C9:Vsao phải pt rủi ro DADT? Pp pt rủi ro?TH có trượt giá và lạm phát?

 

Câu 9 : Vì sao phải phân tích rủi ro dự án đầu tư? Phương pháp phân tích rủi ro của dự án? Trong trường hợp có trượt giá và lạm phát thì người ta phải làm gì?

1.Phải ptich rủi ro DAĐT vì

Rủi ro là điều hay xảy ra trong hđ sxkd đặc biệt trong hđ đtư

Nguyên nhân gây ra nên rủi ro

-Sự thay đổi của cơ chế, cuộc sống, pháp luật, do quan hệ quốc tế theo hướng ko có lợi cho nhà đtư.

-Sự biến động bất lợi của nhu cầu TT về giá cả sp, giá cả nguyên vật liệu.

-Do thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, tai nạn.

Do vậy, trong hđ kinh doanh và đtư phải xem xét các yếu tố rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp nhằm hạn chế tác động của rủi ro, đồng thời dự kiến mức độ cần đạt tới của hđ sxkd khi đk thuận lợi để bù lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra

2.Phương pháp phân tích rủi ro của dự án:

-pp toán xác suất

Thông thường để lựa chọn pp tối ưu trong số các p/án có thể có các nhà đtư thường tính kì vọng toán của các biến cố để cân nhắc

EV=∑(i=1-n) pi.qi

pi  là xác suất của biến cố i

qi  là giá trị của thu nhập ứng với biến cố i

m là số biến cố

Nếu EV > EV(giới hạn) : chấp nhận. Khi đó DA đtư vẫn có lãi tuy có tính đến độ rủi ro

Ý nghĩa của chỉ tiêu kì vọng EV : biểu thị mức độ tbình của giá trị biến cố thông qua đó nhà đtư quyết định có đtư hay ko hoặc có lựa chọn p/án này trong số các p/án có thể hay ko

Trong TH biến cố xra là có đk của những biến cố khác thì CT chung để tính EV là

EV=[∑(i=1-n) pi].[∑(j=1-m) pj.qj

pj là xác suất của biến cố j, biến cố j là biến cố có đk của biến cố i

qj là giá trị của biến cố j

m là số biến cố có đk của biến cố i

p(i)là xác suất của biến cố i

n là số biến cố i

+Xđ sự mạo hiểm = độ lệch mẫu

δ ^2={∑(i=1-n) [q(tb)-q(i)]^2}.p(i)

Dự án có δ thấp thì an toàn hơn

-Phương pháp tính tỷ suất chiết khấu có điều chỉnh theo độ rủi ro

r(rủi ro)=r(giới hạn)/(1-p)

 p là xác suất xra rủi ro

Ý nghĩa : với xác suất rủi ro là p% thì tỷ suất chiết khấu của DA cần phải đạt đc là r(rủi ro)(%) thì nhà đtư mới q/định đtư

3.Trong trường hợp có trượt giá và lạm phát, ta làm theo 2 pp sau

-Pp1 :ptich theo tiền tệ trượt giá

 +Tiến hành điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trượt giá  nhằm phản ánh đúng các khoản thu, chi thực tế của DA

+Điều chỉnh tỷ suất chiết khấu r theo tỷ lệ lạm phát theo công thức sau :

r(lf)= (1+r)(1+f) -1

r : tỷ suất chiết khấu khi chưa có lạm phát

f là tỉ lệ lạm phát

r(lf) là tỷ suất chiết khấu có tính đến lạm phát

+sd tỷ suất chiết khấu có tỉ lệ lạm phát để tính các chỉ tiêu hiệu quả TC của DAĐT

-Pp 2 : phân tích theo tiền tệ ko trượt giá

+Điều chỉnh các khoản thu chi của DA theo tỷ lệ % trượt giá

+Loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản thu chi của DA

+Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi tỷ suất chiết khấu

r=(1+r(lf) /1+f)-1

trong đó

r(lf): tỷ suất chiết khấu đã bao hàm cả yếu tố lạm phát

f : tỷ lệ lạm phát

r : tỷ suất chiết khấu đã loại trừ đc yếu tố lạm phát

+Dùng tỷ suất ck này để tính chỉ tiêu hiệu quả TC của DA

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: