ca dao

Khi xét đến nguồn gốc của văn học là xét đến điều kiện lịch sử nào, khách quan nào, nhu cầu xã hội tất yếu nào đã làm nảy sinh, phát triển và tồn tại của văn học. Ai cũng biết văn học là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhị của tư tưởng, có tác dụng sâu rộng và bền vững trong đời sống của con người. Do đó muốn làm chủ, muốn hiểu biết sâu sắc vai trò lớn lao của nó trong đời sống nhân dân, ta phải tìm hiểu nguồn gốc, bản chất và quy luật cơ bản đích thực của nó trong đời sống xã hội của con người. Văn được chia thành 2 loại: văn học dân gian và văn học viết.

Văn học dân gian là những sáng tác văn học tồn tại trong dân gian bằng phương thức truyền miệng. nó có tính vô danh , dị bản do không ai biết được rằng ai đã sáng tác nó mà được nghe từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng kia dẫn tới nhiều dị bản để phù hợp với phong tục tập quá của từng vùng. Văn học dân gian có nhiều chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giải trí nhưng tất cả đều nhằm mục đích phục vụ cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Văn học dân gian có nhiều thể loại

+ Sử thi: Đam Săn, Đẻ đất đẻ nước,  Con cháu mẹ Chép, Cây nêu thần,…

+ Truyền thuyết: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tháng Gióng,…

+ Truyện cổ tích: Tấm Cám, Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Sự tích con dã tràng,…

+ Truyện ngụ ngôn: (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi,…

+ Truyện cười: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều, Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau,…

+ Tục ngữ:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”  

+ Câu đố:

Da cóc mà bọc trứng gà,

Mở ra thơm nức cả nhà muốn ăn.

(Quả mít)

Một đàn cò trắng phau phau,

Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.

(Cái chén, bát)

+ Ca dao:

     Trời mưa trời gió đùng đùng

Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu

      Đem về trồng bí trồng bầu 

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

+ Vè:

Về loài vật, cây trái, sự vật: Vè chim chóc, Vè trái cây, Vè cá, Vè rau, Vè các thứ lúa, Vè rắn U Minh, Vè nói ngược, Vè nói láo,...

=> Kết luận chung:

    Tính truyền miệng và tính tập thể là hai đặc trưng cơ bản, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

    Trong sinh hoạt lao động, văn học dân gian đóng vai trò phối hợp với nhịp điệu của các hoạt động thực tiễn.

   Ví dụ: hò chèo thuyền, kéo gỗ, hò giã gạo, hò xay lúa, hò đạp lúa, hò kéo thuyền,…

    Văn học dân gian gây không khí để kích thích lao động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc.

Để làm rõ hơn về vấn đề văn học dân gian bắt nguồn từ lao động chúng ta đi tìm hiểu bài ca dao sau: 

 

“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

1.      a.     Các hình tượng trong bài ca dao trên:

-         Hình tượng thứ nhất cày đồng: đây là công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa kia phải chịu đựng khi không có các công cụ lao động hiện đại như bây giờ. Ngày nay, chỉ cần chiếc máy cày là có thể cày bon bon cả cánh đồng chỉ trong chốc lát.

-          Hình tượng thứ hai buổi ban trưa: cày đồng đã mệt nhọc mà lai là ban trưa thì sự mệt nhọc ấy lại gấp trăm lần. Hình ảnh này được tác giả dân gian chọn để khắc sâu và tô đậm công việc mệt nhọc, “cày đồng” của người nông phu. Điều này cho thấy không chỉ làm sang, làm chiều mà người nông dân còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nóng và gây cho con người cảm giác khó chịu nhất của một ngày.

-         Hình tượng mồ hôi – như mưa: hình ảnh này làm cho ta cảm nhận được tất cả sự mệt nhọc của người nông dân. Mồ hôi cứ rơi hoài, và nhiều đến nỗi được ví như mưa.

-          Hình tượng bát cơm đầy- dẽo thơm : đây là hình ảnh thể hiện thành quả lao động. Đó là kết tinh của đất trời, sự vất vả của người nông dân, khả năng chinh phục thiên nhiên và hơn cả thấm đậm triết lý gieo nhân nào gặt quả ấy.

1.      b.    Về nội dung và nghệ thuật:

Việt Nam là một nước nông nghiệp, với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, hiền lành, dũng cảm và giàu lòng yêu nước. Và đặc biệt hơn cả là dân ta rất ham lao động nhưng không vì thế mà bỏ qua các hình thái nghệ thuật văn hóa. Từ đấy ca dao, tục ngữ đã ra đời.

Thế ca dao là gì?

Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam lưu truyền qua năm tháng thời gian, lan tỏa theo hương đồng gió nội. Những vầng thơ dân dã ấy đã dễ dàng thấm sâu vào tâm hồn thơ bé của mỗi chúng ta qua điệu ru của mẹ, tiếng hát của bà. Làm cho chúng ta yêu vô cùng những bài ca dao nói về công việc nhà nông “hai sương một nắng”. Điển hình như bài ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

-         Hai câu đầu miêu tả cảnh cày đồng. Như gợi lên trước mắt chúng ta hình ảnh người nông dân đang lội bùn, tay cầm cày, theo sau con trâu dưới cái nắng ban trưa oi bức. Cả người và trâu đều phải làm việc vô cùng vất vả. Người nông dân phải làm sáng, làm chiều chưa đủ, họ còn phài làm vào cả buổi trưa mà thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ, ăn cơm và nghỉ trưa. Sau đó mới tiếp tục làm việc nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên mồ hôi “thánh thót” như “mưa ruộng cày”. Mồ hôi tuôn ra như mưa.

Từ tượng thanh “thánh thót” gợi tả mồ hôi rơi xuống từng giọt từng giọt liên tiếp, gieo vào không gian âm thanh “thánh thót”. Mồ hôi rơi thánh thót như thể ở trong từng  giọt mồ hôi có sự lao động, có sự lao lực, hòa tan vào đó.

Cái hay ở đây là tác giả dân gian đã nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Mặc dù có thậm xưng “mồ hôi như mưa ruộng cày” nhưng tác giả muốn so sánh thậm xưng để gợi tả công việc cày đồng vất vả, cực nhọc không thể nói hết. Và cái hay ở chỗ từ tượng thanh đặt đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với ruộng đồng. Mồ hôi của họ cứ rơi, rơi mãi như mưa vừa là so sánh mồ hôi với mưa vừa là biện pháp tu từ có mục đích nhấn mạnh sự mệt nhọc, vất vả của người nông dân.

Ngoài ra  chúng ta còn dễ dàng thấy rằng ở đây có hai yếu tố : mưa và mồ hôi. “Mưa” là hiện tượng thiên nhiên, yếu tố làm cho lúa tươi tốt, mồi hôi là sự bài tiết của con người.Ở đây tác giả dân gian vô cùng khéo léo khi ẩn ý  “mồ hôi” với “mưa” một cách thật  sáng tạo làm cho người đọc, người nghe thấm thía, cảm thông với bao nỗi vất vả của người nông dân. Rằng “mưa”, “mồ hôi” của người nông dân đã thấm vào đất làm cho lúa xanh tươi, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngầy ngậy.

Vầng ca dao đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân trên cánh đồng quê hương. Đó là một con người khỏe mạnh, dẻo dai, cần mẫn và chịu khó.

-         Tác giả như muốn nhắn gởi đến mọi người khi bưng bát cơm đầy phải nghĩ tới sự vất vả, mệt nhọc của người nông dân. Và cũng chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc, vất vả nhất, người lao động đã cất lên tiếng hát để gởi gắm lòng mình:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

“Ai” ở đây là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu hạt cơm mà lòng mẹ đã ban cho. Hai tiếng cảm than “ai ơi!” vang lên một cách tha thiết đã tạo nên âm điệu êm ái, ngọt ngào. Nó như là câu hát hay, lời nhắn nhủ sâu xa nhất. Mỗi khi bưng bát cơm đầy chúng ta phải ghi nhớ công ơn khó nhọc của người nông dân đã cuốc bẫm cày sâu, sản xuất ra lúa gạo cho nhân dân ấm no. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm thơm dẻo và trắng ngon. Câu ca sâu lắng, thấm thía bởi cho dù một hạt cơm đi nữa nhưng nó là biết bao nhiêu đắng cay, vất vả của người nông dân. Một hạt cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu, hơn thế nữa đắng cay là bao nhiêu để có được dẻo thơm là điều không thể tính toán được. Cái hay ở đây là nghệ thuật tương phản đặc sắc: dẻo thơm – đắng cay, một hạt – muôn phần hai hình ảnh này tương phản rất rõ nét làm cho chúng ta cần phải suy ngẫm nhiều về người nông dân, họ đã làm việc vô cùng mệt nhọc mà không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất đó là thành quả lao động của họ sẽ được mọi người tưởng nhớ đến công lao chứ không ngơi ca một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy long biết ơn đúng như đạo lí của dân tộc ta: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “uống nước nhớ nguồn”. Câu ca dao đã nâng nhận thức và cảm xúc cho mọi người về giá trị của bông lúa, hạt gạo, bát cơm dẻo thơm mà ta được thụ hưởng hằng ngày là đáng quý vô ngần. Chính vì thế, nhân dân ta mới gọi hạt gạo là “hạt vàng”, “hạt ngọc”. Với tất cả lòng tự hào, trân trọng tác giả Nguyễn Duy đã viết: “hạt gạo nôi hết thảy chúng ta no.”

Tóm lại, cũng như phần lớn những bài ca dao khác bài này được viết theo thể thơ sáu tám quen thuộc. Giọng thơ nhẹ nhàng, thấm thía, ngôn từ lựa chọn tinh tế, vừa giàu sức biểu hiện vừa đậm sắc thái biểu cảm: “thánh thót”, “dẻo thơm”, “đắng cay”, “bát cơm đầy”,… Các biện pháp tu từ ví von, so sánh, tương phản, đối lập được vận dụng sáng tạo để viết nên những vầng thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu.

TỔNG KẾT:

 

            Từ những điều trên đây chúng ta kết luận được rằng văn học bắt nguồn từ lao động. Người lao động muốn gửi gắm lòng mình bằng những lời văn, những điệu hò, những câu ca dao tục ngữ để  nhắn gửi đến mọi người những nỗi long, tình cảm, tâm sự của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: