c3banchatmuaban
3.1. Bản chất và các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa.
3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa
3.1.2.1. Tính hữu hình của đối tượng trao đổi
Sản phẩm đưa ra thị trường trao đổi tồn tại ở dạng vật thể hữu hình, nên các chủ thể
thương mại có thể dùng các giác quan để cảm thụ về hàng hoá.
Nhà kinh doanh, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước đều có thể dễ dàng hơn
trong việc nhận biết sản phẩm về số lượng, chất lượng, mức độ công năng, lợi ích và sự
an toàn của sản phẩm đối với người sử dụng.
3.1.2.2. Sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm trong trao đổi
Dù các giao dịch có đa dạng thế nào chăng nữa, trong thương mại hàng hoá, kết
thúc quá trình mua bán quyền sở hữu về sản phẩm sẽ chuyển từ người bán sang người
mua. Tuy nhiên, người mua không được sở hữu về tài sản trí tuệ hay bản quyền, nhãn
hiệu sản phẩm đó.
3.1.2.3. Lưu thông hàng hoá tách rời sản xuất và tiêu dùng
Chức năng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng đối với hàng hoá tương đối độc lập với
nhau. Đối với nhà sản xuất, có thể sản xuất ra bán ngay hoặc chưa bán, người tiêu dùng
mua hàng hoá nhưng chưa sử dụng, còn đối với nhà thương mại có thể mua nhưng chưa
bán, hoặc bán nhưng lại chưa mua.
3.1.2.4. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các khâu của quá trình lưu thông
Quá trình lưu thông hàng hoá bao gồm quá trình mua, bán, vận chuyển và dự trữ
kho hàng. Nhìn nhận tổng thể quá trình lưu thông, hàng hoá chỉ thoát khỏi quá trình sản
xuất và vân động tới tiêu dùng nếu có sự thống nhất và kết hợp các quá trình bộ phận lưu
chuyển hàng hoá (mua, bán) và giao nhận (vận chuyển và kho hàng). Tuy nhiên, ở từng
khâu của quá trình lưu thông lại có sự mâu thuẫn và tách rời giữa lưu chuyểnhàng hoá và
giao nhận, hoặc mâu thuẫn trong từng quá trình bộ phận đó.
3.1.3. Các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa
Có nhiều phương thức mua bán được sử dụng trong thương mại hàng hoá. Mỗi
phương thức mua bán, trao đổi thương mại đều có đặc điểm riêng, bao gồm những hình
thức cụ thể và có ý nghĩa thực tiễn ở các góc độ nghiên cứu khác nhau.
Đối với nhà kinh doanh, đòi hỏi vận dụng các phương thức mua bán hoặc xuất nhập
khẩu phù hợp với từng loại hàng hoá, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và hoàn
cảnh cụ thể của môi trường thương mại . http://www.ebook.edu.vn 18
Đối với nhà nước, cần có chính sách khuyến khích phát triển các phương thức kinh
doanh tiến bộ, đa dạng, tạo thuận lợi về hành lang pháp lý cho doanh nghiệp sử dụng các
phương thức đó mà không gặp các trở ngại, rủi ro trong chính sách thương mại, đồng thời
bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bán và người mua, nhà sản xuất và người tiêu
dùng.
Dưới đây là một số phương thức mua bán chủ yếu:
3.1.3.1. Mua bán buôn và mua bán lẻ
Mua bán buôn là phương thức trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể nhà sản xuất,
thương nhân nhưng hàng hoá vẫn còn trong khâu lưu thông, chưa đến lĩnh vực tiêu dùng.
Mua bán buôn và dự trữ kho hàng thường với khối lượng lớn. Thời gian chu chuyển hàng
hoá và thu hồi vốn nhanh. Thanh toán thông qua ngân hàng thương mại và sử dụng các
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Mua bán lẻ là phương thức trao đổi giưã các chủ thể người sản xuất, thương nhân và
người tiêu dùng, hàng hoá ra khỏi lưu thông và bắt đầu đến lĩnh vực tiêu dùng. Mua bán
lẻ và dự trữ kho hàng với khối lượng nhỏ. Chu chuyển hàng hoá và thu hồi vốn chậm.
