trình
- Ngôn từ và phi ngôn từ phải phù hợp với thính giả
- Ngôn từ sử dụng nên chọn theo hướng tích cực, khích lệ người nghe. Tránh dùng những từ
diễn tả sự bi quan hay ủy mị. Chọn từ ngữ thích hợp và kiểm tra cẩn thận mức độ rõ nghĩa của
từ dùng để diễn giải. Nếu dùng thuật ngữ cần có định nghĩa rõ ràng để tránh sự hiểu lầm. Nhớ
rằng ngôn ngữ viết và nói không phải lúc nào cũng tương đồng. Không nên viết quá nhiều từ
trong một slide. Hãy thực hành chuỗi tự thuật nhiều lần để tìm ngôn từ và bày tỏ cảm xúc
thích hợp (thể hiện chức năng của người diễn viên trước ống kính). Ngôn ngữ cơ thể và hình
ảnh minh họa không thể không quan tâm khi thuyết trình
Phân bổ thời gian hợp lý
- Phân bổ thời gian hợp lý giữa các phần của bài thuyết trình. Bạn phải dự trù thời gian bị gián
đoạn do những câu hỏi từ phía khán giả trong lúc trình bày. Bạn phải làm sao hoàn thành phần
kết luận trước thời gian dự trù. Tránh hiện tượng khán giả ra về trước khi chúng ta xong phần
kết luận.
- Thời gian thuyết trình: Bạn phải biết thời gian cho phép là bao nhiêu. Xác định tổng thời gian
cần trình bày. Đặc biệt cần lưu ý thời gian để trả lời các câu hỏi. Ví dụ nếu bạn được phép
trình bày 30 phút thì cách bố trí thời gian như sau là hợp lý nhât: 5 phút cho phần mở đầu, 20 21 phút cho phần thân bài, 2-3 phút cho phần kết luận, 5 phút dành cho phần câu hỏi và trả lời,
Lưu ý: thông thường để trình bày một slide sẽ cần từ 1-2 phút.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top