Đọc và ngẫm.
Câu hỏi đặt ra là khi nào ta nên IM LẶNG VÀ KHÔNG LÀM GÌ CẢ? Khi nào ta nên HÀNH ĐỘNG?
---
1. Khi người ta nói xấu bạn, nếu đúng bạn hãy sửa mình, nếu sai bạn hãy mỉm cười.
2. Ai cũng có nỗi khổ riêng, chỉ là 1 số người giỏi che dấu hơn người khác mà thôi. Khi buồn chia sẻ là cách làm ta cảm thấy nhẹ lòng. Nhưng đôi khi, giãi bày quá nhiều lại không hay, bởi người ngoài cuộc không bao giờ hiểu được nỗi đau ta đã từng trải qua.
3. Đôi khi bạn cần phải im lặng, nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai. Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.
4. Trước khi nói, hãy lắng nghe.
Trước khi viết ra, hãy suy nghĩ.
Trước khi tiêu pha, hãy kiếm được.
Trước khi nghỉ hưu, hãy tiết kiệm.
Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu.
Trước khi phê phán, hãy đợi đến lúc thích hợp.
Trước khi cầu nguyện, hãy tha thứ.
Trước khi bỏ cuộc, hãy thử lại.
Trước khi chết, hãy cho đi.
5. Ta thường bất bình, khó chịu khi ta thấy 1 điều gìh đó chướng mắt. Thường khi ấy, cái tôi như 1 trái bong bóng phình to. Càng phình to thì nó càng dễ vỡ và xác xuất bị người ta lấy kim đâm càng tăng. Vì vậy, có rất nhiều lời khuyên nói rằng hãy học cách im lặng. Thế nhưng im lặng quá lâu sẽ dẫn đến THỜ Ơ. Ở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, SỰ THỜ Ơ của người tốt còn đáng sợ hơn những thứ xấu xí, những thực trạng.
“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”
Sưu tầm.
Add''
Lạm dụng bằng lời nói (Verbal abuse) - Cách phòng tránh
Lạm dụng bằng lời nói là cách tấn công, khủng bố, gây tổn thương đối phương bằng lời nói hoặc sự im lặng thờ ơ. Lạm dụng bằng lời nói được biểu thị dưới nhiều hình thức khác nhau từ việc huênh hoang quá mức cần thiết đến các các hành vi gây hấn thụ động.
Các dạng thức phổ biến của lạm dụng bằng lời nói bao gồm việc cố ý tiết lộ thông tin suy nghĩ cảm nhận của người khác; phản bác lại các suy nghĩ trải nghiệm của đối phương; đổ lỗi đối phương về những việc ngoài ý muốn; dùng những lời lẽ miệt thị để chỉ trích người khác, gọi họ là thằng đần, lũ trẻ trâu, kẻ cơ hội.
Lạm dụng bằng lời nói thường diễn ra trong các mối quan hệ tình cảm, bạn bè, nhân thân. Nhưng nó cũng có thể diễn ra giữa đồng nghiệp, họ hàng gần xa. Thậm chí cả người không quen biết nhau cũng hoàn toàn có thể liên quan đến hành vi lạm dụng bằng lời nói.
Lạm dụng bằng lời nói là một nhánh của lạm dụng tâm lý cảm xúc. Trái ngược với nó là những hành vi lạm dụng tâm lý không lời như nhìn chằm chằm vào người khác, liếc mắt và đóng sầm cửa, dèm pha về nạn nhân, nói xấu người khác, dùng quyền lực cá nhân để bắt nạn nhân làm theo ý mình.
Lạm dụng lời nói và tâm lý chưa bao giờ là một hành động đúng đắn.
Nếu cảm thấy đang được đối xử không công bằng, bạn không nên ngay lập tức định danh đó là lạm dụng. Thay vào đó, hãy từ tốn giải thích cho đối phương rằng hành động của họ đã khiến bạn cảm thấy như thế nào, và bày tỏ thiện chí muốn giải quyết mâu thuẫn bằng kĩ năng giao tiếp phù hợp. Trong khi đó, các hành vi lạm dụng tâm lý không lời khó phát hiện hơn bởi vì nó tồn tại dưới càng dạng thức không rõ ràng và được thực hiện khi nạn nhân không có mặt tại đó. Chính vì vậy mà để chấm dứt 2 dạng lạm dụng trên, ta cần có những kĩ năng khác nhau.
Thông thường, khi bị lạm dụng bằng lời nói, chúng ta thường có xu hướng chống lại lý lẽ của người đó. Nếu ai đó kêu bạn là kẻ dối trá, bạn sẽ tự động cố gắng thuyết phục đối phương rằng điều này hoàn toàn sai. Bạn mặc định rằng đối phương là một người có thể lắng nghe được các lập luận mà bạn đưa ra. Nhưng thực tế rằng bạn không thể nói lí lẽ với kẻ lạm dụng bằng lời nói.
Cách duy nhất để kết thúc tình trạng này chính là, cứ mỗi lần bị lạm dụng, bạn hãy gọi đích danh hành vi mà đối phương đang làm. Nếu ai đó đổ lỗi cho bạn vì những sự việc ngoài ý muốn, đầu tiên hãy phớt lờ nội dung lời nói, nhận định đây là dạng thức lạm dụng nào và sau đó bình tĩnh yêu cầu người lạm dụng dừng ngay hành vi này lại (Evans, 2009).
Lấy ví dụ một cô bạn đổ lỗi cho bạn về việc trễ nải trong việc khởi hành để rồi giờ cả 2 bị kẹt trong dòng xe như mắc cửi. Thay vì cố gắng thuyết phục đối phương rằng bạn không hề tiên liệu trước được sự việc ngoài ý muốn này, hãy dùng giọng điệu khẳng định để nói rằng “Thôi ngay việc đổ lỗi cho mình vì những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của mình đi.”
Hoặc nếu ai liên tục gọi bạn là kẻ dối trá, thằng đần, đừng cố gắng thuyết phục họ rằng bạn không phải như vậy. Thay vào đó, nói thẳng ra “Dừng việc gán các mác tiêu cực lên mình” hoặc “Dừng việc nhìn mặt đặt tên vậy đi”.
Nếu như cách xử lý trên chưa đem lại được hiệu quả thì cách duy nhất bạn có thể làm là rời khỏi nơi đó. Chẳng hạn, nếu có ai vẫn thét vào mặt bạn dù bạn đã cố giữ bình tĩnh hết mức có thể, hãy rời khỏi căn phòng đó.
Mục đích của kẻ lạm dụng là muốn bạn phản kháng lại, dù bằng lời nói cảm xúc hay hành động. Thế nay, thay vì cố gắng nói lý lẽ với chúng, hãy chỉ ra rằng hành động của họ là hoàn toàn sai, và bạn sẽ không chấp nhận các hành vi này. Một số kẻ lạm dụng sẽ dần học cách thay đổi hành vi nhờ được chỉ điểm, một số khác vẫn sẽ không suy suyển gì. Nếu bạn liên tục chịu đựng việc lạm dụng bằng lời nói từ các thành viên trong gia đình, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, thì đã đến lúc bạn nên xem xét lại mối quan hệ này để chấm dứt nó.
Việc kết thúc mối quan hệ với người lạm dụng không hề dễ dàng, đặc biệt là khi bạn phải sống dựa vào người đó, 2 người có con hoặc người đó có ảnh hưởng sâu rộng đến mối quan hệ xã hội của bạn. Trong những trường hợp trên, cách duy nhất để hạn chế tình trạng bị lạm dụng là giảm thiểu việc liên lạc gặp gỡ với người kia, chỉ nói chuyện với nhau khi cả 2 đang ở các nơi công cộng hoặc giữa những người không lạm dụng.
Dịch: Hạnh Nguyên
http://tamlyhoctoipham.com/lam-dung-bang-loi-noi-verbal-abuse-cach-phong-tranh
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top