Sóng - Xuân Quỳnh
Mở Bài:
Không biết tự bao giờ, những con sóng ngàn đời của biển cả đã đi vào thơ ca như một nguồn cảm hứng bất tận. Đọc thơ Xuân Diệu ta từng thấy một con sóng dạt dào, đắm say với tình yêu nồng nàn:
"Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em."
Với Tố Hữu thì sóng biển luôn dạt dào như lời ru của mẹ:
"Gió lộng xôn xao, sóng biểu đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát."
Còn Xuân Quỳnh lại khoác lên những con sóng bạc đầu ấy là màu áo tình yêu, dịu dàng, nữ tính bằng những lời "tự hát", bằng một hồn thơ đắm say cháy bỏng, rạo rực băn khoăn mà cũng đây những âu lo khắc khoải. Những cung bậc ấy đã được nữ sĩ mang đến trong bài thơ "SÓNG" - một bài thơ với bao giai điệu của tình yêu, lúc rạo rực đắm say, lúc dịu dàng đằm thắm. Đoạn thơ sau chính là đoạn thơ lắng đọng nhất trong bản nhạc tình yêu ấy: (trích thơ)
Thân bài:
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ. Những dòng thơ của tác giả thể hiện trái tim phụ nữ đôn hậu, chân thành, giàu đức hy sinh và lòng vị tha cùng khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn liền với những dự cảm, lo âu. Tiến sĩ Chu Văn Sơn từng nhận định: "Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời ..." Và quả thực, những vần thơ của Xuân Quỳnh là vậy. Với chị, mỗi dòng thơ hệt như những dòng nhật kí bỏ ngỏ xuất phát từ trái tim về những khát khao, những cảm xúc, những suy nghĩ lo âu của người phụ nữ khi đứng trước bao lo toan, hạnh phúc đời thường. Để rồi cứ thế, " Sóng" của Xuân Quỳnh lặng lẽ đi vào lòng người như một "nốt nhạc xanh giữa thời kì lửa cháy" với bao khát vọng yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ của nữ sĩ, được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Bài thơ được in trong tập "Hoa dọc chiến hào". Qua hình tượng sóng và trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa "sóng" và "em", bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó, bạn đọc cảm nhận được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Ở khổ 1 và 2 "sóng" và "em" tách rời ra soi chiếu vào nhau để tìm thấy sự tương đồng:
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ"
Xuân Quỳnh nhìn thấy những đặc tính của sóng có sự tương đồng kỳ lạ với tình yêu của người phụ nữ. Cặp tính từ trái nghĩa diễn tả trạng thái đối cực của sóng, lúc mạnh mẽ dữ dội, lúc nhẹ nhàng sâu lắng. Quan hệ từ "và" cho thấy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong sự thống nhất của sóng. Trong cái dữ dội có cái dịu êm trong sự ồn ào chứa đựng sự lặng lẽ trạng thái đối lập của sóng thì cũng chính là trạng thái đối lập trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. nói cách khác trong tình yêu tâm hồn người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động có khi sôi nổi cuồng nhiệt có khi lại kín đáo lúc đầm thắm lúc lại hờn ghen vừa phong phú vừa phức tạp đầy mâu thuẫn. Nói về tâm lý phức tạp ta nhớ những câu thơ:
"Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay
Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em."
Hoặc là: "Nếu em nói em vẫn chưa yêu là thật ra em đang dối mình còn em nói em đã yêu rồi là thật ra em đang dối anh." ( lời bài hát trái tim không ngủ yên)
Hai từ "dịu êm" và "lặng lẽ" được đặt ở cuối câu tạo nên một nốt nhấn đầy ý nghĩa. tình yêu dù có lúc ồn ào nhưng nghiêng về lặng lẽ, có chiều sâu. Nó dữ dội nhưng để đi tìm sự dịu êm tình yêu của người con gái mãnh liệt nhưng vẫn đằm thắm và nữ tính.
Hai câu tiếp:
"Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể."
Sóng không muốn ở một nơi chật hẹp mà muốn tìm ra tận bể, một không gian rộng lớn. các từ "ra tận bể" chứng tỏ một cuộc tìm kiếm quyết liệt đến cùng bởi chỉ đến nơi rộng lớn sóng mới thật sự được là sóng được thỏa sức vẫy vùng cũng như em chỉ trong đại dương của tình yêu em mới thật là chính mình hành trình của sóng tìm ra biển là hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên vượt đích nhưng tâm hồn người phụ nữ không chấp nhận sự tầm thường khát khao vươn tới những cái lớn lao để đồng cảm, đồng điệu. câu thơ cũng cho ta một cách hiểu nữa rằng "nếu tình yêu của anh không chân thật thì em sẵn sàng đi tìm một tình yêu khác". Người con gái đã không còn cam chịu nhẫn nhịn như xưa mà chủ động quyết liệt trong tình yêu nỗi khát vọng tình yêu xôn xao rạo rực trong trái tim con người. Trong quan niệm của Xuân Quỳnh, khát vọng của sóng của tình yêu là bất diệt, vĩnh hằng. trước hết là khát vọng của tuổi trẻ. Xuân Quỳnh đã đi từ quy luật của tự nhiên để nói về quy luật tình cảm của con người.
Ở khổ 3 + 4, tác giả khám phá cội nguồn của sóng và tình yêu. từ hình tượng sóng nhà thơ nhận thức về tình yêu của mình:
"Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau."
Giọng thơ trùng xuống thể hiện những băn khoăn suy tư những điều nghĩ ngợi, những người phụ nữ thường hay nghĩ ngợi như thế. Em nghĩ về biển nghĩ về anh và em đi tìm nguồn gốc của sóng đã tìm lời giải đáp án của câu hỏi về sự khởi đầu của tình yêu trong trái tim mình: "gió bắt đầu từ đâu?", "Sóng từ nơi nào lên?" Khám phá nguồn gốc của sóng không phải chuyện dễ, với tình yêu điều đó càng khó thêm gấp bội. Tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn, không dễ cắt nghĩa. Xuân diệu từng băn khoăn: "làm sao cắt nghĩa được tình yêu?" Nay Xuân Quỳnh bọc bạch một cách hồn nhiên, dễ thương:
"Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau."
Câu thơ giống như một lời thú nhận kèm theo cái lắc đầu nhè nhẹ rất phụ nữ mà ẩn chứa nhận thức sâu sắc. Sở dĩ người ta không cắt nghĩa được tình yêu là gì vì tình yêu là quy luật của tình cảm mà lý trí không thể giải thích được chính sự bí ẩn đó tạo nên sức hấp dẫn trường tồn của nó. Bài thơ tình số 28 của Tago từng viết:
"Trái tim anh ở gần em nhưng chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết chọn nó đâu."
Các khổ 5 + 6 + 7 là những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu không giống các thi sĩ khác khi mượn sóng để triết lý về tình yêu mà dùng sóng để giãi bày tình yêu chân thành nồng nàn yêu là gắn liền với nỗi nhớ nói cách khác nhớ là cảm xúc chủ đạo của tình yêu yêu không nhớ là không yêu và khi xa cách không gì bằng thương nhớ nhớ là cảm xúc rất đặc biệt trong tình cảm của con người. Nối vô ảnh vô hình không đo đếm được nó chi phối mạnh mẽ đến tâm trạng con người. Ca dao viết về nỗi nhớ trong tình yêu:
"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi bếp than."
"Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai"
Bồn chồn ăn vặt nôn nao ngẩn ngơ là cảm xúc của người khi thương nhớ, Xuân Quỳnh đã giúp chúng ta hình dung nỗi nhớ Bằng hình tượng sóng:
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức."
Sóng khi ào ạt dữ dội trên mặt nước hay lặng lẽ âm thầm dưới lòng sâu thì sóng vẫn không
nguôi vỗ bờ. Sóng nhớ bờ ngày đêm trăn trở thao thức. Điệp từ sóng gợi hình ảnh những đợt sóng triền miên như nỗi nhớ còn da diết. Cặp từ đối lập "trên - dưới" , "ngày - đêm" cùng biện pháp đổi diễn tả nỗi nhớ chiếm chọn tầm sâu, bề rộng cả không gian thời gian. Biện pháp nhân hóa khiến những con sóng vô tri cũng có linh hồn trái tim của em cũng như những con sóng lớp lớp đầy vơi, có những lúc cuộn trào không thể kìm giữ, có lúc lại âm thầm da diết thiêu đốt tâm can.
Cái hay của Xuân diệu trong bài thơ "biển" là dùng sóng để diễn tả nụ hôn say đắm, cuồng nhiệt:
"Anh xin làm sóng biếcHôn mãi cát vàng emHôn thật khẽ thật êmHôn êm đềm mãi mãi." Xuân Quỳnh mượn sóng để thể hiện nỗi nhớ. Sự khác biệt đó làm nổi bật vẻ nữ tính của tâm hồn thơ Xuân Quỳnh. Sóng nhớ bờ còn em nhớ anh, sóng nhớ bờ ngày đêm không ngủ thì em không nguôi nhớ anh cả trong mơ còn thức. Hai vế tương đồng song hành "em" và "sóng" bổ sung cho nhau để bày tỏ nỗi nhớ. nỗi nhớ không chỉ tồn tại trong không gian thời gian trong ý thức mà còn xâm nhập len lỏi vào cả tiềm thức trong cả những giấc mơ. Nỗi nhớ da diết thường trực như con sóng không bao giờ đứng yên. nếu như người con gái xưa nhớ thương mãnh liệt nhưng vẫn e ấp, nói bóng, gió, kín đáo qua hình tượng khăn, đèn, mắt:
"Khăn thương nhớ ai,
khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề."
Xuân Quỳnh lại có cách bộc lộ rất táo bạo thẳng thắn ở phần trên nỗi nhớ còn bị che giấu ít nhiều nhờ sóng đến đây Xuân Quỳnh để trái tim tự cất thành lời. dung lượng khổ thơ 4 câu vì thấy không đủ chứa đựng nỗi nhớ đầy ắp đó buộc phải phá vỡ tràn ra thành 6 câu. Lượng câu khá đặc biệt so với toàn bài là vì lẽ đó. Trong bài "thuyền và biển" Xuân Quỳnh cũng thể hiện nỗi nhớ nhung da diết như thế:
"Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ."
Tất cả như vỡ bụng trào dâng lên trong lòng biển, trong lòng em.
Chuyển sang khổ thơ thứ 6:
"Dẫu xuôi về Phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương."
Tác giả mượn không gian để nói về vẻ đẹp tình yêu của mình. Không gian có bốn phương đông tây nam bắc nhưng sóng chỉ có một phương duy nhất là hướng vào bờ. Sóng đã trở thành biểu tượng của tình yêu chung thủy. Những cặp từ đối lập "Phương Bắc - Phương Nam", "dẫu xuôi - dẫu ngược" có tính chất hô ứng. Điệp từ "dẫu"được lặp đi lặp lại hai lần vừa hay nhấn mạnh sự trắc trở gian nan trong tình yêu vừa khắc sâu lời thề thủy chung giản dị mà sâu sắc. Sóng chỉ khao khát tới bờ như em chỉ hướng về anh. Kết cấu "dẫu...cũng" khẳng định mạnh mẽ quyết liệt về một tình yêu nồng nàn dám vượt qua bão giông. Xuân Quỳnh là vậy dù mãnh liệt táo bạo hiện đại vẫn truyền thống, nữ tính. Khổ thơ mang âm hưởng của câu ca dao:
"Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua."
Tình yêu rồi cũng đến bến bờ hạnh phúc, đó là niềm tin tuyệt đối của Xuân Quỳnh vào tình yêu được thể hiện ở khổ thứ bảy:
"Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở."
Tình yêu vượt giới hạn không gian thời gian niềm tin đó bắt nguồn từ một tình yêu chân thành khát vọng chân chính trong bài Thơ "thơ tình cuối mùa Thu", Xuân Quỳnh cũng khẳng định niềm tin đó:
"Tình ta như hàng cây
đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng Sông
đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại."
Hai khổ thơ cuối là khát vọng cao đẹp của Xuân Quỳnh về một tình yêu vĩnh cửu trong đó khổ thứ 8 là suy ngẫm và giới hạn của thời gian và đời người:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa."
