CÁC CHỈ SỐ VẬT LÝ VÀ KINH TẾ

a. Chỉ số vật lý: dùng để đánh giá tỷ lệ dự trữ trên tiêu dùng

- Nhìn bề ngoài chỉ số này thỏa mãn cả 3 tiêu chí có thể nhìn thây trước, nó cho phép những so sánh có thể thực hiện được, và nó sẵn sàng để tính toán. Tuy nhiên, điều này có thể bị đánh lừa. Trong khi các tỷ số dự trữ/ sử dụng là có thể nhìn thấy trước, tầm nhìn về tương lai của chúng là hạn hẹp vì một số lý do. Nguồn gốc của chúng không cung cấp một sự gia tăng về trữ lượng.

Kết quả là khi so sánh giữa dự báo quá khứ sử dụng các chỉ số này với kinh nghiệm thực tế, những dự báo này đã không thống nhất và bi quan.

- Các tỷ số dự trữ/sử dụng chỉ thỏa mãn tiêu chí nhìn thấy trước ở 1 số khía cạnh hạn chế

- Các tỷ số dự trữ/sử dụng cho phép những so sánh có thể thực hiện, nhưng các kết quả xếp hạng không cung cấp các hướng dẫn về tính nghiêm trọng của vấn đề.

- Các tỷ số này không chỉ tạo ra các ước lượng thời gian đến lúc cạn kiệt không chính xác mà còn không cung cấp được các ước lượng là vấn đề cạn kiệt nghiêm trọng như thế nào

- Các tỷ số dự trữ/sử dụng là ít hiệu lức để thực hiện những phân biệt quan trọng này. Vì thế tính so sánh đạt được là ít hữu ích trong việc thiết lập các ưu tiên quản lý tài nguyên.

- Các tỷ số dự trữ/sử dụng không có khả năng để rút ra các kết luận về tính khan hiếm của các tài nguyên tái sinh. Chúng chỉ tập trung vào các dự trữ tài nguyên cố định, một khái niệm có giá trị hạn chế đối với các tài nguyên cạn kiệt và không có ý nghĩa khi đề cập đến các tài nguyên tái sinh,,

Ưu điểm nổi bật của các tỷ số dự trữ/sử dụng là nó cho phép tính toán dễ dàng từ các dữ liệu được công bố.

Thực tế rằng các chỉ số vật lý chuẩn không phải là lý tưởng là quan trọng, nhưng không hoàn toàn thiếu tin tưởng vào việc sử dụng chúng trừ khí chúng ta có thể chỉ ra được sự tồn tại những chỉ số khác tốt hơn.

b. Chỉ số kinh tế:

1. Giá cả tài nguyên:

- Giá cả tài nguyên hiệu quả thỏa mãn cả 2 tiêu chí là có thể nhìn thấy trước và có thể so sánh được.

- Giá cả hiện tại là có thể nhìn thấy trước. Nó bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như sự gia tăng nhu cầu, các khả năng gia tăng dự trữ và thay thế, và sự thay đổi trong chi phí khai thác.

- Giá cả tương đối cũng bị ảnh hưởng bởi sự co dãn giá của cầu-sự gia tăng khó khăn nếu không có tài nguyên, giá cả cao hơn.

-Vì thế các mức giá và các thay đổi của giá cả tương đối cho phép chúng ta tiên hành những so sánh trực tiếp của tài nguyên tái tạo và cạn kiệt mà phản ánh tính nghiêm trọng của vấn đề.

- Vấn đề nảy sinh đối với việc sử dụng các xu hướng giá cả tài nguyên hiệu quả nhất là một chỉ số duy nhất đó là trong một số thị trường nhất định chúng không thể trực tiếp quan sát và tính toán được.

- Điều này xảy ra bất kỳ khi nào chỉ số sẵn có, giá cả thị trường là không trùng với giá cả hiệu quả

- Đối với những tài nguyên được mua bán trên các thị trường hiệu quả hoặc gần hiệu quả, giá cả tài nguyên được xem nhue là một chỉ số ưu việc hơn.

- Khi thị trường không hiệu quả, ưu thế của chỉ số này là không rõ ràng

- Các chỉ số khác trở nên hữu ích hơn trong việc  bổ sung hoặc thay thế giá cả tài nguyên.

2. Tô khan hiếm:

- Tô khan hiếm hiệu quả là có thể nhìn thấy trước, nếu tương lai không phải là vấn đề, thì có thể không có tô khan hiếm

- Sử dụng tô khan hiếm nên tiên đoán những gia tăng tương lai về nhu cầu cũng như những thay đổi trong chi phí khai thác khi tài nguyên được sử dụng hết.

- Tô khan hiếm là một chỉ số cho cả khan hiếm tài nguyên tái sinh lẫn cạn kiệt.

- Với một số loại tài nguyên nhât định, tô khan hiếm có thể ưu việc hơn giá cả sản phẩm được khai thác, giá cả  sẵn có nhất.

- Với các tài nguyên khác, tô khan hiếm có thể đại diện cho một đo lường ít đầy đủ hơn.

- Tô khan hiếm của các tài nguyên tiếp cận mở là bằng không ở tât các giai đoạn.

- Ngay với các thị trường hiệu quả, quan hệ giữa tô khan hiếm và mức độ cạn kiệt tài nguyên không phải luôn được xác định rõ ràng.

- Với các tài nguyên cạn kiệt có chi phí khai thác biên không đổi, chúng ta kỳ vọng tô khan hiếm tăng cùng với sự cạn kiệt

- Khi chi phí khai thác gia tăng cùng với khối lượng khai thác, tô khan hiếm phải giảm cùng với sự khan hiếm gia tăng.

Vì có sự khác biệt trong việc giải thích đúng nên có thể rủi ro khi kết luận dựa trên một chỉ số này.

3. chi phí phát hiện biên:

- Tô khan hiếm không phải luôn luôn có thể trực tiếp quan sát được cho dù trong những hoàn cảnh mà nó chứng tỏ là một chỉ số thành công.

- Chúng ta lưu ý rằng, chi phí phát hiện biên mà có thể quan sát được phải bằng với tô khan hiếm biên.

- Vì thế chi phí phát hiện biên có thể dùng thay thế cho tô khan hiếm biên khi thông tin về chi phí khai thác là sẵn có và thiếu thông tin về tô khan hiếm biên.

- Không may là rất ít thông tin công về chi phí khai thác biên là sẵn có.

4. Chi phí khai thác biên:

- Với công nghệ khai thác xác định, khi chất lượng quặng thấp hơn được khai thác, chúng ta thường mong đợi chi phí khai thác biên tăng.

- Sự gia tăng chi phí khai thác biên được xem như là một dấu hiệu của mức độ hi sinh cần thiết để tạo ra mỗi đơn vị tài nguyên.

- Tính hữu ích của chỉ số khan hiếm này  khồng bị suy yếu khi tài nguyên là những tài sản chung, tiếp cận tự do. Vì thế nó có thể xem là chỉ số tốt nhất nên được sử dụng cho các tài nguyên thuộc sỡ hữu chung, tiếp cận tự do (cá và cá voi)

- Tuy nhiên chỉ số này còn nhiều thiếu sót, khi không thỏa mãn tiêu chí nhìn thấy trước.

Vì được dựa trên chi phí khai thác hiện tại, nó không cung cấp bât kỳ dấu hiệu nào về những vấn đề tương lai, như sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu hay sự gia tăng về chi phí khai thác trong tương lai.

Người đứng đầu doanh nghiệp và chính phủ mong muốn tiên đoán sự khan hiếm hơn là chi phí phản ứng khi nó đã xảy ra, không được hỗ trợ gì nhiều từ chỉ số này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: