c8: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xh và ý thức xh.Ý nghĩa ppl
Câu 8: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội . Ý nghĩa phuơng pháp luận của mối liên hệ này?
.Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hộ (1,5đ)i.
Khái niệm tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội v bao gồm các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số... trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất .
Khái niệm ý thức xã hội : Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận ... là sự phản ánh của tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Kết cấu của ý thức (1,5đ)
•Ý thức xã hội thông thường : Là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. Nhưng ý thức đời thường gần với hiện thực trực tiếp. Những kinh nghiệm của ý thức đời thường đôi khi là vô giá, cung cấp nhiều thông tin cho các khoa học cụ thể, triết học và nghệ thuật.
Ý thức thơng thường hình thành tâm lý xã hội - phản ánh trực tiếp điều kiện sống hàng ngày, phản ánh bề mặt của tồn tại xã hội, không có khả năng vạch ra được bản chất của sự vật, hiện tượng. Những quan niệm của con người ở trình độ tâm lý còn mang tính chất kinh nghiệm, như là tình cảm, ước muốn , thói quen, tập quán ...
Ý thức lý luận : Là toàn bộ những tư tưởng , quan điểm của xã hội được hệ thống hóa hợp lý, thành chỉnh thể các mối liên hệ bản chất tất yếu, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.
Ý thức lý luận hình thành hệ tư tưởng - bao gồm sự đánh giá một cách có hệ thống về hiện thực xã hội trên lập trường của một giai cấp nhất định, xây dựng hệ thống những quan điểm về uy quyền của một giai cấp•
- Sự tác động qua lại giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội:
Cả hai đều có nguồn gốc là tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội.
So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng phản ánh sâu sắc hơn tồn tại xã hội, làm gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội, thúc đẩy tâm lý xã hội phát tiển theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh có lợi cho sự tiến bộ xã hội.
Ngược lại, tâm lý, tình cảm giai cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tư tưởng của giai cấp. Với tâm lý xã hội, với thực tiễn cuộc sống sinh độngvà phong phú sẽ giúp cho hệ tư tưởng xã hộibới sơ cứng, bớt sai lầm.
- Tính giai cấp của ý thức xã hội :
Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội, cũng như ở hệ tư tưởng xã hội. Về mặt tâm lý xã hội mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen riêng, có thiện cảm, hay ác cảm với tập đoàn xã hội này hay tập đoàn xã hội khác. Ở trình độ hệ tư tưởng thì tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện sâu sắc hơn.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì tư tưởng thống trị bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế - chính trị. Giai cấp bị trị chịu ảnh hưởng của giai cấp thống trị.
Tính giai cấp của ý thức xã hội không phủ nhận đặc điểm vai trò của ý thức cá nhân.
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội( 2đ)
Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Nhưng ý thức xã hội không hoàn toàn thụ động, nó có tính năng động, có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình .
* Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây :
- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội . Do sức mạnh của thói quen, tập quán truyền thống, do những lực lượng xã hội, đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm mọi cách duy trì ý thức cũ, chống lại ý thức xã hội mới tiến bộ hơn.
- Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học . Tư tưởng của con người, nhất là tư tưởng triết học, khoa học, nghệ thuật có thể đóng vai trò dự báo tương lai, tìm ra được khuynh hướng phát triển chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
- Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội. Những quan điểm và lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không, mà được tạo nên trên cơ sở những tài liệu lý luận của các thời đại trước, tức là có quan hệ kế thừa với ý thức tư tưởng của thời đại trước.
* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại xã hội, nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau .
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội :Đây là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ý thức tiến bộ - cách mạng : Thúc đẩy xã hội phát triển
Ý thức lạc hậu : ngăn cản sự phát triển của xã hội .
Tóm lại : Ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhưng nó có tính độc lập tương đối của nó. Vì vậy nếu chỉ thấy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách máy móc, sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, không thấy vai trò của tồn tại xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top