26🍞

"Butterfly" – Kafka on the Shore (Haruki Murakami)

(Reup from Maybe You Should Listen To This Song)

.

▸Trong bài Butterfly, RM đã viết "Chẳng biết mơ hay thực, Kafka bên bờ biển của tôi ơi, đừng tiến sâu vào những khu rừng tối tăm ấy."

Trước đó, trong phòng vấn với ASTA TV Mag, RM đã từng để cập đến cuốn sách này.

ASTA TV: Những cuốn sách của Haruki có thể đọc
được ở bất kì thời điễm nào nhỉ?

RM: Đúng thế ạ, thực sự em đã thử đọc "Kafka on the shore" trước, nhưng mà nó dài quá (cười) nên là hiện giờ em đang thử đọc "Norwegian wood" (Rừng Na Uy) trước ạ.

Vậy là chỉ sau một khoảng thời gian ngắn thôi, RM đã đọc xong cuốn sach này rồi đó.

——

Sự đấu tranh giữa mơ và thực, sự sống và cái chết
Thế giới của "Kafka bên bở biển" là một thế giới nghiêng, thế giới của những ẩn dụ và bản thân nó cũng là một ấn dụ. Tác phẩm tràn ngập những suy lý về bản chât thế giới và con người. Và nếu thần thoại cổ giải thích thế giới bằng các biểu tượng là các vị thần thì Murakami, trong thế giới hư thực "Kafka bên bờ biển", giải thích thế giới bằng những nhân- vật-khái-niệm. Các nhân vật của tác phẩm cũng hiện lên như là những khái niệm của thế giới, một cách đầy huyền thoại.

Toàn bộ bài hát gợi lên trạng thái Oneirataxia (không thể phân biệt giữa giấc mơ và thực tế) và mô tả tâm trí của một người bị giằng xé giữa một mơ ước và hiện thực. Bướm (Butterfly) được ví như một giấc mơ, giấc mơ mong manh và bay bổng . Giấc
mơ đó có thể là tình yêu, nhưng cũng có thể là tất cả những điều đẹp đẽ khác nữa. Nếu "con bướm" là một ẩn dụ cho người yêu thì có thể nhân vật trong câu chuyện đã gặp cô ấy trong một cuộc sống khác, giống như vũ trụ song song, họ không thể ở bên nhau vì họ thuộc về thế giới khác nhau. "Những dấu hiệu này tự cấu hình lại, các phép ẩn dụ biến đổi, và tôi đang trôi đi, rời xa bản thân mình.

Tôi là một con bướm bay dọc theo các góc cạnh của tạo hóa. Ngoài rìa của thế giới, có một không gian nơi trống rỗng và chất chứa chồng lên nhau một cách gọn gàng, nơi quá khứ và tương lai tạo thành một vòng lặp liên tục, Vô tận. Và lơ lửng về những
dấu hiệu chưa ai từng đọc, những hợp âm chưa ai từng nghe. "

"Âm thanh của sự khô cằn trong trái tim này
Thật chẳng biết đây là mơ hay là thực
Kafka bên bờ biển của tôi
Xin đừng đi về phía nơi rừng rậm sâu thẳm
Trái tim tôi vân luôn vì em mà rạn vỡ"...

Các nhân vật của Murakami bị giam trong nỗi cô đơn, quẩn quanh với đến cùng cực. Nỗi cô đơn đẩy con người đến "một sự khủng hoảng bản sắc mang tính cổ điển", không biết mình là cái gì. Họ bị phân mảnh: một con người thực trong thế giới duy lý và một con người trong Vô thức không tự chủ được, kiểm soát được khiến cho Kafka nhiều lần nhắc lại một câu nói của Yeats: "Trách nhiệm đến từ trong mơ". Cái mà ta gọi là thế giới siêu nhiên chỉ là vùng tối trong tâm trí chúng ta. Kafka hắn là một cậu bé khác thường so với tuổi mười lăm, cậu như đã sống từ trước đó hàng mấy chục năm, chất chứa trong mình nỗi đau khổ kinh hoàng của nhân loại: luôn
phải vùng vẫy để thoát khỏi lời nguyền cay độc. Lời
nguyền là căn nguyên phát sinh ra cuộc dấn thân của
cậu bé. Từ đó Kafka bị cuốn vào một chuỗi những sự
kiện kì bí nhưng lại diễn ra một cách hiển nhiên không dừng được, "em không định làm thế nhưng em không dừng được".

Điều này được coi là mấu chốt của tác phẩm, các nhân vật như bị sai khiến bởi một thế lực siêu nhiên, đầy quyền năng, nhưng hiểu cặn kẽ thì đó chính là phần vô thức trong mỗi con người. Sau một giấc mơ (không biết là thực hay mơ), Kafka tỉnh dậy thấy áo đẫm máu như vừa giết người; ngủ với Sakura (người mà cậu luôn băn khoăn liệu có phải là chị gái mình) trong mơ; yêu say đắm linh hồn ở tuổi mười lăm của Miss Saeki. Không rõ nét nhưng khu rừng đấy hiện lên với cái u ám của cõi chết, dẫu vậy nó lại đẹp đẽ và thu hút biết bao. Ở nơi vô định không phân biệt đâu là thực, đâu là mơ, khu rừng tựa chốn thiên đường. Con người khao khát những điều đẹp đẽ, muốn vứt bỏ lại những bất hạnh tột cùng để tìm đến với sự tự do, chạm tới ước mơ của riêng mình . Bản thân giấc mơ là sự ngụy trang, là mặt nạ che
đậy những mong muốn, những thèm khát thực sự là
cái "ruột" của vô thức. Nhưng liệu điều đó có phải sự giải thoát?

"Kafka đã ven theo lối mòn mà bước vào khu rừng ấy, men theo những đau khổ và bất hạnh để đến thế giới tuyệt vời ấy. Rồi cậu lại trở ra với một lời nhắn nhủ, một nhành hoa kiên cường được bỏ mầm trong trái tim. "Cậu phải sống ở ngoài đó"". Tại nơi giao thoa giữa sự sống và cái chết, Kafka cố gắng để chết nhưng cậu ta vẫn sống sót vẫn mong chờ cậu trở thành "người 15 tuổi cứng rắn nhất trên thế giới" và cậu "phải tồn tại". Bởi lẽ "Vì chúng ta còn trẻ, nên chúng ta phải nỗ lực sống. Sống thay cho một phần kí ức bị đốt bỏ của người khác, sống để ghi nhớ gương mặt của những người đã rời đi. Chúng ta phải sống, chỉ vì chúng ta còn trẻ thôi". Có thể, "Và khi cơn bão qua đi, bạn sẽ không nhớ bạn đã vượt qua như thế nào, bạn xoay xở để tồn tại được ra sao. Bạn thậm chí sẽ không dám chắc, thật ra, liệu cơn bão có thật sự đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn. Là khi bạn ra khỏi cơn bão, bạn sẽ không còn là cùng một người mà đã bước vào. Đó là những gì về cơn bão."

===================================

Bài dịch của LitChart

(Các bạn có thể chạy qua work VTRANS của mình để đọc về lí do mình dịch thêm bài viết này)

.

Số phận và Lời tiên tri

Trong thế giới siêu thực của tác phẩm, các nhân vật có thể gặp những khó khăn trong việc phải hiểu những hiện tượng lạ kì, với những cuộc gặp gỡ không tưởng trên thế giới, mà còn đối với cả với những trải nghiệm sâu bên trong của chin bản thân họ. Một số nhân vật, đặc biệt là Kafka, cảm tưởng như thế giới và tương lai của họ phải bị điều hành bởi những lời tiên đoán khó tránh khỏi. Trong khi đó, một số khác lại có cảm giác mình đã gánh những trọng trách đặc biệt, yêu đương hoặc hy sinh ở những thời điểm cụ thể nào đó. Khả năng của con đường định mệnh này có thể đem đến sự an ủi, nhưng nó cũng có thể là một điềm gở. Dù "số phận" có thực sự tồn tại hay không thì niềm tin luôn khiến các nhân vật trong tác phẩm hành động theo cách biến những nghi vấn này trở nên không hề liên quan, vì cho đến cuối cùng thì chính họ đã tự mình hoàn thiện những lời tiên tri tưởng tượng đó. Vì vậy mà Murakami đã cho ta thấy tin vào số mệnh đã khiến số mệnh đó trở thành hiện thực, lời tiên tri thì cuối cùng cũng sẽ tự hoàn thành mà thôi.

Kafka đã bị thôi thúc, đến một mức trở nên ám ảnh với một "lời tiên tri" do cha nói với cậu: rằng cậu sẽ giết ông ấy, quan hệ với mẹ và ngươi chị gái lớn tuổi hơn. Kafka bị dày vò bởi những lời dự đoán đó, tin rằng bản thân mình sẽ phá hủy mọi thứ vào mọi lúc. Điều này được liên tưởng tới một thần thoại khá nổi tiếng về Oedipus, anh ta cũng được dự đoán là sẽ chính xác giết phụ thân và kết hôn với mẫu thân, biến một thần thoại đó trở thành một loại bản đồ chỉ dẫn cho cả cuộc đời. Khi Kafka nghe tin sét đánh rằng cha mình bị mưu sát một cách bí ẩn, cậu đã cảm nhận một trách nhiệm lớn lao, cho dù cậu không có bất kì một kí ức nào về việc này vì cậu đã ở cách đó tới cả trăm dặm khi sự việc xảy ra. Cậu cam đoan giấc mộng và khát khao của mình mang sức mạnh tuyệt đối khiến cho sự ra đi của cha mang một phần trách nhiệm của cậu. Lời tiên tri khi xuất hiện ở một thời điểm khác, nó vượt qua cả suy nghĩ của cậu, cậu đã tưởng tượng rằng Sakura, một cô gái cậu gặp trên tàu là chị gái của mình mặc cho những lập luận khác (ngay cả sự thật rằng cô ấy có tên tuổi khác hẳn với chị gái của mình). Hậu quả là Kafka bị bối rối bởi cuộc mây mưa ngắn ngủi nọ, bị dày vò bởi những giấc mơ sắc dục và thậm chí cậu tin rằng mình sẽ hãm hiếp Sakura. Bởi vậy mối quan hệ giữa họ nhuốm màu tội lỗi bởi thứ niềm tin mãnh liệt kia. Lần thứ hai, quan hệ lâu dài và có phần căng thẳng trong tác phẩm với Miss Saeki, một phụ nữ trung niên và bắt đầu mối quan hệ yêu đương mãnh liệt với bà ta, cậu coi người phụ nữ này vừa là người tình- và cũng là người mẹ của mình. Thực tế là cậu không có một chứng cớ nào để củng cố giả thuyết này cả. Kafka để niềm tin của mình ở lời tiên tri Oedipal dẫn mình tới mối quan hệ mà chính cậu cũng cảm thấy sai trái, cũng bởi vì cậu không có khả năng chống lại nó.

Một phần từ nỗi ám ảnh với lời nguyền của gia đình mình, rất nhiều nhân vật khác cảm thấy họ đã được định sẵn để tiếp xúc với những nhau. Kết quả là họ thấy có một ý nghĩa đặc biệt nào đó với mỗi người lạ mà họ gặp gỡ, và cho phép những mối quan hệ mới này chi phối kế hoạch của họ. Ví dụ, Kafka xem trọng tình bạn mình mới được thiết lập vì cậu đang đi tìm gia đình của mình. Khi cậu tình cờ gặp Sakura, cậu đã bị thuyết phục rằng có một kết nối đặc biệt giữa họ. Như việc Kafka đã thế những người mới quen này vào vị trí của người thân đã mất của mình. Hoshino bị thu hút bởi Nakata vì nguời con trai này gợi nhớ anh ấy tới người ông kính yêu của mình. Mối quan hệ trong tưởng tượng mạnh mẽ tới mức Hoshino đã từ bỏ cuộc sống hiện tại của mình chỉ để hỗ trợ Nakana trong nhiệm vụ bí mật của anh ta, ngay cả khi điều đó càng ngày càng trở nên vô thực. Cuối cùng, Miss Saeki tin rằng bà và người tình thuở ấu thơ của mình đã được định mệnh sắp đặt để ở bên nhau- nhiều tới mức bà đã không bao giờ có thể vượt qua được sau cái chết trẻ của người ấy. Bà tìm đến Kafka vì cậu trông giống như người bạn trai đó tái sinh lại, bắt đầu mối quan hệ với cậu cũng chỉ vì lí do này. Xuyên suốt tiểu thuyết, các nhân vật đều bị cuốn vào những điều bất hợp lí, đôi khi không lành mạnh cho lắm, và họ cũng bị thu hút vào những con đường mới trải vì niềm tin của mình vào những mối quan hệ mà số phận định sẵn kia.

Niềm tin mãnh liệt có thể chèo lái suy nghĩ và khiến họ tin rằng mình có thể dự đoán được tương lai- và, dựa vào cái nhìn siêu thực của tác giả thì đôi khi những điều này là đúng. Nó củng cố giả tưởng rằng thế giới này bị chi phối và vận hành bởi Số phận và những điều khó lường của cuộc sống. Tuy nhiên, dựa dẫm vào niềm tin này trong thực nghiệm cũng khiến nhân vật rơi vào hiểm nguy tất biến không thể dự báo của cuộc đời, và cả những khả năng chết bất đắc kì tử nữa. Ví dụ như Nakata, bắt đầu khả năng dự báo các hiện tượng lạ của thiên nhiên, như bão cá và đỉa rơi từ trên trời xuống, hoặc sét sẽ đánh liên tục. Khi những dự đoán này trở thành hiện thực anh đã có được sự tự tin khi nhiệm vụ kia của mình cũng sẽ thành công. Nhưng điều này đã nát vụn khi Nakata đột ngột chết trước khi nhiệm vụ hoàn thành. Cái chết của anh nói lên rằng cho dù ở một thế giới mà những siêu năng lực dự đoán tồn tại đi chăng nữa, thì việc loài người biết trước tương lai vẫn là một điều bất khả thi. Cô Saeki và Oshima đều tin họ có thể biết chính xác cái chết của mình diễn ra khi nào. Họ sống không còn nỗi sợ trong suốt thời gian đó và họ đã ưu tiên quan tâm những gì có ý nghĩa với họ không chút do dự. Nhưng điều quan trọng hơn là, cả hai nhân vật đó đều rất liều lĩnh và chấp nhận cả những rủi ro không đáng có cho mình.

Vì tất cả nhân vật trong tác phẩm đều bị ám ảnh với số phận và dự đoán, họ đã để niềm tin tương lai kia điều hành chính những lựa chọn của mình ngay cả khi có thể nhận thức và ngược lại. Murakami cho thấy dựa dẫm vào số mệnh là cách ngăn chặn con người đựa ra các quyết định có lý trí, và thực tế thì chúng có thể khiến họ cảm thấy cùng đường trong khi rõ ràng vẫn có hướng đi phía trước.

___
Cre:
Trans: Chiie

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top