C6-8
CÂU 6: Trình bày đặc điểm nước ta sau khi ký hiệp định Giơnever năm 1954 và đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam 1954-1975?
a. Đặc điểm nước ta:
- Thuận lợi:
+ Tình hình TG: TG chia làm 2 phe, hệ thống XHCN ngày càng lớn mạnh, đặc biệt
là tiềm lực của Liên xô.Phong trào GPDT tiếp tục phát triển.Phong trào hòa bình dân chủ ở các nước TB ngày càng lên cao
+ Trong nước: miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và trở thành hậu phương vững
chắc cho CM miền Nam. Thế và lực CM đã lớn mạnh sau 9 năm trường kì k/c chống TD Pháp. Toàn thể dân tộc có ý thức độc lập và thống nhất tổ quốc.
- Khó khăn:
+ Mĩ có tiềm lực về kinh tế, quân sự hùng mạnh. TG bắt đầu bước vào thời kì chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Sự xuất hiện bất đồng trong hệ thống XHCN, nhất là TQ và Liên xô
+ Đất nước ta chia làm 2 miền: miền Bắc lạc hậu, miền Nam là thuộc địa kiểu mới
của Mĩ.
+ Đặc điểm bao trùm của CMVN là 1 Đảng lãnh đạo, thực hiện 2 nhiệm vụ cách
mạng khác nhau ở 2 miền
b. Đường lối chiến lược:
Nội dung của đường lối: được hoàn thiện tại ĐH 3 (5-10/9/1960)
- Nhiệm vụ chung:đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ cách mạng
ở 2 miền để thống nhất đất nước, tăng cường sức mạnh của phe XHCN, bảo vệ
hòa bình ở khu vực Đông Nam Á và trên TG.
- Nhiệm vụ chiến lược:(2)
+ Miền Bắc: tiến hành CM XHCN
+ Miền Nam: giải phóng khỏi thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai để thống nhất
nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ dân tộc dân chủ trên cả nước
- Mục tiêu chung của chiến lược: 2 nhiệm vụ CM ở 2 miền đều nhằm giải quyết
mâu thuẫn chung của dân tộc ta với đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện mục tiêu
chung trước mắt là hòa bình thống nhất tổ quốc
- Mối quan hệ của CM 2 miền:QH mật thiết với nhau trong đó MB là hậu phương
lớn, do vậy nó giữ vai trò quyết định nhất đến sự pt của CM miền Nam. Miền
Nam giữ vai trò trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng đất nước, thống nhất nước
nhà.
- Con đường thống nhất đất nước: trước tiên vẫn kiên trì theo con đường hòa bình.
Tuy nhiên phải đề cao cảnh giác nếu địch gây chiến tranh xâm lược MB.
- Triển vọng của CMVN: là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, khó khăn nhưng nhất
định thắng lợi
c. Nhận xét:
- Đg lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của đảng giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc và CNXH nên đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp, tranh thủ đc sự giúp đỡ của
cả LX VÀ TQ, kết hợp nội lực và ngoại lực
- Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong hoạch định đường lối
- Đường lối chung của cả nước và đường lối CM của mỗi miền là cơ sở của Đảng ta chỉ đạo quân và dân ta thực hiện tốt các nhiệm vụ CM
CÂU 7: Trình bày kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân của chủ trương công nghiệp hóa XHCN thời kì 1960-1985. Nói rõ đặc trưng cơ bản của công nghiệp hóa thời kì này.
Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a.Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa
- Một là, cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.
-Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo cơ câu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả nhất định: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỉ trọng nông lâm và thủy sản giảm. Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dich tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghiệp theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, gắn với thị trường.
-Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã gọp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Điều đó góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
b. Hạn chế và nguyên nhân
•Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nên kinh tế quốc dân.
Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
•Những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân:
+ Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa.
+ Về chủ quan, chúng ta mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư… Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý trí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa.
Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới
Nhìn chung trong thời kỳ 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường.
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
CÂU 8: Trình bày mục tiêu, quan điểm và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà ĐCSVN đã đề ra.
-Khái niệm CNH-HĐH: là sự chuyển đổi căn bản từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc hiện đại tạo nên năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm nâng cao đời sống của nhân dân.
-Mục tiêu:
+ Mục tiêu lâu dài là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
+ Mục tiêu trước mắt là đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với kinh tế tri thức, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
-Quan điểm:
- Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
- Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Định hướng:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nôngthôn,nôngdân.
·Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.
·Giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.Chú trọng dạy nghề.Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo...
+ Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
·Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, chế tác, phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh. Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước. Hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật ...
·Phát triển ngành dịch vụ có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Mở rộng và nâng cao các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch...
·Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; phục vụ đời sống khu vực nông thôn...
+ Phát triển kinh tế vùng:
·Có cơ chế chính sách phù hợp, để các vùng phát huy lợi thế, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng.
·Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc,Trung và Nam.
+ Phát triển kinh tế biển:
·Thực hiện chiến lược phát triển kinh tếbiển có trọng tâm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.
+ Chuyểndịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ
·Phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu đồng bộ, chất lượng cao;giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.
·Chú trọng phát triển công nghệ cao. Kết hợp hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài.
·Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính.
+ Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên
·Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gi; ngăn chặn, xử lý các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường.
·Hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.
·Kế hoạch hóa gia đình, giảm gia tăng dân số...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top