[WBVN]MỖI NGÀY MỘT HIỆU ỨNG TÂM LÝ

MỖI NGÀY MỘT HIỆU ỨNG TÂM LÝ (P1)
_____________
Dịch bởi: Học Sao Cho Đúng ? | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
_____________

#1: ĐỊNH LUẬT BEIBO
"Định luật Beibo" là một hiệu ứng tâm lý xã hội. Định luật chỉ ra rằng khi một người đã bị kích thích mạnh thì kích thích lần tiếp theo sẽ không đáng kể đối với với người đó. Có nghĩa là kích thích đầu tiên có thể giảm bớt tác động của kích thích thứ hai.
THỰC NGHIỆM CHỨNG MINH:
Có người đã làm thí nghiệm như sau: cho một người cầm quả tạ 300 gram ở tay phải và để quả tạ 305 gram ở tay trái, người này không cảm thấy có sự chênh lệch nhiều giữa hai quả tạ, chỉ khi quả tạ bên tay trái là 306 gram trở lên người này mới thấy nặng hơn một chút. Tuy nhiên khi tay phải anh ta là một quả tạ 600 gram thì quả tạ ở tay trái phải nặng hơn 612 gram anh ta mới cảm nhận được sự chênh lệch. Có thể thấy, trọng lượng càng nặng thì phải cộng thêm càng nhiều mới nhận ra sự khác biệt, điều này được gọi là 'định luật Beibo'.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊNH LUẬT BEIBO TRONG CUỘC SỐNG:
#1: Một cô gái sau khi cãi nhau với mẹ thì bỏ nhà ra đi. Sau khi đi dạo cả ngày, cô gái thấy đói bụng nên đã ghé vào một quán ăn nhưng chợt nhận ra mình quên mang tiền. Bà chủ tốt bụng quyết định nấu cho cô một tô mì miễn phí. Cô gái cảm động nói: "chúng ta không quen nhau, bà thì đối xử với cháu tốt như vậy, thế mà mẹ cháu lại tuyệt tình với cháu như thế."
Bà chủ liền nói: Bà mới nấu một tô mì cho con ăn, con đã cảm động như thế, mẹ con nấu cơm cho con mấy chục năm, con không phải nên cảm động hơn sao?
Cô gái nghe vậy thì ngẩn người, bà lão nói rất đúng. Mẹ cô gái vất vả nuôi nấng cô thành người, cô thế mà không hề cảm ơn mẹ một câu, còn vì chút chuyện cỏn con cãi nhau với mẹ. Thế là cô lấy dũng khí quay về nhà.
Chúng ta dường như đã quen với việc người thân, bạn bè đối xử tốt với mình. Thế nhưng người xa lạ chỉ giúp một việc nhỏ xíu chúng ta đã cảm động không thôi. Điều này chứng tỏ cảm giác của chúng ta đã bị định luật Beibo tác động. Đối với người thân bạn bè, chúng ta đã quen việc được họ đốt xử tốt, vì vậy càng kỳ vọng nhiều hơn để cảm thấy 'cảm động' (như quả tạ 600 gram và quả tạ 612 gram). Thế nhưng với người xa lạ, chỉ cần họ trợ giúp bạn một chuyện nhỏ, bạn sẽ vô cùng biết ơn.
#2: Một nhân viên mới đi làm, lúc đầu anh ta thể hiện vô cùng cẩn thận ngoan ngoãn. Thế nhưng sau khi quen thuộc môi trường thì trở trên tùy hứng, mọi người sẽ cảm thấy người này giả dối, nhân phẩm có vấn đề. Thế nhưng có một nhân viên mới khác, lúc đầu trông có vẻ lười biếng lại vô lý, thế nhưng khi mọi người đã quen với hình tượng đó rồi, chỉ cần cậu ta đi làm đúng giờ cũng sẽ được khen tiến bộ, có tinh thần vươn lên. Sự thật thì có thể nhân viên này còn chẳng làm được nhiều việc như nhân viên đầu tiên.
ỨNG DỤNG:
Định luật Beibo là một định luật rất giảo hoạt, bạn có thể thử hiệu ứng này lên rất nhiều sự việc trong cuộc sống. Dù là tâm lý hay sinh lý, con người cũng sẽ có một cơ chế giúp bản thân dần dần làm quen, thích ứng. Người thông minh sẽ biết cách dùng định luật Beibo giúp đỡ chính mình.
