BẠN NÊN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ SỐNG AN NHÀN
BẠN NÊN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ SỐNG AN NHÀN
Cuộc sống không phải là chiến trường, nên không cần phải phân định thắng thua
Giữa người với người, nếu cảm thông tăng lên thì hiểu lầm sẽ giảm xuống
Giữa việc với việc, nếu nhường nhịn tăng lên thì đấu tranh sẽ giảm xuống
Có một số việc cần phải nhẫn, có một số người cần phải nhường, không thể tranh giành thấp cao!
Đừng bao giờ dùng ánh mắt và sự hiểu biết của mình đi bình luận chuyện đúng – sai của người khác.
Cũng không nhất thiết phải cầu xin sự tán đồng và thấu hiểu của ai cả, vì mỗi người đều có quan điểm và cá tính riêng.
Chúng ta thường quá xem trọng bản thân mới có chuyện lo buồn về được - mất, rồi cho rằng người khác không hiểu mình.
Làm người cần phải biết xem nhẹ cá nhân, giảm một chút tự ngã, và đặt vị trí mình vào người khác để nghĩ, sẽ thấy cuộc sống dễ thương hơn.
Đừng bàn luận chuyện sau lưng người khác, cũng không cần quá để tâm đến những lời đồn thổi về mình.
Vì một người vô dụng thì không có gì để nói, càng xuất sắc sẽ càng bị để ý và bình phẩm.
Miệng lưỡi người khác chúng ta không thể khống chế được, việc dễ dàng nhất là giữ cho mình một tấm lòng nhẹ nhõm, rồi bước qua những rối rắm cuộc đời.
-ST-
Nguồn. Những điều trường học không dạy bạn.
Add
CƯ XỬ VỚI SẾP THẾ NÀO LÀ KHÉO LÉO VÀ THÔNG MINH NHẤT?
Bạn có biết rằng, với mỗi kiểu sếp khác nhau, bạn cần có cách cư xử thật khéo léo tương ứng?
Hãy cùng tham khảo các phương pháp sau nhé:
1. Ứng xử mềm mỏng với người sếp vô trách nhiệm
Với những người thường đùn đẩy công việc cho bạn, bạn nên mạnh dạn nói "Không" ngay từ đầu với họ. Tuy nhiên cách thức nói phải thật uyển chuyển để tránh mất lòng sếp.
2. Không nên sợ hãi khi gặp sếp gia trưởng
Với những người này, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy áp lực và sợ hãi. Tuy nhiên bạn cần khẳng định mình để sếp bạn thấy giá trị của bạn đặc biệt là khi sếp dùng lời nói to tát, bạn cần phải suy xét kĩ trước khi trả lời. Điều quan trọng là bạn không cảm thấy sợ hãi, dũng cảm kiên trì sẽ giúp bạn có kết quả như ý.
3. Báo cáo đầy đủ khi làm việc cùng với sếp đa nghi
Với những người sếp luôn nghi ngờ sự chăm chỉ của nhân viên, khiến cấp dưới bực bội và mệt mỏi. Hãy nộp báo cáo cho sếp sau một ngày làm việc, cho biết bạn đã làm những công việc gì của ngày hôm đó, điều này giúp bạn đánh đuổi sự nghi ngờ từ sếp và bạn yên tâm làm việc hơn.
4. Luôn giữ bình tĩnh với sếp nóng nảy
Thứ nhất, bạn cần hiểu rằng, sếp bạn còn chịu những áp lực lớn hơn và việc sếp nổi nóng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thứ hai, điều bạn cần làm khi sếp nổi nóng là kiềm chế tức giận và giữ thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng. Việc giải thích nên đợi khi sếp bình tĩnh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều
----------------------------------
Trên đây là cách Nghệ thuật giao tiếp giới thiệu tới bạn để cư xử thật khéo léo với cấp trên. Còn bạn, bạn đang ứng xử với sếp như thế nào? Hãy chia sẻ ngay dưới phần COMMENT nhé!
#Nghethuatgiaotiep, #Giaotiepvoisep
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top