Câu 19: Hình thể ngoài và giới hạn của tuỷ sống , các dây thần kinh sống

Câu 16: Hình thể ngoài và giới hạn của tuỷ sống , các dây thần kinh sống

                                                      Bài Làm

I. Tuỷ sống 

1. Vị trí

- Nằm trong ống sống từ đốt CI đến LII , LIII , xung quanh tuỷ sống có màng tuỷ, tổ chức mỡ và các búi tĩnh mạch bao bọc

2. Hình thể ngoài

- Tuỷ sống dẹt, màu trắng xám, dài 45cm, có hai chỗ phình

 + Phình cổ: Tương ứng với đám rối TK cổ và đám rối TK cánh tay

 + Phình thắt lưng: Tương ứng với đám rối TK thắt lưng

- Tuỷ sống có hai đường cong: cong cổ và cong lưng ~ cột sống  

- Tuỷ sống có hai rãnh giữa

 + Rãnh giữa trước: sâu, rộng

 + Rãnh giữa sau: chỉ là một khe hẹp

- Dọc theo mặt bên tuỷ sống ở hai bên rãnh giữa trước và sau có các rễ trước và sau của các dây thần kinh sống thoát ra , nơi thoát ra là rãnh bên trước và bên sau của tuỷ sống

- Hai rãnh giữa và các rễ phân chia mỗi nửa bên tuỷ sống thành 3 cột

 + Cột trước : Ở giữa rãnh trước và rễ trước

 + Cột sau : Ở giữa rãnh sau và rễ sau

 + Cột bên : Ở giiữa rễ sau và rễ trước , ở mặt bên của tuỷ

- Đầu dưới tủy sống nhọn gọi là nón cùng , ở đầu nón có dây cùng đi từ nón cùng đến xương cụt

II. Các dây thần kinh sống

- Có 31 đôi dây TK sống , gồm   + 8   đôi dây TK sống cổ

                                                    + 12 đôi dây TK sống ngực

                                                    + 5   đôi dây TK sống thắt lưng

                                                    + 5   đôi dây TK sống cùng

                                                    + 1   đôi dây TK sống cụt

- Mỗi dây có 2 rễ

 + Rễ trước: rễ vận động

 + Rễ sau : rễ cảm giác,có hạch gai

- Hai rễ chập lại thành dây TK sống , chui qua lỗ gian đốt sống ra ngoài

- Dây TK sống chia làm hai ngành

 + Ngành sau: đi ra sau vận động các cơ rãnh sống và cảm giác vùng da gần cột sống

 + Ngành trước: Họp thành các thân của đám rối như đám rối cổ, cánh tay, thắt lưng , cùng và cụt

- Ở vùng lưng vùng trước gọi là các dây TK gian sườn

- Mỗi đoạn tuỷ có một đôi dây TK sống : phải và trái, chi phối một vùng cơ thể về cảm giác và vận động

- Ở những đoạn tuỷ cổ trên rễ các dây TK sống đi ngang vì lỗ ghép ~ chỗ phát sinh rễ  nhưng càng xuống dưới thì các dây TK sống càng đi chếch do dây chui qua lỗ ghép cách xa nơi phát sinh các rễ , đo đó ở trong ống sống các rễ càng xuống thấp càng dài 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: