Trở thành một Bartender GiỏiLời khuyên

Cách để Trở thành một Bartender
Nghề pha chế rượu, hoặc bartender có thể là một nghề thú vị và dễ kiếm tiền, nhưng không phải ai cũng làm được. Để trở thành một bartender, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng làm việc trong những khoảng thời gian thất thường, tiếp xúc với những khách hàng say xỉn và thô lỗ, và phải làm nhiều việc cùng một lúc. Hãy đọc tiếp để biết cách theo đuổi nghề này.


Phần 1 trong 2: Trở thành một Bartender

1
Yêu cầu công việc. Phải đủ ít nhất 18 tuổi để có thể làm việc như một bartender (tuy nhiên một số tiểu bang trong nước Mỹ yêu cầu bạn phải đủ 19 hoặc 21 tuổi). Vài nơi yêu cầu bắt buộc bạn phải học lớp nhận thức về rượu trước khi được làm việc.[1] Hãy tìm hiểu về những quy định hoặc yêu cầu đặc biệt tại địa phương của bạn.
Lớp nhận thức về rượu sẽ dạy bạn mọi điều về Lái xe trong lúc say rượu, Chứng minh thư giả, Nồng độ cồn trong máu, phục vụ thức uống có cồn cho người ít tuổi, cách tránh bị say rượu, và những thứ khác.[2]
2
Làm một hoặc cả hai thứ sau. Một số bar nhận người học về bartender mới ra trường, trong khi một số bar khác thì lại thăng chức cho những trợ lý của bartender hoặc phục vụ cocktail vào vị trí bartender.
Hoàn thành khóa học bartender. Mỗi trường đào tạo bartender đều khác nhau, nhưng phần lớn các lớp học sẽ dạy bạn cách pha chế hàng trăm loại cocktail, cách xử lý khi gặp khách hàng say xỉn, cách trang trí, đổ rượu, và cách phân biệt các loại rượu và bia khác nhau.[3]

Làm trợ lý cho bartender hoặc phục vụ cocktail. Trợ lý cho bartender, hoặc barback, thường đảm nhiệm dọn ly, chuẩn bị khay trang trí, lấy đá, lau quầy, và tiếp nguyên liệu.[4] Phục vụ cocktail có trách nhiệm mang thức uống đến cho khách ở quầy, ở khu âm nhạc, hoặc những khu ăn uống khác.[5] Cả hai việc này đều cho bạn những kinh nghiệm làm việc trong bar và chuẩn bị cho công việc bartender của bạn trong tương lai. Hãy cho ông chủ thấy bạn có hứng thú với việc làm bartender để họ sẽ để mắt đến bạn khi cần tuyển người vào vị trí đó.

3
Luyện tập. Bất kể bạn muốn làm gì, thì luyện tập sẽ làm cho bạn cảm thấy tựu tin hơn khi bạn đảm nhiệm công việc một mình ở quầy bar. Hầu hết các bar sẽ huấn luyện cho người mới và sẽ cho làm việc chung với một bartender thành thạo để học hỏi kinh nghiệm.

4
Tìm việc. Bartenders có thể làm việc ở nhiều nơi như nhà hàng, bar, vũ trường, khách sạn, sòng bạc và tụ điểm âm nhạc.[6] Gửi hồ sơ xin việc của bạn đến nhiều nơi khác nhau và theo dõi những vị trí họ cần tuyển.
Nếu bạn đã có công việc là barback hoặc phục vụ cocktail rồi thì nên gặp quản lý của bạn để trao đổi về việc thăng chức lên vị trí bartender.


Phần 2 trong 2: Trở thành một Bartender Giỏi

1
Biết nghề bartender đòi hỏi những gì. Nghề này có thể rất thú vị và thảnh thơi, nhưng nó cũng có thể rất mệt mỏi và căng thẳng. Hãy xem xét nếu bạn có đủ tính chất của một bartender giỏi không:
Cá tính mạnh mẽ. Bartender là nghề có giao tiếp xã hội rất rộng. Bạn cần phải thích ở gần nhiều người với nhiều gia cảnh khác nhau và luôn sẵn sàng để tiếp xúc với những khách hàng say xỉn.

***§^§  Trí nhớ tốt.
Bartender cần thuộc các công thức pha chế của nhiều loại cocktail khác nhau và cần nhớ những thức uống mà khách đã gọi. Một trí nhớ tốt sẽ giúp bạn nhớ những thức uống mà khách quen hay gọi, như vậy sẽ làm cho họ cảm thấy mình quan trọng và được chào đón. Nó sẽ giúp tiệm của bạn làm ăn tốt và bạn được “bo” nhiều hơn.

Kỹ năng bán hàng. Hầu hết thu nhập của bartender đến từ mức lương tối thiểu và phụ thuộc vào khoản tiền “bo” của khách. Nên một bartender thân thiện, được việc và lôi cuốn thường được cho nhiều tiền “bo”.

Làm được nhiều việc cùng một lúc. Bartender thường phục vụ cho nhiều khách khác nhau cùng một lúc, trong khi vừa pha chế đồ uống, đếm tiền, và trả tiền dư.
Khả năng làm việc dưới áp lực. Làm bartender có thể rất căng thẳng, nhất là khi bar đang đông khách và bạn là bartender duy nhất làm ca này.

2
Xử lý những khách say một cách thích hợp. Bartender về mặt luật pháp được phép không phục vụ cho những khách đã quá say. Nhiều bartender không biết là họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp luật về những tai nạn xảy ra cho khách hàng khi họ được phục vụ đồ uống quá nhiều. Nếu khách hàng say xỉn của bạn bị thương hoặc làm người khác bị thương thì bạn và bar của bạn có thể phải chịu trách nhiệm. Bạn phải biết khi nào nên ngăn khách khỏi uống quá nhiều, và trong một số trường hợp, mời họ rời khỏi bar.
Những khách đã say thường rất manh động, thô lỗ và thậm chí bạo lực khi có sự chạm trán. Do đó quan trọng là bạn phải quả quyết và không ngại đối mặt với những người khách này.

3
Nâng cấp tay nghề của bạn. Ngoài việc học những thứ “kinh điển”, một bartender phải luôn cập nhật những loại cocktail mới và biết những loại thức uống nào đang được thịnh hành.


Lời khuyên

Chuẩn bị tinh thần để làm vào cuối tuần, ngày lễ và đêm khuya.
Hỏi về những yêu cầu của bar mà bạn muốn xin vào. Một số bar sẽ tuyển những người không có kinh nghiệm và dạy nghề luôn ở đó.
Dù có tốt nghiệp ở trường dạy bartender, cũng không chắc là bạn sẽ tìm được việc ngay.

Nguồn. WikiHow

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top