Bức tranh khoả thân
Tôi sắp sửa đóng cửa phòng triển lãm thì người thiếu nữ bước vào . Khi nhận thấy chỉ có tôi,
ngồi ở chiếc bàn cuối phòng, nàng do dự, định trở ra . Tôi nhanh trí chào lớn :
- Bonjour!
Nàng đứng khựng lại, rồi gật đầu chào . Hình như là người Việt. Nhưng không hiểu sao tôi nghĩ
nàng không nói tiếng Việt. Tôi tìm thiện cảm :
- Vous savez, je n'aurais vraiment aucun moyen de vous retenir.
Nàng không cười, cũng không trả lời . Chỉ đi về phía bức tranh gần nhất, bước chân ngượng
ngùng.
Như thường lệ tôi không đứng dậy, để người xem tranh được tự nhiên. Lại phải lấy giấy bút ra
vẽ nguệch ngoạc để chờ. Nhưng người thiếu nữ không làm tôi dửng dưng. Nàng đẹp. Có dáng
cao thon, với bộ ngực nẩy nở. Cặp chân dài chắc nịch, cái mông nàng rung rinh theo nhịp bước
bất giác làm cho tôi phải nhìn nàng trân trân không chớp mắt. Nàng là người Việt Nam đầu tiên
đến triển lãm của tôi . Phải thú thật, cho tới hôm nay chẳng có mấy người đến xem, chưa bán
được gì. Tôi kín đáo quan sát cô khách quý. Nàng ăn mặc lạ thường, một áo thêu nhiều màu như
của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, một quần đen ống thật rộng bó lại ở gót chân phô ra một cái
hấp dẫn tràn khắp, một chiếc khăn quấn vải đen trên mái tóc để dài . Khoảng 25 tuổi, chắc
nàng không thuộc loại con gái Việt Nam sinh trưởng ở đây .
Nhưng tôi đoán nàng sống ngoài cộng đồng người Việt, có chồng Pháp cũng không đáng ngạc
nhiên. Lại một cô trí thức, đến với hội họa như một thứ văn hóa cần có để nói chuyện trong giới
của mình. Và chỉ chú ý đến nghệ sĩ đồng hương trước một chuyến du lịch quê hương. Tôi thấy
nàng đi từ bức tranh này qua bức tranh khác khá nhanh. Nàng đang làm cái tối thiểu của phép
lịch sự, trước khi chạy. Nhưng tôi không thất vọng lâu, sau một lúc tốc độ thưởng thức của nàng
giảm dần. Và nàng ngừng hẳn trước bức tranh khỏa thân của đôi trai gái đang âu yếm mà tôi
vừa ý nhất trong lần triển lãm này . Cũng được một điểm gặp gỡ. Tôi chỉ biết vẽ trừu tượng,
bức tranh không có tựa, ai muốn gửi gì vào đó cũng được. Nàng đứng lâu trước một sự khắc
khoải của tôi, không biết nàng nghĩ gì. Nhờ vậy tôi có thể ngắm nhìn mái tóc đen láy chảy dài
xuống quá nửa phần lưng. Ở chỗ đó nàng đã bất ngờ quay lại nhìn tôi . Hình như có chút dao
động trên nét mặt. Một cái gì đó làm hai cặp mắt vướng nhau, vừa muốn tránh, vừa không chịu
thua . Khoảng khắc đủ dài để nàng trở về kịp sự lạnh lùng. Từ đó tôi chỉ nhìn được lưng nàng
trước những bức tranh cuối cùng. Khi xong, người thiếu nữ gật đầu chào nhanh, tiến thẳng về
phía cửa . Tôi rút danh thiếp, nói với theo:
- S'il vous plait...
Nàng quay phắt lại, giọng khó chịu :
- Ông có thể nói tiếng Việt.
Tôi bị bất ngờ:
- ... Xin lỗi cô .Vì tôi không chắc cô là người Việt.
Tôi đứng dậy, đi về phía nàng. Nàng quay hẳn người lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, sẵn sàng. Tôi
chọn một câu hỏi chuyên nghiệp:
- Tôi muốn hỏi, qua tờ báo nào cô đã biết có triển lãm này ?
- Tôi đến thăm bạn ở gần đây . Ði qua thấy có tranh của người Việt thì vào .
- Thật là hân hạnh cho bản thân tôi .
- Ông đừng mỉa mai . Ông hỏi thì tôi trả lời . Tôi ít đọc những bài báo phê bình nghệ thuật.
Không có lý do gì tôi để cô này ngổ ngáo như vậy . Nhưng tôi vẫn tạm cười hòa:
- Cô có lý, đọc phê bình nghệ thuật nhiều khi chẳng hiểu gì cả. Tôi chỉ thích đọc những bài nói
về tôi . Ðể coi người ta hiểu được tranh mình đến đâu .
