btapmt
3.1. Tính toán kích thước bể lắng đứng bậc 1 cho hệ thống xử lý NTSH từ một khu dân cư có lưu lượng cực đại Qmax = 12.000 m3/ngày. Chọn tải trọng bề mặt SLR = 80 m3/m2/ngày. Thiết kế thành 3 bể vận hành song song. Tỷ lệ đường kính/chiều cao công tác (D/H) = 2,5.
3.2. Hai bể lắng ngang bậc một, mỗi bể có kích thước 6 m x 24 m x 2,7 m được sử dụng để xử lý luân phiên nước thải có lưu lượng 3800 m3/d. Hãy tính tải trọng bề mặt SLR, thời gian lưu t và vận tốc chảy ngang qua bể.
3.3. Tính thời gian lưu bùn (C) đối với một hệ thống xử lý bùn hoạt tính với các dữ liệu:
- Thời gian lưu thủy lực = 8 giờ
- Lưu lượng nước thải xử lý = 900 m3/ngày
- Lưu lượng bùn thải bỏ = 10 m3/ngày
- Nồng độ bùn hoạt tính trong bể thông khí = 2500 mg-VSS/L
- Nước thải ra khỏi bể lắng chứa 12 mg-VSS/L
- Nồng độ bùn thải bỏ = 7.500 mg-VSS/L
3.4. Nước thải với lưu lượng 25000m3/d và BOD5 = 140 mg/L được xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính. Hiệu suất loại BOD5 là 90%. Quá trình vận hành với nồng độ sinh khối trong bể phản ứng được duy trì ở mức 3.300 mg/L và tải trọng hữu cơ (OLR) là 1 kg BOD5/m3/ngày.
Hãy tính các thông số sau đây:
(1). Thể tích bể phản ứng (V)
(2). Thời gian lưu thủy lực ()
(3). Tỷ số F/M.
3.5. Một trạm xử lý nước thải tiếp nhận nước thải sinh hoạt với lưu lượng 384 m3/d, BOD5 = 140 mg/L và nước thải sản xuất với lưu lượng 10 m3/h, BOD5= 400 mg/L. Sau khi trộn chung ở bể điều hòa, nước thải được cho qua lắng bậc 1 rồi xử lý bằng quá trình bùn hoạt tính.
(1). Tính lưu lượng, nồng độ BOD5 của nước thải trộn chung ở bể điều hòa.
(2). Sau khi qua bể lắng bậc 1 nồng độ BOD5 giảm đi 25%. Hãy tính toán các thông số sau đây đối với bể phản ứng bùn hoạt tính (bể aeroten):
(a). Thời gian lưu thủy lực ( hay HRT)
(b). Thể tích bể phản ứng (V)
(c). Tải trọng hữu cơ (OLR)
(d). Lưu lượng bùn hồi lưu (QR)
(e). Nồng độ bùn hoạt tính hồi lưu (XR)
Biết bể aeroten được thiết kế với tỷ số F/M = 0,28 mgBOD5/mgVSS/d, nồng độ bùn X = 2,5 g MLVSS/L và tỷ số hồi lưu R = 0,5.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top