Trong kinh doanh:
Một công ty có thể sẽ nâng giá sản phẩm ở biên độ nhỏ, sau khi mọi người đã quen sẽ tăng giá thêm nhiều lần nữa. Hoặc công ty tung sản phẩm với mức giá khá cao nhưng sau đó lại thường xuyên khuyến mãi, dù giá 'đã sale' vẫn cao hơn chi phí sản xuất rất nhiều thì đây cũng là một chiêu thu hút khách hàng hiệu quả.
Khi đàm phán:
Những chuyên gia trong lĩnh vực đàm phán sẽ chỉ nỏi về vấn đề khó khăn khi buổi trao đổi đã gần đến hồi kết. Khi ấy đối phương đã bị những điều kiện tốt đẹp thu hút, họ sẽ vô tình xem nhẹ vấn đề khó khăn được nhắc đến sau cùng.
--------------
Nguồn: https://baike.baidu.com/item/%E8%B4%9D%E5%8B%83%E5%AE%9A%E5%BE%8B/4341066

MỖI NGÀY MỘT HIỆU ỨNG TÂM LÝ (P2)
____________
Dịch bởi: Học Sao Cho Đúng ? | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
____________
#2: HIỆU ỨNG LỒNG CHIM - HIỆU ỨNG DIDEROT
NGUỒN GỐC LÝ THUYẾT:
"Hiệu ứng lồng chim" là một hiện tượng tâm lý nổi tiếng được phát hiện bởi nhà tâm lý học tài ba William James.
Năm 1907, sau khi về hưu từ Harvard, James tới thăm nhà của bạn thân mình là nhà vật lý học Carlson. Có một ngày, hai người cá cược. James nói: tôi sẽ khiến cho anh phải nuôi một con chim. Carlson xem nhẹ lời nói của James, vì rõ ràng ông không hề muốn nuôi con chim nào cả.
Vài ngày sau, James đã tặng quà sinh nhật Carlson là một chiếc lồng chim rất đẹp đẽ tinh xảo. Carlson chỉ xem chiếc lồng chim là một vật trang trí mà thôi. Thế nhưng sau đó Carlson nhận ra tất cả những người khách tới chơi khi thấy lồng chim treo bên cạnh giá sách đều hỏi con chim trong đó đâu. Carlson đành phải giải thích với khách rằng ông chưa từng nuôi chim. Sau đó những người khách đều lộ ra vẻ mặt hoang mang và nghi ngờ. Sau cùng, Carlson đã thật sự đi mua một con chim để cho vào lồng. Khi ấy hiệu ứng lồng chim đã ứng nghiệm
Thực tế rằng, hoàn cảnh xung quanh hoặc chính chúng ta thường tự tạo ra cho mình một chiếc lồng, sau đó tiếp tục không tự chủ mà muốn lấp đầy chiếc lồng ấy.
Hiệu ứng lồng chim hay Hiệu ứng Diderot là một hiệu ứng có quy luật, theo đó: khi một người ngẫu nhiên thu được một món đồ, người ấy sẽ tiếp tục thu thập thêm những món đồ mới liên quan đến món đồ ấy. Nếu một người mua một chiếc lồng chim trống không để trong nhà, như vậy sau một thời gian ngắn, người ấy sẽ mua thêm con chim để bỏ vào lồng thay vì vứt chiếc lồng đi. Khi ấy, người này trở thành t.ù binh của 'chiếc lồng'.
Cho dù chủ nhân chiếc lồng không hề cảm thấy khó chịu khi nhìn một chiếc lồng trống không thì các vị khách cũng sẽ hỏi lý do vì sao chỉ có một chiếc lồng mà không có con chim nào cả. Mỗi lần như thế, người ấy sẽ phải giải thích rất phiền phức, chỉ còn cách vứt cái lồng hoặc mua một con chim về cho xong chuyện. Theo một nhà kinh tế học phân tích, việc mua một con chim tiện lợi hơn nhiều so với giải thích lý do chỉ mua một cái lồng chim. Dù chẳng ai hỏi thì hiệu ứng lồng chim vẫn sẽ gây áp lực lên tâm lý thích sự hoàn hảo của bạn, khiến bạn rất muốn đi mua một con chim bỏ vào lồng.
CÂU CHUYỆN VỀ 'HIỆU ỨNG LỒNG CHIM':
#1: Trương Trường và Lưu Thanh
Trương Trường và Lưu Thanh là hàng xóm. Trương Trường muốn đổi công tác nên quyết định dọn nhà, đồ đạc đa số đều thanh lý hết. Sau khi đã bàn này rất tao nhã, giá cả cũng đắt đỏ, nếu bán đi cũng không thu được bao nhiêu tiền quả là lãng phí. Trương Trường quyết định tặng cho Lưu Thanh làm quà kỷ niệm.
