Điểm số (I)
Về cái chủ đề này thì có rất nhiều điều Kan muốn nói. Nhưng đây sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào một thứ là đánh giá qua con số
Thật sự thì Kan đã tự hỏi mình rất nhiều lần vì sao người ta lại nghĩ ra cách đánh giá tàn nhẫn này. Mặc dù đã biết mục đích của việc đánh giá dựa trên điểm số là để học sinh tự biết điểm mạnh , điểm yếu của bản thân để tự biết mà tiến bộ. Có thật là như vậy không ?
Giả sử , bạn làm toán được 8,5₫. Lúc đó bạn sẽ
A. Xét lại bài của mình và tìm ra những phần thiếu sót , những lỗ hổng kiến thức
B. Ra khoe điểm
Kan chắc chắn đa số sẽ chọn B :v
Nếu mà xét về mặt cá nhân , điểm số bây giờ mang ý nghĩa thể diện.
Nếu bạn cao điểm hơn người khác , bạn có quyền để cười vào mặt họ. Trường hợp ngược lại là người ta cười vào mặt bạn. Học sinh đã ngấm ngầm cái tư tưởng này từ lâu rồi. Điểm cao = sự kính trọng , sự nể phục , những lời nói ngọt của gia đình , nhà trường và bạn bè. Nhưng kèm với đó là sự tự kiêu , lười biếng và ích kỉ của bản thân sẽ từ từ kéo các bạn xuống.
Còn nếu được điểm thấp , các bạn sẽ bị đối xử như "tầng lớp thấp". Thầy cô , gia đình , bạn bè ai cũng gần như chống lại bạn. Khi đó , bạn sẽ bị bắt ép làm bài ngập đầu , gia đình quản thúc chặt chẽ trong khi bạn bè thì chia bè kéo cánh.
Giờ , điểm số rõ ràng là thứ để đem ra so sánh , đối chiếu bản thân mình với những đứa khác , không phải xét lại những lỗi mà bản thân không làm được. Nếu bạn yếu kém thì sẽ dễ nản trong khi điểm cao sẽ tự kiêu. Liệu đó có phải là "Thắng khắc kiêu bại khắc nản ?"
Sự tàn nhẫn vẫn chưa dừng ở đó đâu :v Kan còn nhớ những lần bị người ta so sánh điểm với "con nhà người ta" nữa cơ. Thề luôn , những lúc như thế cảm giác nhục như một con chó. Một thằng từ hành tinh nào đến , mọi thứ đều vượt trội hơn bạn thu hút ánh nhìn của bố mẹ bạn thì khó chịu đã đành. Đằng này các bậc phụ huynh còn thần thánh hóa , so sánh từng mặt một thậm chí là chi tiết nhỏ nhất của Kan. Điểm nào cũng lôi ra mà so sánh , đối chiếu. Khi Kan nói chuyện một cách nghiêm túc thì phụ thân mẫu thân bảo rằng "Nhục thì phải hận , hận thì phải thù" Vậy có nghĩa là phụ huynh muốn chúng ta phải gặm cái nỗi nhục này , nỗi ấm ức khi bị so đo ư ? Không , Kan không muốn bị so sánh thêm một lần nào nữa.
Vẫn chưa xong việc đâu , điểm số còn được nhà trường và các thầy cô ưu thích dùng để đánh giá hạnh kiểm. Thế này nhé:
Một học sinh 12 năm học đạt học sinh giỏi, nhưng khi ra ngoài đời lại là một con người có thể rất "tồi". "Tồi" ở nhiều phương diện nhất là việc quản trị cuộc sống của mình không quản trị được, không biết cách sống yêu thương, bình đẳng, khoan dung với những người xung quanh, bạn bè của mình. Hay khi gặp khúc mắc gì đó thay vì tìm kiếm biện pháp hòa bình có tính chất khoan dung thì lại sử dụng bạo lực
Vậy sử dụng điểm số đánh giá có giải quyết vấn đề không ?
KHÔNG! Vì Ở nước ta, trong quá trình đánh giá học sinh, thầy cô thường chú trọng đến điểm số, thành tích về mặt trí thức nhưng lại bỏ quên đánh giá cái đích cuối cùng hướng đến là học để trở thành con người như thế nào. Thành ra , học sinh mất dần ý thức tự chủ , tự giác trong học tập cũng như kỉ luật cho bản thân.
Và để kết thúc , Kan xin nêu thẳng ra ý kiến của bản thân. Nếu mục đích của những con số tàn nhẫn kia là để học sinh nhận ra khuyết điểm thì nên dùng dòng chữ "Lời phê của giáo viên" có khi hiệu quả gấp trăm lần. Bởi vì khi đánh giá không thông qua điểm số thì sẽ không có chuyện tự kiêu , nản chí và so sánh. Hơn nữa , việc loại bỏ điểm số vào những điểm miệng , 15 phút sẽ giúp cho học sinh nhận ra những gì mình còn thiếu sót , những chỗ sai. Sai để còn sửa , không phải để mà cảm thấy hổ thẹn về bản thân. Còn nếu đúng , thì sẽ được lời khuyên , tip để tiếp tục phát huy và tiến bộ.
Túm lại , việc đánh giá dựa trên con số là thứ quá tàn nhẫn.
*Góc xả stress(phần không liên quan)
Hít hà~~~~~~~~
Cái đậu móa nhà nó nữa! Khốn nạn vcl! Mày tưởng mày 9,5 Lí mà hơn tao á ? Đợi đấy thằng đĩ , sẽ có ngày tao nhét bả vài lỗ đít mày
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top