AGENCY?
#QA_Agency
❔CÓ BAO NHIÊU LOẠI AGENCY?
Nhiều bạn trẻ muốn gia nhập ngành quảng cáo nhưng hầu như chỉ biết về các agency quảng cáo hay agency digital thôi. Nhưng thực ra, thế giới Agency còn "bự" hơn vậy nhiều, và càng biết nhiều, thì cơ hội việc làm của bạn lại càng rộng mở!
Trên thị trường hiện nay, có thể "đếm" sơ sơ được 8 loại Agency thông dụng (như hình phía dưới).
Những loại agency này cũng có thể chia thành 4 nhóm chính như sau:
⚪ Creative & Integrated Agency (gồm Advertising, PR, Event và Digital)
⚪ Research Agency
⚪ Media Agency
⚪ Media Publisher Agency
Ngoài ra, còn có Production House là một loại agency đặc thù, nhưng không có nhiều lựa chọn ở Việt Nam, vì phần lớn các dự án Việt Nam đều qua Thái Lan quay và làm hậu kì.
Bên cạnh đó, hiện nay ranh giới giữa các agency cũng khá mờ nhạt khi ngày càng nhiều agency định vị mình là “integrated marketing communication solution” (giải pháp truyền thông tiếp thị tích hợp). Ở các post sau, WeCreate.Life sẽ giới thiệu tiếp với bạn về intergrated marketing nhé!
(Bài và ảnh: WeCreate tổng hợp)
Add
Bài 1: Sản phẩm của agency (công ty dịch vụ truyền thông sáng tạo) là gì?
Tôi vẫn hay cho rằng, những người làm quảng cáo chúng tôi đang tạo ra những sản phẩm truyền thông, ngoài việc nó phải sáng tạo, truyền tải đúng thông điệp, làm cho khách hàng chúng tôi thích thì nó cũng phải cạnh tranh được với những sản phẩm truyền thông khác.
Nguyên lý này đơn giản, nhưng ít ai để ý. Chúng ta là khách hàng của sản phẩm truyền thông, đa số là khách hàng miễn phí. Từ một bài báo, phim truyền hình, trang web… tất cả đều đang muốn giành lấy sự chú ý của ta.
Và những người làm quảng cáo còn phải làm cái việc khó hơn như thế, tạo ra những sản phẩm truyền thông mà đa phần nó được xếp hạng chót trong danh sách sảm phẩn cần có của khách hàng.
Vậy thì chúng ta phải làm gì? Đơn giản, chúng ta cần nhìn nhận những gì chúng ta làm dưới con mắt của những người làm tiếp thị và câu hỏi đặt ra là: Lợi ích mà chúng ta mang lại cho khách hàng chúng ta là gì? Nếu cùng một lợi ích thì đâu là sự khác biệt.
Bài 2: Agency bán gì?
Agency tồn tại vì chúng ta có thể tạo ra ý tưởng và cái mà khách hàng chúng ta bỏ tiền ra mua cũng là ý tưởng. Nhưng liệu có bao giờ chúng ta, những người làm việc trong ngành quảng cáo sáng tạo trả lời cho mình câu hỏi: “ý tưởng là gì?” hay “ý tưởng sáng tạo trong quảng cáo là gì?”.
Và đây chính là định nghĩa mà theo tôi là đơn giản nhất nhưng cũng đầy đủ nhất về ý tưởng trong quảng cáo của Sir Hegarty:
[ADVERTISING] IDEA TURNS THE RAW INFORMATION INTO CONTENT THAT EDUCATE, ENTERTAIN AND ENGAGE PEOPLE.
Khách hàng chúng ta, nhãn hàng của họ có một vài điều muốn nói đến công chúng của họ. Đa phần đó là thông tin thô và kém hấp dẫn. Hãy đánh răng mỗi tối. Mì gói của tôi có thêm chất DHA. Thương hiệu của tôi rất trẻ trung. Đa phần đó là những thông tin không ai muốn nghe và nếu có nói ra thì chẳng ai chú ý.
Và vì vậy, họ cần có công ty quảng cáo để chuyển hoá nó thành một dạng nội dung khác mà người ta thích thú, chấp nhận ngồi nghe. Nội dung đó có thể là một mẫu quảng cáo báo, tivi hay một website, chương trình truyền hình, sự kiện…
Và dù có nằm ở dạng nội dung nào đi nữa, nó vẫn phải đảm bảo được 3 mục tiêu là làm cho người ta hiểu (educate), người ta thích thú (entertain) và người ta hành động cùng thông điệp đó (engage).
Bài 3: Những agency hàng đầu như Ogilvy, Leo Burnett “bán hàng” khác biệt ra sao?
Một dự án quảng cáo chỉ có thể thành công nếu agency (hay cụ thể là account) hình dung và thực hiện được 3 yếu tố: biết cái (what) mình bán (trải nghiệm đồng hành), người mình bán (who – ai là người quyết định, họ quyết định dựa trên các yếu tố gì) và cách bán (how).
Và một khái niệm tóm tắt cả 3 tiêu chí này chính là “định hình thành công” – dân marketing thường hay tìm ra điều này bằng cách đặt câu hỏi “what is success looks like”?
Bài 4: Agency gồm những bộ phận nào và vai trò của họ là gì?
4 bộ phận trong creative agency: Account Management, Creative, Account Planning/Strategic Planner, Production.
Quy trình làm việc của một creative agency chuyên nghiệp.
Bài 5: Điều gì làm nên một Account tuyệt vời?
Robert Solomon, tác giả quyển sách “Khác biệt từ nghệ thuật quản trị khách hàng” (tựa gốc The Art of Client Services) đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản: chính trực – quyết đoán – khả năng giao tiếp – phát triển ý tưởng. tóm tắt trong một biểu đồ như sau:
Sói Ăn Chay, tác giả sách “Ý tưởng này là của chúng mình” cũng từng ghi lại tâm sự của một Account nữ làm 8 năm trong ngành qua bài viết Tâm trạng của tiền – mời bạn xem qua.
Bài 6: Những sai lầm thường gặp của Account trong quảng cáo hiện đại
Robert Solomon sau khi ra mắt quyển sách của mình, đã có hàng trăm cuộc trò chuyện với những nhà sáng lập, CEO, Planner, Creative, và Account của các agency, đã giúp ông nhận định 5 vấn đề chính ảnh hưởng đến vai trò của account:
Account không hiểu rõ được vai trò của họ
Thất bại trong việc giao tiếp nội bộ và với client là vấn đề đáng lo ngại của Account.
Client tìm kiếm ý tưởng từ Account, nhưng lại thất vọng vì sự vắng mặt của họ.
Account phải đấu tranh để có được ngân sách, thời gian, và phạm vi thẩm quyền.
Account cần nỗ lực hơn trong việc làm hài lòng những mong đợi của Client.
Một agency ông từng làm việc, ví account như “những người giao liên hoàn hảo”: nhận brief từ client, bàn giao cho planner, nhận artwork từ creative, kể lại cho client, trong lúc vẫn đảm bảo client hài lòng khi đang chờ đợi. Liệu đây có phải là vấn đề với vai trò của Account trong các agency hiện đại, khi mà có nhiều người cho rằng nhiệm vụ như vậy là đủ?
Account Manager không còn kiểm soát chiến lược. Họ không kiểm soát quá trình thực thi hay sáng tạo. Họ không kiểm soát ngân sách hay timeline. Họ thậm chí cũng không thể trả lời hầu hết các câu hỏi của Client về chiến lược, quá trình và quy mô thực hiện.
Vậy thì vai trò của Account Management đã chết?
“Vai trò của Account không thể chết, vì xây dựng các mối quan hệ (với client) thực sự là một quan trọng,” Solomon cho biết, “Client thật sự hợp tác với agency dựa trên sự hòa hợp trong mối quan hệ, hơn là một cuộc trao đổi, mua bán sự sáng tạo.”
Bài 7: Làm Strategic Planner là làm gì?
Nếu những điều sau đây khiến bạn thích thú, thì planning tại một công ty quảng cáo có thể là sự nghiệp của bạn:
Giải quyết một vấn đề kinh doanh. Tự hỏi vì sao thương hiệu này không thể phát triển được như mong muốn và tìm ra giải pháp cho nó.
Thấu hiểu bản chất của truyền thông. Biết được quảng cáo có khả năng làm được gì và ảnh hưởng của nó đến hành vi người tiêu dùng như thế nào. Biết được những tiềm năng và hạn chế của quảng cáo digital.
Thấu hiểu bản chất con người. Để giải quyết được vấn đề kinh doanh, bạn cần hiểu bản chất con người: điều gì làm họ hạnh phúc, động lực của họ, họ làm gì, nghĩ gì, cảm nhận gì…
Sáng tạo ra giá trị. Giải quyết vấn đề kinh doanh đâu chỉ là mẫu quảng cáo. Bạn được quyền sáng tạo ra bất cứ thứ gì bạn muốn: dịch vụ mới, sản phẩm mới, bao bì mới, cách phân phối mới…
Cảm nhận ý tưởng sáng tạo. Bạn là người được nghe rất nhiều ý tưởng sáng tạo từ phòng sáng tạo. Và đó là niềm vui lớn nhất mà bạn có được. Không phải công việc nào cũng có đặc quyền này.
Thuyết phục người khác (không nhất thiết phải bằng một file ppt đẹp lung linh). Bạn phải làm cho phòng sáng taọ và khách hàng tin vào những suy nghĩ và định hướng của bạn.
Tìm hiểu thế giới xung quanh. Bạn có 2 ngày để hiểu về xu hướng mới của một ngành hàng nào đó. Và hãy vui vì bạn được trả tiền để có thêm những kiến thức đó.
Bài 8: Làm Creative là làm gì?
(thật ra là 1 đống bài lận – ăn gian xíu, hehe)
Copywriter – công việc và tâm tư
Art Director – công việc (*) và tâm tư
(*) đang cập nhật
Bài 9: Cách một agency hoạt động
Tôi có ông thầy người Bỉ, dạy môn quảng cáo và từng là CEO của McCann Belgium (McCann Worldgroup là một tập đoàn quảng cáo rất lớn, nhưng lại không có ở Việt Nam sau khi nó sát nhập vào Lowe Việt Nam cách đây khoảng 8 năm). Tôi hỏi ông là trước khi lên CEO, ông làm gì, creative, account hay planning? Ông không trả lời và nói với tôi rằng: “điều đó chẳng quan trọng, dù bạn là ai thì bạn cũng phải có ý tưởng và luôn tìm thấy niềm vui trong công việc này”.
Cho đến bây giờ tôi mới nghiệm ra và thấy những gì ông nói hay và đúng vô cùng. Tôi khởi đầu ngành quảng cáo với vị trí account, sao đó làm planning và lúc nào cũng thích làm creative.
Đã làm trong công ty quảng cáo, bạn nên đa năng. Ai cũng có thể ra ý tưởng, từ một junior account cho đến tea lady. Ai cũng phải có quan điểm về chiến lược, từ thực tập sinh cho đến junior art director. Và ai ai cũng phải phục vụ và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, từ bạn làm kế toán cho đến các planner thiên về research.
Nguồn. WeCreate
Featured image credit: art-sheep.com
Add
Agency Là Gì?
"Aency" là viết của từ communication agency . Theo từ điển Anh - Việt có nghĩa là "công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo". Trong 4P của marketing thì công ty sản xuất (client/advertising) tập trung vào 3P đầu (Sản phẩm – giá cả - phân phối) và outsource phần P cuối (Chiêu thị) cho công ty agency. Đây là một thuật ngữ của ngành Marketing Online.
Agenvcy là dịch vụ quảng cáo
Để làm ngành agency trong communication thì bạn cần những yếu tố gì?
Đầu tiên, để biết làm ngành agency cần yếu tố gì, thì mình phải biết agency làm gì đã. Khái niệm “agency” mà chúng ta nhắc đến trong bài này được hiểu là communication agency (công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo).
Trong 4P của marketing thì công ty sản xuất (client/advertising) tập trung vào 3P đầu (Sản phẩm – giá cả - phân phối) và outsource phần P cuối (Chiêu thị) cho công ty agency.
Mục tiêu của việc outsource này là nhằm chuyên biệt hóa, công ty sản xuất hiểu rõ nhất về phần sản xuất nên họ sẽ đảm nhận những vấn đề liên quan đến sản phẩm. Và họ kỳ vọng agency, với sự thấu hiểu về tâm lý người tiêu dùng kết hợp với những sự thật sản phẩm để làm ra chiến lược và những chiến dịch truyền thông.
Vậy công ty sản xuất bỏ tiền làm truyền thông để làm gì? Mục tiêu ban đầu của họ là nói những gì tôi có – cho mọi người biết về sản phẩm của mình,tăng nhận thức – theo thuật ngữ marketing. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh thì họ phải nói rõ “sự khác biệt” của sản phẩm.
Sự khác biệt này hòa quyện giữa khác biệt lý tính (công năng của sản phẩm) và khác biệt cảm tính (tính cách thương hiệu – thái độ của sản phẩm). Và khi thị trường lẫn người tiêu dùng đều rất phức tạp như hiện nay, thì công ty agency được định nghĩa lại là“những công ty dùng ý tưởng sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc về phạm trù nhận thức/quan điểm ngăn cản người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm”. Nói ngắn gọn, sự ám ảnh của công ty agency vọn vẹn trong 2 vấn đề “ý tưởng sáng tạo” và“người tiêu dùng”.
Vì vậy, người làm tại công ty agency cũng cần những yếu tố rất liên quan đến 2 vấn đề này. Đối với vị trí “mới vào ngành” như em đang muốn chuẩn bị, thì công thức của anh đưa ra là “thành công = 50% kỹ năng + 25% kiến thức + 25% vốn sống”.
Những kỹ năng để làm agency thành công
Kỹ năng quan sát: bản thân sản phẩm của khách hàng được làm ra để giải quyết những nhu cầu thật trong cuộc sống, và truyền thông cũng vậy. Người làm quảng cáo tốt cần nắm bắt mọi khoảng khắc của cuộc sống, vì đó sẽ là những nguyên liệu dồi dào cho sáng tạo.
Kỹ năng phân tích: quan sát đấy, nhìn thấy đấy nhưng có “nhìn thấu, nghe thủng” chưa lại là vấn đề khác. Tất cả những hành động sự việc trong cuộc sống đều có những nguyên nhân ẩn chứa đằng sau, và người làm truyền thông cần luôn giữ trong đầu câu hỏi “Why”? Và khi đào bới tìm ra nguyên nhân sâu xa ấy (người ta gọi là “insight” – sự thật ngầm hiểu) thì người làm truyền thông mới thật sự “thấu hiểu” (“insightful”).
Kỹ năng suy nghĩ logic: truyền thông cuối cùng lại vẫn là một ngành “giải quyết vấn đề”. Logic giúp chúng ta xác định “đề bài” và “ẩn số” cũng như thử nghiệm các phép toán để làm ra một kết quả hoàn hảo nhất.
Kỹ năng truyền đạt: bản thân người làm truyền thông thì khi “truyền” thông tin đi phải “thông”. Người làm trong công ty truyền thông sẽ giao tiếp rất nhiều với người tiêu dùng, khách hàng, đồng nghiệp, đối tác – giao tiếp hiệu quả là nền tảng của một nhân viên thành công. Hay nói như một chị sếp cũ của anh “Ý của em, em nói còn không xong thì làm sao đi nói hộ thương hiệu khách hàng được?”
Kỹ năng làm việc nhóm: sẽ không có “superman” nào trong công ty quảng cáo cả - tất cả những ý tưởng tuyệt vời đều là thành quả của một quá trình làm việc kỷ luật, căng thẳng và ăn ý của một tập thể các nhân sự, từ creative, planner đến cả tea lady. Không ích kỷ, không “giận hờn trẻ con”, chịu lắng nghe, hay chia sẻ thì lâu chậm rồi cũng xong việc.
Hình 3: Những kỹ năng để làm agency thành công
Kết Luận: Mục tiêu của việc outsource này là nhằm chuyên biệt hóa, công ty sản xuất hiểu rõ nhất về phần sản xuất nên họ sẽ đảm nhận những vấn đề liên quan đến sản phẩm. Và họ kỳ vọng agency, với sự thấu hiểu về tâm lý người tiêu dùng kết hợp với những sự thật sản phẩm để làm ra chiến lược và những chiến dịch truyền thông.
Nguồn. vietadsgroup.vn
Add
DẶN LÒNG...
1. Dù mệt mỏi cũng đừng gục ngã, hãy nghĩ đến sự mong đợi của người thân và những người đang quan tâm luôn nghĩ về bạn mà tiếp tục cố gắng.
2. Dù chán nản cũng đừng buông xuôi. Vì vấn đề không phải ở công việc, mà là chính mình, nên trân trọng mỗi sự lựa chọn của bản thân.
3. Dù muộn phiền cũng đừng than thở. Vì ai cũng có việc riêng, không thể giúp bạn mãi, nên mạnh mẽ một chút!
4. Tận hưởng những gì đang làm, dù bị đả kích cũng đừng bi quan mà mất ý chí. Bởi chẳng ai sinh ra liền có thể giải quyết mọi chuyện hoàn hảo, mà phải cố gắng hết mình từng công việc một.
5. Đừng vội nghĩ mình cô độc. Kỳ thật rất ít người hiểu rõ cô độc là gì? Có người thân, có bạn hữu, chưa từng trải qua mưa bão cuộc đời thì cô độc từ đâu đến?
6. Hãy quan sát cỏ dưới chân, hoa bên đường và lá trên cây. Sinh mạng dù khiêm tốn nhưng chúng sống cuộc đời thật tươi đẹp.
7. Có thời gian nên ngắm sông núi mênh mông để tinh thần được thư thái. Đừng quá khắc nghiệt với những việc bên cạnh, vì mọi sự tồn tại đều có lý do riêng của nó.
8. Đừng đi bình luận kẻ khác, đặc biệt là người mình chưa hiểu. Chúng ta chỉ có tư cách góp ý đối với những người bên cạnh mà mình thương yêu.
9. Lúc tức giận thì không nên nói chuyện, vì sau đó người ta thường hối hận về những lời đã lỡ thốt ra.
10. Nên tha thứ đối với người từng làm mình tổn thương, nhưng nhất định đừng cho họ cơ hội tái phạm!
Hãy tận hưởng niềm vui của mình, Trân trọng hạnh phúc bản thân, Cảm ơn những gì đang có và theo đuổi lý tưởng cuộc đời.
Nguồn. Nữ Doanh Nhân
Add
7 BƯỚC ĐẾN HẠNH PHÚC!
1. Suy nghĩ ít lại. Cảm nhận nhiều hơn!
2. Bớt đi khó chịu. Mỉm cười nhiều hơn.
3. Nói ít lại,. Lắng nghe nhiều hơn.
4. Xem ít lại. Hành động nhiều hơn.
5. Phán xét ít lại. Chấp nhận nhiều hơn.
6. Phàn nàn ít lại. Trân trọng nhiều hơn.
7. Sợ hãi ít lại. Yêu thương nhiều hơn.
Những điều trường học không dạy bạn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top