C1: Kn, lsu, nguon
Chương 1 : Khái niệm, lịch sử phát triển và nguồn của Luật QT
I. Khái niệm
1. Định nghĩa
- Là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
- Đc các quốc gia và chủ thể khác của luật Qt thỏa thuận tạo dựng nên
- Trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
- Nhằm điều chỉnh những QH phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó
- Trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
2. Các đặc trưng cơ bản
a. Chủ thể
- Là các quốc gia và những thực tế quốc tế khác, như các tổ chức liên quốc gia, hay các dân tộc đấu tranh giành độc lập
b. Quan hệ luật QT điều chỉnh
- Là QH liên quốc gia giữa các quốc gia và các thực thể quốc tế khác phát sinh trg mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... và đc điều chỉnh bằng luật QT
- Qh pl qte phát sinh, thay đổi, chấm dứt do
+ Sự biến pháp lý quốc tế : là sự kiện xảy ra trg thực tế, gây ra các hệ quả pháp lý trg lĩnh vực luật qte, đc chia thành : sự biến tự nhiên, sự biến có liên quan đến hoạt động của con người.
+ Hành vi pháp luật quốc tế : là hành vi thể hiện ý chí của chủ thể luật quốc tế mà sự thể hiện đó đc luật quốc tế quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định.
c. Sự hình thành luật quốc tế
- Là quá trình mang tính chất tự nguyện của các quốc gia, thể hiện ở sự tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành theo phương thức thỏa thuận công khai bằng quan hệ điều ước hoặc mặc nhiên thừa nhân quy tắc xử sự trg luật tập quán.
d. Sự thực thi luật quốc tế
- Là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật qt đc thi hành và đc tôn trọng đầy đủ trg đời sống quốc tế.
- Ngày nay, đã xuất hiện cơ chế kiểm soát quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong tương lai với tính cách là công cụ nâng cao hiệu quả của luật quốc tế, phòng ngừa hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia trong n' quan hệ hợp tác quốc tế.
3. Quy phạm luật quốc tế
a. Khái niệm
- Là quy tắc xử sự, đc tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế
- có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các q', nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế
- khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
b. Phân loại
- Theo giá trị hiệu lực
+ Quy phạm mệnh lệnh chung : có giá trị tối cao đối với mọi chủ thể và quan hệ pháp luật quốc tế.
+ Quy phạm tùy nghi : là quy phạm các chủ thể tự xác định phạm vi q', nghĩa vụ trg 1 quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể.
- Theo hình thức thể hiện
+ Quy phạm điều ước quốc tế ( quy phạm thành văn )
+ Quy phạm tập quán quốc tế ( quy phạm bất thành văn )
c. Mối quan hệ giữa quy phạm quốc tế và các quy tắc khác trg hệ thống quốc tế.
* QPLQT và QP chính trị
QP LQT QP CT
Nghĩa vụ của quốc gia phát sinh từ Có hiệu lực pháp lý Có tính chất đạo đức - chính trị
Việc thực hiện Năng động, mềm dẻo hơn
Tạo ra các khả năng rộng hơn cho quốc gia trg các hành động thực tiễn
* QP LQT và QP đạo đức
QP đạo đức và QP LQT có sự tác động qua lại thường xuyên
QP đạo đức có ý nghĩa là xuất phát điểm để hình thành quy phạm luật quốc tế
Hiện nay, bản chất của mối quan hệ giữa 2 loại quy phạm là phải luôn được xem xét trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia với sự tôn trọng đúng đắn lợi ích cộng đồng và tận tâm, thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, theo các chuẩn mực của luật quốc tế chứ không thể xuất phát từ chuẩn mực đạo đức ý chí đc đưa ra bởi 1 hoặc 1 số chủ thể nhất định.
II. Lịch sử hình thành và phát triển của LQT
III. Nguồn LQT
1. Điều ước quốc tế
a. Khái niệm
- Là thỏa thuận quốc tế đc ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, ko phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó đc ghi nhận trg 1 văn kiện duy nhất hay 2 hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau
- Yêu cầu
+ Hình thức và nội dung : thể hiện dưới dạng văn bản, ko phụ thuộc vào tên gọi của văn bản đó là gì. Điều ước quốc tế thường đc cơ cấu theo các chương, mục, điều khoản cụ thể, tuy nhiên cũng ko hoàn toàn bắt buộc
+ Chủ thể : là chủ thể luật quốc tế
+ Quá trình hình thành : phải đc điều chỉnh bằng các quy định của LQT và tuân thủ các quy phạm mệnh lệnh chung
b. Giá trị pháp lý
- Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các QP LQT để xd và ổn định các cơ sở PL cho các QHPLQT hình thành và phát triển
- Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể
- Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho q' và lợi ích hợp pháp của chủ thể LQT
- Là công cụ để xây dựng khung PLQT hiện đại cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa LQT
2. Tập quán quốc tế
a. Khái niệm
- Là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trg thực tiễn quan hệ quốc tế và đc các chủ thể LQT thừa nhận là luật
- Yêu cầu
+ Yếu tố vật chất : là sự tồn tại của thực tiễn quốc tế
+ Yếu tố tinh thần : là sự thừa nhận của chủ thể LQT đối với các quy tắc xử sự
b. Giá trị pháp lý
- Hình thành và phát triển các QPLQT
- Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ PLQT phát sinh giữa các chủ thể LQT
c. Mối quan hệ giữa điều ước qt và tập quán qt
Là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau
- Sự tồn tại của 1 điều ước qt ko có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế tương đương về nội dung,
- Tập quán qt có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước qt và ngược lại
- QP tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng điều ước qt, và cá biệt cũng có trường hợp ngược lại
- Tập quán quốc tế có thể tạo đk mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế
3. Nguyên tắc pháp luật chung
4. Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế Liên hiệp quốc
5. Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ
6. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
Có 1 số dạng sau
- Hành vi công nhận
- Hành vi cam kết
- Hành vi phản đối
- Hành vi từ bỏ
7. Các học thuyết về luật quốc tế
8. Vấn đề pháp điển hóa luật quốc tế
- Là việc hệ thống hóa các quy phạm LQT do các chủ thể LQT thực hiện
- Pháp điển hóa có thể tiến hành 1 cách chính thức hoặc ko chính thức
a. Pháp điển hóa chính thức
- Là cách thức thực hiện thông qua điều ước quốc tế, là hình thức pháp điển hóa duy nhất có hiệu lực ràng buộc các quốc gia
- Trình tự tiến hành : + Thông qua đề tài pháp điển hóa
+ Thảo luận tạo Ủy ban
+ Các quốc gia nhận xét, đánh giá
+ Ủy ban chỉnh sửa, đệ trình dự thảo đã chỉnh sửa lên Đại hội đồng Liên hợp quốc
b. Pháp điển hóa không chính thức
- Đc thực hiện bởi các học giả, các viện nghiên cứu của quốc gia, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội trong nc.
IV. Mối quan hệ giữa LQT và Luật quốc gia
1. Cấu trúc hệ thống LQT
- Bao gồm một tổng thể các QPPLQT, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau.
- Hệ thống cấu trúc bên trong :
+ Các nguyên tắc như hệ thống nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc pháp luật chung, ...
+ Các QPLQT
+ Các ngành và chế định độc lập
- Hệ thống cấu trúc bên ngoài của LQT thể hiện sự tương thích với đặc thù quá trình hình thành và phương thức viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của chủ thể quan hệ PLQT
2. Mối quan hệ biện chứng giữa LQT và LQG
Được xem xét từ + Thuyết nhất nguyên luận , quan niệm PL là hệ thống thống nhất, bao gồm 2 bộ phận là LQT và LQG
+ Thuyết nhị nguyên luận, quan niệm LQT và LQG là 2 hệ thống luật khác nhau, tồn tại độc lập, ko có mối quan hệ qua lại
a. LQG có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của LQT
- Bản chất quá trình xây dựng các QPLQT mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung LQT.
- Lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển LQT
b. LQT có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện LQG
- Thể hiện ở việc các quốc gia khi thực thi nghĩa vụ thành viên phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của LQG phù hợp với n~ cam kết quốc tế của chính quốc gia đó.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top