[ZHIHU] Họ làm thế nào để t.h.a.o t.ú.n.g thành công người yêu của mình? Thao tá
Họ làm thế nào để thao túng thành công người yêu của mình? Thao tác "gaslighting" là gì? - Phần 1
--------------
Tác giả: KnowYourSelf
--------------
Người dịch: LinG
--------------
Trong một tiết học tự chọn năm nhất tôi có được xem qua một bộ phim đen trắng cũ tên là "Gaslight". Nữ chính trong phim vốn là một người xinh đẹp, tự tin, cũng có suy nghĩ độc lập. Dưới sự thao túng tâm lý tỉ mỉ của người chồng, cô ấy bắt đầu trở nên hoài nghi thực tế, mất niềm tin vào bản thân, cuối cùng gần như hoàn toàn bị đối phương khống chế tâm lý.
Trong đó có một phân cảnh rất cổ điển, là nam chính cố ý điều chỉnh chiếc đèn gas trong nhà lúc mờ lúc rõ. Khi nữ chính biểu thị sự nghi hoặc về ánh sáng của đèn gas, nam chính kiên quyết phủ nhận, kiên trì nói với cô ấy là do cô ấy bị hoang tưởng, do cô ấy quá mức đa nghi. Cuối cùng, nữ chính bắt đầu nghi ngờ những thứ mà mình thấy liệu có phải thật hay không.
Sau này trong những nghiên cứu về tâm lý học, mối quan hệ kiểu dùng việc "bóp méo thực tế trong mắt nạn nhân" để khống chế cảm xúc của đối phương được gọi là "gaslighting". Kiểu thao túng này nghe có vẻ giật gân, tưởng chừng chỉ xảy ra trong phim và tiểu thuyết, nhưng thực sự nó rất phổ biến trong các mối quan hệ và có tác dụng cực kỳ lớn.
Ở xung quanh tôi, không chỉ có một vài người từng gặp phải sự khống chế như vậy. Bài viết hôm nay cũng sẽ được xen kẽ với câu chuyện của người bạn tôi - A. Trong những mẩu chuyện đời thực ấy, bạn có thể thấy rằng việc thao túng tâm lý không còn xa lạ với bạn.
1. "Gaslighting" là thao tác như thế nào?
Gaslighting là một hình thức thao túng cảm xúc, hiệu quả của nó không phải một sớm một chiều thấy được mà phải "mưa dầm thấm lâu". Trong quá trình thao túng này, những kẻ thao túng sẽ cố tình bóp méo sự thật, bỏ qua có chọn lọc hoặc trực tiếp truyền đạt thông tin sai lệch cho đối phương.
Mục đích của họ khi làm như vậy là khiến người bị thao túng nghi ngờ trí nhớ, trạng thái nhận thức và tinh thần, thậm chí là toàn bộ giá trị của bản thân. Dần dần, nhận thức của người bị thao túng về thực tại bị xáo trộn và họ mất lòng tin vào phán đoán của chính mình, cuối cùng bắt buộc phải tin vào kẻ thao túng, từ đó để họ thao túng về mặt cảm xúc và hành vi.
Loại thao túng cảm xúc này vô cùng phổ biến trong các loại mối quan hệ thân thiết.Lấy mối quan hệ cha mẹ - con cái làm ví dụ, một số phụ huynh đã quen với việc phủ định nhận thức, cảm xúc và phán đoán thường ngày của con cái , khiến con cái cảm thấy bản thân không có năng lực phán đoán tốt xấu, từ đó nghe theo sắp xếp của phụ huynh.
Loại thao túng này càng điển hình và rõ ràng hơn trong mối quan hệ tình cảm. Trong tình huống nào kẻ thao túng sẽ thao túng người bạn đời của họ? Dưới đây là 3 nguyên nhân thường gặp nhất của những kẻ thao túng:
a. Che dấu: Họ muốn che giấu một số chuyện họ làm
Rất nhiều lúc kẻ thao túng cố gắng bóp méo sự thật trong mắt đối phương, để người kia không còn tin tưởng vào những phán đoán và nhận thức của họ, nhằm che đậy một số sự thật bất lợi. Những sự thật này có thể đem đến một số kết quả tiêu cực cho họ, ví dụ như họ ngoại tình, nhưng họ không thừa nhận sai lầm, đưa chúng ta vào thế yếu, không có lí lẽ. Họ cũng không muốn kết thúc mối quan hệ này.
Những thứ họ muốn che dấu đôi khi rất nhỏ, nhưng lại khiến họ cảm thấy xấu hổ hoặc e ngại. Bởi vì kẻ thao túng thường tự ái và dễ bị tổn thương, họ có thể rất nhạy cảm với những việc có thể "phá hủy hình tượng" của họ.
Trong tình huống này, nguyên nhân của sự thao túng thường đến từ những việc khiến bạn cảm thấy nghi ngờ. Các tình huống phổ biến có thể bao gồm bạn thấy một tin nhắn từ người lạ khác giới trên điện thoại của họ, hoặc bạn phát hiện lịch sử giao dịch trên thẻ tín dụng chung có điểm bất thường... Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy không có việc gì to tát, chỉ đơn thuần muốn nói chuyện này cho đối phương, hoặc bạn chỉ vô ý nhắc đến, họ sẽ lập tức tiến vào trạng thái muốn thao túng bạn.
b. Thay đổi: kẻ thao túng muốn thay đổi phương diện nào đó của bạn
Trong lòng những kẻ thao túng đa số đều có một hình tượng bạn đời lý tưởng - họ có một loạt các yêu cầu cụ thể đối với đối tượng của họ. Họ thao túng tâm lý của đối phương vì muốn thay đổi bạn đời của mình sao cho giống "đối tượng trong mơ" hết sức có thể, dù cho điều đó có đi ngược với mong muốn của đối phương.
Họ sẽ thông qua việc hạ thấp, bắt cóc đạo đức và tình cảm của đối phương để lòng tự tôn của đối phương bị đả kích, tin tưởng mình "chưa đủ tốt", hoặc tin tưởng rằng "nếu yêu một người thì phải vì người đó mà thay đổi, nếu không sẽ là lỗi của bản thân, do mình không đủ yêu người ấy."
c. Khống chế: kẻ thao túng muốn thống trị tuyệt đối và kiểm soát hoàn toàn bạn
Những kẻ tự luyến và thao túng không chỉ muốn trở thành người nắm quyền trong mối quan hệ, mà họ còn muốn là người duy nhất có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của bạn. Để đạt được mục đích này, họ không ngừng tẩy não bạn đời của mình, bóp méo rằng những người xung quanh bạn chỉ toàn người xấu xa, cho đến khi bạn dần dần chủ động rời xa những người thân xung quanh, cuối cùng bên cạnh chỉ còn mỗi kẻ thao túng, cũng chỉ có thể tin tưởng vào họ.
Không chỉ như vậy, họ còn vì khống chế đối phương mà khiến đối phương tin tưởng rằng "chỉ có họ mới yêu người như mình", "chỉ có họ mới yêu mình thật lòng" hoặc "rời xa họ mình sẽ không thể tồn tại được" ... Kẻ khống chế sẽ rất tận hưởng cảm giác có quyền kiểm soát tuyệt đối và là duy nhất với đối phương.
Dưới đây là 6 dấu hiệu mà kẻ thao túng thường biểu hiện trong một mối quan hệ:
- Họ cố gắng làm bạn tin rằng bạn sai, mà họ mới là chân lí.
- Họ kiên trì thuyết phục, từng bước khiến bạn nghi ngờ những gì tận mắt nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ và cảm nhận.
- Khi bạn không chấp nhận phiên bản "sự thật" của họ, họ sẽ có phản ứng không tốt, ví dụ như không để ý đến bạn hoặc tức giận với bạn.
- Họ sẽ có sự kiên trì và bền bỉ một cách bất thường, có lúc bạn muốn dừng cuộc tranh cãi về vấn đề gì đó lại, họ vẫn sẽ tiếp tục muốn tranh luận cho đến khi bạn nhận sai.
- Họ quen với việc bóp méo sự thật, cũng sẽ dùng những luận điểm phức tạp để chứng minh quan điểm của mình, để đến cuối cùng bạn cảm thấy bối rối trước lập luận của họ.
- Họ sẽ nói với bạn rằng những người khác đều đang bắt nạt bạn, chỉ có họ vui lòng nói với bạn sự thật.
