Văn hoá tranh luận
"The more I grow, the more I realize that my MOM is the best friend I ever had."
#VocameaningQuotes
TỪ VỰNG QUAN TRỌNG
- grow (v): lớn lên, trưởng thành
- realize (v): nhận ra, ngộ ra.
VĂN HÓA TRANH LUẬN và VẤN ĐỀ NGỤY BIỆN?
Tranh luận là cùng bàn bạc về một vấn đề nào đó, tối thiểu giữa 2 người. Dù là bàn về một vấn đề nghiêm túc hoặc chỉ là buổi tối nên ăn gì,… thì bạn cũng đang tranh luận để giữ vững ý kiến của mình.
Nhưng đôi khi, những cuộc tranh luận lại trở thành một trò “lố”, cãi vã và thành ngụy biện, dù bạn đang sa vào mà không biết. Kết thúc là những lời lẽ công kích, hoặc đưa ra những quan điểm “cùn” để phản bác đối phương vô tội vạ.
Ngụy biện luôn xảy ra hàng ngày, mọi lúc mọi nơi và rất dễ khiến chung ta “đuối lý”, bị ảnh hưởng dù chúng ta không sai. Chúng ta cần phải biết được đâu là ngụy biện, để không bị “bẫy” và vô phương bảo vệ ý kiến của mình trước mọi người.
Vậy ngụy biện thực ra là gì?
- Phát ngôn theo định kiến cá nhân, thiếu logic.
- Lập luận mâu thuẫn không vững vàng.
- Các giả định không đúng, không xác thực.
Tóm lại ngụy biện là i “lười suy nghĩ” nhưng muốn thắng bằng mọi giá. Bạn sẽ luôn là chiến thắng, nhưng không được công nhận từ mọi người và dần mất đi tín nhiệm.
Còn với người có tư duy phản biện, biết cách tranh luận đúng đắn, họ luôn nhận được sự tôn trọng và công nhận của mọi người. Đó là sự khác biệt khi chọn tranh luận hay ngụy biện!
- Đánh giá vấn đề sâu sắc hơn, trên nhiều khía cạnh, nhận ra được các sai lầm khi tranh luận.
- Tăng năng lực tư duy và sáng tạo trong tranh luận nhưng vẫn đảm bảo tính logic.
- Chủ động tranh luận, nắm bắt được các lập luận để phản biện và bảo vệ quan điểm ban đầu của mình.
- Tạo sức ảnh hưởng trong lời nói, suy nghĩ và giá trị bản thân trong mọi vấn đề từ công việc tới cuộc sống hàng ngày.
Nguồn. Những điều trường học không dạy bạn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top