Thanh toán trực tiếp và sử dụng tiền mặt trong thanh toán là chủ yếu.
3.1.3.2. Mua bán trực tiếp và qua trung gian
Mua bán trực tiếp là phương thức mà các chủ thể người mua, người bán trực tiếp
quan hệ, giao dịch và trao đổi hàng hoá-tiền tệ, không có sự xuất hiện của người thứ 3.
Mua bán trực tiếp có phân biệt giữa hoạt động nội thương và ngoại thương (về trụ sở của
người giao dịch, đồng tiền thanh toán, sự di chuyển của hàng hoá). Mua bán trực tiếp
diễn ra trên cả thị trường bán buôn và bán lẻ, trong các cửa hàng, trung tâm thương mại,
siêu thị và các chợ.
Mua bán qua trung gian. Trong thương mại không phải các nhà sản xuất và người
tiêu dùng đều có điều kiện để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp, mà phải tiến hành giao
dịch thương mại qua trung gian, tức người thứ 3. Nhiều hàng hoá xuất khẩu không qua
chế biến, ở dạng thô, hàng nguyên liệu công nghiệp hay dây chuyền công nghệ không
tiếp cận được thị trường nguồn... đều phải mua bán qua trung gian thương mại.
3.1.3.3. Mua bán qua đại lý và môi giới
Mua bán qua đại lý. Người sản xuất muốn trao đổi mua bán với nhau hoặc với
người tiêu dùng, trong trường hợp này phải qua đại lý. Đại lý là người đại diện mua, bán
hoặc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho người khác. Họ không bỏ tiền ra mua, bán hàng và
không chịu những rủi ro trong kinh doanh thương mại thay người uỷ thác. Họ có thể là
pháp nhân hay thể nhân tiến hành một hoặc một số hành vi thương mại theo sự uỷ thác
của người uỷ thác. Quan hệ giữa họ và người uỷ thác thể hiện trong các hợp đồng đại lý.
Họ được hưởng một khoản hoa hồng nhất định theo kết quả mua bán theo thoả thuận http://www.ebook.edu.vn 19
trong hợp đồng. Những mặt hàng áp dụng phương thức mua bán này thường có quy mô
sản xuất lớn, tính chuyên môn hoá cao và được tiêu chuẩn hoá.
Mua bán qua môi giới. Trong trường hợp nay giữa người mua và người bán không
tiến hành các quan hệ và giao dịch trực tiếp mà thông qua môi giới. Người môi giới cũng
không bỏ vốn ra kinh doanh như người đại lý, mà chỉ chắp nối các quan hệ trao đổi thông
qua cung cấp các thông tin, tư vấn, làm cầu nối cho người mua, người bán tiếp xúc, ký
kết hợp đồng và triển khai hoạt động thương mại có hiệu quả. Họ được hưởng hoa hồng
từ cả người bán và người mua theo thoả thuận của mỗi lần giao dịch với người uỷ thác.
Người môi giới có thể được người bán hoặc người mua uỷ thác cả công việc bán và mua
hàng hoá. Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp người bán không biết
người mua hoặc ngược lại, ngoài ra còn có những yếu tố khác như năng lực giao dịch
trực tiếp bị hạn chế...
3.1.3.4. Mua bán truyền thống và qua mạng internet
Mua bán truyền thống. Đây là phương thức phổ biến, mang tính truyền thống lâu
đời trong lịch sử. Người bán và người mua phải tiếp xúc với nhau tại các địa điểm nhất
định để thực hiện các giao dịch mua bán và thanh toán. Các quan hệ mua bán diễn ra theo
hợp đồng hoặc không nhất thiết phải có thoả thuận từ trước.
Mua bán qua mạng internet. Khác với phương thức mua bán truyền thống, phương
thức trao đổi này sử dụng mạng internet để tiến hành các giao dịch mua bán hoặc xuất
nhập khẩu. Phương thức này luôn luôn phải dựa vào nền tảng công nghệ thông tin, viễn
thông. Trong nền kinh tế số hoá, khi thương mại điện tử phát triển, các giao dịch thương
mại về cơ bản sẽ không cần đến giấy tờ.