Sau khi chuyển bàn đọc sách về phòng làm việc, Lưu Thanh nhận ra chiếc ghế gỗ cũ rích của nhà mình hơi 'bần' so với cái bàn, để cạnh nhau trông rất kệch cỡm. Thế là Lưu Thanh đã quyết định mua một chiếc ghế da mới để hợp hơn với chiếc bàn. Dù bỏ ra tận 250 tệ để mua ghế nhưng trong lòng lại thấy thoải mái hơn nhiều.
#2: Câu chuyện về chiếc áo của nhà tâm lý học Diderot.
Vào thế kỷ 18, tại Pháp có một nhà triết học tên là Dennis Diderot. Một hôm, có người bạn mang tới tặng ông một chiếc áo ngủ chất liệu kiểu dáng rất đẹp, đường may tinh tế, Diderot cực kỳ yêu thích.
Ông mặc chiếc áo, đi qua đi lại trong phòng sách và bỗng nhiên phát hiện, đồ dùng trong phòng cái cũ mòn, cái lại không hợp phong cách; các mũi khâu trên thảm cũng thô tới đáng sợ.
Mình đã có chiếc áo ngủ sang trọng như thế, vậy tại sao lại không sống một cuộc sống đẹp hơn từ đây? Thế là, Diderot quyết định làm mới nâng cấp toàn bộ nội thất trong phòng sách.
Sau việc này, Diderot cảm thấy có gì đó không đúng. Bản thân là một triết học gia, thế mà lại chịu sức ép từ một chiếc áo ngủ. Ông ghi chép câu chuyện này lại đề ngẫm nghĩ.
200 năm sau, nhà kinh tế học đại học Harvard, Juliet Schroer đề cập tới câu chuyện này trong một cuốn sách tựa đề "Chi tiêu quá độ của người Mỹ", đồng thời đưa ra "Hiệu ứng Diderot", chuyên chỉ hiện tượng con người sau khi có một thứ mới thì không ngừng bài trí những vật dụng phù hợp với nó. (theo tamlyhoct-oipham)
____________
Nguồn: https://baike.baidu.com/.../%E8%B4%9D%E5%8B%83%E5.../4341066

MỖI NGÀY MỘT HIỆU ỨNG TÂM LÝ (P3)
____________
Dịch bởi: Học Sao Cho Đúng ? | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost.
____________
#3: LÝ THUYẾT CỬA SỔ BỊ VỠ - NHỮNG SAI LẦM NHỎ BÉ 'DẮT MŨI' CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?
1/LÝ THUYẾT 'CỬA SỔ BỊ VỠ' LÀ GÌ?
Nhà tâm lý học người Mỹ Philip Zimbardo đã làm một thí nghiệm vào năm 1969. Ông tìm hai chiếc xe ô tô giống hệt nhau và đậu một chiếc trong một khu trung lưu ở Palo Alto, California. Chiếc còn lại ông tháo biển số và mở mui, sau đó đậu ở The Bronx - một quận tương đối lộn xộn ở New York.
Sau một tuần, chiếc xe tại The Bronx đã bị trộm đi, còn chiếc ở Palo Alto vẫn còn nguyên.
Trên cơ sở thí nghiệm này, nhà khoa học chính trị Wilson và nhà tội phạm học Kailin đã đề xuất lý thuyết 'hiệu ứng cửa sổ vỡ'. Theo lý thuyết: nếu ai đó làm vỡ một ô kính trong một tòa nhà mà không được sửa chữa kịp thời, những người khác cũng sẽ bị mê hoặc khó hiểu và đập vỡ những ô cửa sổ khác.
2/ LÝ THUYẾT CỬA SỔ BỊ VỠ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN CHÚNG TA?
"Cửa sổ bị vỡ" thường là điểm xuất phát khiến mọi việc trở nên xấu đi. Trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta rất dễ nhìn thấy tầm ảnh hưởng của hiện tượng này.
Ví dụ, bạn tới nhà 2 người bạn khác nhau làm khách. Người bạn A nhà cửa sạch sẽ, sàn nhà bóng loáng. Nếu A quên lấy gạt tàn thuốc cho bạn, bạn nhất định sẽ hỏi mượn gạt tàn trước khi hút chứ sẽ không để tàn thuốc bay lả tả trên sàn nhà. Còn nhà bạn B vô cùng bừa bộn, sàn nhà toàn bụi và tóc. Có lẽ bạn sẽ lười hỏi gạt tàn thuốc mà để mặc tàn thuốc bay khắp nơi.
