C1-Chi.Thxuyen
1. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục
gồm các nguồn kinh phí sau:
- Ngân sách nhà nước (công trái giáo dục, vay nợ, viện trợ);
- Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước (Học phí, các nguồn thu dịch vụ khoa học công nghệ, đóng góp hảo tâm của các cá nhân, tổ chức...); trong đó nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu và có ý nghĩa quyết định
a, Chi thường xuyên cho giáo dục
Đối với giỏo dục cỏc tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Việc tính toán, phân bổ chi ngân sách giáo dục cho các tỉnh, thành phố do Bộ Tài chính chủ trương với sự phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Tài chính địa phương. Từ năm 2007, định mức và nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên cho giáo dục được thực hiện theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngµy 29/6/2006 cña Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản vẫn giữ nguyên tắc như Quyết định 139, chỉ khác về định mức chi. Cụ thể:
- Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi, có phân biệt 4 vùng, như sau:
+ Đ« thị: 565.400 đồng/người dân/năm;
+ Đồng bằng: 664.000đồng/người dân/năm;
+ Miền núi-vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng
sâu: 817.200đồng/ngườidân/năm;
+ Vùng cao-hải đảo: 1.144.000đồng/người dân/năm.
Cơ cấu chi là: chi lương, các khoản có tính chất lương, bảo hiểm...tối đa 80%, chi ngoài lương tối thiểu 20%.
- Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp đào tạo (bao gồm cả đào tạo nghề) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa theo dân số (có phân biệt 4 vùng như trên): Mức thấp nhất là 21.330đồng/người dân/năm và cao nhất là 42.700 đồng/người dân/năm.
Các trường đại học công lập do địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước; được ngân sách trung ương hỗ trợ bằng 30% mức dự toán chi năm 2006.
Đối với chi thường xuyên cho đào tạo thuộc các bộ, ngành:
Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên cho các cơ sở đào tạo thuộc các bộ ngành trung ương được giao ổn định và hàng năm được tăng một tỷ lệ nhất định (Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
Chưa có qui định cụ thể về định mức hỗ trợ cho các Trường đại học ngoài công lập.
Bộ Giáo dục và еo t¹o chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách và quyết định giao dự toán thu chi ngân sách cho các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ.
Mức phân bổ căn cứ vào qui mô học sinh, giáo viên, ngành nghề đào tạo và nguồn thu của trường để xác định tỷ lệ cấp phát ngân sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm đối với nguồn kinh phí này, báo cáo Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
Nhận xét:
Kinh phí thực hiện các dự án ODA và thực hiện CTMTQG giáo dục được Bộ Tài chính cân đối chung trong chi thường xuyên cho giáo dục hàng năm.
Kinh phí này được thực hiện theo những nội dung, hoạt động cụ thể đã qui định trong văn kiện của chương trình, dự án (Trong đó không có nội dung chi lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, giáo viên).
Như vậy, ngoài kinh phí thực hiện các dự án ODA và CTMTQG,
phần chi thường xuyên còn lại chủ yếu dùng để thanh toán tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, học bổng cho học sinh, sinh viên...(chiếm từ 86,6% đến 91,6%), kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ, phục vụ cho giảng dạy học tập chỉ chiếm từ8,4% đến 13,4%.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top