Caau8: Hình thái ktxh

Câu 10: Phân tích nội dung học thuyết hình thái kinh tế - xã hội? Nêu ý nghĩa của học thuyết đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

·       Khái niệm và kết cấu hình thái kinh tế xã hội?

1.1                        . Khái niệm:

Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

1.2                        . Kết cấu:

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.

Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm:

Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.

Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác.[3] Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.

Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.

Các yếu tố khác: Ngoài ra, hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.

·       Phân tích luận điểm của C. Mác: “Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”?

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế-xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là phạm trù xã hội nhưng lại có khuynh hướng phát triển như một quy luật tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao. Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận rằng:

Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên

—C.Mác

Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội của mình và đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội lại tuân theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở chỗ:

·         Sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất.

·         Và rồi đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi.

·         Do vậy, từ những yếu tố cấu trúc của mỗi một hình thái kinh tế xã hội thay đổi dẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn. C.Mác đã viết về một trường hợp cụ thê: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên

Sự thay thế nhau như vậy giữa các hình thái kinh tế-xã hội là con đường phát triển chung của nhân loại. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Sự biến đổi đó của hình thái kinh tế-xã hội không chịu sự tác động của con người mà tuân theo các quy luật xã hội khách quan.

Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên

—V.I.Lênin

Tóm lại: quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra theo con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong những điều kiện nhất định một hoặc một số hình thái kinh tế xã hội nhất định

·       Ý nghĩa của học thuyết đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Lý luận, hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do     C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã được thừa nhận Lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử nối dung của xã hội loài người

+ Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội học, học thuyết HTKTXH đã vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong cảu sự phát triển xã hội, tìm ra những nguyên nhân và cơ sở cảu sự xuất hiện và biến đổi cảu những hiện tượng xã hội, đặt cơ sở khoa học cho xh học, nâng xhh lên thành một khoa học thực sự

+ nước ta đi lên CNXH  bỏ qua gia đoạn TBCN không có nghĩa là gạt bỏ tất cả quan hệ sở hữu cá thể, tư nhân góp phần vào sản xuất kinh doanh thì chấp nhận nó như một bộ phận tự nhiên của quá trình kinh tế xây dựng CNXH, khuyến khích mọi hình thức kinh tế phát triển sản xuất và nâng cao cuộc sống của nhân dân

+ Để xây dựng phương thức sản xuất xhcn chúng ta chủ trương một nền kinh tế hnagf hóa nhiều thánh phần với cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mọi tiềm năng các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH từng bước xã hội hóa XHCN

+ vì cơ cấu và quy luật phổ biến tác động trong mọi hình thái kinh tế xã hội được biểu hiện theo những kiểu riêng biệt trong môic hình thái kinh tế XH cụ thể. ở mỗi HTKTXH cụ thể những quy luật phổ biến đó lại thể hiện theo những hình thức đặc thù thì những nước khác nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: