Thói bắt nạt
Ở đâu có sự phân chia cấp bậc, ở đó sẽ có những người cố tình tìm cách dọa nạt hay hành hạ kẻ yếu hơn mình, ví dụ như ở trường học, công sở, thậm chí là ở các chùa chiền, tu viện như trong câu chuyện sau đây.
Hồi tôi mới tu tập năm đầu tiên, một hôm kia đang ngồi rửa cái bình bát và ống nhổ của mình sau bữa cơm trưa, một nhà sư lâu năm hơn tôi bèn sải bước tới chỗ tôi đang ngồi và lườm lườm nhìn tôi, hét lớn:
- Brahmavamso! Thật là bẩn thỉu quá đi! Thầy không được lau bình bát bằng miếng vải chùi ống nhổ như thế! Thầy hãy thôi đi ngay lập tức!
Thường thì những thầy tu mới phải tỏ lòng tôn kính đối với các bậc trưởng thượng, nhưng chuyện này thì thật là quá đáng. Rõ ràng vị sư đó đang tìm cách dọa nạt tôi. Hơn nữa, tất cả các thầy ở đây đều làm y như tôi, bởi vậy mà việc vị sư đó la rầy tôi là hết sức bất công.
May thay, tôi cũng biết cách đáp lại thói quen ăn hiếp đó của ông ta. Tôi bình tĩnh làm theo những gì ông ấy bảo.
Mặc dù trong lòng đang sôi lên sùng sục, tôi vẫn cố gắng hết sức để kiềm chế không mở miệng và chầm chậm đi lại chỗ đám giẻ lau, nhặt lên một cái và từ từ trở lại chỗ của mình để lau cái ống nhổ đó. Tôi cảm nhận được mọi cặp mắt của các thầy khác đang dõi theo mình. Đoạn tôi nhìn lên kẻ đang ăn hiếp mình. Các thầy khác cũng nhìn theo tôi. Họ đang đợi xem ông ta sẽ phản ứng như thế nào trước thái độ tuân thủ bất ngờ của tôi. Tất cả lặng đi trong hai phút, và cuối cùng mặt của ông ta đỏ bừng lên như lửa. Rồi ông ta bỏ đi, từ đó về sau không bao giờ kiếm chuyện với tôi nữa.
Những kẻ bắt nạt muốn chứng tỏ họ có vị thế cao hơn bạn. Và không phải lúc nào chúng ta cũng im lặng làm theo điều họ muốn mà thỉnh thoảng phải bày tỏ ý kiến của mình. Quan trọng hơn, cách bạn phản ứng sẽ khiến họ phải suy nghĩ lại về đẳng cấp của họ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top