Nàng tưởng cần phải có ý kiến về những tranh mới coi:
- Tranh của anh...xin lỗi cho tôi nói thẳng là nó hơi dâm và lộ liễu với những cảnh ái ân thừa
thải. Nhưng có lẽ vì tôi không đủ trình độ thưởng thức.
- Cái khéo của cô là chê mà người ta không biết. Nhưng như vậy hơi mất công. Ðã chê thì phải
làm cho người ta đau điếng.
Cái suýt cười của nàng làm không khí chợt hòa giải, ngoài ý muốn của tôi . Ðến gần nàng hơn,
tôi mất hiếu chiến, thiếu nữ không thể đáng ghét như những câu nói của nàng. Nàng và tôi
cùng thiếu lời nói tiếp. Im lặng làm nàng phải nhìn lại một vòng căn phòng. Tôi nói qua chuyện
khác:
- Tôi có cảm tưởng cô ở Pháp đã lâu . Cô đừng trả lời nếu câu hỏi thọc mạch vô duyên.
- Anh nói năng đúng là Bắc kỳ. Em qua Pháp từ năm 10 tuổi ... Nhưng sao tôi đi kể đời tôi cho
ông nghe?
Nàng đã lỡ xưng em. Tôi lấy giọng thản nhiên:
- Anh thấy trong trường hợp đó những người ở đây thường quên tiếng Việt, nói tiếng Pháp.
- Em giữ tiếng Việt để thư từ với mẹ em còn ở Việt Nam. Và mấy năm gần đây, em về đó làm
việc mỗi năm nhiều lần.
- Anh chưa về lần nào từ khi qua đây . Từ năm 1967. Em làm việc gì ở Việt Nam? Anh không
tưởng tượng em là một bà Việt kiều đi buôn hột xoàn hay đồ cổ.
- Họa sĩ như anh thì có hơn gì. Em làm nghề điện ảnh. Chỉ mới phụ tá đạo diễn được hai phim rẻ
tiền ở đây . Nhưng em đang muốn làm phim ở Việt Nam, nên về nhà thường xuyên. Thôi em về.
- Em đã đọc tên họ anh trên cửa vào . Nguyễn Văn Khải . Em cầm danh thiếp này, có thêm địa
chỉ và điện thoại . Anh thấy cần một hôm khác để chúng mình trao đổi về những gặp gỡ giữa
điện ảnh và hội họa . Nàng lấy trên tay tôi quyển sổ và bút chì, ghi tên và số điện thoại của
mình:
- Em ở một mình. Nếu em đi vắng, anh được quyền để lại một vài câu pha trò, đừng quá vô
duyên.
- Em tên Mân?
- Tên lạ.
- Anh muốn nói là quê mùa ? Cũng không sai . Gia đình em là nông dân, sống ở Hòa Bình.
Ở thành phố Paris này, tôi chưa từng gặp một người di tản đến từ nông thôn miền bắc Việt
Nam. Chuyện người Việt ở đây quả thật có nhiều cuộc đời kỳ lạ. Tôi ngẩn ngơ nhìn theo Mân,
cho đến khi nàng bước xuống trạm métro đầu đường.
Phải đến bốn lần điện thoại tôi mới rủ được Mân đi ăn tối lần đầu . Khi thì nàng đang ở trong
một giai đoạn làm việc căng thẳng, khi thì nàng bận chuẩn bị một chuyến về Việt Nam. Lần nào
nàng cũng hứa sẽ gọi lại tôi sau . Tôi đã tính sẽ tiếp tục gọi cho đến khi nàng yêu cầu ngừng.
Nhà Mân ở quận 7, một khu nhà giàu của Paris. Nhà xây vào những năm 30 bằng đá mài, thuộc
loại immeuble bourgeois , một niềm hãnh diện của Paris. Dĩ nhiên tôi thắc mắc làm sao cái nghề
phụ tá đạo diễn phim có thể cho phép Mân ở một mình một nơi đắt tiền như vậy . Hoặc bố mẹ
nàng có tiền của, hoặc nàng có một ông chồng ly dị hay một nhân tình triệu phú. Khi Mân mở
cửa, tôi thấy nàng còn đẹp hơn lần trước. Tối nay Mân là một thiếu nữ sang trọng trong một bộ
đồ hoàn toàn đen bó sát thân người. Cặp nhũ hoa lồ lộ hiện rõ qua lớp quần áo bó sát. Một đôi
vòng bạc to đeo tai, một sợi dây chuyền vàng nằm gọn lỏn giữa ngực, nàng đã chuẩn bị xong. Tôi
định hôn má nàng. Nàng từ chối với nụ cười nhẹ :
- Mình là người Việt Nam mà.
Mân đi vào bếp :
- Anh ngồi một tí. Em có nụ vối mời anh.
Căn phòng tiếp khách rộng và ít đồ đạc. Thoáng nhìn chỉ thấy một đàn dương cầm, một ghế
canapé da dày màu đen, một bàn thấp bằng gỗ orme , và vài chiếc gối lớn để dưới đất thay ghế.