Phần 2: Thao tác tiến hành gaslighting và cách thoát khỏi nó.
[ZHIHU] Họ làm thế nào để t.h.a.o t.ú.n.g thành công người yêu của mình? Thao tác "g.a.s.l.i.g.h.t.i.n.g" là gì? - Phần 2
--------------
Tác giả: KnowYourSelf
--------------
Người dịch: LinG
--------------
2. Loại t.h.a.o t.ú.n.g tâm lý này rốt cục được tiến hành như thế nào?
Cụ thể các bước tiến hành "g.a.s.l.i.g.h.t.i.n.g" thường thông qua 8 giai đoạn khác nhau, mà người bị t.h.a.o t.ú.n.g trải qua các giai đoạn dần dần trở nên "nghi ngờ bản thân":
Bước 1: Nói dối, cường điệu và phủ nhận
Nói dối, cường điệu và phủ nhận là những thao tác mà kẻ t.h.a.o t.ú.n.g quen dung, ba chiến lược đan xen xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình. Trong mối quan hệ của bạn A - người bị t.h.a.o t.ú.n.g, một trong những quan điểm bạn trai cô ấy luôn đưa ra là: "Em quá đơn thuần, quá ngây thơ, thế nên không hiểu thế giới này nguy hiểm đến mức nào, con người có thể độc ác ra sao."
Giống như những kẻ t.h.a.o t.ú.n.g khác, bạn trai cũ của A có d.ụ.c vọng k.h.ố.n.g c.h.ế rất cao. Vì muốn k.h.ố.n.g c.h.ế cô ấy không qua lại với bạn khác giới, anh ta nói: "Em đơn thuần quá, không hiểu rằng bạn bè khác giới đều muốn phát sinh q.u.a.n h.ệ với em thôi." Vì để chia rẽ A và bạn bè thân thiết cùng giới, anh ta thường xuyên tẩy não A rằng tình bạn giữa con gái toàn là giả tạo, đối phương chỉ đang muốn lợi dụng A.
Có thể thấy rằng, bạn trai cũ của A vì muốn k.h.ố.n.g c.h.ế cô ấy mà nói rất nhiều điều không phù hợp với thực tế. Anh ta cường điệu sự nguy hiểm của xã hội, phủ định mối quan hệ bạn bè hợp lí giữa nam và nữ, cũng phủ nhận khả năng phán đoán và suy nghĩ độc lập của A.
Bước 2: Cách ly
Cũng như đã nói ở đoạn trước, mục đích lớn nhất của kẻ t.h.a.o t.ú.n.g là khiến họ trở thành duy nhất trong cuộc sống của bạn đời. Vì để thực hiện được điều này, cách ly đối phương khỏi bạn bè và người thân là một bước không thể thiếu.
Trong miêu tả của A, bạn trai cũ mỗi ngày đều kiểm tra điện thoại của cô ấy, yêu cầu cô ấy xóa một số "đối tượng khác giới khả nghi". Theo lời trần thuật của anh ta, nếu đã là bạn bè bình thường, anh ta là bạn trai đương nhiên quan trọng hơn, vì người quan trọng như anh ta mà xóa đi một số người không quan trọng khác thì có sao đâu? Anh ta cũng bày tỏ mình không cấm cản cô ấy ra ngoài gặp gỡ bạn bè, nhưng chỉ cần cô ấy đi đâu, gặp ai, anh ta đều đi chung.
Thế nên dần dần A vì muốn tránh phát sinh những xung đột khi bạn trai kiểm tra điện thoại của mình, đã nói với bạn bè rằng không có chuyện gì đừng liên hệ với cô ấy, nếu có chuyện cô ấy sẽ chủ động liên lạc. Đồng thời cũng vì không muốn làm bạn trai thất vọng mà càng ngày càng ít tụ tập bạn bè. Bất tri bất giác, bạn bè dần dần bước ra khỏi cuộc sống của cô ấy, mà cô ấy càng ngày càng cách xa vòng tròn xã hội cũ, bạn trai cũng trở thành phần quan trọng nhất trong cuộc sống cô ấy, cũng là nguồn thông tin quan trọng nhất.
