Bóng tối và cô đơn - Hanh_Moon
Paul Kenny
Bóng tối và cô đơn
Dịch giả Trọng Danh
Chương 1
Raymond Faltière đã đột ngột đổi ý khi sắp ngồi vào xe hõi của mình. Hai tay đút trong túi quần, anh bước đi lặng lẽ về khu phố Echaudé.
Trời đêm tháng chín ấm áp, êm dịu một cách lạ thừờng so với mùa này. Dù đã khuya, nhưng vẫn còn không ít cảnh náo nhiệt trong khu phố nổi tiếng của Paris. Những đám người trẻ tuổi thanh lịch để tóc dài dạo chơi trên đại lộ vừa ném những lời trêu chọc tục tĩu vào các cô gái có nứớc da rám nắng. Các cô này cũng chỉ mong được người ta tán tỉnh mình thôi.
Faltière ngạc nhiên khám phá ra rằng cuộc sống về đêm ở khu Saint Ờ Germain Ờ des Ờ Prés đã không mất vẻ quyến rũ của mình, trái với ý nghĩ những ngừời lớn tuổi. Lúc hai giờ sáng, các hộp đêm và quán nhạc vẫn đầy người đến độ muốn vỡ ra. Một thứ sảng khoái lâng lâng trong không khí, một kiểu thân mật gần như đồng lõa làm cho các mối quan hệ trở nên dễ dãi.
Ở đó rượu whisky chắc phải vì một cái gì đó. Có thể lắm chớ. Cũng tương tự cho cái sinh khí giả tạo đó, cái sinh khí mà khi bình minh còn ở xa xôi đã bắt tóm những kẻ cố tật hay đi chơi đêm.
Faltière đẩy cửa bước vào quán Gay Roy, một quán bar mà trước đây anh đã từng lui tới, nhưng cũng từng là nơi anh không còn đặt chân tới nữa kể từ gần sáu năm nay.
Tiếng ồn ào và khói thuốc suýt làm anh lui bước. Làm quỷ quái gì mà để máy hát hết cỡ và vẻ lôi cuốn nào họ có thể tìm thấy ở cái thứ nhạc thô lỗ như sấm đó chứ?
Anh tìm lối đi đến quầy gỗ rượu, ngồi trên chiếc ghế đẩu cao, kêu một ly Scotch pha nước.
Doucky, anh phục vụ người Việt Nam kêu lên:
- Ông Falt! Người ta cứ tưởng ông đã chết rồi! Không đùa đấy chứ, thật là vui sướng khi gặp lại ông.
Rất giỏi nhớ mặt người mình đã từng gặp, anh chàng phục vụ bé nhỏ với đôi mắt xếch này, chắc hắn là một tên chỉ điểm cho cảnh sát đây.
Faltière lẩm bẩm với giọng thân tình:
- Chào Doucky. Chà, anh có trí nhớ dai đấy nhé.
- Tôi nhớ dai và cấm nhận xét về điều đó Ờ Anh chàng người châu Á điềm tĩnh nói khẽ Ờ Dù là một khách hàng, tôi chỉ phục vụ có một lần duy nhất mà thôi. Tôi không bao giờ quên.
Anh ta đẩy ly whisky về phía Faltière. Đúng lúc đó, một gã tóc vàng cao to, mặc chiếc veste nhẹ bằng vải dày xanh có họa tiết Haiti, đặt tay lên vai Faltière:
- Ông bạn thân Falt! Ờ Gã tóc vàng kêu to Ờ Cậu ở đâu chui ra vậy? Tớ nghe người ta nói là cậu sống như một ẩn sĩ trên một vùng núi khỉ ho cò gáy nào đó ở Thụy Sĩ. Tớ mong đó chỉ là chuyện phịa thôi.
- Hoàn toàn không phịa đâu, tớ sống được chín tháng nay trong hội nhà gỗ của tớ trong Toggenburg và ở đó tớ thấy rất dễ chịu, cậu có nghĩ như vậy không? Cuộc sống đơn độc và lành mạnh ở đó đang làm cho tớ thích đấy.
- Đồ bỏ rơi bạn bè!
Gã tóc vàng là một nhà báo độc lập tên Louis Sivet, khoảng ngũ tuần, đã có thể gọi là ông chủ của Faltière vào thời kỳ mà Faltière cho đăng các bài báo đầu tiên của mình trong tờ Echo de France.
Sivet nói:
- Tớ đã đọc vụ điều tra của cậu về châu ÁẦ không chối cãi, đó là một bài báo hay. Nhưng tớ không thể ngăn mình nghĩ rằng cậu đã ở trong một tình trạng nguy kịch.
- À há? Vì sao vậy?
Sivet bĩu môi hoài nghi. Rồi sau đó khi đã đưa ly whisky lên môi, cái ly rượu mà anh phục vụ đã tự ý pha chế cho gã, Sivet lẩm bẩm:
- Cậu luôn luôn quan trọng hóa vấn đề, Ray ạ. Đó là một sai lầm. Hơn nữa, cậu cũng tỏ ra mình quan trọng đấy. Và điều đó là một tật xấu, không tha thứ được.
- Theo tớ hiểu thì cậu đang tiến bộ?
- Phải, nhưng quá muộn Ờ Gã tóc vàng thở dài Ờ Tớ đã làm hỏng cuộc đời mình vì sự kiêu ngạo. Cuối cùng thì, một nhà báo, cho dù là một nhà báo tốt, cũng chỉ là một thứ vất đi. Người ta tự cho mình là một sự kiến tạo thế giới và đang diễn đạt ý thức của quần chúng. Một trò đùa tai hại! Chúng ta chỉ là những cái máy ghi âm.
- Cậu có vẻ gay gắt quá Ờ Faltière ngạc nhiên nhận xét.
- Tớ cóc cần Ờ Sivet phản bác Ờ Chính vì cậu mà tớ nói đấy. Tớ, tớ đã tìm ra thủ đoạn. Tớ làm các bài phóng sự tại nhà, mà không cần phí sức. Tớ bán rẻ chúng cho các tờ tin vịt tỉnh lẻ và tớ hưởng thụ cuộc sống ở Paris. Cậu có thể tin tớ chỉ bằng lời nói của tớ, ông bạn thân của tôi ạ: đã nhiều lần đi vòng quanh thế giới và cuối cùng tớ cũng hiểu ra rằng thành phố buồn cười duy nhất, tớ nói rõ là duy nhất, đó là Paris.
- Tớ không thấy buồn cười lắm đâu Ờ Bằng giọng bình tĩnh, Faltière nói chen vào.
- Thật ra, cậu bao nhiêu tuổi nhỉ?
- Tớ vừa ăn mừng sinh nhật lần thứ ba mươi ba.
- Tớ hơn cậu hai mươi tuổi. Và cậu sẽ nhớ đến lời khuyên của tớ khi cậu bước qua ngưỡng cửa ngũ tuần. Nhưng chúng ta bỏ qua chuyện đó đi. Thế cậu làm gì ở đây vào giờ này và vào thời điểm này trong năm? Phần đông bọn người quan trọng còn đang nghỉ hè mà?
- Chỉ đơn thuần là tình cờ thôi Ờ Faltière cýời nhẹ nhàng nói Ờ Tớ đã nhận một lời mời ăn tối. Một bạn đồng nghiệp từ Genève ghé thăm ParisẦ Một gã khá lạ lùng, thâm nhập nhiều trong thế giới Ả Rập của Thụy Sỹ. Và vì hắn đã hứa cho tớ những tin tức hàng đầu, nên tớ đã vi phạm các nguyên tắc của mình. Tớ phải nói là tớ rất thích nữa.
- Hãy thận trọng! Các tin tức có liên quan tới người Ả Rập luôn luôn rất đáng ngờ. Chín phen trên mười, đó là sự đầu độc đấyẦ
- Cậu an tâm Ờ Faltière mỉa mai nói nhanh Ờ Không phải là trên phương diện báo chí mà tớ thích thú. Điều làm tớ quan tâm đặc biệt là chuyện tiếp theo sau bữa tối đó. Người bạn đồng nghiệp người Genève này và hai gã người Liban đã dẫn tớ về nhà một trong các bạn gái của họ, ở đại lộ Foch. Và tớ đã được hưởng một cuộc truy hoan tuyệt vời, tớ thề với cậu đấy!
- Tớ đã nói gì với cậu? Ờ Paris là thủ đô của tình dục mà!
- Đúng, tớ không phải là kẻ cuồng dâm.
- Ôi, tớ xin cậu đừng có mồm mép như thế. Ờ Gã tóc vàng phản đối. Ờ Chúng ta may mắn được sống vào một thời đại kỳ diệu, chúng ta phải hưởng thụ điều đó chứ. Cậu tốt nhất nên chôn quách cái hướng đạo sinh trong con người cậu đi.
Faltière bật cười lớn:
- Có thể cậu nói đúng. Nhưng điều đó quá sức của tớ. Tớ là một người đàn ông trong sạch. Cậu muốn tớ phải làm sao đây!
- Nhưng mà cậu đã từng bị cuốn vào các trò vui nhục dục đấy, nếu tớ nhớ không lầm?
- Về điểm này thì tớ không thay đổi. Không gì làm tớ vui thích hơn tình yêu đâu. Thật tuyệt vời khi được hôn một cô gái xinh đẹp, nhưng phạm tội dâm ô trước đám đông. Để cho hai phụ nữ cưỡng bức mình, hai phụ nữ mà tớ nghĩ tớ không bao giờ thỏa mãn lửa tình, tớ ghê tởm chuyện đó.
- Đó là trường hợp của buổi tối hôm đó hay sao?
- Đúng vậy. Ờ Faltière khẳng định.
- Nhưng ít ra các cô gái đó đẹp chứ?
- Tuyệt vời. Ờ Faltière thừa nhận vừa mơ màng ngắm nghía màu vàng hổ phách của ly rượu Scotch của mình.
- Cậu may mắn đấy. Ờ Sivet thèm thuồng buông lời. Ờ Hãy kể cho tớ nghe chuyện đó xảy ra như thế nào. Cậu biết là tớ luôn mê thích những câu chuyện hấp dẫn thuộc loại này mà.
Faltière nhìn chăm chú gã bạn cũ của mình và cảm thấy thoáng buồn. Những đường nét nặng nề và uể oải đó, những bọng sưng húp dưới mắt đó, những nếp nhăn buồn bã của khóe miệng. Một sự suy sút biết mấy! Vậy mà gã đó từng là một người đàn ông thông minh, hết sức thông minh.
- Cậu muốn tớ kể cậu nghe chuyện gì đây? Ờ Faltière cười khẩy Ờ Những cuộc truy hoan trong giới ăn chơi đàng điếm, cậu ắt là biết chuyện đó? Cậu đâu phải kẻ khờ khạo như tớ.
- Thật sự là tớ thích nó. Ờ Sivet phát biểu với vẻ nghiêm trang.
- Mỗi người có sở thích riêng của mình. Tớ, tớ lặp lại với cậu là chuyện đó làm tớ phát óiẦ Không giấu gì cậu, tớ tin chắc như bắp rằng những thứ đó chỉ có trong các chuyện tiểu thuyết con heo, và tớ không quên ngay được cảnh tượng đó! Hai con châu chấu đó của đại lộ Foch đã khiến tớ nghĩ tới những con quỷ dâm dật.
Anh lại nhìn thấy ký ức của mình. Hai phụ nữ trẻ trần truồng đó bị kích động, gần như say khướt, đầu tóc rối bù, lăn mình trên chiếc thảm bằng len dày trên mặt đất và vừa kêu la thứ tiếng kêu của thú đang động đực trong khi họ đang tự mình hì hục làm chuyện đó. Hai con quỷ cái với khuôn mặt thiên thần! Chuyển từ tay bạn tình này qua tay bạn tình khác, vừa thốt ra lời chào mời tục tĩu, nhục dục đang đói khát, mồm miệng dữ dằn, vừa đòi hỏi với giọng tục tằn bất kỳ dương vật đang cương cứng nào cũng được.
Anh lắc đầu cáu gắt:
- Không, xin cám ơn, với tớ thì ít thôi. Không phải chính cái kiểu như thế mà tớ quan niệm ái tình đâu.
Với con ngươi sáng rực trong mắt, Sivet thì thầm, vừa thúc hối:
- Tử tế đi nào, hãy cho tớ địa chỉ đó đi.
- Bí mật nghề nghiệp. Ờ Faltière phản đối lại vẻ châm chọc.
Anh gọi phục vụ rượu đến, thanh toán tiền cho cả hai.
Sivet lẩm bẩm, gần như van nài:
- Cậu sẽ không bỏ trốn như thế chứ? Tớ vẫn còn hàng đống chuyện để kể với cậu mà, anh bạn Ray bé nhỏ của tôi ơi.
- Này ông bạn thân của tôi, thật tình thì điệu nhạc ầm ĩ này đang làm tớ mụ người. Khói thuốc đó, bọn người này, tiếng ồn ào nữaẦ Tớ chỉ có một ước muốn là bỏ chạyẦ
- Được rồi, chúng ta ra ngoài đi. Ờ Gã tóc vàng đồng ý. Ờ Bọn mình sẽ dạo quanh Paris trong buổi sớm mai, giống Fargue vậy.
Họ trở ra đại lộ Saint Ờ Germain. Faltière thấy hít thở dễ chịu hơn.
Sivet phát âm từng chữ một như thể gã tự nói chuyện với chính mình.
- Hai cô gái nhỏ đáng yêu. Hai chị em. Tóc vàng như lúa mìẦ mười chín tuổi và hai mươi mốt tuổiẦ Có thể rảnh rỗi vào bất kỳ giờ nào ban ngày lẫn ban đêm. Cậu có nghe tớ không, Falt?Ầ Chỉ cần một cú điện thoại. Cậu nghĩ sao về chuyện này?
- Tớ không biết cậu đang nói gì vậy?
