C13-16

Câu 13:Trình bày quan điểm chỉ đạovề xây dựng và phát triển nền văn hóa của ĐCSVN?

- Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống, là năng lực sáng tạo của một dân tộc, là cái để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.

- Theo nghĩa rộng:Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước

Quan điểm chỉ đạo

1.Đại hội VI àX, Đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mới về đặc trưng của nền văn hóa mới mà chúng ta cần xây dựng; về chức năng, vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển kt-xh và hội nhập qte.

Trong đó quan điểm chỉ đạo về xây dựng và ptrien nền VH của ĐCSVN là:

Quan điểm thứ 1: Văn hóa là nền tảng tinh thần của thần của xã hội. Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT- XH.

Văn hóa là nền tảng tinh thần vì:

+ Trong đời sống mỗi con người cũng như của toàn xã hội VH luôn tồn tại 2 nhóm nhu cầu vật chất và tinh thần

+ VH có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội

+ Từ quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc

+ Thực tiễn quá trình xây dựng đất nước của Đảng và nhân dân ta.

VH là động lực thúc đẩy sự phát triển KT –XH:

+ VH với chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người và trí tuệ, năng lực, phẩm chất

+ VH của dân tộc là cội nguồn của sự phát triển

+ Kinh nghiệm của nhiều nước và nước ta cho thấy VH và phát triển quan hệ mật thiết đến cuộc sống hiện tại và tương lai.

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển:

+ Mục tiêu CNXH “ dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh”, đây cũng chính là mục tiêu của VH

+ VH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng XH mới.

Quan điểm thứ 2:Văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậ đà bản sắc dân tộc

Nền văn hóa tiên tiến:

+ Nền văn hóa tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là ý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo CN Mác – Lênin, tư tưởng HCM nhằm mục đích vì con người.

+ Hiểu nền VH tiên tiến không chỉ ở chỗ nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện và các phương tiện chuyển tải nội dung đó.

+ Hiểu nền VH tiên tiến là trên tinh thần độc lập DT, biết tiếp thu tinh hoa VH nhân loại hợp lý, khoa học; tiến bộ của Thế giới để làm giàu nội dung bản sắc VHDT.

Nền văn hóa đậm đà bản sắc DT:

+ Hiều bản sắc DT bao gồm các giá trị VH truyền thống bền vững của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước

+ Hiểu bản sắc DT thể hiện trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội

+ Bản sắc DT phát triển theo sự phát triển của thế chế KT, chính trị, XH của quốc gia và phát triển theo quá trình hội nhập KT Thế giới.

+ Bản sắc DT và tính chất tiên tiến của nền văn hóa được thấm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu Khoa học, công nghệ. Giáo dục…

+ Hiểu giữ gìn bản sắc DT phải đi liền và chống lại những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ.

Quan điểm thứ 3: Nền văn hóa Việt Nam là nền VH thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc VN

+ Thống nhất mà đa dạng là sự hòa quyện bình đẳng sự phát triển độc lập của VH các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, đa dạng trong sự nhất trí, không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc VH của các dân tộc

Quan điểm thứ 4: Xây dựng và phát triển VH là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng

+ Xác định chủ thể xây dựng và phát triển VH là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo.

+ Chỉ rõ vai trò của đội ngũ tri thức trong xây dựng phát triển nền VH Việt Nam

+ Để phát triển đội ngũ tri thức phải thực sự coi Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.

Quan điểm thứ 5: Văn hóa là 1 mặt trận, xây dựng và phát triển VH là sự nghiệp Cách mạng lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, thận trọng

+ Sự nghiệp xây dựng,phát triển VH gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta.

+ Sự nghiệp xây dựng phát triển VH tốt đẹp phải bảo tồn, phát huy những di sản VH tốt đẹp lại phải sáng nên các giá trị văn hóa mới

+ Các giá trị văn hóa đó thấm sâu vào cuộc sống xã hội của mỗi con người và trở thành tâm lý, tập quán.

CÂU 14: Trình bày quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội của ĐCSVN?

- Mt là, kết hợp các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.

+ Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực

xã hội có liên quan trực tiếp.

+ Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến các tác động và hậu quả xã hội

có thể xảy ra để chủ động xủ lý.

+ Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính

sách xã hội

- Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến

bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

+ Nhiệm vụ “ gắn kết” này phải được pháp chế hóa thành các thể chế có tính cưỡng chế, buộc các chủ thể phải thi hành.

+ Các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách phát triển quốc gia phải thấu triệt quan điểm phát triển bền vững, phát triển “sạch”, phát triển hài hòa, không chạy theo số lượng tăng trưởng bằng mọi giá.

- Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó

hưu cơ giứa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.

- Bn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát

triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.

ðQuan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển phải là vì con người.

Câu 15: Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và tưtưởng chỉ đạo về công tác đối ngoại của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay.

Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đối ngoại:

- Công tác đối ngoại là 1 mặt trận quan trọng, ngang hàng với các mặt trận kinh tế chính trị, văn hóa. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng có kđ: CMVN là 1 bộ phận của CM thế giới.

- Quan hệ với quốc tế nhằm tranh thủ ngoại lực, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại trong điều kiện mới để phát triển đất nước.

- Đoàn kết với quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, đoàn kết với quốc tế là 1 trong những bài học thắng lợi của CMVN.

Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại

- Giữ vững môi trường hòa bình,ổn định. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

- Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế =>tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

- Kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH thực hiện dân giàu, nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh.

- Phát huy vai trò và nâng cao của VN trong quan hệ quốc tế,góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của ND thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội.

Tư tưởng chỉ đạo

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bỏa vệ vững chắc tổ quốc XHCN, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của VN.

- Giữ vững độc lập tự chủ,tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,không phân biệt chế độ chính trị xã hội. coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực, chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

- Giữ vững ổn định chính trị,KT-XH,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát huy tối đa nội lức đi đôi vs thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài,XD nền kinh tế độc lập tự chủ,tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trên cơ sở thực hiên các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thế chế,cơ chế, chính sách KT phù hợp vs chủ trương,định hướng của Đảng và Nhà nước.

- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của nhà nước,Mặt Trận Tổ Quốc và các doàn thể nhân dân,tôn trọng và hát huy quyền làm chủ của nhân dân,tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại của nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là của toàn dân.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế,cố gắng thúc đẩy hợp tác nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác,đấu tranh để hợp tác,tránh thực hiện đối đầu tránh bị đẩy vào thế cô lập

Câu 16: Trình bày 1 số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của ĐCSVN.

Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đối ngoại:

- Công tác đối ngoại là 1 mặt trận quan trọng, ngang hàng với các mặt trận kinh tế chính trị, văn hóa. Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng có kđ: CMVN là 1 bộ phận của CM thế giới.

- Quan hệ với quốc tế nhằm tranh thủ ngoại lực, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại trong điều kiện mới để phát triển đất nước.

- Đoàn kết với quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, đoàn kết với quốc tế là 1 trong những bài học thắng lợi của CMVN.

Nội dung:

1.Đưa các qhệqtế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững:

2.Chủ động tích cực hội nhập quốc tế theo lộ trình phù hợp

1.Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO

2.Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước

3.Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế

4.Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập

5.Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập

6.Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại

7.Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #c13-16