Trên thực tế, mua bán qua mạng có thể khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối cùng,
nhưng cũng có thể kết hợp với các giao dịch của phương thức thương mại truyền thống
(chẳng hạn, tìm kiếm thông tin, đặt hàng qua mạng nhưng giao hàng và thanh toán thì
người mua trả tiền trực tiếp cho người bán hoặc người được uỷ quyền). Các hình thức cụ
thể về mua bán qua mạng tuỳ thuộc vào hạ tầng của thương mại điện tử và thói quen của
các chủ thể kinh doanh.
3.1.3.5. Mua bán thanh toán ngay và mua bán chịu
Mua bán thanh toán ngay có thể áp dụng cho toàn bộ lô hàng hoặc cả hợp đồng hoặc
giao hàng đén đâu thanh toán đến đó. Mua bán chịu áp dụng trong trường hợp giao hàng
trước thanh toán sau. Ngoài ra trong thương mại hàng hoá quốc tế còn có các kỹ thuật
thanh toán khác.
3.1.3.6. Các phương thức khác
Trong thương mại hàng hoá còn có các phương thức khác như: http://www.ebook.edu.vn 20
Tạm nhập tái xuất: Là phương thức xuất khẩu trở lại nước ngoài (ở nước tái xuất)
đối những sản phẩm trước đây đã nhập khẩu, nhưng chưa qua chế biến. Phương thức mua
bán này phản ánh giao dịch thương mại của 3 bên: nước xuất khẩu, nhập khẩu và nước tái
xuất. Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất rồi đi tiếp đến nước nhập khẩu.
Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Phương thức
này bao gồm cả hình thức chuyển khẩu (hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước
nhập khẩu).
Buôn bán đối lưu: Là phương thức hàng đổi hàng trong đó hoạt động mua và bán
kết hợp chặt chẽ với nhau, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi tương
đương với nhau về giá trị. Phương thức này phản ánh hoạt động không phải vì mục đích
tiền tệ, mà là một lượng hàng hoá có giá trị tương đương. Yêu cầu cơ bản của giao dịch
thương mại là sự cân bằng (về mặt hàng, giá, tổng trị giá, điều kiện giao hàng). Buôn bán
đối lưu còn có các hình thức bù trừ, bồi hoàn).
Xuất nhập khẩu tại chỗ: Là phương thức mua bán giữa một bên trong nước với một
bên nước ngoài nhưng thông qua thể nhân hoặc pháp nhân của nước này đang hiện diện ở
nước bên kia và ngược lại. Trong trường hợp này, hàng hoá không có sự di chuyển qua
biên giới của nước có quan hệ trao đổi thương mại. Phương thức này phù hợp và áp dụng
ngày càng phổ biến ở các nước tham gia vào tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc
tế.
Gia công thương mại: Là phương thức trao đổi mà bên nhận gia công tiếp nhận vật
tư, nguyên liệu do bên đặt gia công giao hoặc bán cho, cùng bản vẽ thiết kế và tiến hành
lắp ráp, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật đã quy định trước, sau đó giao hoặc bán
lại hàng hoá cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công sẽ nhận được một khoản thù lao
(gọi là phí gia công) theo thoả thuận trong hợp đồng. Đây là phương thức thường được áp
dụng trong thương mại quốc tế đối với các nước đang phát triển (nơi có nhiều lao động,
giá nhân công thấp ) trong một số lĩnh vực như dệt may, da giày,...
Đấu giá: Là phương thức mua bán đặc biệt, trong đó hàng hoá được tổ chức bán
công khai tại một địa điểm nhất định, những người mua được xem trước hàng hoá, tự do
cạnh tranh về giá và cuối cùng hàng hoá được bán cho người trả giá cao nhất. Những mặt
hàng áp dụng phương thức mua bán này thường là những hàng hoá khó tiêu chuẩn hoá.
Đấu thầu: Là phương thức mua bán đăc biệt, trong đó người mua (là người gọi
thầu) công bố các điều kiện mua hàng để người bán (người dự thầu) báo giá cả và các
điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và điều kiện
về tín dụng, giao hàng phù hợp hơn cả so với yêu cầu mà người mua đã đưa ra. Phương
thức này áp dụng phổ biến trong mua sắm (đấu thầu mua hàng) và thi công (đấu thầu dịch
vụ xây lắp) cấc công trình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top