Các biện pháp bảo đảm an toàn trong kinh doanh Ngân hàng

Các biện pháp bảo đảm an toàn trong kinh doanh Ngân hàng

1. Biện pháp quản lý Nhà nước

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng; kiểm soát đặc biệt.

- Kiểm tra, thanh tra;

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng (Nghị định 20/ 2000/NĐ-CP ngày 15.6.2000 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng)

2. Những hạn chế để đảm bảo an toàn trong họat động kinh doanh Ngân hàng

Pháp luật của các n­ước th­ường có các quy định hạn chế sau:

- Cấm các tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng có các mối quan hệ có thể dẫn tới việc lợi dụng vay vốn để hư­ởng lợi bất chính hoặc có các quan hệ có thể tạo điều kiện cho việc vi phạm pháp luật. Điều 77 Luật các tổ chức tín dụng:thanh viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đóc, Ban kiểm soát, quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, người thẩm định xét duyệt cho vay...

- Cấm tổ chức tín dụng cho vay đối với một khách hàng vư­ợt quá mức cho phép.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam giới hạn cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, Trung Quốc là 10%, Pháp là 40%.

- Hạn chế cho vay đối với một số đối tượng quy định tại điều 78 chỉ được vay tối đa không quá 5 % vốn tự có. Và duy trì các tỷ lệ an tòan:

+ Dự trử bnắt buộc từ o% đến 20% tổng vốn huy động.

+ Tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả bằng tài sản "có" có thể thanh tóan ngay/tài sản "nợ" phải trả ngay tại một thời điểm nhất định. (Tỷ lệ này theo quy định tại Điều 81 là bằng 1.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đ­ược xác định bằng tỷ lệ vốn tự có so với tài sản "Có" kể cả các cam kết ngoại bảng đ­ược điều chỉnh theo mức độ rủi ro;

+ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đ­ược sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

+ Tỷ lệ tối đa d­ư nợ cho vay so với số dư­ tiền gửi.

3. Biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản

Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 quy định giao dịch bảo đảm tiền vay.

Thông tư 06/2000/TTNHNN ngày 04/04/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định 178.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Thế chấp, Cầm cố, Bảo lãnh bằng tài sản, Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay không bằng tài sản:

Tổ chức tín dụng khách hàng để cho vay không bằng tài sản bảo đảm. Cho vay không có tài sản bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Cho vay bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng.

- Biện pháp bảo hiểm tiền gửi: Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999.

Câu hỏi:

1. Phân biệt loại hình kinh doanh ngân hàng với các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường?

2. Tại sao lại đặt các Tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt?

3. Theo luật định, các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có được thực hiện hoạt động ngân hàng không? Tại sao?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mrnguyen