C17-C20
Câu 17: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, tác hại của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
1. Hao mòn hữu hình:
a. KN: là sự hao mòn về vật chất làm giảm sút tính năng kĩ thuật của TSCĐ dẫn đến hư hỏng từng phần hoặc hư hỏng toàn bộ rồi phải thải TSCĐ ra khỏi sx.
b. Nguyên nhân:
- Nhóm liên quan đến thiết kế chế tạo: do chất lượng thiết kế không đảm bảo, do chất lượng của nguyên vật liệu dùng để chế tạo TSCĐ đó, do trình độ lắp giáp và trình độ chế tạo.
- Nhóm liên quan đến sử dụng: do điều kiện làm việc, do chế độ làm việc, do trình độ của người sd, do chất lượng của nhiên liệu và năng lượng của TSCĐ đó sd, do chế độ bảo dưỡng, bảo quản.
- Nhóm liên quan đến điều kiện tự nhiên khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa…
c. Tác hại:
- Chất lượng sd giảm: năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chi phí nhiên liệu và năng lượng tăng, độ tin cậy trong sd giảm.
- Thiệt hại do ngừng sx để sữa chữa.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Không an toàn cho người sd.
2. Hao mòn vô hình:
a. KN: là sự làm mất giá TSCĐ theo thời gian do người ta đã chế tạo ra các TSCĐ mới giống TSCĐ cũ nhưng giá rẻ hơn hoặc chế tạo ra các TSCĐ mới có công dụng như TSCĐ cũ nhưng tính năng kĩ thuật cao hơn mà giá vẫn như cũ.
b. Nguyên nhân:
- Do năng suất lao động và trình độ tổ chức quản lý trong khâu chế tạo ra TSCĐ ngày càng cao => giá rẻ (hao mòn đô thị loại 1).
- Do tiến bộ KHKT trong khâu chế tạo ra TSCĐ nên đã chế tạo ra TSCĐ có tính năng kỹ thuật cao hơn nhưng giá vẫn như cũ còn được gọi là hao mòn vô hình loại 2
c. Tác hại:
- Đối với hao mòn vô hình loại 1: làm cho giá thành của sản phẩm đắt lên, không thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu nếu phải đánh giá lại TSCĐ.
- Đối với hao mòn vô hình loại 2: nếu vẫn giữ nguyên TSCĐ cũ để sd làm cho năng suất lao động thấp, chi phí nhiên liệu năng lượng tốn hơn, thu nhập thấp hơn. Nếu thay thế TSCĐ cũ bằng TSCĐ mới khi chưa hết niên hạn sd thì sẽ không thu hồi đủ vốn đầu tư
Câu 18: Trình bày các phương pháp khấu hao TSCĐ:
- KN: Là sự phân bổ 1 cách có hệ thống từ nguyên giá hoặc nguyên giá đánh giá lại vào chi phí sx kinh doanh nhằm thu hồi lại số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra.
1. Phương pháp khấu hao đều theo thời gian:
- Theo quy luật tuyến tính.
K= A/N hoặc K = A/T
+ A: giá trị của tài sản tính khẫu hao.
\ A = Go: nguyên giá của tài sản tính khấu hao.
\ A = Gđgl: nguyên giá đánh giá lại.
\ A = Go – Gđ, Gđ: giá trị đào thải của TSCĐ.
- Tỉ lệ khấu hao:
M = 100. K/Go
- Ưu nhựơc điểm:
+Ưu điểm:
\ Đơn giản dễ tính toán, dễ lập kế hoạch khấu hao và dễ lập đầu tư TSCĐ.
\ Vì số tiền khấu hao tính vào giá thành sản phẩm hàng năm và đều đặn nên làm cho giá thành ổn định trong suốt thời gian tính khấu hao. Nếu các yếu tố khác của giá thành như nguyên vật liệu, tiền lương không thay đổi.
+ Nhược điểm:
\ Khả năng thu hồi vốn chậm do đó làm chậm đổi mới kỹ thuật.
\ Không thay đổi linh hoạt theo tình hình thị trường.
\ Khi sử dụng phương pháp này thì số tiền khấu hao và tình hình hư hỏng của TSCĐ không thống nhất vì mức độ hao mòn của TSCĐ theo trạng thái vật chất diễn ra theo quy luật phi tuyến.
2. Phương pháp khấu hao cân đối giảm dần (KH nhanh), phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
- Những năm đầu khấu hao nhiều, những năm sau giảm dần.
+ Số tiền khấu hao năm thứ t:
\ : giá trị còn lại của tài sản ở cuối năm thứ t-1 hay đầu năm thứ t
\ M: tỷ lệ khấu hao không đổi hàng năm
\ Gđ: giá trị đào thải
\ Go: nguyên giá
\ N: thời hạn khấu hao
3. Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm( KH nhanh):
+ Số tiền khấu hao ở năm thứ t:
t: Năm cần tính khấu hao
N: thời hạn khấu hao
4. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Số tiền khấu hao ở năm thứ t:
\ MĐC: tỷ lệ khấu hao không đổi hàng năm có điều chỉnh
MĐC = Mđ.K
\ Mđ: tỷ lệ khấu hao đều
\ K: hệ số điều chỉnh
T = 1-4 năm: k=2,5
T= 4-6 năm : k=2
T > 6 năm : k = 1,5
5. Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Ksp = A/Q
- Ksp: số tiền khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm.
- Q: Số lượng sản phẩm dự kiến sx ra trong suốt thời gian sd TSCĐ
- Số tiền khấu hao ở năm thứ t:
Kt = Qt . Ksp
+ Qt: số lượng sản phẩm của năm thứ
Câu 19: Trình bày các chỉ tiêu chu chuyển vốn lưu động trong XD.
1. Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động (NV)
NV = Qbg / Vlđ => max tốt
+ Nv: số vòng quay hay số lần luân chuyển của VLĐ.
+ Qbg: giá trị sản lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao thanh toán trong kỳ đang xét.
+ Vlđ: vốn lưu động bình quân sd trong kỳ.
Vlđnăm = (Vlđq1+Vlđq1 +Vlđq1+Vlđq1)/4
2. Chỉ tiêu độ lâu của 1 vòng quay (thời gian 1 vòng quay)
Tv = T / Nv => min tốt
+ T: thời gian tính bằng ngày của kỳ đang xét.
+ t = 30 nếu thời gian tính bằng tháng.
+ t = 90 tính bằng quý
+ t = 360 tính bằng năm
3. Chỉ tiêu mức chi phí VLĐ cho 1 đồng giá trị sản lượng XD hoàn thành bàn giao thanh toán (Mc)
Mc = Vlđ / Qbg => min tốt.
Câu 20: Những đặc điểm hình thành giá XD:
- Do đặc điểm của sản phẩm XD khác với sản phẩm của các nghành công nghiệp khác nên khi hình thành giá XD phải chú ý đến 1 số đặc điểm sau:
+ Vì sản phẩm XD mang tính cá biệt cao phụ thuộc vào điều kiện địa phương, vào loại công trình nên không thể hình thành 1 mức giá thống nhất cho cả công trình XD.
+ Tuy không định giá trước cho 1 công trình chọn vẹn nhưng có thể định giá trước cho từng loại công việc XD(giá khảo sát, giá thiết kế, giá 1m3 bê tông…). Tổng cộng lại sẽ thành giá của công trình.
- Quá trình hình thành giá XD thường kéo dài từ lúc đấu thầu đến khi thanh quyết toán và phải qua nhiều giai đoạn khác nhau theo quy trình để từng bước tiếp cận đến giá thực của công trình quá trình sau chính xác hơn quá trình trước.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top