BV.5.12.đ.3
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ làm theo
một vài kiểu mẫu… Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu suy
nghĩ, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, với
nhà văn Nam Cao, ông đòi hỏi ở mỗi người cầm bút một sự sáng tạo riêng
cho mình, để lại cho văn học những gì là của riêng mình. Nhà văn Pháp
Buy-phông thì quan niệm “Phong cách chính là người”. Quan niệm này
phải chăng xuất phát từ mối quan hệ giữa nhà văn với những điều thuộc về
riêng nhà văn đó?
Trong câu nói của Buy-phông, “Phong cách” là những nét độc đáo của
riêng mỗi nhà văn thể hiện trong văn học. Đó là “những nguồn chưa ai
khơi” nhưng nhà văn đó đã khơi tìm và hưởng được sự ngọt mát của nó.
Cần hiểu rằng, phong cách của nhà văn được thể hiện trên cả hai phương
diện: nội dung và nghệ thuật.
Trong nội dung, phong cách nhà văn in đậm trong quan niệm về cuộc
sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủđề, cách lí giải vấn đề về
cuộc sống con người… Có thể thấy rõ điều này ở nhiều nhà văn như
Nguyễn Tuân, Nam Cao, Hồ Chí Minh… Nguyễn Tuân thường nhìn mọi sự
vật, sự việc dưới góc độ của sự tài hoa. Trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, nhà văn tìm thấy sự tài hoa của những nhà Nho hết thời trong những
thú chơi tao nhã của họ: thả thơ, uống trà, ngâm vịnh… Sau Cách mạng, nhà
văn lại say mê với sự tài hoa của những con người Việt Nam trong lao động,
sản xuất… Nam Cao lại khác. Trước Cách mạng, ông đau đáu với đề tài về
những người nông dân Việt Nam nô lệ bị tha hóa về tinh thần, nhân phẩm
hay những nhà trí thức Việt Nam quằn quại trong nỗi đau vì bị “áo cơm ghì
sát đất”…
Về nghệ thuật, phong cách nhà văn cũng được thể hiện đa dạng ở nhiều
phương diện: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, cách tổ
chức kết cấu, tổ chức ngôn ngữ… Điều này cũng rất dễ nhận biết đặc biệt ở
những tác giả lớn. Nhà thơ Tố Hữu thường chọn thể thơ lục bát, giọng điệu
tâm tình ngọt ngào để thể hiện tình cảm tha thiết, chân thành của nhân vật
trữ tình. Nhà văn Nam Cao lại rất dễ “bị” nhận ra bởi lối kể chuyện đảo
trình tự tuyến tính hiện đại hay cách liên kết đoạn văn rất tài tình…
Mỗi nhà văn lại có những ý tưởng độc đáo khác nhau trong cách thể hiện
tác phẩm của mình. Và với độc giả, khi đọc một truyện ngắn, thưởng thức
một bài thơ… không gì thích thú là việc phát hiện ra những nét đặc sắc về
phong cách của các tác giả. Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới
có thểđịnh hình phong cách riêng của mình. Và giữa phong cách của mỗi
tác giả lại có mối quan hệ chặt chẽ tới bản thân cá tính mỗi nhà văn. Trong
văn học, phong cách được thể hiện sinh động như một thực thể bộc lộ những
quan niệm cá nhân về văn học. Trong truyện ngắn của mình, Nam Cao luôn
có vẻ khách quan, hờ hững với nhân vật. Ông gọi họ là “y”, là “thị”, miêu tả
họ với những hình hài xấu xí, thậm chí là ghê rợn (đặc biệt là những người
nông dân). Nhưng đằng sau những trang văn tưởng như lạnh lùng, khinh thị
ấy là tấm lòng đồng cảm thấu suốt là tình thương đến nhói buốt của một tấm
lòng đồng ái, đồng chủng. Ngoài đời, con người Nam Cao cũng có dáng vẻ
giống như giọng điệu văn chương của ông trong truyện ngắn. Nhắc đến
Nam Cao, những người bạn văn nhớđến một dáng vẻ trầm lặng, ít nói,
nhưng thực chất, ẩn đằng sau dáng vẻ phẳng lặng, im ắng ấy là một tinh
thần sôi nổi, quyết liệt. Chỉ có những tính cách mạnh mẽ mới có thể phát
biểu thế này: “Sống đã rồi hãy viết”!
Phong cách của nhà văn in đậm lên từng trang viết. Đến lượt mình,
phong cách văn học của mỗi tác giả lại in sâu vào lòng người đọc tạo nên
mối đồng cảm sâu sắc giữa những nhà văn, nhà thơ và những độc giả
chân thành.
Đưa ra một nhận định đúng đắn, Buy-phông định hướng cho những nhà
văn hay những người ôm mộng văn chương phải biết định hình cho mình
một phong cách riêng nổi bật. Đó phải là phong cách của riêng anh để người
đọc nhận ra đó là anh chứ không phải là người khác. Đến lượt mình, mỗi
độc giả cần là một người đọc thông minh biết tìm tòi, suy nghĩ phát hiện nét
phong cách riêng của mỗi nhà văn.
Để giải quyết vấn đề này mình cần giải quyết các định nghĩa để ng khác hiểu đồng thời cũng là cách để bảy tỏ quan điểm của mình, “cuốn sách hay” như thế nào? “nghệ sĩ” theo nghĩa đích thực là ng như thế nào?.