Không chỉ như vậy, như đã đề cập trước đó, bạn trai cũ của cô ấy sẽ chia rẽ mối quan hệ giữa cô ấy và bạn bè một cách khéo léo. Những kẻ t.h.a.o t.ú.n.g nhạy cảm hơn nhiều so với người thường, họ sẽ quan sát xem ai là người đe dọa đến mình nhất xung quanh bạn đời của họ, cũng sẽ tìm được thời cơ chuẩn xác để li gián hai người.
Ví dụ, lúc đó bạn trai của A cực kì không thích một cô bạn gái của A vì cô ấy thông minh, tam quan chính trực. Thế nên mỗi lần phát hiện ra A và người bạn ấy có điểm nào mâu thuẫn, anh ta sẽ nhân cơ hội đó mà phân tích tiêu cực hành động và thái độ của người bạn kia, đồng thời nhấn mạnh quan điểm "tình cảm giữa con gái là giả tạo."
Bước 3: Lặp lại từng bước
Cũng giống như một trận chiến tâm lý học thực thụ, kẻ t.h.a.o t.ú.n.g sẽ tiếp tục những lời nói dối, bóp méo sự thật để duy trì sự công kích và thuyết phục đối phương rằng đó là sự thật.
A nói với tôi, bạn trai cũ vì muốn cô ấy tin tưởng mỗi một sự việc đều có kế hoạch, tính toán kĩ càng, từng bước thuyết phục và k.h.ố.n.g c.h.ế. Lặp lại là một cách ám thị tâm lí cực kì hiệu quả. Hiệu ứng Goebbels đã chứng minh rằng, "lời nói dối lặp lại 100 lần cũng có thể trở thành chân lí".
Song song đó, sự cô lập ở bước trước cũng khiến người bị t.h.a.o t.ú.n.g mất đi phần lớn cơ hội được người ngoài cuộc nhắc nhở cảnh giác. Bạn bè đều đã dè dặt lời ăn tiếng nói. Vì vậy, người bị t.h.a.o t.ú.n.g bắt đầu tin vào lời nói của đối phương trong sự lặp đi lặp lại liên tục này, và mất lòng tin vào phán đoán của bản thân.
Bước 4: Khi lời nói dối bị hoài nghi, bọn họ sẽ tăng cường công kích.
Khi người bị t.h.a.o t.ú.n.g chất vấn lời nói dối của họ, họ sẽ gia tăng mức độ. Ví dụ kiên quyết bác bỏ những chứng cứ rõ ràng, quay ngược lại chỉ trích nạn nhân, hoặc đưa ra những khẳng định sai trái ...
A có ẩn tượng sâu sắc về một lần tình cờ thấy đối phương gửi tin nhắn mập mờ với người yêu cũ, phản ứng của anh ta lại là buộc tội cho A một cách chính đáng, nói rằng vì lúc đó A cãi nhau với anh ta, không nghe lời anh ta, nếu không phải lúc đó bị A làm tổn thương, anh ta sẽ không bao giờ trả lời tin nhắn của bạn gái cũ.
Trước những lời buộc tội danh chính ngôn thuận của đối phương, A - người lúc đó không còn tin tưởng vào phán đoán và nhận thức của mình, cũng bắt đầu nghi ngờ: Có thực sự là lỗi của mình không?
Bước 5: Làm kiệt quệ đối tượng bị k.h.ố.n.g c.h.ế
Sau một thời gian dài bị tấn công liên tục, người bị k.h.ố.n.g c.h.ế sẽ rơi vào trạng thái suy nhược kiệt quệ. Họ sẽ cảm thấy thất vọng, chán nản, sợ hãi và thiếu tự tin sâu sắc. Họ đặt câu hỏi về cảm nhận, nhận thức của bản thân, dù cho họ không cảm thấy hạnh phúc, nhưng cũng sẽ từ bỏ phản kháng. Người bị t.h.a.o t.ú.n.g dần dần cảm thấy "Có lẽ họ thực sự yêu mình, có lẽ mình đang đòi hỏi quá nhiều, cứ như vậy cho qua đi."
Bước 6: Thiết lập một mối quan hệ ỷ lại cộng sinh
Lúc này người bị t.h.a.o t.ú.n.g có thể đã biến thành một người khác, họ đối mặt với cuộc sống bằng thái độ tiêu cực và hèn nhát, vì vậy họ cũng sẽ nhận được những phản hồi tiêu cực. Trong vòng luẩn quẩn của những lời "tiên tri" ác ý ứng nghiệm, họ "kiểm chứng" lại lời nói của kẻ t.h.a.o t.ú.n.g, và càng ngày càng tin rằng đó là một sự thật chính xác. Cuối cùng, người bị t.h.a.o t.ú.n.g chỉ có thể dựa vào và tin tưởng kẻ k.h.ố.n.g c.h.ế, từ đó hình thành lên một bệnh trạng "quan hệ cộng sinh".
"Lúc đó từ tận đáy lòng tôi cảm thấy mình quá đơn thuần. Tin tưởng mọi lời anh ta nói, sự thông minh của tôi chỉ thể hiện trong lúc học hành thôi, tôi chỉ là một đứa mọt sách. Tôi nhận định rằng bản thân không thể tồn tại độc lập trong xã hội này, kiên định ở bên cạnh anh ta, dựa dẫm vào anh ta là cách duy nhất để tôi có thể sống tốt."
Bước 7: Thỉnh thoảng đưa ra hi vọng hão huyền
Là một phần của sự t.h.a.o t.ú.n.g, đôi khi kẻ t.h.a.o t.ú.n.g sẽ đưa ra một chút sự tử tế và dịu dàng cho đối phương. Trong những trường hợp này, người bị k.h.ố.n.g c.h.ế không thể không nghĩ "Người ấy cũng không tệ đến vậy", "Mọi chuyện rồi sẽ tốt hơn thôi."
Nhưng thực tế, "phần thưởng" gián tiếp này chỉ là để lần thoa túng sau được tiến hành thuận lợi hơn. Đồng thời, kĩ thuật này cũng sẽ củng cố mối quan hệ cộng sinh giữa hai người.
Bước 8: Thống trị và kiểm soát
Trong tình huống cực đoan, kẻ t.h.a.o t.ú.n.g sẽ trực tiếp thực hiện một số hành vi bạo lực trên cơ sở ép buộc người bị t.h.a.o t.ú.n.g phải hành động theo ý muốn của họ. Chúng khiến người bị t.h.a.o t.ú.n.g luôn trong trạng thái bất an, sợ hãi và e ngại, giai đoạn này đặc biệt phổ biến trong bạo lực gia đình.
Theo lời A nói, bạn trai cũ đã trực tiếp đe dọa cô ấy: "Nếu chia tay với tôi, tôi sẽ dùng quyền lực của mình để làm tổn thương cô." Ngoài ra, cô còn bị anh ta "tống tiền đạo đức", bởi vì bạn trai cũ của cô nói rằng, nếu như hai người bọn họ chia tay là đã phụ lòng một mảnh chân tình của anh ta, là "không ngờ cô lại là người như vậy."
Loại cảm giác sợ hãi và bất an này cũng khiến cô ấ không có dung khí làm trái lời mà rời xa anh ta trong một khoảng thời gian dài.
3. Làm sao để trốn thoát khỏi "g.a.s.l.i.g.h.t.i.n.g"?
a. Hiểu rõ rằng sự t.h.a.o t.ú.n.g có thể bị phá vỡ
Đa số những người bị t.h.a.o t.ú.n.g, nhất là những người bị t.h.a.o t.ú.n.g trong thời gian dài thường quen với sự bất lực. Họ nội tâm hóa sự đổ lỗi và phủ nhận mà kẻ t.h.a.o t.ú.n.g áp đặt lên, và họ không tin mình có thể thay đổi. Trên thực tế, họ có thể tạo ra sự khác biệt, miễn là nhận ra đối phương đang t.h.a.o t.ú.n.g. Hành vi t.h.a.o t.ú.n.g có thể bị phá vỡ, bởi vì nhận ra bản thân đang bị kiểm soát thực sự là bước khó nhất.
Những kẻ t.h.a.o t.ú.n.g tiếp tục t.h.a.o t.ú.n.g bởi vì phản ứng của bạn phù hợp với họ, họ phát hiện sự t.h.a.o t.ú.n.g của mình là có tác dụng, và có thể đạt được mục đích. Nếu như bạn không cho họ phần thưởng này, không để họ đạt được mục đích, không làm theo nguyện vọng của họ sẽ phá vỡ được hoang tưởng của đối phương. Bài viết này đã nói cho bạn đối phương dùng chiến lược gì để khiến bạn nghi ngờ bản thân, và họ mong đợi bạn phản ứng thế nào khi bị t.h.a.o t.ú.n.g. Điều bạn cần làm là hành động ngược lại.
b. Tái trao quyền cho bản thân bắt đầu từ những việc nhỏ
"Không có khả năng tự đưa ra quyết định" là một biểu hiện rõ ràng nhất của việc bị t.h.a.o t.ú.n.g. Bởi vì họ không tin tưởng bản thân, chỉ có thể hoàn toàn dựa dẫm vào đối phương. Vì vậy, khi nhận thức được hoàn cảnh của mình, bạn cần phải tự trao quyền đưa ra quyết định cho chính mình.
Ngay cả khi bạn không thể thoát khỏi tâm lý "tôi không thể" trong lúc này, hãy cố gắng đưa ra quyết định và lựa chọn cho những việc nhỏ nhất - từ ăn gì vào buổi trưa, mặc gì để đi chơi, hiên hệ với ai,... cho đến khi đối phương nói "không" với các quyết định của bạn. Trong khi đó, bạn cũng cần tự thưởng cho mình khi đưa ra và thực hiện thành công các quyết định.
Trong quá trình này, hãy ngưng suy nghĩ về những lời phán xét "đúng" hay "sai", "tốt" hay "xấu" của đối phương, và tin tưởng vào trực giác của chính bạn, nó đôi khi có thể trở thành lực lượng bảo vệ bạn. Mỗi khi bạn đưa ra quyết định và không có hậu quả xấu nào xảy ra, hoặc thậm chí là kết quả tốt, bạn có thể từ từ xây dựng sự tự tin vào bản thân.
c. Tìm lại hệ thống xã hội ủng hộ bạn
Nếu không có bước "cách ly" diễn ra, việc t.h.a.o t.ú.n.g gần như không thể tiếp tục. Điều này Điều này cũng có nghĩa là sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và tất cả những người yêu thương và quan tâm đến bạn là yếu tố bảo vệ quan trọng nhất giúp bạn rời bỏ một mối quan hệ t.h.a.o t.ú.n.g.
Vì vậy, cho dù bạn đã suýt mất liên lạc với những người từng yêu thương mình, hay thậm chí đặt họ vào tình huống khó xử vì kẻ t.h.a.o t.ú.n.g, hãy kết nối lại với họ và nhờ họ giúp đỡ. Bạn cần chia sẻ hoàn cảnh và cảm xúc của mình với họ, đặc biệt là những thông tin mà bạn đã giấu kín vì "sợ xung đột".
Cách làm này không chỉ là để có được lòng can đảm và sự hỗ trợ từ bên ngoài, mà còn khiến bạn tiếp xúc và tiếp cận với những thông tin khác ngoài thông tin mà kẻ t.h.a.o t.ú.n.g đưa ra. Nhớ lại sự chân thật về xã hội bên ngoài cũng như con người thật của bản thân rốt cuộc như thế nào.
Một người thực sự yêu bạn sẽ khiến bạn cảm thấy được trao quyền, tự tin và tự do hơn vì tình yêu của họ. Và việc "yêu" khiến bạn trở nên yếu đuối hơn, g.h.ê t.ở.m bản thân hơn và cảm thấy ngột ngạt hơn, bị lôi kéo hay không là điều đáng để suy nghĩ nếu bạn muốn duy trì mối quan hệ.
Mong tất cả chúng ta đều nhận được tình yêu mà chúng ta xứng đáng được nhận, và để đạt được điều này, trước tiên bạn phải biết từ chối mọi cảm xúc không xứng đáng và không đủ tốt với mình. Tất nhiên, cô đơn là rất khó chịu. Để tránh cô đơn, chúng ta cũng có thể chọn một người yêu chưa đủ tốt, nhưng bạn cũng phải biết mình đã phải trả giá như thế nào và có thể chấp nhận mọi hậu quả.
Nguồn: https://zhuanlan.zhihu.com/p/33809094
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top