Sự việc chuyển biến xấu chắc chắn không thể thiếu những "hành động nhỏ - đóng góp to". Ví dụ, ở lần 'cửa sổ bị vỡ' đầu tiên, bạn nhân ra bạn sẽ không bị phạt vì hành vi của mình, sau đó vô tình 'vỡ' thêm lần 2, lần 3...Đi chợ mua hạt dưa, trong lúc nếm thử thì phân vân không biết nên vứt vỏ hạt ở đâu. Nếu bạn nhìn thấy trên đất đã có sẵn vài vỏ hạt dưa của người khác, có phải bạn sẽ vứt luôn vỏ của mình xuống đó không? Hoặc nếu có một nơi không phải bãi rác nhưng vô cùng lộn xộn và đầy rác thải, bạn có tiện tay vứt luôn bịch rác trên tay mình xuống không?
'Chỗ này nhiều rác vậy rồi, mình ném thêm một tí thì có sao đâu, mình không ném nó cũng chẳng sạch lại được', có nhiều người tự an ủi cho hành vi của mình như vậy. Thế nhưng sai là sai, ảnh hưởng lớn hay nhỏ không liên quan tới việc bản chất nó đúng hay sai.
3/ 3 LOẠI HIỆU ỨNG CỬA SỔ BỊ VỠ THƯỜNG GẶP TRONG CUỘC SỐNG.
Mặc dù hiệu ứng cửa sổ vỡ thường được áp dụng cho các hiện tượng xã hội, nhưng trên thực tế, hiệu ứng cửa sổ vỡ cũng có thể được sử dụng để xem xét cuộc sống hàng ngày của một cá nhân. Sau đây là ba ví dụ phổ biến:
-Bát đĩa bẩn ngày càng nhiều : Bát đĩa bẩn để lại trong bồn mà không rửa. Người khác cũng có thể chất đống bát đĩa chưa rửa của mình. Cuối cùng bát càng ngày càng nhiều, để xem ai đi rửa trước.
-Tủ quần áo ngày càng mất trật tự : Tủ quần áo ban đầu được sắp xếp gọn gàng. Bỗng một ngày nào đó bạn đi làm muộn, bạn gom vội quần áo và ấn chúng vào tủ để kịp giờ ra ngoài. Thế nhưng sau đó nếu bạn không gấp lại số đồ ấy, tủ quần áo sẽ càng ngày càng bừa bộn.
-Nhà vệ sinh bẩn : Môi trường nhà vệ sinh bẩn sẽ khiến người dùng bất cẩn hơn trong việc làm sạch nhà vệ sinh, giấy vệ sinh có thể bị vứt lung tung thay vì cho vào thùng rác. Ngược lại, một nhà vệ sinh sạch sẽ thì người sử dụng cũng có ý thức giữ vệ sinh cao hơn.
4/ B.Ạ.O L.ỰC H.ỌC Đ.Ư.ỜNG CŨNG LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG CỦA HIỆU ỨNG CỬA SỔ BỊ VỠ.
Trong trường học, lớp học có thể sẽ có một người bạn học bị mọi người xa lánh. Lý do có thể vì tác phong lạ lùng hoặc ăn ở khiến người ta gh.ét. Thế nhưng trên thực tế, có thể chỉ có một số ít người từng tiếp xúc với bạn học ấy, sau khi tiếp xúc thì thấy cậu ta đáng gh.ét. Đa số còn lại là thấy bạn học đó bị tẩy chay, tự động bài xích bạn học đó.
5/ LÀM SAO ĐỂ NGĂN CẢN HIỆU ỨNG CỬA SỔ BỊ VỠ?
Hiệu ứng cửa sổ vỡ thực ra khá giống với tâm lý tuân thủ, là một hiện tượng mà mọi người muốn noi gương vì họ nhìn thấy hành vi của người khác. Vì vậy, để tránh sự lây lan của hiệu ứng cửa sổ vỡ, giải pháp cơ bản thực sự là chúng ta phải tuân thủ các hành vi đúng mực, có tư duy độc lập để không bị các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng.
_____________
Nguồn: https://baike.baidu.com/.../%E8%B4%9D%E5%8B%83%E5.../4341066

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #reup