C10:KN lợi ích KTXH và mtr của DADT?khác nhau giữa .. của dự án

Câu 10: Khái niệm lợi ích kinh tế xã hội và môi trường của dự án đầu tư? Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội và môi trường của dự án

* Khái niệm:

- Lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường là một phạm trù kinh tế tương đối. Một mặt nó phản ánh lợi ích trên phạm vi toàn vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mặt khác phản ánh lợi ích từng mặt kinh tế xã hội và môi trường, đồng thời có mối quan hệ thống nhất và mâu thuẫn giữa 3 mặt đó trong từng thời gian nhất định.

- Theo nghía hẹp: lợi ích kinh tế phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tư về mặt kinh tế xét trên phạm vi nền kinh tế quốc dân.

- Theo nghĩa rộng: phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tư cả về mặt ktế - xã hội và môi trường. Theo nghĩa này lợi ích kinh tế là tổng thể là tổng thể các lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được khi dự án đầu tư được thực hiện.

Trong quản trị thực hiện dự án đầu tư, xã hội cũng phải đóng góp hoặc bỏ ra những chi phí. Như vậy lợi ích kinh tế xã hội và môi trường là phần chênh lệch giữa lợi ích được dự án đầu tư tạo ra so với cái giá mà xã hội phải trả.

* Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội, môi trường.

-Về mặt quan điểm:

+Phân tích tài chính mới chỉ xét ở tầng vi mô còn phân tích kinh tế xã hội sẽ phải xét ở tầng vĩ mô.

+Phân tích tài chính mới chỉ xét trên góc độ của nhà đầu tư, còn phân tích kinh tế xã hội phải xuất phát từ quyền lợi của toàn xã hội.

+Mục đích chính của nhà đầu tư là tối đa lợi nhuận thể hiện trong phân tích tài chính, còn mục đích chủ yếu của xã hội là tối đa phúc lợi xã hội sẽ phải được thể hiện trong phân tích kinh tế - xã hội.

-Về mặt tính toán:

+Thuế: Các loại thuế mà dự án có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước là một khoản chi phí đối với nhà đầu tư thì nó là một khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia, đối với nền kinh tế quốc dân

+Lương: Lương và tiền công trả cho người lao động là một khoản chi của nhà đầu tư nhưng lại là một lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội.Nói cách khác,trong ptich TC ta coi lương và tiền công là cfi thì nay trong ptich KT-XH ta phải coi lương là thu nhập

+Các khoản nợ: Việc trả nợ vay (nợ gốc) là các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác mà không làm tăng hoặc giảm thu nhập quốc dân.

Trong ptich TC ta đã trừ đi các khoản nợ,thì nay trong ptich KT-XH ta phải cộng vào khi tính các GTGT

+Trợ giá,bù giá: là hoạt động bảo trợ của nhà nước đối với một số loại sản phẩm trọng yếu của nền KTQD.Trong tính toán KT-XH ta phải trừ đi các khoản nợ giá,bù giá nếu có

+Giá cả: Trong phân tích tài chính, giá cả được lấy theo giá thị trường,ảnh hưởng đến các khoản thực thu, thực chi của xí nghiệp, nhà đầu tư. Lợi nhuận tính trong phân tích tài chính không phản ánh đúng đắn mức lời lỗ cho cả đất nước.

Khi phân tích kinh tế xã hội cần phải loại bỏ những méo mó trên của gía cả, phải sử dụng giá phản ánh được giá trị thực của hàng hóa.Giá này không tồn tại trong thế giới thực nên được gọi là “giá mờ”

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: