Caau16. Khoản vay có vấn đề. Nội dung

Câu 16. Thế nào là khoản vay có vấn đề? Trình bày những nội dung cơ bản trong quản lí những khoản cho vay có vấn đề? (chuong 4-p.21)

- Đinh nghĩa: Khoản cho vay có vấn đề là nợ có đảm bảo hoặc ko có đảm bảo, mà ngân hàng cho vay ngày càng lo ngại về khả năng  của k/h vay trong việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và được ngân hàng cho vay phân loại vào nhóm 2.3.4 hoặc nhóm 5 tương ứng với rủi ro được xác định cho dù việc trả nợ vẫn đang được thực hiện.

Việc nhận biết các khoản nợ có vấn đề có thể dựa vào một số dấu hiệu sau :

 (1) Khách hàng trả nợ không đúng hạn

(2) Thường xuyên có sự thay đổi kỳ hạn trả nợ

(3) Tình hình trả nợ diễn ra rất kém, vốn gốc trả mỗi lần rất ít

(4) Chấp nhận lãi suất cho vay cao bất thường

(5) Tài khoản phải thu và hàng tồn kho của khách hàng cho thấy những dấu hiệu bất thường

(6) Sự suy giảm doanh thu và lợi nhuận của khách hàng

(7) Tỷ lệ nợ/giá trị tài sản ròng tăng

(8) Chính sách chi trả cổ tức bất hợp lý

(9) Mất tài liệu và đặc biệt là mất các báo cáo tài chính

(10) Giá trị tài sản bảo đảm suy giảm

(11) Vốn lưu động bất hợp lý hoặc suy giảm

(12) Thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(13) Khách hàng phải dựa vào các nguồn không thích hợp để trả nợ ngân hàng như bán thanh lý tài sản thiết bị, nhà xưởng….

Việc nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề sẽ giúp cho ngân hàng có chính sách đối phó phù hợp như quy định mức rủi ro có thể chịu được, các mức độ “xấu” của khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác

- Quản lí những khoản vay có vấn đề  được thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

1. Luôn luôn thực hiện kế hoạch thu nợ trong thợp khoản vay có vấn đề với mục đích tối đa khả năng thu nợ của NH.

2.Phát hiện nhanh chóng sự phát sinh những rắc rối liên quan tới khoản vay

3.Tách bạch chức năng thu nợ ra khỏi chức năng cho vay để tránh xung đột về mặt lợi ích giữa các nhân viên ngân hàng

4.Trong thợp k/vay có vấn đề,nhân viên Nh nhanh chóng tư vấn cho k/h biện pháp xử lý như cắt giảm chi phí,tăng thu từ các khoản có thể,thay đổi cách thức quản trị cho phù hợp,nhanh chóng lập ra kế hoạch giải quyết sơ bộ khi xác định rõ thiệt hại NH có thể gặp.

5.tính toán mọi nguồn thu nợ có thể kể cả việc thanh lý tài sản và các khoản tiền gửi của k/h

6.Đối với k/h là DN, NH phải đánh giá chất lượng,năng lực và cách thống nhất của công tác quản trị hiện tại đê có 1 tổng quan chung về tình hình của DN hiện tại.

7.Đưa ra các phương án có thể giải quyết khoản vay có vấn đề như tăng cho vay bổ sung nếu khoản cho vay trước đây có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn hoặc tìm cách giúp NH nâng cao chất lượng quản lý các nguồn tiền mặt như cắt giảm chi phí,…

- Nội dung quản lý :

Bước 1 - Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhận của nợ có vấn đề

Kiểm tra Khách hàng thường xuyên để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu này. Trong đó phải coi trọng việc kiểm tra tình hình thực tế và sổ sách của Khách hàng.

Bước 2 - Kiểm ra hồ sơ các khoản vay có vấn đề

Ø  Kiểm tra hồ sơ khoản vay

Ø  Kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm

Ø  Định giá  tài sản bảo đảm: Định giá chính xác giá trị của tài sản bảo đảm nhằm tìm ra giá trị hiện tại của tài sản bảo đảm

Ø  Xem xét lại mọi cơ hội để bổ sung tài sản bảo đảm

Bước 3 - Gặp gỡ Khách hàng

Khách hàng cần được thông báo về những vấn đề sau:

- Bản chất của vấn đề mà ngân hàng đang xem xét có thể ảnh hưởng tới mức độ an toàn và mức độ rủi ro của ngân hàng.

- Ngân hàng tìm kiếm sự hợp tác từ Ban lãnh đạo của khách hàng để khôi phục sức mạnh của doanh nghiệp.

- Ngân hàng yêu cầu những thông tin sau đây nhằm tìm ra một kế hoạch hành động phù hợp:

+ Báo cáo tài chính hiện hành.

+ Dự báo về doanh số bán hàng và khả năng sinh lời.

          ....................

Bước 4 - Lập kế hoạch hàng động

Sau khi tiếp nhận thông tin, CBTD phải thực hiện phân tích những thông tin này. Trong quá trình phân tích thông tin, CBTD phải chủ động đánh giá nhằm xác nhận giả định: "Mặc dù có những vấn đề phát sinh, nhưng trên thực tế và trong tương lai, Khách hàng vẫn là một doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt" và lập kế hoạch hành động trên cơ sở phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được

Bước 5 - Thực hiện kế hoạch

Ø  Tiếp xúc với Khách hàng

Ø  Tư vấn giúp đỡ Khách hàng tháo gỡ khó khăn : tư vấn, giúp đỡ và cùng Khách hàng tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh ngày một trầm trọng có thể dẫn tới phá sản. Cụ thể nhằm vào những hướng sau:

- Mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm.

- Đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản phẩm mới.

- Thay đổi chiến lược tiêu thụ sản phẩm.

- Loại bỏ một số hoạt động không sinh lời.

- Bán bớt tài sản, bán bớt một phần doanh nghiệp

Bước 6 - Quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch

Công việc quản lý và theo dõi bao gồm:

- Theo dõi sát kết quả tài chính hàng tháng, hàng quý.

- Quản lý những kết quả đạt được của những mục tiêu khác đặt ra trong kế hoạch này, ví dụ: Việc giảm hàng tồn kho hoặc các khoản nợ còn tồn đọng như đề nghị bán tài sản cố định; giảm nợ…

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top