Câu 9: Các toán cơ của thanh quản, tác dụng và thần kinh chi phối
Câu 9: Các toán cơ của thanh quản, tác dụng và thần kinh chi phối
Bài làm
1. Nhóm cơ làm hẹp thanh môn
- Cơ nhẫn phễu bên
+ Từ cung sụn nhẫn chếch lên trên ra sau bám vào mỏm cơ sụn phễu
+ Kéo mỏm cơ sụn phễu xoay ra trước và xuống dưới, mỏm phát âm quay vào trong, làm hai dây thanh âm dưới khép lại làm hẹp khe thanh âm
- Cơ giáp phễu
+ Mặt trong mảnh sụn giáp đi ra sau lên trên bám vào mỏm cơ sụn phễu
+ Cơ co kéo mỏm thanh âm về phía trước, làm hai dây thanh âm dưới khép lại
- Các cơ phễu chéo và ngang
+ Nằm ở mặt sau sụn phễu, đi từ sụn phễu bên này sang sụn phễu bên kia
+ Khi co kéo hai sụn phễu lại gần nhau làm hai dây thanh âm dưới khép lại
- Cơ phễu nắp thanh hầu
+ Từ đỉnh sụn phễu đi lên ra trước bám vào bờ sụn nắp
+ Khi co làm hẹp lỗ vào thanh quản và tiền đình làm đóng nắp thanh quản khi nuốt
2. Nhóm cơ làm rộng thanh môn
- Cơ nhẫn phễu sau
+ Từ mặt sau sụn nhẫn đi chếch lên trên ra ngoài bám vào mỏm cơ sụn phễu
+ Khi cơ co kéo mỏm cơ sụn phễu xoay ra sau làm mỏm phát âm xoay ra ngoài 2 nếp thanh âm dưới mở ra, khe thanh môn rộng ra
- Cơ giáp nắp thanh hầu
+ Đi từ mặt trong sụn giáp, dây chằng nhẫn giáp tới bờ ngoài sụn nắp và nếp phễu nắp
+ T/d làm hạ sục nắp và làm rộng phần tiền đình
3. Nhóm cơ là căng và chùng dây thanh âm
- Cơ nhẫn giáp
+ Từ mặt ngoài sụn nhẫn bám vào bờ dưới sụn giáp
+ Kéo sụn giáp xoay ngửa ra trước, làm khoảng cách giữa sụn giáp và phễu tăng lên, hai dây thanh âm căng ra
- Cơ thanh âm
+ Đi từ góc sụn giáp đến phía trước mỏm thanh âm và mặt trước ngoài sụn phễu
+ Làm hẹp và chùng dây thanh âm
4. Thần kinh vận động
- Do hai dây thanh quản trên và dưới tách ra từ dây X
- Dây thanh quản trên cảm giác cho thanh quản ở phía trên nếp thanh âm và vận động cơ nhẫn giáp
- Dây thanh quản dưới ( dây quặt ngược ) vận động cho hầu hét các cơ của thanh quản và cảm giác từ nếp thanh âm trở xuống
- Thần kinh giao cảm của thanh quản tách từ hạch giao cảm cổ giữa và cổ bên
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top