Tường trắng làm nổi bật một thạch bản của Zao Wou Ki và một bức tranh nhỏ của Bùi Xuân
Phái .
Tôi nhìn thấy một nón lá thêu miền Trung Việt Nam dùng làm lồng đèn. Sách không đủ kệ,
được xếp thành nhiều chồng trong một góc. Một bó hoa rừng to nằm trên sàn gỗ chờ lọ cắm. Bộ
máy nhạc đang để nhỏ một bài của Trịnh Công Sơn.
- Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt... Trăm năm vô biên chưa
từng hội ngộ Chẳng biết nơi nào là chốn quê nhà...
Khi Mân mang bộ đồ trà ra, tôi đến ngồi sát bên nàng trên canapé. Tôi để tay lên lưng nàng.
Mân gỡ nhẹ ra :
- Anh uống đi . Nước vối không sợ mất ngủ.
Tôi cố chậm rãi hớp một ngụm trà còn nóng. Rồi bàn tay tôi được ở lâu hơn trên đầu gối nàng.
Hình như có tiếng tách trà va chạm vào chiếc đĩa nhỏ.
- Mình đi ăn đâu hả anh?.
Ðùi nàng chấp nhận để tôi đi lên một lúc trước khi tay nàng cản lại .
- Nước nguội bây giờ anh.
Tôi rời vùng vải mỏng lên phần vai ở trần. Ði theo viền cổ đến mân mê gáy nàng.
- Anh, mình còn thì giờ.
Mân đã quá gần. Ðôi môi nàng định khép lại khi tôi đến, nhưng lưỡi nàng ra đón khi tôi vào .
Những khuy cài mở dần các con đường dẫn vào cái ấm nóng của da thịt nàng.
- Ðừng anh.
Và tôi bắt đầu nhận thấy cả người nàng run rẩy . Hơi thở nàng càng gần thì sự sợ hãi càng rõ.
Tôi cảm thấy nàng căng thẳng tột độ khi những ngón tay tôi tìm được đầu vú nhỏ cứng hồng
của nàng. Mắt nàng lim dim khi tôi xoa nhẹ trên đầu vú của nàng Tôi ngạc nhiên, Mân như thể
còn trinh tiết.
Ý nghĩ đó làm tôi không kịp cởi bỏ hết quần áo nàng. Ðến lúc tôi lo phần mình thì Mân ôm chặt
lấy tôi, đôi tay và đôi môi hoảng loạn trên người tôi, như tìm một nơi ẩn trú, gần như muốn cầu
cứu . Khi Mân kéo tôi nằm xuống ghế da,tôi định cho nàng tất cả sự trìu mến để xua đi cơn sợ
hãi . Nhưng làm sao tôi có thì giờ âu yếm một thân thể mới khám phá, khi nó vừa khiếp hãi vừa
khẩn khoản kêu gọi, khi nó đóng mở mỗi lúc thêm dồn dập? Tôi đã đè sát vào người nàng và
dùng hai tay xé phăng đi lớp áo bên ngoàị Bây giờ nàng nằm trần truồng trắng muốt dưới mình
tôị Thân nàng tiết ra hơi nóng tình áị Tôi lần mò xuống khuy kéo và tuột phăng chiếc quần tây
mới may hôm quạ Hai tay tôi chụp lấy hai đầu vú nàng và bóp xiết, miệng tôi đặt trên miệng
nàng mãi miết. Tôi rướng người lên phi nước kiệu và gục ngã khi con ngựa đã về tới đích. Phải
đến khi Mân và tôi dịu hẳn, tôi mới cảm thấy một chút thất vọng. Mân đã không chảy máu .
Tôi lỡ lời :
- Mân đâu có yêu lần đầu mà sao ...
Nàng im lặng một hồi lâu mới trả lời :
- Anh là người đàn ông Việt Nam đầu tiên trong đời em. Em sợ, có lẽ vì mong chờ sự gặp gỡ này
quá lâu.
Sau đó tôi dẫn Mân đi ăn một tiệm cơm Ðại Hàn. Nhìn nàng ăn là cả một sự thích thú. Từ cái
mồm rộn rã đến cặp đũa rối rít, tất cả ở nàng như vui hẳn lên khi gặp những món ăn cay . Tôi
chăm chú theo dõi Mân chạy nhảy trên những đĩa đồ ăn. Chờ đến khi sự nhộn nhịp trên bàn
tàn hẳn, tôi mới nói:
- Anh thấy tình yêu chúng mình tuyệt vời vì là sự gặp gỡ của hai giai cấp. Mân ở một căn hộ
rộng rãi gần tháp Eiffel. Anh chỉ có một gác trọ chật chội ở một ngoại ô nghèo .
