c17-cttn

Câu 7: Vì sao trong TKQĐ lên CNXH tồn tại nhiều hình thức phân phối? Nội dung các hình thức phân phối cơ bản ở nước ta hiện nay.

-Phối là một khái niệm rộng, tùy theo góc độ xem xét mà có những nội dung phân phối khác nhau: phân phối tổng sản phẩm, phân phối TLSX, TLLĐ, phân phối theo lao động, theo vốn, theo giá trị tài sản...đóng góp vào sản xuất kinh doanh.

- Mỗi một PTSX có một mối quan hệ phân phối khác nhau, phân phối là một mặt của QHXH, do quan hệ sở hữu TLSX chi phối và quyết định.

- Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất, do sản xuất quyết định.

* Tính tất yếu khách quan của nhiều hình thức phân phối thu nhập cá nhân trong TKQĐ ở nước ta được quy định bởi các yếu tố sau:

- Do yêu cầu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau của nền kinh tế nhiều thành phần.

- Lực lượng sSX ở nước ta còn kém phát triển, do đó để huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển SX phải thực hiện nhiều hình thức phân phối khác nhau tương ứng với sự đóng góp của các nguồn lực đó.

- Nước ta đang trong thời kỳ hình thành và phát triển KTTT theo định hướng XHCN, do đó quan hệ phân phối cũng phải là sự kết hợp các hình thức phân phối của cơ chế thị trường (phân phối theo vốn) với các hình thức phân phối của CNXH (phân phối theo lao động).

* Các hình thức phân phối cơ bản ở nước ta hiện nay:

a, Phân phối theo lao động: Đây là nguyên tắc phân phối cơ bản dưới CNXH. Đóa là nguyên tắc phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp cho xã hội, không phân biệt giới tính màu da, tuổi tác, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Thực chất của nguyên tắc này là phân phối theo hiệu quả mà người lao động đã cống hiến.

+ Nguyên tắc phân phối theo lao động yêu cầu:

Trong điều kiện như nhau, lao động như nhau thì trả công ngang nhau, lao động khác nhau thì trả công khác nhau.

Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể trả công khác nhau hoặc lao động khác nhau có thể trả công bằng nhau.

+ Phân phối theo lao động không có nghĩa là người lao động sẽ nhận được toàn bộ những gì mà họ đã cống hiến cho xã hội mà họ chỉ nhận được phần còn lại của tổng SPXH sau khi đã khấu trừ đi các phần cần thiết như: Khoản để bù đắp cho những TLSX đã hao phí (mở rộng sản xuất, lập quỹ dự trữ hoặc quỹ bảo hiểm đề phòng tai nạn, những rối loạn do những hiện tượng thiên nhiên gây ra...), khoản để bù đắp chi phí quản ly chung, không trực tiếp thuộc về sản xuất (quản ly hành chính, ANQP), khoản để đáp ứng yêu cầu chung (trường học, bệnh viện, nhà trẻ, nhà dưỡng lão...), khoản lập quỹ cần thiết để nuôi dưỡng những người không có khả năng lao động.

Phần còn lại sẽ được phân phối theo tỷ lệ với lao động của người lao động đã cống hiến.

Việc khấu trừ như vậy là cần thiết vì tổng SPXH sản xuất ra ngoài việc bảo đảm lợi ích nhu cầu trực tiếp của người lao động mà còn phải đảm bảo cho cuộc sống chung của cả cộng đồng trong hiện tại và tương lai.

+ Phân phối theo lao động là một tất yếu khách quan dưới CNXH. Trong TKQĐ nó được thực hiện trong thành phần kinh tế nhà nước và một phần trong kinh tế tập thể vì:

- TP KTNN và KTTT dựa trên chế độ về công hữu về TLSX do đó mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau nên phải lấy lao động làm căn cứ để phân phối.

- Có sự khác biệt giữa những người lao động về thái độ lao động, tổ chức và trình độ lao động...

- LLSX tuy đã phát triển nhưng vẫn chưa đến mức đủ để phân phối theo nhu cầu do đó phải thực hiện phân phối theo lao động.

+ Tác dụng của việc phân phối theo lao động:

- Kết hợp chặt chẽ vói lợi ích kinh tế với kết quả SXKD đảm bảo cho ai đóng góp nhiều, lao động giỏi thì sẽ có thu nhập cao và ngược lại từ đó kích thích tính tích cực của người lao động làm cho họ ra sức học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, phát huy sang kiến cải tạo kĩ thuật...

- Góp phần giáo dục thái độ, tinh thần và kỷ luật lao động đúng đắn cho người lao động, chống lại những kẻ lười lao động, thiếu ‎y thức trách nhiệm...

+ Hạn chế của phân phối lao động: mọi người lao động có thể lực trí lực hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, nên phân phối theo lao động chưa hoàn toàn bình đẳng vì không thể đáp ứng nhu cầu như nhau, với một công việc như nhau nhưng trên thực tế người này vẫn được lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia...

b, Phương pháp thông qua phúc lợi tập thể: Đây là nguyên tắc phân phối ngoài thu lao lao động được thực hiện thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội để xây dựng phúc lợi chung như nhà ăn tập thể, nhà trẻ trường học, câu lạc bộ, bệnh viện...nó được áp dụng nhằm khắc phục trong chừng mực nhất định những hạn chế của nguyên tắc phân phối theo lao động.

- Tác dụng của việc phân phối thông qua quỹ phúc lợi tập thể, xã hội.

+ Nâng cao thêm mức sống của toàn dân nhất là đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, rút ngắn sự chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng.

+ Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trong CNXH vì đó là những điều kiện vật chất và tinh thần, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người, để qua đó phát huy năng lực sáng tạo, năng khiếu cá nhân, tính tích cực của mọi thành viên trong xã hội.

+ Giáo dục y thức cộng đồng

 Xã hội càng phát triển thì các quỹ phúc lợi tập thể càng tăng càng thể hiện được tính ưu việt của CNXH.

c, Phân phối theo vốn: là nguyên tắc phân phối thu nhập theo dựa trên cơ sở sở hữu giá trị tài sản hay vốn đóng góp vào quá trình SXKD. Thực chất đây là hình thức phân phối theo quyền sở hữu lao động quá khứ để nhận một phần sản phẩm thặng dư.

- Trong TKQĐ nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Tương ứng với mọi thành phần kinh tế là một quan hệ sở hữu đặc trưng về TLSX, do đó có những quan hệ phân phối khác nhau.

- Trong các cơ sở kinh tế có yếu tố đầu vào là tư bản(TB) và lao động làm thuê thì nguyên tắc phân phối thống trị là phân phối theo tư bản và giá cả sức lao động.

- Với thành phần kinh tế cá thể, chủ thể vừa là người lao động vừa là người sở hữu. họ tự phân phối và tự quyết định lấy quan hệ tích lũy và tiêu dùng

- Ở các công ty cổ phần, cổ đông là những đối tượng khác nhau: có thể là nhà nước, tập thể, tư nhân...ngoài ra còn một bộ phận đáng kể nguồn vốn được huy động dưới hình thức như: tiền gửi tiết kiệm, công trái, trái phiếu... thực chất là vốn vay. Vốn tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, có thể phân thành các hình thức chủ yếu sau:

+ Vốn tự có của các chủ doanh nghiệp độc lập

+ Vốn cổ phần của các cổ đông đóng trong công ty cổ phần và của các xã viên trong HTX

+ Vốn cho vay

Chủ sở hữu các nguồn vốn trên được quyền hưởng lợi ích hợp pháp từ sở hữu các tài sản từ vốn đó.

Trong thành phần KT TBNN việc phân phối ở đây cũng được thực hiện theo nguyên tắc vốn góp.

 Việc thực hiện nguyên tắc phân phối theo vốn góp hay theo tài sản là tất yếu khách quan, nó có tác dụng to lớn trong việc khai thác tối đa mọi tiềm năng về vốn trong các thành phần kinh tế, trong các tầng lớp dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho SXKD để phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: