18 câu đầu Trao Duyên
Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang tươi đẹp, nồng nàn thì Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Trong khi đó tai họa đổ ập xuống gia đình Thúy Kiều. Của cải bị bọn sai nha vét sạch. Cha và em trai Thúy Kiều bị bắt, bị đánh. Bọn quan lại đòi đút lót "có ba trăm lạng việc này mới xuôi". Trước biến cố đau lòng đó, một người giàu tình cảm, giàu đức hi sinh như Thúy Kiều không còn cách nào khác là phải bán mình lấy tiền cứu cha và em. Nhưng còn mối tình với Kim Trọng? Thúy Kiều hết sức đau khổ. Cuối cùng nàng quyết định nhờ em thay mình lấy Kim Trọng. Đoạn "Trao duyên" trong "Truyện Kiều" rất cảm động. Có lẽ đây là cảnh tượng đau lòng chưa từng thấy trong nền văn học nhân loại.
Mở đầu là những lời yêu câu khẩn thiết của Kiều đối với Vân:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Hai câu thơ cho thấy Kièu vừa khẩn khoản, vừa thiết tha vừa như đặt cả niềm tin và hi vọng vào Vân .Trong bao từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,... Nguyễn Du đã chọn từ "cậy", tuyệt vời chính xác. Từ "cậy" hàm chứa niềm tin mà người được nhờ không thể thoái thác được. Lại thêm một cử chỉ thiêng liêng là "lạy". Thuở đời chị lại lạy sống em bao giờ! Mà chỉ để trao duyên. Mối tình với chàng Kim sâu nặng biết chừng nào, thiêng liêng biết chừng nào! Lại nữa tại sao là chịu lời mà không phải là nhận lời, tại sao "chịu lời" trước rồi mới "thưa" sau? Nếu Kiều trình bày sự việc trước thì chắc gì Vân đã chịu lời. Nói "nhận lời" là đã có ý kiến của người nhận, là có sự tự nguyện của Vân. Nhưng Vân nào đã biết chuỵện gì mà tự nguyện hay không. Do vậy phải "chịu lời" vì đây là việc Kiều chủ động nài ép Vân, đưa Vân vào hòan cảnh không nhận không được.
Mâu thuẫn chính được thể hiện qua đoạn trích là mâu thuẫn giữa tình yêu lứa đôi và hạnh phúc bị tan vỡ. Sự dở dang, tan vỡ này được thể hiện qua câu thơ mang sắc thái thành ngữ:
"Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em''.
Hình ảnh ẩn dụ "giữa đường đứt gánh" ta đã từng gặp trong ca dao. Thì ra, những đau khổ của Thúy Kiều nào có xa lạ với những số phận của người phụ nữ xưa. Đều là những duyên phận đã chấm dứt, còn nhiều khó khan, gian dỡ. Kiều đã nối duyên cho Vân với Kim Trọng rồi, còn sống thế nào là chuyện của em.
Trong nước mắt, giữa đêm khuya, Thúy Kiều đã kể lể sự tình cho cô em nghe:
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai".
Kiều đã không quá dài lời về hoàn cảnh của mình. Những việc vừa xảy ra ai chẳng rõ. Những bất hạnh của Kiều thì chỉ Vân mới là người thấu hiểu. Bởi chính Vân là người chứng kiến cả hai biến cố của đời Kiều "Khi gặp chàng Kim" và khi "sóng gió bất kì".Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội, "Hiếu-tình" là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân được. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn được thì xã hội đấy là một xã hội tàn bạo. Thúy Kiều đã sắp xếp hết rồi, Vân phải gánh vác chuyện gia đình để trọn vẹn hai chữ "Hiếu-tình". Kiều cay đắng chọn chữ "Hiếu".
Có lẽ là sợ em gái từ chối, nên nàng đã khéo léo dung máu mủ để Vân hông thể từ chối:
"Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây".
Hai chị em đều "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" .Vậy nhưng nàng vẫn nhắn nhủ với em "ngày xuân em hãy còn dài" ,nên hãy nghĩ đến tình máu mủ mà thay chị tiếp tục mối lương duyên. Còn chị có thể sẽ găp chuyện không lành, có thể thịt nát xương tan. Nhưng dù vậy, nếu được em giúp đỡ thì chị có thể "ngậm cười chin suối". Có thể nói Kiều rất lương thiện, yêu và hi sinh cho những người thân yêu của mình, dù có chết cũng không chối từ. Nàng trao cho em gái mối lương duyên mà nàng quý trọng. Dù đau xót nhưng không làm gì khác hơn được nữa.
Biết là em thuận lòng, nàng trao cho em những kỉ vật giữa nàng và chàng Kim:
"Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt long chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa."
Tình cảm dẫu sao vẫn còn trừu tượng, chứ kỉ vật của tình yêu thì cứ hiển nhiên hiện ra đó, cho nên Thúy Kiều trao "chiếc vành với bức tờ mây" cho em thì nàng cũng đau đớn đến tột độ. Mỗi lời của nàng nặng như chì. Nàng trao duyên, trao kỉ vật cho em mà nàng uất giận cuộc đời. Bao xót xa trong một từ "của chung". Bao đớn đau trong một từ"ngày xưa". Kiều muốn níu kéo một chút kỉ niệm cho duyên mình, một kỉ vật linh hồn bất tử. Nàng coi mình là người mệnh bạc, nàng tuyệt vọng với số phận của mình, chẳng còn hi vọng gì với tình yêu.
Mười tám câu thơ đầu của đoạn trích đã được tác giả sử dụng nghệ thuật đối thoại, nghệ thuật dung thành ngữ với bút pháp điêu luyện để bậc lên được những tâm tư tình cảm của Thúy kiều mốt cách tinh tế.
"Trao duyên" khiến cho tất cả người đọc đều dâng trào cảm xúc, cùng sống cuộc sống bất hạnh, khổ đau của Thúy Kiều-Một người con gái sinh nhầm thời. Đoạn trích cho thấy sự cảm thông sâu sắc với những nổi khổ đau và khát vọng tình yêu với con người. Truyện Kiều là một bức tường thành không thể nào vượt qua được của "thi hào dân tộc" Nguyễn Du.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top