- Anh bớt cải lương cho em nhờ. Nhà em ở là một trong những nhà của Gérard. Em chưa nói
anh, Gérard là bố nuôi của em. Người Pháp, một vợ hai con. Cha em mất từ hồi em còn nhỏ.
Lúc đó em có bệnh, Gérard gặp em ở Việt Nam, đưa em qua đây chữa bệnh và gia đình ông ta
nuôi em. Gérard giàu lắm, anh biết không. Nhưng thôi . Chuyện đời của em phức tạp, anh đừng
hỏi thêm. Em cũng sẽ không hỏi gì về đời anh.
Ðêm hôm đó, tôi giật mình tỉnh dậy vì tiếng hét của Mân. Tôi thấy nàng mồ hôi đầm đìa, người
run bần bật, mắt hãi hùng, nước dãi chảy ở mép môi . Tôi không biết cách nào xoa dịu nàng.
- Mân, chỉ là ác mộng thôi . Không có gì thật đâu .
- Mân tỉnh rồi mà.
Mân từ chối cử chỉ dỗ dành của tôi . Nàng ngồi dậy, thu hết người lại ở dưới chân giường. Tôi
nhìn nàng ngồi như vậy, thật lâu trong bóng tối, bao nhiêu cảm giác lẫn lộn trong đầu tôi . Tôi
liên tưởng đến sự sợ hãi của nàng lúc đầu tối . Có một niềm bất hạnh nào đó làm người phụ nữ
này quá mong manh. Ðến khi nghe những tiếng nấc nhỏ, tôi mới lại gần để nhặt những giọt
nước mắt lã chã trên má nàng.
- Anh đừng hỏi gì em, anh Khải . Chắc tại vì tối nay ăn ớt nhiều quá.
Truớc khi đi tìm lại giấc ngủ, Mân đặt tay tôi ở vùng lông phía dưới của nàng, nhờ tôi dắt về nơi
yên tĩnh. Tôi thấy bàn tay tôi ấm áp lạ thường. Tôi thấy tôi yêu Mân hơn bao giờ hết Mân bây
giờ là của tôi, vùng lông ấy cũng là của tôi Thỉnh thoảng, những giấc ngủ của Mân ti nghiệp như
vậy . Chỉ về sau tôi mới hiểu, có một quá khứ đã bám vào Mân từ khi nàng trở về với quê
hương.
Thường Mân và tôi chỉ sống với nhau trong những khoảng thời gian ngắn, không quá một hai tuần, cách
nhau nhiều tháng. Mân tìm đến tôi mỗi khi ở trong nước qua, hay khi nàng muốn ở cạnh một người đàn
ông Việt Nam sau một thời gian ở Pháp.
Rồi một ngày nàng lại ra đi, trở về cái thế giới riêng tư của mình, ở Paris hay tận nơi quê hương. Ðã có lần
Mân điện thoại thức tôi dậy vào lúc 6 giờ sáng, khi nàng mới từ Hà Nội đến phi trường Roissy . Và nàng
cũng có thể chia tay tôi ở giữa vườn Montsouris, cho dù là một buổi chiều đầu xuân có nắng mới . Vậy mà
tôi lúc nào cũng có thì giờ cho nàng. Mỗi lần, Mân xuất hiện như một ngọn gió hay một ánh nắng lạc mùa,
và biến mất như cái vô thường của mọi niềm hạnh phúc. Nàng không cho tôi biết gì về quá khứ và cuộc
sống của nàng. Có lẽ nàng còn một hành trình để đi một mình, chỉ cần đây đó một vài nơi để nghỉ chân,
tìm sự lắng đọng. Nàng cũng không muốn đi sâu vào cuộc đời của tôi, ngừng lại trước những im lặng tôi
muốn giữ.
Cuộc trao đổi giữa Mân và tôi chỉ đứng ở hiện tại, không lục lọi quá khứ, cũng không có những dự tính cho
tương lai . Nhưng trong phần tình cảm Mân dành cho tôi, nàng cho chân thật và giản dị, không đắn đo,
không điều kiện, không chờ đợi được trả đáp. Mân như thế, vừa ích kỷ vừa rộng lượng. Không biết đến
bao giờ người thiếu nữ này còn ở trong tôi như một sự thật không đầy đủ, làm tôi cứ để vào đó bao nhiêu
tưởng tượng và ước mơ, và rạo rực thèm khát ái ân .
Mân có nhiều may mắn. Nhờ sự giàu có của gia đình Gérard, tuổi trẻ của nàng là tuổi trẻ của những cô gái
lớn lên trong một môi trường không thiếu thốn, ở xã hội văn minh này . Mân không phải tranh đấu để
giành một chỗ đứng trong xã hội . Nàng cũng không gặp những khó khăn hòa nhập của một người đến từ
xa . Lối sống ít ràng buộc của nàng là một ưu đãi nằm ngoài tầm tay của phần đông mọi người . Nàng may
mắn đến độ không có một ý thức rõ ràng về giá trị của lao đng và đồng tiền. Hồi trẻ, Mân đã tiếp nhận
cái giáo dục của những gia đình tư sản lâu đời ở Pháp, trang bị cho con người một sự hiểu biết rộng về văn
hóa và văn học nghệ thuật. Từ sớm, Mân đã làm quen với nhạc cổ điển, chơi dương cầm, thích Brahms,
Debussy và những opéras của Rossini . Về ca nhạc, đến bây giờ nàng vẫn không thích những loại nhạc trẻ
bằng những bản nhạc của Brassens, Brel và Ferrat. Nàng biết nhiều về các trường phái hội họa, hay đi
xem triển lãm, và mê tranh của Klee, Miro .
Thế giới văn chương của nàng đi từ Duras đến Garcia Marquez, Kundera, rộng hơn thế giới thơ còn ngừng
ở Aragon và René Char. Gérard đã giúp nàng tìm hiểu kịch của Brecht, và nàng thường theo vợ Gérard đi
xem những buổi trình diễn múa hiện đại, nhất là những biên đạo của Martha Graham và Pina Baush.
Không phải ngẫu nhiên mà Mân đến với ngành điện ảnh, từ lâu nàng đã sống với nghệ thuật của những
Bergman, Antonioni, Tarkovski . Có lần, nghĩ về những sở thích này, tôi nói với Mân:
- Anh chưa gặp một cô Á châu nào có đầu óc và con tim Tây phương đến như Mân. Mân là một bà đầm da
vàng.
- Anh sai lầm to . Có người Pháp nào như em, có thể ngồi xổm hàng giờ, thích ăn đủ loại mắm, không chê
thịt chó khi có rượu đế Hưng Yên đi kèm. Em còn có thể kể cho anh biết bao nhiêu tên các loại cây cỏ và
hoa dại của rừng núi Việt Nam.
Vấn đề hình như phức tạp hơn tôi tuởng. Trước khi gặp tôi, Mân không có cơ hội làm quen với những
người Việt ở Pháp. Tôi đã dẫn nàng vào các giới khác nhau trong cộng đồng. Khi đó mới nhận thấy hết sự
khác biệt giữa nàng và những người Việt tôi quen ở đây . Những thực tập sinh ở trong nước qua nhìn Mân
như một người mất gốc. Nàng chẳng biết gì về văn hóa lịch sử Việt Nam. Nói thích văn học mà thơ Kiều
không thuộc được một đoạn, ngày nay một tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp cũng còn chưa đọc. Ðã vậy,
làm nghề điện ảnh mà mù tịt về phim ảnh Việt Nam. Trong giới người di tản đến đây sau này, có người nói
Mân có cái kiêu ngạo của một kẻ chưa bao giờ nếm mùi khổ cực. Cô này chơi trò phụ nữ tự giải phóng
theo kiểu thiên tả bơ sữa ở bên này . Hay đi về Việt Nam chẳng qua vì thân Việt cộng. Những người ở
Pháp đã lâu thì nghi ngờ Mân là một phụ nữ thích sống thác loạn.
Gia đình có vẻ giàu có lại không chịu học Dược hay Nha, đi chọn cái lãnh vực điện ảnh đầy tình dục. Không
bao giờ thấy cô ta có mặt ở những sinh hoạt lớn của cộng đồng, không khéo lại thuộc về phe chính trị thù
nghịch. Lớp trẻ đã Tây hóa hoàn toàn thắc mắc không hiểu Mân còn dây dưa làm gì với cái nước Việt xa
lạ. Hay đó là một cách làm dáng, để cho khác người ? Nói chung, người ta không nhìn Mân với con mắt
thiện cảm. Nàng cũng chẳng biết trao đổi gì với những người đồng hương này .
Có một tối, sau một bữa ăn giữa bạn bè Việt Nam của tôi, ngồi trên xe về nhà Mân nói:
- Anh Khải, lại một lần nữa, tối nay em không biết tham gia vào những câu chuyện của mọi người . Em xin
lỗi anh. Em chưa quen. Lần sau em sẽ cố gắng hơn.
- Mân đừng nói vậy . Anh sẵn sàng đổi hết bạn bè của anh hôm nay lấy Mân. Tại sao mình phải ăn nói, đi
đứng, vui buồn tùy theo cái nhìn và sự chờ đợi của kẻ khác?
Tôi không thấy rõ mặt Mân trong bóng tối, chỉ nghe nàng nói thêm:
- Ở trong nước đã đành, nhưng ngay trong giới người Việt ở đây cũng vậy ... em thấy mình khác mọi người
quá. Nhưng này anh, Việt Nam cũng là của em nữa chứ.
Sàigòn, 24 tháng 5, 1993, 1 giờ 12 sáng
Khải của em!