Xuân Quỳnh viết bài thơ này khi đã qua một lần đổ vỡ trong tình yêu điều này khiến cho những suy tư chiêm nghiệm của nhà thơ đầy trăn trở khắc khoải cuộc đời mỗi người tuy dài nhưng trước sự trôi chảy của thời gian nó lại hóa thành ngắn ngủi hữu hạn. đại dương dẫu mênh mông rộng lớn cũng trở nên có giới hạn trước những đám mây thích phiêu du. Câu thơ thấp thoáng những lo hơn tự cảm về tình yêu và cuộc đời. Khát vọng về tình yêu của con người là vô hạn vô cùng tình hình nhưng tình yêu của mỗi người chỉ là hữu hạn. quan điểm này của Xuân Quỳnh khá giống với những suy nghĩ của Xuân diệu trong bài thơ "vội vàng":
"Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già."
Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian và ý thức về thời gian thường đi liền với nỗi lo về sự mất mát hạnh phúc và tình yêu:
"Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi"
Hoặc:
"Lời yêu mong manh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay."
Những lo âu của Xuân Quỳnh không dẫn đến những thất vọng mà chỉ càng thúc đẩymột cách ứng xử tích cực sống hết mình, mãnh liệt trong tình yêu, hòa nhập tình yêu nhỏ bé của mình vào tình yêu lớn lao đích thực để có thể vượt qua và chiến thắng giới hạn của đời người.
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ."
Trong bài thơ "vội vàng" ông hoàng thơ tình yêu đã có cách để tận hưởng cuộc đời bằng sự sôi nổi đắm say, vội vàng còn ở đây. Xuân Quỳnh muốn tan ra thành trăm con sóng hòa mình vào biển lớn vào tình yêu lớn của cuộc đời. Những con sóng tan ra hòa vào biển cả mênh mông ào ạt xô bờ tan ra rồi lại hiện ra cứ như thế mà ngàn năm còn vỗ bất tử cùng trời đất rồi vẫn hát mãi bên gần người tình chung không hết" (Xuân Diệu). Các từ ngữ chỉ không gian vĩ mô động từ mạnhthể hiện sự mãnh liệt của sóng cũng là khát vọng lớn lao táo bạo và mạnh mẽ của em. Câu hỏi tu từ "làm sao" thể hiện sự trăn trở khắc khoải sự hối thúcmuốn vượt qua giới hạn của thời gian đời người vươn tới tình yêu Vĩnh Cửu:
"Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi."
Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hy sinh và cống hiến là chất nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. khổ thơ là tiếng lòng của người phụ nữ sẵn sàng từ bỏ tình yêu nhỏ bé vì tình yêu vị kỷ để dâng hiến cho tình yêu lớn của cuộc đời của đất nước. Cái riêng hòa vào cái chung để cho cái chung lớn lao luôn tồn tại cái riêng vĩnh hằng. đó là nét đẹp của tâm hồn con người thế hệ trẻ những năm chống Mỹ cứu nước.
Hình tượng sóng được gợi ra từ âm hưởng rào rạt nhịp nhàng của bài thơ bài thơ được viết bằng những câu thơ năm chữ mỗi khổ bốn câu với nhịp điệu đều đặn gợi ra những con sóng tiếp nối nhau triền miên vô lùi vô hạn đócũng là âm điệu của nỗi lòng đang tràn ngập khao khát tình yêu vô hạn đang rung lên đồng điệu và nhịp với sóng biển thêm vào đó là sự chuyển đổi thanh điệubằng trắc cứ câu trên kết thúc là vần bằng thì câu dưới tiếp nối là vần trắc:
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể."
Nhịp điệu câu thơ tạo âm hưởng trầm bổng khi thanh khi dáng gợi âm điệu của sóng lúc lặng lẽ khi ồn ào còn khiến cho ta hình hình dung những con sóng cứ nhấp nhô liên tiếp. Câu thơ trên vừa lướt qua thì câu thơ sau lại xuất hiện như con sóng này được chìm xuống con sóng khác lại nhô lên. Tác giả đã khéo léo đưa nhịp điệu của sóng biển thành nhịp điệu của sóng thơ. Sóng thơ lại diễn tả sóng lòng. con sóng tâm trạng trào dâng thành sóng chữ. Sóng chữ lại gợi lên nhịp điệu của sóng biển. Cứ như vậy những con sóng gối lên nhau vỗ suốt bài thơ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top