Các dạng chất bẩn

4.1Các dạng chất bẩn

Các chất bẩn có thể được chia thành ba nhóm:

Nhóm 1 gồm: các chất bẩn thuộc nhóm này là do tác dụng của môi trường và từ các sản phẩm, hàng hoá như: bụi, đất, bùn, cát, sản phẩm của ăn mòn, các đoạn vụn (có thể ở dạng bột của các loại cây nông nghiệp như lúa, ngô...) cũng như các loại phế liệu khác.

Nhóm 2 là các chất bẩn có nguồn gốc từ công nghệ. Chúng gồm các chất thải (phần thừa) bám lên chi tiết từ các quá trình công nghệ khác nhau: qúa trình bôi trơn, quá trình đánh bóng, xỉ hàn, oxit, vẩy ôxit... Ở nhóm này còn có thể kể đến cả lớp sơn cũ.

+)Các chất đánh bóng là một trong các chất bẩn công nghệ khi mạ, sửa chữa các xặp lắp ghép chính xác của hệ thống nhiên liệu và hệ thống thuỷ lực. Thánh phần của chúng gồm các chất mài (Cr2O3, Fe2O3, Al2O3, vôi bột, đá ráp (đá bọt, phù thạch)) và các chất kết dính (xtearin (ngạnh chi, bạch lạp), xerezin, paraphin...).

+)Xỉ hàn sau khi phủ lên mối hàn tạo thành lớp phủ có thành phần tương tự thành phần của lớp mạ điện và chất trơh dung (MgO, CaO, MnO.SiO2...).

+)Các ôxit trên bề mặt là kết quả khi gia công chi tiết ở nhiệt độ cao trong chế tạo và phục hồi chi tiết máy với các thành phần hỗn hợp: pha với thành phần hỗn hợp gần với FeO, magnetit (Fe3O4) và xematit (α - Fe2O3 và γ - Fe2O3).

+)Các sản phẩm của ăn mòn dưới dạng gỉ là các hydrat oxit.

+)Lớp sơn cũ trong điều kiện kỹ thuật là đối tượng cần phải loại bỏ (là chất bẩn) khi đại tu máy. Trong thành phần của lớp sơn cũ có chất tạo màng, dung môi, bột màu, chất làm loãng, chất làm khô.

Nhóm 3 gồm: dầu mỡ, nhiên liệu, dung dịch làm mát và các sản phẩm do chúng tạo thành.

+) Các chất kết tủa (cặn) bám trên bề mặt của cacte, các đường dẫn dầu, thùng nhiên liệu...Thành phần chủ yếu của chúng gồm dầu mỡ (nhiên liệu) và nhựa (hắc ín) (40 ÷ 80%) trộn với các các phần tử rắn từ bột, khói, karben và karbit (10 ÷ 30%).

Chúng tan trong các nhiên liệu nhẹ và một số dung môi hữu cơ khác, nhưng thông thường để loại bỏ chúng cấn có tác động cơ học đặc biệt trong các bể lắng ly tâm và đường dẫn dầu của trục khuỷu.

+) Các màng sơn (bồ hóng) là lớp kết tủa mỏng cứng có màu từ màu cà phê đến mà xanh đen và chiều dày của nó khoảng và phần mười milimét và chúng được tạo thành trong khoảng nhiệt độ từ 80 ÷ 1500C có thảnh phần chủ yếu là atphan. Các kết tủa dạng màng sơn có trên thân (phía dưới) piston, xecmăng dầu và rãnh xecmăng dầu, mặt bên trong của piston, phần trên của biên, lò xo xupap, các cần đẩy...

Chúng tan trong xăng và một số dung môi hữu cơ.

+)Muội than là kết tủa than tự do rắn trên đỉnh piston, đầu xupap (nhất là các xupap xả), các điện cực của buzi, kim và vỏ của kim phun, ống xả...Nhiệt độ để tạo thành muội than là trên 1500C.

Muội than được tạo thành trên trên các màng sơn (bồ hóng) và chiều dầy có thể đạt đến vài milimet. Do khả năng dẫn nhiệt kém của muội than nên chúng làm cản trở quá trình tán nhiệt và làm động cơ bị nóng. Từ đó dẫn đến tăng quá trình mài mòn của các chi tiết, tăng nhiên liệu, dầu bôi trơn, giảm công suất...Các phần tử của muội than rơi và dầu bôi trơn giữa các bề mặt ma sát có tác hại như các hạt mài.

+)Cặn nước là dạng chất bẩn đặc trưng của một số chi tiết của hệ thống làm mát của động cơ: rađiatơ, nắp xi lanh và thân động cơ, ống xi lanh...Nó được tạo thành khi sử dụng nước tự nhiên (nước trong các ống dẫn, sông, ao) để làm mát nhiệt độ của nó đến 90 ÷ 1000C. Các loại nước trên luôn chứa các muối tan và nhiếu nhất là các muối cacbonat. Ở nhiệt độ cao với chất xúc tác là kim loại tạo thành các kết tủa rắn CaCO3 (cacbonat can xi) và MgCO3 (cacbonat magiê) theo các phương trình sau (hiđrocacbonat kim loại khi đun nóng bị phân huỷ thành cacbonat)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: