Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin visa

Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin visa

Phỏng vấn xin visa có thể có các thời lượng khác nhau. Lãnh sự viên có thể chọn một nhóm câu hỏi để đánh giá xem sinh viên có đủ điều kiện để được cấp visa đi học tại Mỹ hay không

By GPA Admin   

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin visa sinh viên

Dưới đây là một chuỗi các câu hỏi thường gặp trong một cuộc phỏng vấn xin visa. Mặc dù các câu trả lời tốt nhất là các câu trả lời đầy đủ và trung thực, việc chuẩn bị trước các câu trả lời này sẽ giúp bạn thực hiện cuộc phỏng vấn một cách trôi chảy và hiệu quả
 
Câu hỏi về cá nhân:

Xin chào! Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình!
Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại tới đây hôm nay?
Bạn năm nay bao nhiêu tuổi? Công việc của bạn là gì?
Bạn đã bao giờ được đi ra nước ngoài chưa?
Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi?
Bạn có ưa thích thể thao không? Bạn thích môn thể thao nào nhất?
Bạn đã bao giờ được cấp visa Mỹ chưa? Khi nào và đi với mục đích gì?
Bạn đã bao giờ bị từ chối visa Mỹ chưa? Khi nào, tại sao?
Câu hỏi về gia đình:

Tên của bố mẹ bạn là gì?
Bạn có anh chị em ruột nào không? Nếu có, họ tên là gì?
Bố mẹ của bạn bao nhiêu tuổi rồi?
Bạn có sống chung với bố mẹ không?
Bố mẹ hay anh chị em của bạn đã bao giờ đi nước ngoài chưa?
Có anh hoặc chị của bạn đi học/sống ở nước ngoài? Đi đâu và làm gì?
Câu hỏi về việc học tập ở Việt Nam:

Bạn đang học lớp mấy? Điểm số của bạn như thế nào?
Trường của bạn tên là gì?
Trường của bạn có bao nhiêu lớp?
Bạn học tốt/yếu nhất môn nào?
Môn học nào bạn yêu thích nhất? Tại sao bạn lại thích nó?
Sau giờ học bạn thường làm gì?
Ai là người thầy/cô mà bạn yêu thích nhất?
Hiệu trưởng trường của bạn tên là gì?
Câu hỏi về kế hoạch tại Mỹ:

Mục đích chuyến đi của bạn lần này là gì?
Tại sao bạn lại chọn du học tại Mỹ?
Bạn sẽ học tại trường học nào khi đến Mỹ?
Địa chỉ trường của bạn là gì?
Hãy kể cho tôi vài điều về trường của bạn?
Bao giờ bạn bắt đầu học?
Chuyên ngành mà bạn học ở đại học sẽ là gì?
Phí của chương trình này là bao nhiêu?
Bạn sẽ sống ở đâu khi sang Mỹ?
Câu hỏi về tài chính:

Bố mẹ bạn làm nghề gì?
Thu nhập hàng tháng của gia đình bạn là bao nhiêu?
Ai sẽ là người trang trải chi phí du học tại Mỹ cho bạn?
Bố mẹ bạn trả chi phí cho bạn bằng cách nào?
Bố mẹ bạn có tài khoản tiết kiệm ngân hàng hay không? Bao nhiêu?
Bố mẹ bạn có bao nhiêu nhà cửa đất đai?
Bố mẹ bạn sẽ cho bạn bao nhiêu tiền hàng tháng khi sinh sống ở Mỹ?
Nếu bố mẹ bạn đang làm việc cho một tổ chức cụ thể:

Bố mẹ bạn làm việc cho tổ chức nào?
Bố mẹ bạn đã làm cho công ty này bao lâu rồi?
Bạn có biết nơi bố mẹ bạn làm việc hay không? Địa chỉ là gì?
Công ty của bố mẹ bạn làm gì?
Nếu bố mẹ bạn có cơ sở kinh doanh riêng:

Hãy cho tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của bố mẹ bạn!
Có bao nhiêu nhân viên trong cơ sở kinh doanh của bố mẹ bạn?
Mổi tháng cơ sơ kinh doanh này kiếm được bao nhiêu tiền?
Bố mẹ bạn mở cơ sở kinh doanh này bao lâu rồi?
Nếu bố mẹ bạn có thu nhập từ việc cho thuê nhà:

Hãy cho tôi xem các hợp đồng cho thuê nhà!
Căn nhà này có thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn không?
Căn nhà này cho thuê được bao lâu rồi?
Mổi tháng bố mẹ bạn cho thuê nhà được bao nhiêu tiền?
Câu hỏi về kế hoạc quay trở về Việt Nam:

Bạn có ý định sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong không?
Làm sao bạn có thể chứng minh được bạn sẽ trở về Việt Nam?
Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?
Bạn có ý định ở Mỹ tiếp bao lâu nữa sau khi tốt nghiệp?
Bạn có ý định làm việc tại Mỹ hay không?
Nếu bạn có được nhận một việc làm tốt với mức lương cao tại Mỹ, bạn có đồng ý ở lại làm không?
Câu hỏi nhạy bén trong phản ứng:

Theo bạn tại sao tôi lại nên cấp thị thực cho bạn?
Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói rằng thị thực của bạn đã bị từ chối?
Bạn có người bạn nào ở Mỹ hay không? Nếu có, hãy kể cho tôi nghe về người bạn ấy!
Theo bạn nghĩ thì bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn gì khi sang Mỹ?
Bạn sẽ làm gì nếu bố mẹ bạn hết tiền và không thể tiếp tục lo cho bạn đi du học?

Add

MỘT SỐ CÂU HỎI PHỎNG VẤN VISA THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH “VƯỢT ẢI”
Để giúp các bạn có ý định đi du học có thêm sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tâm lý tự tin trước khi bước vào “cửa ải” cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp và tư vấn cách trả lời hiệu quả.
 
Tại sao bạn lại chọn trường đại học này và bạn đã tìm thấy nó như thế nào?
 
Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn có thể vào trang web của trường mà bạn chọn, đọc những thông tin về trường, đặc biệt những thông tin về xếp hạng của trường trên thế giới, các cơ sở nghiên cứu, thông tin giảng viên,… và trình bày những hiểu biết của bạn về trường (có tiện ích gì cho sinh viên theo học, cơ sở vật chất, chế độ học bổng,…)
 
Bạn có thể trả lời như gợi ý sau đây: “Tôi được biết về trường này khi đang tìm thông tin trên mạng và đã truy cập vào trang web chính thức của trường để tìm hiểu thông tin. Tôi thật sự ấn tượng bởi thông tin về các khoa chuyên ngành và chương trình đào tạo. Nó gần như giống với những gì tôi mong muốn được học. Hơn nữa, đây là ngôi trường có uy tín và được xếp hạng/đánh giá cao trong lĩnh vực mà tôi lựa chọn”.
 

 
Tại sao bạn lại chọn đi du học ở nước chúng tôi mà không phải ở một nước khác?
 
Với câu hỏi kiểu này, điều cần thiết là bạn nên nhấn mạnh đến chất lượng đào tạo giáo dục ở nước mà bạn nộp hồ sơ du học. Bạn có thể kể một cách tóm lược những thế mạnh, điểm khác biệt, chất lượng, bằng cấp, môi trường giáo dục.. của nền giáo dục nước đó. Nếu chuyên ngành học của bạn không có ở trong nước thì bạn cũng nên trình bày rõ ràng. Còn nếu có chuyên ngành đó ở trong nước, bạn nên liệt kê những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở quốc gia đó, thay vì học ở Việt Nam.
 
Bạn có dự định làm việc ở đất nước chúng tôi sau khi khóa học kết thúc?
 
Đây là câu hỏi mà người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có sẵn sàng quay trở về sau khi học xong hay không. Bạn cần biết rằng, lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất khóa học.
 
Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại. Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn.
 
Bạn sẽ ở đâu khi du học tại đất nước tôi?
 
Thông thường, bạn cần tiến hành việc tìm chỗ ở trước khi đi xin visa và nên ghi chép cẩn thận, hoặc tốt nhất là nhớ chính xác địa chỉ nơi đến. Điều đó sẽ chứng tỏ bạn có tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc du học một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng.
 
Người tài trợ cho việc học của bạn là ai? Chi phí cho việc học của bạn là bao nhiêu?
 
Đây là câu hỏi nhằm kiểm tra và xác minh nguồn tài trợ của bạn, vì vậy bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin và khớp với những gì bạn đã chuẩn bị trong hồ sơ. Nếu có giấy chứng minh tài chính thì tốt hơn nên mang theo. Còn nếu bạn được học bổng thì cũng nên xin giấy xác nhận mức học bổng từ tổ chức đó để chứng minh cho người phỏng vấn.
 
Với trường hợp du học tự túc, bạn hãy trình bày rõ chức vụ của ba (mẹ) trong cơ quan làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…    
 
Bạn có kế hoạch gì khi học xong?
 
Người phỏng vấn muốn biết kế hoạch tương lai của bạn, nhưng sâu xa hơn là muốn kiểm tra liệu bạn có nghiêm túc với ngành học mà mình theo đuổi. Bạn nên thể hiện rõ điều này. Bởi vậy, hãy trình bày cụ thể và rõ ràng kế hoạch của mình. Ví dụ: “Khi học xong ngành kinh tế, tôi sẽ trở về nước, xin vào làm ở một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và học hỏi kỹ năng thực tế. Tôi muốn mở một công ty riêng nên sẽ tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm. Hiện tôi đang nhắm đến làm việc tại công ty A…”.
 
Bạn có người thân nào ở nước chúng tôi không?
 
Hãy trung thực và khôn khéo khi gặp câu hỏi này. Nếu bạn có người thân ở nước đó nhưng khá xa nơi bạn theo học hoặc họ hàng xa, có thể không cần đề cập nhiều về họ. Nếu bạn có họ hàng lưu trú bất hợp pháp hay quá hạn visa ở nước đó thì đây sẽ là một bất lợi.
Một số câu hỏi phỏng vấn visa thường gặp và cách “vượt ải”
(Dân trí) - Để giúp các bạn có ý định đi du học có thêm sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tâm lý tự tin trước khi bước vào “cửa ải” cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp và tư vấn cách trả lời hiệu quả.
Tại sao bạn lại chọn trường đại học này và bạn đã tìm thấy nó như thế nào?
 
Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn có thể vào trang web của trường mà bạn chọn, đọc những thông tin về trường, đặc biệt những thông tin về xếp hạng của trường trên thế giới, các cơ sở nghiên cứu, thông tin giảng viên,… và trình bày những hiểu biết của bạn về trường (có tiện ích gì cho sinh viên theo học, cơ sở vật chất, chế độ học bổng,…)
 
Bạn có thể trả lời như gợi ý sau đây: “Tôi được biết về trường này khi đang tìm thông tin trên mạng và đã truy cập vào trang web chính thức của trường để tìm hiểu thông tin. Tôi thật sự ấn tượng bởi thông tin về các khoa chuyên ngành và chương trình đào tạo. Nó gần như giống với những gì tôi mong muốn được học. Hơn nữa, đây là ngôi trường có uy tín và được xếp hạng/đánh giá cao trong lĩnh vực mà tôi lựa chọn”.
 

 
Tại sao bạn lại chọn đi du học ở nước chúng tôi mà không phải ở một nước khác?
 
Với câu hỏi kiểu này, điều cần thiết là bạn nên nhấn mạnh đến chất lượng đào tạo giáo dục ở nước mà bạn nộp hồ sơ du học. Bạn có thể kể một cách tóm lược những thế mạnh, điểm khác biệt, chất lượng, bằng cấp, môi trường giáo dục.. của nền giáo dục nước đó. Nếu chuyên ngành học của bạn không có ở trong nước thì bạn cũng nên trình bày rõ ràng. Còn nếu có chuyên ngành đó ở trong nước, bạn nên liệt kê những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở quốc gia đó, thay vì học ở Việt Nam.
 
Bạn có dự định làm việc ở đất nước chúng tôi sau khi khóa học kết thúc?
 
Đây là câu hỏi mà người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có sẵn sàng quay trở về sau khi học xong hay không. Bạn cần biết rằng, lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất khóa học.
 
Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại. Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn.
 
Bạn sẽ ở đâu khi du học tại đất nước tôi?
 
Thông thường, bạn cần tiến hành việc tìm chỗ ở trước khi đi xin visa và nên ghi chép cẩn thận, hoặc tốt nhất là nhớ chính xác địa chỉ nơi đến. Điều đó sẽ chứng tỏ bạn có tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc du học một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng.
 
Người tài trợ cho việc học của bạn là ai? Chi phí cho việc học của bạn là bao nhiêu?
 
Đây là câu hỏi nhằm kiểm tra và xác minh nguồn tài trợ của bạn, vì vậy bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin và khớp với những gì bạn đã chuẩn bị trong hồ sơ. Nếu có giấy chứng minh tài chính thì tốt hơn nên mang theo. Còn nếu bạn được học bổng thì cũng nên xin giấy xác nhận mức học bổng từ tổ chức đó để chứng minh cho người phỏng vấn.
 
Với trường hợp du học tự túc, bạn hãy trình bày rõ chức vụ của ba (mẹ) trong cơ quan làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…    
 
Bạn có kế hoạch gì khi học xong?
 
Người phỏng vấn muốn biết kế hoạch tương lai của bạn, nhưng sâu xa hơn là muốn kiểm tra liệu bạn có nghiêm túc với ngành học mà mình theo đuổi. Bạn nên thể hiện rõ điều này. Bởi vậy, hãy trình bày cụ thể và rõ ràng kế hoạch của mình. Ví dụ: “Khi học xong ngành kinh tế, tôi sẽ trở về nước, xin vào làm ở một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và học hỏi kỹ năng thực tế. Tôi muốn mở một công ty riêng nên sẽ tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm. Hiện tôi đang nhắm đến làm việc tại công ty A…”.
 
Bạn có người thân nào ở nước chúng tôi không?
 
Hãy trung thực và khôn khéo khi gặp câu hỏi này. Nếu bạn có người thân ở nước đó nhưng khá xa nơi bạn theo học hoặc họ hàng xa, có thể không cần đề cập nhiều về họ. Nếu bạn có họ hàng lưu trú bất hợp pháp hay quá hạn visa ở nước đó thì đây sẽ là một bất lợi.
 
Theo dantri.com.vn

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top