Chắc anh ngạc nhiên lắm. Có bao giờ em viết thư cho anh. Em ghét viết thư vì không biết người nhận thư
sẽ đọc trong tâm trạng nào . Một câu nói đùa sẽ vô duyên khi người ta đang bực mình vì một ống nước
hỏng trong nhà. Một tâm sự buồn sẽ lẩm cẩm khi người ta đang hồ hởi vì trúng áp phe . Em viết, vì cả ngày
hôm nay cô đơn trong thành phố này . Và đêm mất ngủ, muốn ngồi nói chuyện với anh. Em từ Hà Nội vào
đây tìm một người để làm việc, phải 2 hôm nữa mới gặp, nên cả ngày chẳng biết làm gì.
Ở đây em không tưởng tượng được anh sống ra sao, đang làm gì. Anh phải tăng gia sản xuất tranh, bớt ngồi
uống rượu với mấy ông bạn Nam Mỹ của anh. Kỳ tới em về, chúng mình sẽ trở lại cái tiệm ăn đường
Tiquetonne . Em chỉ nhớ tên đường vì nó dễ thương. Những tình yêu của anh chắc vẫn rối bời như thường
lệ. Con nhỏ Fanny khôn lắm, anh phải coi chừng. Ðến khi nào nó mới chịu về New York?
Thôi để em kể cho anh một ngày thừa thãi của em. Sáng sớm em kéo thằng nhỏ con bà chủ mini hôtel đi
ăn quà sáng. Anh có biết phòng ở Phạm Ngọc Thạch bây giờ đã 40 đô . Ðáng kiếp cho em, kỳ này nổi hứng
chọn con đường đã vào nhạc của Phạm Duy, và ở cùng xóm với Trịnh Công Sơn. Mới sáng đã bực mình, ở
chỗ bánh cuốn, bà bán hàng hỏi Việt kiều có còn biết ăn cà cuống hay không. Em chỉ nguôi giận khi nếm
nước mắm bà ta pha . Tại sao anh và em chưa bao giờ cùng ở VN với nhau nhỉ? Nếu anh ở đây, em sẽ dẫn
anh đi uống sữa bò tươi ở Thủ Ðức. Buổi tối tụi mình sẽ tập nhảy ở Queen Bee .
Ăn xong về nhà, em quyết định hôm nay không gặp bạn bè người quen. Em không thuê xe Cúp, mượn xe
đạp để lang thang trong thành phố. Em vừa đi vừa nhìn trời nhìn đất giữa rừng xe gắn máy . Chắc người ta
tưởng em hoặc là một du khách, hoặc là một con điên. Ðâu có ai ngờ em là cả hai . Một buổi sáng đủ thì giờ
đi một vòng trong Chợ Lớn và ngồi lề đường Trần Hưng Ðạo uống 2 ly nước mía cam vắt.
Chính ở chỗ này em nhớ anh lần đầu trong ngày . Khi nhìn thấy hai chàng thanh niên Pháp thích thú đạp
xích lô đi qua .
Anh Khải, anh là ông Tây giấy của em. Anh làm em nhớ cả cái thành phố có con sông Seine lẳng lơ khi ẩn
khi hiện. Nhớ những con ngõ đường đá của Butte aux cailles, những quán cà phê tình tứ của Mouffetard,
những loại fromages bất hủ của chợ Montorgueil. Vớ vẩn nhất là em nhớ cả cái bừa bộn của nhà anh.
Mặc kệ cái cười mỉa mai của anh, em lên xe đi ăn trưa ở nhà hàng cơm Pháp của bà Ðại . Ngồi vào bàn ăn,
em tưởng tượng anh ngồi trước mặt, chỉ sợ anh sẽ chê chai Bordeaux em gọi là đồ dỏm nội hóa . Ở bàn bên
cạnh có một anh chàng, em đoán là Bắc Âu, nhìn em với cái sỗ sàng của người đến từ một nơi văn minh. Vẻ
phong trần của anh ta làm em nghĩ tới một phóng viên chiến tranh đến trễ một cuộc chiến.
Về ngủ trưa, em mơ thấy chúng mình yêu nhau trên một tấm vải lớn trải dưới đất. Trên vải trắng đã có
nhiều lớp sơn dầu đủ màu . Những mảng sơn còn ướt tô điểm sự trần truồng của chúng mình, làm hai thân
thể không còn phân biệt được khi quay cuồng trong màu sắc. Em say sưa ôm cái mạnh cái khỏe của anh,
còn anh hăng say đưa đẫy theo nhịp nhúng nhẩy mềm mỏng của em. Tay anh mân mê đầu vú của em, em
thì thả lòng mình chìm đắm trong hoang lạc nhấp nhô của anh. Anh cho em những giọt diễm tình khi đến
phút cao điểm. Em mơ cho anh một thằng con trai kháu khĩnh.....Giữa chiều em mới ngủ dậy .
Ðịa điểm du lịch gần nhất là nhà ông Diệm và ông Thiệu, ở Dinh Thống Nhất. Tới nơi, em dụ được một
đứa bé mua hộ vé để sau đó hiên ngang dắt xe đạp vào Dinh với vé người trong nước, rẻ hơn vé Việt kiều
gần 10 lần. Ở trong, em chẳng cảm thấy gì khi đứng trước những ngai vua và các phòng tiếp quan của triều
đình. Chỉ học được thêm một chi tiết lịch sử là bà Nhu hồi đó thích đánh bài mạt chược. Quyền lực chính
trị của một thời chỉ còn là những trang trí tìm cảm kích.
Ðến cuối chiều, em ra bến tàu hứng gió, nhìn những cặp uyên ương thề thốt với nhau dưới chân Khách
Sạn Nổi, cung điện mới của những nhà tư bản xã hội chủ nghĩa . Một ngày nào đó những cặp tình nhân
này cũng sẽ mua được những chiếc xe hơi Nhật mới tinh.
Khi thành phố lên đèn, em chợt nhớ một phụ nữ không thể ngồi buổi tối một mình trong một nhà hàng.
Em đến khu cơm bình dân gần chợ Bến Thành. Những bàn ăn trên lề đường phải nhờ ánh sáng của các
tiệm phía trong, làm em ngại ngồi vào bàn, đến đứng cạnh xe hàng mì và để đĩa mì xào trên yên xe đạp mà
ăn.
Ông già bán hàng vừa cắt thịt vừa lẩm bẩm một mình.
- Con gái trẻ đẹp như vậy mà mặt như đưa đám. Chắc lại thất tình. Ðúng là một thời buổi nhốn nháo.
Sau đó em về nhà mượn xe Cúp. Em chạy khắp các con đường, khu xóm của thành phố này . Len lỏi giữa
những dòng xe nườm nượp chảy . Ðuổi theo những bóng xe thoáng thấy trong đám đông. Chạy đi chạy lại
giữa những không gian sặc sỡ đèn màu và những không gian đen đậm bóng đêm. Em chạy mãi, chạy mãi,
cho đến khi những ồn ào, bụi bậm và ánh đèn của thành phố thấm đủ vào người để về tìm giấc ngủ. Tại
sao ở Sàigòn, Paris hay Hà Nội, chẳng có chỗ nào cho em sống?
Bây giờ em kể chuyện cười cho anh nghe . Em đã có khá nhiều chuyện về kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN. Ðể trao đổi với những chuyện tục và chuyện người Bỉ của anh.
Nhưng thôi em phải ngừng ở đây . Chưa gì đã có chỗ bị ướt nhòa . Không lẽ nói dối anh là thư bị hắt mưa .
Anh có biết chúng mình xa nhau đến nửa vòng địa cầu ?
Mân.
- Anh Khải, anh đến em liền đi . Em cần anh.
- Có chuyện gì vậy Mân?
- Em mệt quá rồi - Nàng đã bỏ điện thoại xuống.
Tôi không có thì giờ dọn đồ vẽ. Gọi thang máy, nhưng chạy xuống cầu thang. Tôi luýnh quýnh một lúc mới
rồ được máy xe . Ðã hơn 1 giờ đêm mà sao đường phố chưa vắng xe . Không có cách nào phóng nhanh hơn.
Những đèn đỏ nhiều quá, làm điên lên được. Từ gần một tháng nay tôi không gặp Mân. Nàng nói đừng
gọi, để nàng làm việc khẩn trương. Ðến trước nhà Mân, không có chỗ đậu, tôi bỏ xe giữa đường. Phải làm
hai lần mã số mới mở được cửa lớn. Ba tầng cầu thang quay vòng mãi mới hết. Tôi thở dồn dập khi tay đập
mạnh vào cửa nhà Mân.
Cửa mở, ánh sáng yếu ớt từ phía trong không đủ để nhìn rõ mặt nàng. Bàn tay tôi nhận thấy má nàng
nóng bừng. Người nàng chao đảo khi tôi lách đi vào . Tôi bật thêm đèn. Xót xa khi nhìn thấy Mân, nét mặt
rã rượi, đôi mắt không còn hồn, người như đã đến chỗ kiệt sức. Căn phòng làm tôi rùng mình. Ðồ đạc thật
bừa bộn. Dưới đất ngổn ngang giấy, những trang giấy nằm rời rạc khắp nơi, nhiều trang bị vò nhàu hay xé
vụn. Một vài đĩa đồ ăn còn thừa, vỏ chuối đã đen thâm, những chai nước suối và ly giấy vứt lung tung trên
sàn gỗ.
- Mân, sao vậy ?
Nàng chỉ còn sức đứng dựa vào tường, mắt nhắm nghiền. Tôi nhìn Mân, nhìn căn phòng, không biết nói gì,
làm gì. Tôi đi lại vô định trên đống giấy . Tính mở cửa sổ nhưng hai cánh cửa đã mở toang. Phải một lúc sau
tôi mới quỳ xuống nhặt dọn những trang giấy .
Giấy chằng chịt nét chữ của Mân, xóa sửa khắp nơi, chữ to chữ nhỏ, chữ thẳng đều chữ xiêu vẹo, hàng
nằm ngang hàng nằm dọc. Ngòi bút có khi tạo những hình vẽ vô nghĩa ở góc trang, hay để lại những nét
hằn học trên giấy . Hình như Mân viết truyện hay bút ký. Tôi giật mình khi Mân hét :
- Không. Không đụng vào gì cả.
Nàng chạy tới giằng mạnh những trang giấy tôi cầm. Vứt chúng ra xa . Ðẩy tôi về phía sau . Thoát ra khỏi
sự níu kéo của tay tôi . Nhưng vấp phải bộ máy nhạc gần đó. Mân cúi xuống cầm lấy chiếc máy trên cùng,
ném nó vào tường. Tiếng vỡ của máy vang chát chúa .
Nàng đạp đổ chồng máy còn lại dưới chân. Nàng chạy đến tường. Tay đập loạn xạ vào tường. Tôi phải lấy
hết sức kềm hãm sự giãy giụa của nàng, cho đến khi giữ chặt được hai cổ tay nàng. Mặt nàng sát gần. Mắt
nàng đầy căm hờn.
- Buông ra . Tôi bảo buông ra ngay . Nếu không giết tôi đi . Tôi không thèm sống. Tôi muốn chết. Sao tôi
không chết được.
- Mân. Anh van em. Anh yêu em.
- Tôi không yêu anh. Không yêu ai cả.
- Không sao Mân. Anh chỉ muốn em thương lấy mình một chút.
- Tôi không cần anh thương hại . Anh vứt cái thương hại đi chỗ khác. Tôi ghê tởm cái thương hại của anh.
Ai cho anh quyền nhìn tôi khổ. Ðời tôi ủng thối sao anh còn mò tới . Cái khổ nó thu hút anh phải không.
Anh để tôi yên. Ra ngay khỏi nhà tôi . Anh không có chỗ nào cả trong đời tôi . Anh nghe chưa . Không bao
giờ anh có chỗ trong đời tôi .
Tôi chóng mặt, như nhìn thấy một hố sâu thăm thẳm trước mắt. Tôi thả Mân ra và lùi dần. Ðau nhói và
khó thở. Tôi lết về phía cửa sổ tìm không khí. Mắt tôi bị lòa bởi cái đen đặc của đêm khuya ở ngoài.
Tôi đứng ở đó không biết bao lâu, cho đến khi cảm thấy ướt ở bờ vai phía sau, và nhận ra những cái giựt rõ
dần trên lưng. Tôi quay lại đỡ Mân vào người .
- Khóc đi Mân. Khóc từ từ. Khóc cho thật nhiều . Khóc cho thật lâu . Khóc cho cạn hẳn tức tưởi trong
người . Cần thật nhiều nước mắt cho hai đứa chúng mình.
Tôi kéo Mân ngồi xuống đất. Tôi ru nàng khóc.
- Anh, làm sao anh chấp nhận em bây giờ. Em làm hỏng tất cả mọi chuyện. Em hông biết cách nào tránh
làm người khác đau . Có bao giờ em biết yêu đâu . Chỉ sống với người khác, em còn không làm được. Tới
khi nào em mới yêu được anh. Mà em có khổ thì phải chịu một mình chứ. Anh đâu có tội gì mà phải nhận
cái khổ của em. Không biết ngày hôm nay còn ai có tội với đời em nữa không. Chắc em điên thật. Nhưng
không. Em không điên đâu, hồi đó nhà thương đã coi kỹ lắm mà. Suốt đời em sợ điên. Làm sao để mình
không bao giờ điên hả anh. Anh đừng để em điên nhé anh Khải . Em đã sống xa nơi đó lâu lắm rồi, sao
không đủ. Chỉ tại vì em muốn viết cho tới cùng. Em muốn viết để tự chữa khỏi những giấc ngủ có ác mộng.
Em dại quá, tự chữa làm sao được. Em hứa với anh, em ngừng viết, em không bao giờ viết nữa . Nhưng anh
chờ em, cũng phải có ngày em sẽ không còn thức giấc anh giữa đêm. Anh chờ em đi, ngày nào em khỏi, em
sẽ cho anh hết tất cả cái bình thường của em. Anh Khải, em đã giấu mọi người, giấu anh cái thảm họa em
gặp hồi nhỏ. Vì sợ từ đó người ta nhận ra cái điên của mình ngày hôm nay . Hình như em còn nhục vì nó,
khi nhìn đời sống an lành của người khác chung quanh. Em sống với nó như một tội lỗi phải mang theo suốt
đời . Nhưng hôm nay em muốn kể hết cho anh. Ngoài mẹ em và Gérard, em chỉ còn anh để thương.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top