Phần 2: Hiện Tượng Hóa Hoang Trên Trái Đất

Không thể không nói đến sự kiện con người bị hóa hoang và sự suy biến của cả một dân tộc thành những bộ lạc bán khai và hoang dã. Rất có thể, hóa hoang là yếu tố thụt lùi trong quá trình tiến hóa của nhân loại từ thời xa xưa và không thể coi nhẹ vai trò của hiện tượng này

Khỉ từ người hay người từ khỉ?

Chương trình học tập ở nhà trường cho chúng ta biết là con người thoát thai từ khỉ. Nhưng một số người lại khẳng định rằng, loài khỉ bắt nguồn từ con người. Lý lẽ của họ cũng tương tự như thuyết "tiến hóa", chỉ khác là thay cho từ "tiến hóa" cần phải sử dụng từ "hóa hoang".

Có thật như vậy không? Rất khó khẳng định điều này hoặc điều kia. Nhưng giả thuyết loài khỉ có nguồn gốc từ người cũng xác đáng, chẳng thua kém giả thuyết coi người thoát thai từ khỉ, bởi vì trong tự nhiên ngoài quá trình tiến hóa đi lên, còn có quá trình thoái hóa thụt lùi; đối với loài người đó là hóa hoang.

Dựa vào các nguồn tư liệu phương Đông, có thể nói đến hiện tượng con người hóa hoang hàng loạt liên quan đến các thảm họa toàn cầu. Hiện tượng này đã xảy ra với cả người Atlan cũng như người Arian (chủng tộc người thời đại chúng ta).

Có lẽ chỉ người Lemuri là không bị hóa hoang hàng loạt (không loại trừ trường hợp hóa hoang cục bộ). Vào thời kỳ xảy ra thảm họa toàn cầu, đại bộ phận người Lemuri đã chết. Chỉ một bộ phận nhỏ người Lemuri ưu tú với khả năng đặc biệt phi vật chất hóa và vật chất hóa đã chuyển xuống lòng đất và tổ chức nên Sambala và Agatchi. Trong hệ thống đời sống song song (Sambala và Agatchi), người Lemuri đã đạt tầm mức phát triển cao nhất. Khó mà tin được là người Lemuri bị hóa hoang.

Người Atlan hai lần đã bị hóa hoang hàng loạt. Sinh ra trong lòng nền văn minh Lemuri, một bộ phận người Atlan đã thoát khỏi thảm họa toàn cầu xảy ra cách nay 850.000 năm. Ngay sau đó, họ không còn sự hướng dẫn của người Lemuri và tụt dần xuống đời sống nguyên thủy. Các bộ lạc Atlan hóa hoang đã bị các bộ tộc tiến bộ lấn át dần dần và quá trình đó cứ tiếp diễn mãi cho tới khi được phát hiện ra những ghi chép viễn cổ của người Lemuri.

Đợt người Atlan hóa hoang hàng loạt lần thứ hai đã xẩy ra tại một thời kỳ khá xa so với trận Đại Hồng Thủy cách đây 850.000 năm. Sau một thời gian dài nhất định, người Atlan càng ngày càng quên nền văn hóa của mình và dần trở lại đời sống hoang dã: họ lấy da thú rừng làm quần áo che thân, ăn quả dại và săn thú để thêm nguồn dinh dưỡng. Phần lớn người Atlan hóa hoang đã bị người Arian lấn át và dần bị tiêu vong. Chỉ có người Atlan trên đảo Platon là không hóa hoang và bảo tồn nền văn minh của mình cho đến thời kỳ bị tiêu vong cách đây 11.000 năm, sau khi sao chổi Chifon rơi xuống Thái Bình Dương.

Người Arian phát sinh trong nền văn minh Atlan và một bộ phận đã thoát chết trong trận Đại Hồng Thủy cũng đã bị hóa hoang hàng loạt. Có nhiều tư liệu cổ mình chứng điều này. Hiện tượng hóa hoang của người Arian sâu sắc và rộng lớn tới mức là chỉ ở thời kỳ lịch sử không xa (cách đây 18.000 năm), các bậc Tiên tri mới chặn đứng được bước thụt lùi và bắt đầu có sự tiến bộ nhất định.

Cũng có thể cho rằng, 11.000 năm về trước sau khi sao chổi Chifon rơi xuống Trái đất, một đợt hóa hoang hàng loạt liên quan đến điều kiện sinh sống bị thay đổi mạnh.

Cần lưu ý là không phải tất cả những người hóa hoang trên Trái đất đều đã chết. Như chúng ta biết, một số người bị hóa hoang vẫn tồn tại ở nhiều khu vực của thế giới.

Người mọi rợ, họ là ai?

Ngày nay có thể bắt gặp các bộ lạc mọi rợ và bán khai ở nhiều nước trên thế giới như Indonexia, Tân Ghi Nê, Úc, Việt Nam, Chi Lê, Brazin, Peru, nhiều vùng ở châu Phi v.v... Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong số những người mọi rợ ngày nay có hậu duệ của ba chủng tộc chính trên Trái đất: Lemuri, Atlan và Arian.

Liệu có thể tin được rằng, ngày nay vẫn còn con cháu của người Lemuri đã sống cách đây nhiều triệu năm không? Rất khó khẳng định nhưng hoàn toàn có khả năng.

Việc khảo sát và nghiên cứu các tộc người mọi rợ trên Trái đất là một trong những vấn đề khoa học phức tạp và lý thú nhất. Nó đang đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của các nhà khoa học trên toàn thế giới.

Các nhân tố hóa hoang

Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, một trong những nhân tố hóa hoang là lối sống nhàn cư của tổ tiên xa xưa. Nhàn cư bao giờ cũng là nhân tố thụt lùi, bởi lẽ con người vốn là một khởi nguyên tự phát triển (tiến bộ). Các thế hệ nhàn cư nối tiếp nhau không nhận thức được rằng, có nhiều yếu tố tinh thần như chí khí và bộ não thoái hóa dần. Số người có năng lực trí tuệ giảm theo thế hệ. Các yếu tố bản năng như loài vật (ăn uống, ngủ, sinh đẻ...) chiếm ưu thế dần trong con người.

Nhân tố hóa hoang khác là đời sống biệt lập. Bằng chứng là đời sống cư dân thuộc các hòn đảo nhỏ biệt lập đều là dân mọi rợ. Một nhân tố hóa hoang nữa là chế độ cai quản độc tài cuồng tín ở một số quốc gia và bộ lạc. Tại đó, bị truy đuổi đầu tiên là những người có năng lực trí tuệ và tầm mức tâm linh cao hơn chủ nghĩa cuồng tín, họ thường bị giới cầm quyền ghen ghét và tìm cách sát hại. Đời sống xã hội tại những khu vực như vậy thụt lùi nhanh chóng.

Có vẻ như sự tiến bộ là một quá trình tiến hóa lâu dài và gian khổ, còn sự thụt lùi và hóa hoang của xã hội sẽ diễn ra sau một thời gian tương đối ngắn hơn. Điều đó thật dễ hiểu. Các quá trình phá hủy, kể cả trong tiến hóa, đòi hỏi ít sức lực hơn so với quá trình xây dựng.

Lịch sử nhân loài dường như đã có nhiều khả năng quay lại con đường thoái hóa và hóa hoang không thể đảo ngược. Các bằng chứng có thể được tìm thấy trong nhiều nguồn tư liệu tôn giáo và thư tịch cổ. Trong những nguồn tư liệu như vậy đã cho biết rằng: khi sự thụt lùi của loài người có dấu hiệu nguy hiểm thì không biết từ đâu lại xuất hiện các bậc Tiên tri; các Ngài dùng mãnh lực tâm linh của mình để chặn đứng xu hướng thụt lùi và hướng nhân loại vào con đường sáng tạo và đi lên.

Nhóm nghiên cứu của Erono Mundasep đã đi đến kết luận: các bậc Tiên tri trên Trái đất đã xuất hiện từ Quỹ gen nhân loại. Nói cách khác, Quỹ gen nhân loại đã được tạo dựng trên Trái đất nhằm mục đích ngăn ngừa sự hóa hoang của con người.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top