Học hỏi về trí tuệ cảm xúc từ các chuyên gia

Hồi còn học ở Cambridge, có vài người bạn kể cho tôi nghe là họ đang làm tình nguyện viên tại một bệnh viện địa phương chuyên chăm sóc cho người bị khuyết tật thần kinh. Là một phật tử, tôi nghĩ mình cũng nên tham gia việc tình nguyện này.

Mỗi chiều thứ Năm, tôi bắt xe buýt đi từ Cambridge đến Bệnh viện Fulbourn để làm tình nguyện tại khoa trị liệu chuyên biệt dành cho những người mắc hội chứng Down. Sau vài tuần thì các bạn tôi không làm việc này nữa, còn tôi đã tiếp tục trong suốt hai năm. Ngay cả khi việc học chuyên ngành Vật lý lý thuyết đã chiếm gần hết thời gian rỗi rãi của mình (tất nhiên là đã trừ ra khoảng thời gian rộng rãi tôi dành cho các hoạt động quan hệ xã hội), tôi vẫn không bỏ một buổi tình nguyện nào, tôi luôn đến thăm các bạn của mình, những người bị Down. Tôi thật sự yêu quý những buổi chiều thứ Năm ấy.

Tôi đã bị bất ngờ trước trí tuệ cảm xúc của những con người này. Chỉ cần tôi xuất hiện với vẻ ngoài đã rời vì tối qua đã tham dự một bữa tiệc tùng khuya, hay cảm thấy tuyệt vọng vì vừa chia tay với bạn gái, họ đều nhận ra ngay các biểu hiện cảm xúc tiêu cực ở tôi. Họ ôm tôi và dành cho tôi nụ cười chân thành đủ để khiến mọi trái tim tan chảy. Trái tim của họ cởi mở và giản đơn, không như trái tim tôi.

Đó là vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, vậy nên được một người cùng với ôm chầm lấy ngay trước mặt nhiều người, ít nhiều tôi thấy kỳ cục, khó chịu. Nhưng niềm an vui ngây thơ xuất hiện trên khuôn mặt của tất cả những người bạn đặc biệt này đã dạy cho tôi biết cách thả lỏng cơ thể và hòa vào niềm an vui của họ. Cuộc sống ở Bệnh viện Fulbourn rất giản dị, nhất là những người thấu hiểu về thế giới cảm xúc. Nơi này quá khác so với môi trường học tập ở Đại học Cambridge, nơi mà bất cứ con người kiệt xuất nào cũng là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nhưng lại không thấu thị được thế giới cảm xúc xung quanh.

Sau hai năm làm tình nguyện viên tại Bệnh viện Fulbourn, tôi gặt hái được nhiều kinh nghiệm đến mức vào một ngày thứ Năm nọ, Trưởng khoa trị liệu chuyên biệt đã chỉ định tôi làm việc với một nhóm bệnh nhân, vào ca đầu của giờ chiều, đến ca thứ hai thì lo cho một nhóm khác - tất cả, tôi đều được tự chủ một mình. Tôi không hề thấy nghi ngại điều gì cả, xét cho cùng thì các anh bạn mắc chứng Down luôn biết rõ khi nào thì họ cần giữ bí mật mà.

Rồi cũng đến ngày tôi rời đi, các nhân viên của khoa trị liệu gọi tôi vào một căn phòng lớn. Họ đứng cùng những người bạn đang nhe răng cười của tôi, tất cả cùng nhau biểu dương tôi, tình nguyện viên sinh viên đã đồng hành lâu nhất cùng khoa (tính từ thời điểm ấy).

Hóa ra hôm trước, trong khi tôi đang lo cho một nhóm thì nhóm khác cùng nhân viên làm những món quà tặng tôi. Giờ thì tất cả những món quà đó được trao cho tôi, trong buổi chia tay này.

Những món quà ấy hẳn nhiên không thể nào bán trong cửa tiệm được, nhưng chúng làm tôi khóc. Đến tận bây giờ, tôi đã học được từ những người thầy mắc bệnh Down ấy bài học về cách khiến nước mắt tuôn trào trước đám đông. Thật là mê ly. Trưởng khoa nói rằng bà ấy biết tuần sau tôi bắt đầu vào đợt kiểm tra cuối kỳ nên nghĩ rằng hôm đó là buổi cuối cùng tôi làm tình nguyện ở đây; dẫn đến việc tổ chức bữa tiệc chia tay này để thể hiện sự trân trọng của tất cả bệnh nhân lẫn nhân viên dành cho tôi. Tôi đáp lại qua làn nước mắt, rằng thực ra phải mười ngày nữa mới đến kỳ kiểm tra. "Liệu tuần sau tôi quay lại có được không?" Tôi hỏi, và họ đã tử tế cho tôi thêm một tuần nữa.

Giờ ngẫm lại, tôi đã học được gần hết những gì mà ngày nay chúng ta gọi là "trí tuệ cảm xúc" từ những người bạn mắc hội chứng Down. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn xem họ là những chuyên gia, là thầy của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top