Các đặc điểm của nấm và một số loài nấm
Các đặc điểm của nấm (10-12-2008)
Các ý kiến khác nhau và vị trí rộng lớn của những thứ được gọi là nấm là rào cản đối với việc xác định đặc điểm của nấm là gì?
Theo Carl Line, nấm theo lý thuyết về thực vật là một thực vật đơn giản hoặc ở cấp bậc thấp hơn. So với thực vật, nấm có một số đặc điểm tương tự như không di động (một vài nhóm nấm có các tế bào sinh sản di động), có vách tế bào và sinh sản bằng các cấu trúc hạt (bào tử, hạt phấn). Tuy nhiên, nấm không có thân, lá và rễ như thực vật. Chúng là các eukaryote đơn bào, đa bào hay lưỡng tính không có các hạt plastid, dị dưỡng không có lục lạp, có cả hai phương thức sinh sản là vô tính và hữu tính. Về sự tích lũy cacbohydrat sơ cấp, nấm tích lũy glycogen thay vì tinh bột. Vách tế bào nấm chứa chitin, β-glucan và kết cấu tản (nếu đa bào) dạng sợi.
Về hình thức dị dưỡng, nấm không bao giờ có kiểu thực dưỡng. Phương thức chủ yếu để hấp thu dinh dưỡng của nấm giống như đồng vật với “dạ dày” bên ngoài cơ thể. Chúng phóng thích các enzym vào môi trường bên ngoài để tiêu hoá những phân tử lớn hay không thể hấp thu thành những phân tử nhỏ hơn và có thế hấp thu được. Một số nấm bẫy và tiêu hoá động vật nhỏ như tuyến trùng. Quá trình này có thể được gọi là sự bắt mồi ăn thịt. Cho nên, vì “dạ dày” nằm bên ngoài cơ thể, nấm phải nhận các chất dinh dưỡng bằng giải pháp thẩm thấu (ẩm bào)
Hầu như cơ thể nấm thực (Eumycota), hệ sợi, được cấu trúc bởi khuẩn ty hay sợi. Hầu hết trong số đó có vách tế bào và một số có các lổ xuyên qua vách tế bào giữa các tế bào dọc theo khuẩn ty, nơi giống với các kênh liên bào. Các lổ này được gọi là septa. Septa cho phép sự trao đổi tế bào chất của nguyên sinh chất giữa hai tế bào dọc theo khuẩn ty. Trong một số trường hợp, một số cơ quan, thậm chí bao gồm cả nhân có thể di chuyển qua septa. Các trường hợp còn lại không có septa được gọi là aseptate hay nonseptate.
Số loài nấm trong tự nhiên (24-11-2008)
Có bao nhiêu loài nấm đã được công nhận và bao nhiêu loài nấm trong tổng số? Đây là những câu hỏi bí ẩn với nhiều nhà nấm học trong một thời gian dài.
Theo Hawksworth thì tổng số loài nấm được công nhận là khoảng 64.000 cho đến năm 1983. Từ năm 1983 đến 1985, có gần 800 loài được công bố và ghi vào danh sách mỗi năm nhưng một số trong số này đã được mô tả lại một cách tình cờ và được công bố bởi các nhà nấm học. Theo thống kê của Hawksworth vào năm 1991 thì tỉ lệ giữa loài mới và loài đã biết trong tổng số 800 loài được đưa vào danh sách mỗi năm là 2,5:1. Do đó chỉ có khoảng 6800 loài nấm thật sự được thêm vào từ năm 1983 đến 1995. Điều đó có nghĩa là tổng số loài thực sự của nấm là xấp xỉ 71000 loài cho đến năm 1995.
Tuy nhiên, với khoảng 250000 tên của các loài nấm đã được đưa vào danh sách cho đến năm 1995 thì quả là một vấn đề lớn cho việc tái đánh giá của các nhà nấm học. Nhiều loài trong số chúng đã được công bố với số liệu không đầy đủ và/hoặc các mẫu vật bị hư hỏng trong quá trình lưu giữ đã tạo ra nhiều khó khăn cho việc xem xét lại. Ở mức độ cao hơn, tên và nội dung của nhiều giống, họ vẫn còn có thể thay đổi trong xu hướng của việc sử dụng các kỹ thuật phân tử và việc xem xét lại về các cơ quan sinh sản. Với cách thức như vậy, bộ Botales được mở rộng bao gồm cả họ Scleodermataceae, trước đây là bộ Sclerodermatales. Một số giống mới được tái sắp xếp từ một vài hoặc một loài như giống Bothia, họ Boletaceae, bộ Botales.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra dự đoán về tổng số loài nấm nhưng chỉ có nghiên cứu của Hawksworth năm 1991 là được công nhận. Dựa trên 3 bộ dữ liệu độc lập: tỉ lệ số loài nấm trong tất cả môi trường sống so với thực vật ở các đảo của nước Anh, số loài giới hạn với các kí chủ chuyên biệt, và một nghiên cứu quần xã sâu sắc, ông ấy đã ngoại suy ra tỉ lệ tương ứng khoảng 1:4 đến 1:5,7 giữa tổng số loài thực vật có mạch và tổng số loài nấm. Điều đó có nghĩa là có khoảng 1,5 triệu loài tồn tại trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Hawksworth đã bỏ qua mối tương quan giữa động vật và nấm và sự phân chia loài chuyên biệt theo khía cạnh phân tử; vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu bởi một số nhóm nghiên cứu về nấm như DFMO (Duke Forest Mycological Observatory).
Khoảng cách giữa các loài nấm đã được mô tả và loài nấm được ước tính là mênh mông. Phần lớn của khoảng cách này xuất phát từ các vùng nhiệt đới nơi mà các nghiên cứu nấm đã không được xem là một lĩnh vực quan trọng. Trong 16013 loài mới được ghi nhận trong danh mục nấm từ 1981 đến 1990, Ấn độ và Mỹ, là hai nước nằm ngoài khu vực nhiệt đới, đóng góp tỉ lệ tương ứng là 10% và 50% trong tổng số. Đây là một khu vực hấp dẫn và đầy tiềm năng cho các nhà nấm học của Việt Nam chúng ta, nơi giao thoa của hai dòng chảy đa dạng sinh học.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top