Một người nghệ sĩ thực sự là người biết cách truyền tình cảm,suy nghĩ của mình thông qua lời thơ câu văn vừa kín đáo nhưng cũng vừa rõ ràng,nghệ sĩ viết những điều diễn ra trong cuộc sống và tái hiện lại một cách sinh động. “Một cuốn sách hay” là cuốn sách có thể làm biến đổi tâm trạng con ng,từ vui thành buồn,buồn thành vui,là nơi tâm hồn con ng có thể hòa nhập vào từng câu chữ,cuốn sách ấy là kết tinh của cuộc sống,là cái có thể gợi lên cảm xúc cho ng đọc,nơi con ng sống trong một thế giới khác tách xa hịên tại và “gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm”.
Ý kiến của nhà văn Pháp hòan tòan đúng,một tác phẩm nghệ thuật do chính tay người nghệ sĩ viết nên không phải thứ bình thường,nó k chỉ tái hịên lại cuộc sống quanh ta mà còn tái tạo,phát triển tâm hồn ta,nuôi dưỡng và nâng cao nó.Để chứng minh cho điều này em nghĩ anh (chị) có thể phân tích một số tác phẩm và câu nói của những nhà văn nhà thơ nổi tíêng như câu nói của Gorki “văn học là nhân học” hay Bêlinxki đã nói “nhà thơ là ng nghệ sĩ của từ”,họ biến đổi từ ngữ để gây ảnh hưởng với ng đọc qua đó.Tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du,tác phẩm ấy đã làm rung động bao con tim,đến tận ngày hôm nay đó vẫn là huyền thọai,là bức tranh xã hội và là nơi khiến tâm hồn,lòng bao dung của con ng ngày càng rộng hơn ,ng ta dễ đồng cảm và thấu hiểu cho ng khác hơn,nó đã khíên bao ng rơi nc mắt và đó là điều kì dịêu của văn học,là “cúôn sách hay”thực sự.
Ý kiến của nhà văn pháp có thể hiểu như sau: một tác phẩm có giá trị và thật sự hay khj nó khiến cho tâm hồn và tinh thần con người thêm cao đẹp,trau dồi những phẩm chất có sẵn và xây dựng những phẩm chất chưa có,cũng như khơi nguồn những j tốt đẹp nhất trong tận sâu con người ta.Ý kiến của ông cũng được nhiều nhà văn đồng tình,vậy hãy cùng tìm hiểu về sự đồng tình đồng ý đồng chí này nhé!
"Văn chương vừa có thế thay đổi một thế giới tàn ác,vừa làm cho lòng người trong sạch hơn"(Thạch Lam).Văn chương có 3 chức năng, một trong các chức năng đó là chức năng nhận thức.Một tác phẩm hay sẽ là một tác phẩm giúp con người ta nhận thức được bản thân,nhìn nhận qua góc nhìn của tác giả tác phẩm hoặc chính các nhân vật trong tác phẩm.Từ việc nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách sống,cách đối nhân xử thế và dĩ nhiên,hoàn thiện bản thân.Chức năng thứ hai chính là giáo dục,bất kì một tác phẩm nào cũng hướng tới mục đích giáo dục con người,và vì thế M.Gorki mới nói "văn học là nhân học".Cũng như La Bury-e nói vậy "một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm ...đó là một cuốn sách hay".Dĩ nhiên, ông cũng muốn nói đến giá trị của một tác phẩm và thứ làm nên giá trị của nó,đó chính là nội dung và hình thức,cũng như tấm lòng của tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc một sự đồng cảm sâu sắc,nếu làm được vậy thì đích thực là 1 tác phẩm hay.Tác phẩm văn học thực sự có giá trị khj nó hoàn mỹ về nội dung và nghệ thuật,và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó,đó là "nâng cao tinh thần" và "thanh lọc tâm hồn"
Nam Cao cũng có viết "một tác phẩm thật giá trị,phải vượt lên bên trên tất các bờ cõi và giới hạn,phải là một tác phẩm chung cho cả loài người.Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao,mạnh mẽ.vừa đau đớn lại vừa phấn khởi.Nó ca tụng lòng thương,tình bác ái,sự công bình..Nó làm cho người gần người hơn".Chỉ nhiêu câu chữ thôi cũng đủ cho ta thấy với Nam Cao (tin rằng cũng như với các nhà văn khác) thì một tác phẩm tuyệt mỹ là một tác phẩm mang lại nhiều lợi ích và tác dụng cho con người và cuộc sống,tác phẩm đó phải có tính "nhân đạo hóa" sâu sắc, và sẽ được thời gian công nhận giá trị,sẽ trường tồn bất diệt nếu nó hoàn hảo,và ta cũng đã thấy trong thực tế,những Truyện Kiều của Nguyễn Du,Chí Phèo của Nam Cao,Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng ...đều là những tác phẩm đã gây được dấu ấn trong lòng người đọc từ thế hệ này sang thế hệ khác,nó mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, ko ai có thể phủ nhận được.Chính thế, những nhân vật trong truyện cũng trở thành tiêu biểu,bước ra đời sống hàng ngày, những hoàn cảnh sống, tư tưởng đạo lý được truyền đạt trong tác phẩm cũng trở thành chân lý cho cuộc sống
_________________
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top