- Đừng có đần độn như thế, tớ không say, cậu cũng không nốt. Nếu cậu muốn có cảm giác mát mẻ, thì thật là lý tưởng. Và tớ đảm bảo với cậu là hai cô bé của tớ sẽ làm cậu quên cuộc truy hoan của cậu đi. Chúng tên là Lili và Suzon. Dĩ nhiên cậu sẽ chọn cô nào cậu thích. Và chuyện đó chỉ tốn năm mươi tờ giấy bạc, bao gồm mọi chi phí.
Faltière sững sờ dừng hẳn lại:
- Không đùa chứ? Cậu chế giễu tớ hay gì đây? Tớ vừa ra khỏi một cuộc truy hoan và cậu thì lại đề nghị tớ một cô gái ư?
- Sao lại không ở tuổi của cậu chứ?
- Ông bạn thân Louis ạ, không ổn sao? Tớ đã ăn nằm trong một tháng nay rồi đấy! Tớ không muốn nghe nói tên đàn bà nữa. Nếu đó là những gì cậu phải nói với tớ, thì tớ xin chúc cậu ngon giấc và tớ về nhà ngủ đây.
- Không. Tớ còn chuyện khác phải nói với cậu. Nghe đây, khi tớ đọc bài điều tra của cậu về châu Á, một ý tưởng đã nảy ra trong đầu tớ. Cuộc gặp gỡ của chúng ta tối nay chắc chắn là do ý trờiẦ
Chìm ngập trong suy nghĩ của mình, gã nín lặng. Faltière, dù bị kích thích tò mò, nhưng không phá vỡ sự im lặng đó. Họ bước cạnh nhau. Một lúc rồi Sivet gải thích:
- Ý tưởng của tớ, đó là chúng ta phải viết một quyển sách. Tớ và cậu cùng hợp tác.
- Về đề tài gì?
- Về mọi đề tàiẦ các vấn đề chính trị, xã hội, triết họcẦchúng ta đã sống phiêu bạt từ đầu này đến đầu kia của hành tinh tồi tệ này rồi, chúng ta đã thấy nhiều thứ, đã gặp gỡ nhiều hạng ngườiẦ cậu hiểu cái tớ muốn nói chứ?
- ỜẦít nhiều. Ờ Faltière hoài nghi nói khẽ.
- Cậu, cậu lo phần viết chính. Tớ, tớ sẽ thêm độ thực tế, trơ trẽnẦ Tớ có tên tuổi và danh tiếng, cậu thừa nhận điều đó chứ? Hơn nữa, tớ có hai hay ba nhà sản xuất đang đòi hỏi tớ cho ra một quyển sách. Tớ chắc là mọi sự sẽ trôi chảy và chắc chắn là nó sẽ mang về cho bọn mình một món tiền. Luôn tiện, tài chính của cậu thế nào? Nếu các tin tức cửa tớ chính xác thì các tạp chí mà cậu đang làm không đặc biệt hào phóng cho lắm.
- Về mặt đó thì tớ không có gì phải lo. Ờ Faltière nói. Ờ Một ông chú độc thân của tớ đã chết cách đây năm năm và đã để lại tài sản của ông ấy cho tớ. Với gia tài này và với điều kiện tính toán một chút sinh hoạt của tớ, không làm quá nhiều điều ngu ngốc, tớ có thể sống đầy đủ một cách rất lương thiện. Thật ra cách sống của tớ khá cần kiệm.
- Tớ tưởng là tòa soạn tờ Thế Giới Ngày Nay (Le Monde Actuel) sẽ hoàn lại cho cậu chi phí chuyến đi, khi cậu cung cấp cho họ một bài báo nào đó chứ?
- Dĩ nhiên là có.
- Và một số tiền nhuận bút thỏa đáng?
- Trả khá xoàng, nhưng cái đó chỉ là thứ yếu. Thực tế là tớ có thể cho phép mình phát triển thiên hướng phóng viên Ờ nhà báo của mình theo ý thích riêng của tớ. Dù đúng hay sai, tớ vẫn tin chắc là tớ còn nhiều điều để nói.
- Cầu trời cậu có thể giữ được những áo ảnh của cậu về chuyện này! Ờ Gã tóc vàng cay đắng lẩm bẩm Ờ Nhưng đó có phải là thêm một lý do để cậu chấp nhận đề nghị của tớ về quyển sách mà tớ gợi ý cậu cùng viết với tớ chứ! Thậm chí tớ đã nhắm tới một tựa đề: ỘBảng tổng kết về một hành tinhẦ của tác giả Louis Sivet và Ray Falt". Tớ hình dung nó ở trên trang bìa đẹp và tớ đánh cược nó sẽ phất lên dễ dàng.
- Tớ sẽ suy nghĩ về chuyện này. Ờ Faltière hứa một cách thờ ơ.
- Đừng có chờ tới mười năm mới trả lời cho tớ. Lúc này quyển sách về phóng sự đang là thời thượng. Phải lợi dụng thời cỗ.
- Tớ ở lại khoảng mười ngày. Cậu sẽ có câu trả lời của tớ trước khi tớ đi Thụy Sĩ, địa chỉ liên lạc của cậu?
- Gọi cho tớ ở tòa soạn Courier, từ 17 đến 18 giờ.
- Được rồi.
- Tớ đãi cậu một chầu nước cuối cùng ở Silver Inn nhé?
- Không, cám ơn cậu. Tớ không còn thói quen thức trắng đêm nữa và tớ cảm thấy rã rời rồi. Tớ cần ngủẦ
- Cậu ở khách sạn nào?
- Tớ không ở khách sạn. Bố mẹ tớ đã để lại cho tớ ngôi nhà nhỏ của họ ở Soissy và tớ dùng nó như một chỗ trú chân khi tớ đến Pháp.
Sivet nhãn mặt thương hại:
- Cậu thực sự đang xuống dốc. Ờ Gã rên rỉ một cách buồn cười. Ờ Tên hướng đạo sinh, ẩn sĩ, nhà báo vì lòng yêu nghệ thuật và thêm vào đó là cư dân ngoại ô nữa! Đúng là lúc cho cậu làm lại phong độ, anh bạn Falt thân yêu ạ. Nếu cậu không muốn làm hỏng đời mình, thì hãy nhanh chóng nghĩ đến quyển sách của tụi mình đi. Đừng có bỏ qua cơ hội tớ mang đến cho cậu!
- Tớ sẽ nghĩ đến chuyện đó. Ờ Faltière nói.
- Và nếu cậu muốn xóa hết những ký ức tồi tệ về cuộc truy hoan của cậu, thì đừng do dự. Các cô em Lili và Suzon sẽ cho cậu những giây phút tuyệt diệu.
- Đồng ý!
- Tớ chờ điện thoại của cậu tại tòa soạn CourierẦ Chào nhé, Falt thân yêu!
Gã đập vai Faltière, quay nửa vòng và bỏ đi với dáng điệu nặng nề, sống lưng còng xuống như đang có một cảm hứng đột ngột nào đó.
o0o
Ngồi sau tay lái chiếc Renault 16 màu trắng, Raymond Faltière không vội vã chạy về hướng cổng Saint Ờ OuenẦ bảng chỉ dẫn trong xe lóe sáng một cách yếu ớt, ấm áp, thân mật. Đồng hồ chỉ 3 giờ 16 phút.
Sau một buổi chiều và tiếp theo sau một đêm như thế, Faltière cảm thấy giày vò và mệt mỏi, bẩn thỉu, chán ngán. Quá nhiều hình ảnh đẩy nhau trong đầu anh, quá nhiều va chạm với những con người đòi hỏi sự nhạy cảm của anh. Đối với kẻ yêu thích sự cô đơn, đây là mặt trái của vấn đề: họ không chịu sự náo nhiệt, cũng như sự xô bồ phức tạp của các đô thành lớn được nữa.
Anh phải nghĩ sao về lời đề nghị của Louis Sivet?
Trong thâm tâm, ý tưởng viết một quyển sách lớn về các vấn đề cốt lõi của thế giới đương đại, tự thân nó không phải là tồi. Nhưng việc thực hiện nó lại là chuyện khác. Rõ ràng là Sivet có ý đồ gì đó trong đầu gã. Hơn nữa không khó khăn gì để đoán được nó. Điều mà hắn muốn, là kiếm được tiền mà không phải mệt nhọc gì.
Tuy nhiên, trong chiều hướng nào đó thì hợp đồng này tưõng đối công minh.
Sivet đóng góp danh tiếng nhà báo và uy tín của hắn đối với giới xuất bản. Còn mình, mình có tài năng và công việc.
Tiền bạc mình không cần.
Nhưng nếu quyển sách bán chạy và khi mình thấy có khả năng viết được một quyển sách thuộc loại hạng nhất thì tên tuổi mình cũng sẽ nổi tiếng như Sivet và như thế ắt là mình có được số độc giả đông đảo cho những cuốn sách tương lai của mình.
Vâng, rốt cuộc lại, lời chào mời của Sivet cũng đáng được chú ý đấy.
Và những dòng chữ lớn của tác phẩm đã hiện rõ trong đầu của Faltière.
Anh về tới Soisy như một kẻ mộng du.
Sự tĩnh lặng chung quanh làm anh ngạc nhiên. Và dáng vẻ hoang vắn, mờ ảo của lối đi nhỏ vùng ngoại ô nơi những ngôi nhà xoàng xĩnh đắm chìm trong giấc ngủ bí hiểm nằm xếp hàng khiến anh cảm thấy chơi vơi, lạc lõng.
Anh bước xuống xe, cố tránh không đóng mạnh cánh cửa, đến mở cái cửa đôi của nhà xe, đưa chiếc Renault trắng của mình vào trong, và đóng cửa nhà xe lại.
Rồi cố không gây tiếng động, anh đẩy chiếc lưới sắt nơi lối vào của khu vườn nhỏ, trèo lên năm bậc thềm xi mãng mở cửa bước vào bên trong, lặng lẽ đóng cửa lại, và bật đèn nơi hành lang.
Một mùi mốc thoang thoảng trong nhà.
Faltière tự hứa sẽ làm cho ngôi nhà thông thoáng hơn từ ngày hôm sau.
Anh bước sang gian phòng khách nhỏ, phía bên phải và bật đèn lên. Anh giật nẩy mình, đứng chôn chân tại lối vào phòng khách.
Ngồi trên hai chiếc ghế banh da của phòng khách là hai gã lạ mặt rất vạm vỡ, tuổi trung niên, mặc bộ quần áo xám bằng vải tergal, bất động và câm lặng. Họ quan sát người vừa bước vào với con mắt vô hồn, không thù nghịch, cũng không thân tình. Họ nhìn Raymond Falt với vẻ mặt đanh lại.
Cuối cùng một trong hai kẻ đó lên tiếng với một giọng đều đều:
- Hoan nghênh ông đã đến, ông Ray Falt. Chúng tôi đã chờ ông ở đây khá lâu. Tôi nghĩ ông đã đi một vòng khá lớn?
Faltière bình tĩnh lại:
- Các ông là ai? Lấy quyền gì mà các ông vào nhà tôi?
- Ít ra, ông hãy vui lòng ngồi xuống đã. Gã có bộ râu mép màu hung nâu kiểu 1910 mời mọc. Ờ Gã mỉa mai và độ lượng nói thêm. Ờ Cứ tự nhiên như ở nhà vậy nhé, ông bạn thân mến.
Faltière không nhúc nhích. Đối với anh, cảnh tượng này hoàn toàn không thực. Hay đúng hơn là như trong phim ảnh, trong tiểu thuyết. Cũng giống như trò truy hoan ở đại lộ Foch. Cuộc đời rõ ràng là điên rồ. Chỉ trong vài giờ đồng hồ mà anh đã gặp phải nhiều sự kỳ dị hơn là trong suốt ba mươi ba nãm của cuộc đời mình!
Gã có râu mép đưa bàn tay phải của hắn chỉ vào chiếc ghế tràng kỷ cũ:
- Ông ngồi xuống đây nào. Ờ Gã nói mà không cần lên giọng. Ờ Tôi không muốn tin là ông giận chúng tôi vì đã đến bất ngờ như thế này.
Faltière cảm thấy dạ dày co thắt và anh nhận thấy rằng mình đang sợ. Để che giấu cảm giác đó, anh cố nói bằng giọng chắc nịch, kiên quyết và cứng rắn đến mức anh có thể được:
- Tôi cho các ông 25 giây để cút xéo khỏi đây. Nếu không, tôi sẽ gọi cảnh sát.
Anh bước đi cương quyết băng qua phòng khách ra buồng ngoài. Hai gian phòng sát cạnh nhau thực tế chỉ là một. Chỉ có hai bức tường cao khoảng một mét và phần nhô ra không quá 20 centimet ngăn cách hai gian phòng này.
Với một vẻ rất thong dong, gã có râu mép búng búng hai ngón tay phải và kêu lên:
- Nào nào, ông Falt! Xin ông biết điều chứ. Chúng tôi đã ở đây chờ ông hơn bốn giờ đồng hồ và ông cư xử với chúng tôi kém tử tế thế sao? Vậy là không hay đâu nhé.
- Các ông là ai? Các ông muốn gì ở tôi?
- Dù gì thì tên của tôi cũng không nói được cho ông biết điều gì. Và tôi không đòi hỏi ở ông bất cứ việc gì khác thường. Chỉ một cuộc nói chuyện đơn giản. Không gì hơn.
Faltière sắp sửa nhượng bộ vì sự tò mò của mình. Nhưng sự sợ hãi vẫn còn đó, ở tận nơi sâu thẳm trong lòng anh và anh lặp lại:
- Các ông hãy đi khỏi đây, hoặc là tôi sẽ gọi cảnh sát.
Anh đặt tay lên ống nghe của máy điện thoại. Và trong khi anh đối mặt với tia nhìn cứng như đá của gã có râu mép, anh có cảm giác rằng người đàn ông này rất nguy hiểm.
Vì nhận thấy mạng sống của mình bị đe dọa, anh bất ngờ nhấc máy lên và đặt ống nghe vào tai.
Anh choáng váng khi nhận ra rằng máy điện thoại không hoạt động: không có âm thanh của tín hiệu.
Chương 2
Faltière cuống cuồng đập bàn tay trái lên thanh chuyển động của điện thoại, nhưng vô ích.
Trán nhíu lại, đôi môi tái xanh vì lo âu, anh lại đặt ống nghe xuống giá đỡ.
Rồi, như được báo trước một cách huyền bí về sự có mặt của ai đó sau lưng mình, anh quay người lại.
Một gã thứ ba đang đứng đó, trong khuôn cửa thông xuống phòng bếp.
Cao lớn hơn, trẻ hơn và gầy hơn hai gã kia, hắn nói khẽ:
- Đường dây điện thoại ở Pháp đúng là một tai ương. Tôi luôn nổi điên lên vì nó.
Faltière xoay đầu nhìn thẳng vào mắt gã có râu mép lần nữa và nói rõ từng tiếng một:
- Nếu đây là một vụ trộm, thì các ông đang mất thời giờ của mình dấy. Không có tiền bạc cũng không có vật gì giá trị trong căn nhà này. Và nếu các ông thù oán chính tôi thì các ông lầm đường rồi. Tôi không là cái gì cả, tôi không có cái gì cả.
Gã có râu mép đứng lên:
- Xin hãy bình tĩnh nào, ông Falt!- hắn nói với vẻ dịu dàng đáng kinh ngạc. – Cũng như tất cả các vị trí thức, ông luôn là nạn nhân của sự căng thằng thần kinh của mình, phải không nào? Nhưng đừng lo ngại, cuộc viếng thăm của chúng tôi chỉ có một mục đích thôi và tôi sẽ tự trách mình nếu không hoàn thành sứ mạng. Tôi xin ông bớt căng thằng… Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu ở ông, các bạn tôi đây và chính thôi nữa, đó là đồng ý cho chúng tôi một cuộc nói chuyện…ơ…riêng và bí mật… Ông có hiểu điều tôi muốn nói không?
- Những người lương thiện không hành động như các ông – Faltière cáu gắt.
- Đúng thế. – Gã có râu mép thừa nhận. – Chúng tôi có phương thức làm hơi đặc biệt một tí, nhưng chúng tôi buộc phải hành động một cách kín đáo nhất. Đó cũng là khía cạnh phiền phức cho nghề nghiệp của chúng tôi. Biết sao được. Thật không may, nghề nào cũng có khó khăn riêng của nó.
Vừa đổi giọng nói, hắn chỉ tay vào khung ảnh treo trên tường của phòng sinh hoạt. Đó là một bức ảnh thư pháp mà Faltière đã sáng tác ba năm trước trong lúc rảnh rỗi, những chữ màu đen và vàng như tô điểm bằng các đường chỉ đỏ. Bài văn đó như sau:
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG SỰ CÔ ĐƠN,
NGƯỜI MẸ CỦA TÔI…SỰ CÔ ĐƠN
NGƯỜI MẸ CỦA TÔI… HÃY KỂ LẠI
CHO TÔI NGHE VỀ CUỘC ĐỜI TÔI
MILOSZ
Gã râu mép phát biểu và tuyên bố:
- Một ý tưởng tuyệt đẹp đấy. Thế Milosz là ai vậy?
Rất ngạc nhiên, Faltière gay gắt trả lời:
- Đó là hai câu thơ trích từ một bài thơ của Milosz. Milosz là một thi sĩ người Lit-va nói tiếng Pháp đã chết vào năm 1939.
- Tôi rất tiếc là không được biết ông ta đấy. – Gã có râu mép thừa nhận. – Tôi thiết nghĩ ông đã viết lại các câu thơ này là vì chúng làm ông thích thú đúng không?
- Hoàn toàn đúng.
- Rất tuyệt. Tôi yêu những kẻ thích sự cô đơn. Đó là một món cao cấp vượt quá khả năng của tôi đấy, nhưng tôi rất có cảm tình với các kẻ yêu thích sự cô đơn. Tôi không biết ai đó đã nói rằng: “nỗi cô đơn là sức mạnh của những kẻ mạnh…”
Faltière bống thấy ngán ngẩm và anh đến ngồi xuống chiếc ghế trường kỷ của phòng khách. Lưng thằng, hai nắm tay đặt lên đùi, anh nói với vẻ châm chọc:
- Nếu đây là cuộc nói chuyện mà các ông muốn, thì thôi đồng ý. Nào, tôi nghe các ông nói đây…
Gã có râu mép cố mỉm cười, nhưng cặp mắt xám của hắn không ấm áp hơn.
- Ông Falt,- hắn bắt đầu dạo bước quanh phòng khách vừa nói, - tôi không biết thi sĩ Milosz nhưng không có nghĩa là tôi thất học. Tôi đọc nhiều, ông hãy hình dung xem, các tuần báo, nguyệt san và thậm chí ngay cả các tạp chí có lượng xuất bản khiêm tốn. cách đây ba tuần tôi đã rất thích thú tìm hiểu bài viết mà ông cho đang trong Tập San Đương Đại (Cahiers Contemporains), ông còn nhớ nó chứ? Bài viết có tựa laf: “Các nước châu Âu hợp nhất (Thống nhất châu Âu). Một ảo tưởng ngu xuẩn”.
- Ông biết chọn sách tốt để đọc. – Faltière nghiến răng gay gắt.
- Có nguy cơ khiến ông bực mình. – Gã có râu mép nói tiếp. – Cho phép tôi nói với ông là tôi hoàn toàn đồng ý với các ý tưởng của ông về vấn đề đó. Và thậm chí tôi có thể nói điều thú vị nhất là được dịp học về vấn đề này.
- Ông thấy là tôi đang cảm động về điều ông nói?
- Các yếu tố nào đã gợi hứng cho ông nghiên cứu đề tài đó một cách quá vững chắc và sáng suốt như thế?
- Ông muốn ngụ ý gì?
- Có phải là ông đẫ viết bài báo đó theo đơn đặt hàng, hay nó là một đề tài mang tính riêng tư của cá nhân ông?
- Tôi vẫn không hiểu ý ông. Tôi không bao giờ viết theo yêu cầu. Địa vị cá nhân tôi cho phép tôi phát biểu ý kiến của mình với tất cả quyền tự do, độc lập.
- Nói một các khác, và nếu như tôi không lầm, thì điều đó có nghĩa là các tư tưởng mà ông khai triển trong bài nghiên cứu đang được chú ý đó, là các ý tưởng thuộc về riêng ông?
- Dĩ nhiên!
- Tuyệt lắm. – Gã có râu mép kết thúc với vẻ tự tin.
Gã tiến vài bước về hướng phòng khách, vừa nhìn chăm chú vào Faltière, nói tiếp:
- Khúc mở đầu ngắn này có tầm quan trọng của nó, như ông sẽ thấy. Bởi vì tôi có một đề nghị với ông… Như tôi đã nói đó, các lý lẽ mà ông trình bày rất rõ ràng và thích đáng nhằm đánh đổ huyển thoại các nước châu Âu thống nhất. Phản ánh xuất sắc quan điểm riêng của chúng tôi về chuyện nay. Tuy nhiên, điều mà chính tôi lấy làm tiếc đó là ông cho đăng một bài viết quan trọng như vậy trong một tạp chí mà hầu như không có độc giả nào. Nếu các thông tin của tôi chính xác thì “Tập San Đương Đại” chỉ được in có ba ngàn bản. Ông có thấy buồn cười không?
- Tôi cóc cần số lượng. Nỗi lo duy nhất của tôi là chất lượng.
- Đó là một sai lầm. – Gã có râu mép hống hách tuyên bố. – Ông là nạn nhân của một thành kiến, số lượng và chất lượng không thẻ không hòa hợp. Nhưng hoàn toàn ngược lại. Chính những kẻ thất bại văn chương, những tên trí thức túng thiếu mới tự an ủi mình bằng việc tuyên bố là một trăm độc giả còn tốt hơn một trăm ngàn. Đó là quan điểm của những kẻ tầm thường.
- Cứ cho là vậy. – Faltière nói.
- Vậy đây là đề nghị của tôi. – Gã râu mép phát biếu.
Gã đánh dấu bằng một thời gian dừng lại để tạo vẻ quan trọng cho lời phát biểu tiếp theo:
- Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho ông các phương tiện vật chất đáng kể cho phép ông truyền bá tư tưởng chính trị của mình trên quy mô lớn, điều đó làm ông quan tâm chứ?
Faltière cố nặn ra một nụ cười mỉa mai và trịnh thượng, nhưng điệu bộ của anh hầu như chỉ là một cái nhăn nhó ghê tớm:
- Tôi tưởng là thời đại của các mạnh thường quân đã qua rồi chứ?. – Anh nói rõ từng tiếng một.
- Ông lầm rồi, ông bạn thân mến. Từ ngữ thì biến hóa, nhưng các truyền thông thì vẫn sống mãi. Cái từ mà xưa kia gọi là bảo trợ, nay được gọi là tài trợ. Chúng tôi sẵn sàng tài trợ cho một vụ kinh doanh nào đó đối với chúng tôi không những giá trị mà còn hợp thời cơ và cần thiết.
Faltière vẫn lạnh lùng. Thật sự anh thấy mình rơi từ trên trời rơi xuống. Nỗi lo sợ của anh chưa hoàn toàn tan biến mà nó lại biến thành sự đề phòng, sự tò mò, và anh cố suy nghĩ thật nhanh. Ba gã ranh ma hung hăng này muốn đạt đến điều gì đây?
Gã có râu mép hỏi:
- Ông nghĩ sao về chuyện này?
- Tôi không nghĩ gì cả, hoàn toàn không. Không giấu gì các ông, tôi hoàn toàn không có khả năng suy nghĩ vu vơ. Các ông là ai? Nhân danh ai các ông đề nghị giúp đỡ tôi? Mục đích và quyền lợi của các ông là gì? Và vì sao tiếp xúc một cách lén lút như thế này? Nếu ý định của các ông đứng đắn, thì hãy thẳng thắn giải thích điều mà tôi nghi ngờ.
- Vì sao ông lại nghi ngờ sự trung thực trong đề nghị của tôi?
- Bởi vì toàn câu c huyện này đối với tôi trông có vẻ ám muội. – Faltière cáu gắt, càu nhàu một cách bất ngờ. – Tôi chắc chắn là các ông đùa dai với tôi. Tôi đã ăn uống, chuyện trò, làm tình suốt buổi chiều tối này. Giờ thì tôi rất mệt. Hơn nữa, tôi thấy hoàn toàn điên khùng khi bàn bạc công việc thuộc loại này vào lúc bốn giờ sáng.
Gã có râu mép không nén được tiếng cười khẩy khô khan:
- Đây là giờ giấc khá bất thường, tôi thừa nhận chuyện này. Tuy nhiên tôi muốn ông ghi nhận cho đó là lỗi của ông chứ không phải của chúng tôi! Chúng tôi đã đến đây lúc chín giờ.
Faltière đứng dậy. Im lặng, ánh mắt trống rỗng, anh bước đi một cách máy móc về phía phòng bếp, lấy trong tủ lạnh ra một chai nước khoáng Evian và lấy trong ngăn tủ ra một cái ly. Khi vừa rót nước khoáng vô ly, anh nhận thấy mấy gã khách này không cảm thấy khó chịu khi tự phục vụ. Chai rượu Cirizan và ba cái ly nằm lăn lóc trên bàn.
Tên trẻ tuổi cao gầy, cái tên đã lặng lẽ đi theo Faltière, thân mật nói:
- Để giết thời gian chúng tôi đã mạn phép uống rượu khai vị rồi. Tôi hy vọng là ông không giận chúng tôi?
Faltière uống một hơi ly nước của mình. Rồi quay trở lại gian phòng ngoài, anh tuyên bố với gã râu mép:
- Tôi đi ngủ đây. Ngày mai chúng ta sẽ trở lại câu chuyện lý thú này.
- Xin ông chờ chút! – Gã có râu mép nói nhanh. – Xin ông cho tôi thêm năm phút nữa.
- Thôi được, không hơn.
- Chúng ta qua phòng khách đi.
- Tùy ông.
Họ ngồi lại ngay chỗ đã ngồi. Gã đàn ông thứ ba vẫn chưa chịu mở miệng, đang trầm ngâm nghĩ ngợi với bàn tay nâng cằm. Hắn có đôi mắt màu tối, chiếc mũ to và cặp lông mày rậm. Bên má trái có một vết nhỏ màu nâu. Không biết nó là nốt ruồi hay là mụn cóc nhỉ? Nằm ngay khoảng giữa lỗ tai và gò má.
Faltière ghi nhận chi tiết này và một lần nữa anh lại cảm thấy như đang ở trong một không khí không thực. Một cách máy móc, anh nghĩ ngay đến những tiểu thuyết trinh thám lúc anh còn trẻ. Nhân cách của anh tách đôi chất xám với những hoạt động…
Gã có râu mép bèn nói một cách bình tĩnh với một giọng êm ái, với kiểu như có một niềm tin nội tâm, như thể gã đang cố tỏ ra chân thành hơn, thuyết phục hơn:
- Ông Falt, chỉ có một trong hai trường hợp thôi: hoặc ông là một người tầm thường, hoặc ông là một người tham vọng. Dĩ nhiên tôi dùng là tham vọng theo nghĩa thanh cao nhất của nó. Trong trường hợp thứ nhất, ông không trả lời đề nghị của tôi và cuối cùng là một điều tuyệt vời cho chúng tôi. Trong trường hợp sau, nếu ông có tham vọng về những ý nghĩ của mình, thì ông sẽ nắm lấy cơ hội này. Chúng tôi muốn làm cho ông trở thành một nhà báo chính trị vĩ đại. Ông có khả năng và phẩm chất cho điều đó, chúng tôi tin chắc như vậy.
- Chúng ta không nói chuyện về tôi nữa. – Faltière gay gắt cắt lời. – Tôi hiểu rất rõ về ý định của các ông đối với tôi. Nhưng bù lại, tôi vẫn không biết gì cả về động cơ hành động của các ông. Tôi hỏi các ông một lần chót: các ông là ai?
- Thì tôi đang sắp nói đây. Các bạn tôi và tôi, chúng tôi đại diện cho một tổ chức đa quốc gia, nếu ông thích gọi như thế hơn. Chỉ có một mục tiêu duy nhất: hòa bình cho thế giời. Tổ chức này và các thành viên của nó không thể, cũng như không muốn bị tiết lộ lai lịch của mình. Đây là một nội quy tuyệt đối, bất khả xâm phạm. Nhưng tôi bảo đảm ngay tức thì với ông rằng: chúng tôi giúp ông mà không cần phần đổi bù lại cho sự giúp đỡ này. Đối với cả hai bên, chỉ có một sự cam kết trên tinh thần. Nó không bao gồm bất kỳ một tài liệu viết tay hay bất kỳ một trường hợp ký tên nào.
- Điều này là không có thật. – Faltière nói. Anh chua chát nói thêm:
- Có thể là tôi còn khờ khạo, có thể thôi. Đám bạn của tôi thì lại khẳng định điều đó và một trong số họ vẫn còn lặp lại với tôi điều đó, ngay tối hôm nay. Nhưng sự ngây thơ của tôi không đến mức độ đó đau. Ông đừng có cố tự coi mình là ông già Noel. Ông không giống ông ta đâu, nói qua vậy thôi. Hai tu sĩ của ông cũng không giống nốt.
Lúc đó, gã có lông mày rậm bắt đầu nói. Gã có một giọng nói chậm rãi, nghe rất hay và cách diễn đạt của gã làm người ta nghĩ tới một phát thanh viên nào đó trên đài phát thanh:
- Chúng ta nên thỏa thuận với nhau, ông Falt. Tổ chức của chúng tôi không phải là không hề vụ lợi trong chuyện này. Tôi nghĩ là ông đã từng nghe nói về các tổ chức tư nhân lớn? Có rất nhiều và có mặt ở đa số các quốc gia có nền văn minh phát triển cao. Một số tổ chức này động viên cho nhà nghiên cứu khoa học trẻ tuổi, một số khác thì giúp đỡ các nghệ sĩ, số khác nữa thì cung cấp tiền viện trợ khuyến khích các hoạt động có năng khiếu vì lợi ích công chúng. Tổ chức của chúng tôi là một tổ chức tư, có cách riêng của mình. Nhiệm vụ của nó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những ai có thể đóng góp để tránh các xung đột quân sự, chỉ mang đến đổ nát, khổ đau, sự bần cùng hóa nhân loại. Tóm lại, chúng tôi cho rằng một người như ông sẽ có ích cho chúng tôi đấy. Các ý tưởng của ông cũng là của chúng tôi, bởi gì sự dối trá chính trị là kẻ thù số một của chúng tôi. Và bởi vì ông là người chống lại các ảo tưởng nên chúng tôi muốn ủng hộ cuộc chiến của ông. Tùy ông quyết định.
- Đối với tôi, điều quan trọng là sự tự do của tôi.
- Chúng tôi không đòi hỏi gì cả, chúng tôi không đặt bất cứ điều kiện nào. Chúng tôi muốn làm cho ông trở thành một nhà báo có danh tiếng trên thế giới, chỉ vậy thôi. Chúng tôi muốn đảm bảo cho các ý tưởng của ông phải được truyền bá trên quy mô toàn hành tinh. Đó là lợi ích của chúng tôi. Nhất thiết là vậy rồi, bởi vì ông có tài diễn đạt ý tưởng của chúng tôi.
- Tôi không thể có ngay một quyết định như thế.
- Tất nhiên rồi.
- Hơn nữa các ông vẫn chưa nói rõ các ông dự kiến giúp tôi theo cách nào?
- Dĩ nhiên là giúp về tài chính. Chúng tôi sẽ mở cho ông một khoản tín dụng lớn. Và ông sẽ có thể lập một nhà xuất bản do ông làm chủ tuyệt đối. Ví dụ như chúng tôi sẽ tạo điều kiện giúp cho một tờ “Tin tức” nào đó (bullein d’ information). Tờ này mặc nhiên sẽ được gởi đến tất cả các tòa soạn ở châu Âu và các nơi khác nữa.
- Tôi buộc phải trở về cư ngụ ở Paris. – Faltière trầm ngâm nói khẽ. – Mọi phong cách sống của tôi sẽ bị xáo trộn.
- Không đâu, không đâu nào. Ông chỉ cần thuê một tay nhà báo chuyên nghiệp để quản lý văn phòng của mình ở Paris. Ông hoàn toàn có thể ngồi viết bài tại ngô nhà gỗ vùng Saint – Gall của ông. Sự yên tĩnh và cô độc ở đó sẽ tạo t huận lợi cho các ý tưởng sáng suốt của ông.
“Bọn chúng biết nhiều điều”, - Faltière lẩm bẩm.
- Tôi sẽ suy nghĩ về chuyện này.
- Ông cứ thư thả, chúng tôi không vội.
- Tôi sẽ cho các ông biết quyết định của tôi bằng cách nào?
- Chúng tôi sẽ liên lạc lại với ông, sau một tuần nữa…được chứ?
- Đồng ý.
- Người liên lạc với ông sẽ là Bador. Đó là mật khẩu, đại loại như thế.
- Tốt lắm.
Hai gã lạ mặt đứng lên.
Lúc đó gã có râu mép thong thả tuyên bố:
- Tôi mong là ông sẽ có quyết định đúng đắn, thưa ông Falt thân mến. Trong khi chờ đợi, xin ông nhớ cho lời dặn chủ yếu là: kín đáo, bí mật tuyệt đối. Đây là quy định chính. Tổ chức của chúng tôi không cho phép bất kỳ một vi phạm nào. Tôi nói rõ là: Bất kỳ một vi phạm nào.
Giọng gã không nhấn mạnh, nhưng ánh mắt xám xịt của gã như rất hùng biện (nói rất nhiều).
Chương 3
Hai gã lạ mặt bước về phía phòng bếp môt cách tự nhiên nhất trên đời. Tên thứ ba kín đáo chuồn êm rồi.
Faltière làu bàu:
- Lối ra ở phía trên kia.
Gã có râu mép dịu dàng trả lời:
- Ông đừng có lo. Chúng tôi đi cũng kín đáo như lúc đến.
Điều muốn nói là bọn họ đã đột nhập vào nhà qua cửa nhà bếp đưa ra khu vườn.
Lúc đi ra, gã có mụn cóc tuyên bố với giọng mơn trớn như kiểu phát thanh viên:
- Nếu chúng tôi phải liên lạc với ông như tôi hy vọng thì ông có muốn ấn định theo ý ông về giờ giấc hay địa điểm không?
- Có. Tại đây, tại nhà tôi. Trong vòng buổi chiều chứ không vào buổi tối.
- Tốt lắm. -Gã nói. – Xin ghi nhận.
Bọn họ đã bỏ đi.
Faltière thở phào nhẹ nhõm, hơi choáng váng. Đầu óc rỗng tuếch, anh đến khóa chốt trong của cửa phòng bếp phía khu vườn. Anh nhìn chăm chú cái chốt cửa đó. Bằng cách quái quỷ nào mà bọn họ có thể vào qua lối này mà không vỡ kính được nhỉ? Một cách máy móc anh nghĩ chúng là những tay chuyên trèo tường khoét vách.
Đột nhiên anh cảm thấy quá đỗi mệt mỏi, quá đỗi suy sụp, đến độ anh thấy cần phải uống một thứ tăng lực.
Anh tự rót cho mình một ly Scotch đậm đặc…
Một cảm giác lạ lùng: chân anh như mềm nhũn ra, đầu anh nặng trịch, các cơ bắp như chảy ra và đồng thời dây thần kinh anh như co rúm lại, căng thằng giống như những sợi dây vĩ vầm sắp sửa bị bung ra.
Đi ngủ thôi, anh quyết đinh. Anh phải quên câu chuyện kỳ quặc này đi. Đên tối sẽ nảy sinh ý kiến tốt.
Anh tắt đèn, lên giường nằm.
*******************
Khi anh thức dậy,chiếc đồng hồ quả lắc nhỏ đặt ở tủ đầu giường chỉ 12 giờ kém 6 phút.
Anh ngáp và vươn vai, và cảm thấy không hề được tươi tỉnh, sảng khoái. Hình như có một vòng tròn vô hình, nóng bỏng, hơi nhức nhối, siết chặt đầu anh. Không hắn là chứng đau nửa đầu, cũng không hẳn là cơn khô cổ đau đầu vì uống nhiều rượu, nhưng nó giống như vậy. Hơn nữa anh thấy như có một vị đắng kỳ lạ trong miệng và lưới đặc cứng.
Anh nhắm mắt lại và anh nhớ mình đã có một giấc mơ khó chịu. Trần như nhộng, một mình trong phòng khách mênh mông màu tím không có cửa cái lẫn cửa sổ, anh phải đánh vật hàng giờ đồng hồ để thoát khỏi hai người đàn bà trần truồng kinh khủng đó, với bộ ngực nhão nhẹt, đôi môi sùi bọt, bộ phận sinh dục thôi thiển, mở toác hoác và nhầy nhụa, vừa cười ngờ nghệch, vừa đeo báo lấy anh. Và điều đó diễn ra dưới mắt một gã có râu mép ngoác miệng ra cười lớn.
Anh đứng lên, bước qua phòng tắm, tự bắt mình chịu hình phạt là kê người vào tia nước lạnh một cách thô bạo giận dữ. Tia nước lạnh buốt làm răng anh đánh cập.
Phương thuốc mạnh đó không phải là không hữu hiệu. Những ám ảnh đêm qua đã tan biến mất, đầu óc anh minh mẫn trở lại, đôi má anh ửng hồng.
Như một người máy, vừa bắt đầu cạo râu, anh vừa quan sát mình trong gương.
Raymond Faltière, anh là một gã kỳ lạ, không cao cũng không thấp, không béo cũng không gầy, không trẻ cũng chưa già, không đẹp cũng không xấu. Một mẫu người trung bình. Trung bình một cách đáng sợ.
Khi vừa l ạnh lùng ngắm nhìn anh, tôi tự hỏi gã đàn ông mà tôi đang thấy trong gương là ai vậy. Nếu có gặp hắn ngoài phố, thậm chí tôi không thèm để mắt đến. Người ta không thể làm gì tốt hơn được với loại người vô danh. Khuôn mặt hình trái xoan, cân đối đáng yêu: chiếc mũ không đặc biệt, cái miệng không có gì đặc sắc, mái tóc màu hạt dẻ không gợi nhiều sức sống, đôi mắt xanh, thâm chí cũng chưa hẳn xanh lắm, chiếc cằm trông vô vị, mờ nhạt này… nếu anh thực sự là tôi, thì anh, ngay cả bộ phận sinh dục của tôi không vượt qua mức tầm thường.
Khi mình nghĩ về người đàn ông Liban hồi chiều qua, người lớn tuổi nhất trong hai người tên là Zouman thì phải? Vâng, mình chắc là đúng như vậy, Fouad Zouman. Cha mẹ ơi, đúng là một công cụ làm tình kinh khủng! Làm thế nào mà hai mụ đĩ thõa đó có thể nhồi nhét một dụng cụ làm tình giống như vậy được nhỉ?
Vẫn không ngừng tay cao râu, Faltière đi từ những hồi ức lờ mờ đó đến cái điều đang rình rập anh tận trong tiềm thức của mình: mình có chấp nhận lời đề nghị của hai gã đó không? Họ muốn làm cho mình trở thành một nhà báo nổi tiếng, trở thành một nhà văn có tên tuổi trên thế giới?
- Dù sao thì mình có mất mát gì đâu trong âm mưu này chứ?
Bọn họ thấy ý tưởng của mình tuyệt vời và chúng đáng được phổ biến trên quy mô hành tinh? Vậy, vì sao mình lại phản đối chuyện này?
Rốt cuộc thì bọn hó nói đúng: các tư tưởng của mình thật tuyệt.
Anh rửa mặt, thay quần áo và đi xuống nhà. Tiết trời bên ngoài thật đẹp. Ánh nắng mùa hè vui nhộn đang làm khu vườn sáng lên.
Không vội gì, Faltière đến kéo những tấm mành sáo lên để cho không khí ấm áp lùa qua khung cửa sổ đang rộng mở.
Sau đó anh qua phòng bếp để pha trà cho bữa điểm tâm và anh khựng lại trước chai Cinzano. Bằng sự liên tưởng lạ lùng, anh nhớ ngay đến chiếc điện thoại. Ngay lập tức, anh bước đến gian phòng ngoài, nâng ống nghe điện thoại lên, áp đầu nghe vào tai có tín hiệu âm thanh trong máy.
Anh để máy xuống.
Chắc là tên đàn ông trẻ tuổi đó đã ngắt dây máy. Và hắn đã trả mọi thứ lại trước khi biến mất.
Faltière an tâm lo dọn bữa điểm tâm. Ăn xong, anh rửa bát đĩa mà tâm trí vẫn cứ luôn tập trung suy nghĩ.
Bỗng anh ngừng tay lại để đi tìm một quyển sách trong chiếc rương du lịch nhỏ của mình. Đó là một quyển sách mà anh đã mua ở Zurich và anh đã đọc nó trong suốt chuyến du hành bằng xe lửa của mình, anh rất thích đi xe lửa. Và khi anh được chọn lựa, anh thích xe lửa hơn phi cơ.
Anh lật quyển sách, tìm đoạn mà anh đã gạch dưới bằng bút chì:
“Đó là trí thông minh trong hành động. Văn học đã được cổ vũ. Báo chí đã đạt đến một hình thức nghệ thuật và chiến đấu”.
Anh đọc lại nhiều lần câu cuối cùng: Báo chí đã đạt đến một hình thức nghệ thuật và chiến đấu.
(Trích từ quyển “Thời gian con lại” do tác giả Jean Daniel, nhà xuất bản Stock).
Anh đóng sách lại, ném nó lên ghế.
- Đó là lý tưởng của tôi. Loại báo chí cao cấp, trí thông mình trong hành động. Một hình thức nghệ thuật và chiến đấu.
Anh rửa chén xong. Trong đầu óc bị kích động của anh có một câu hỏi nhỏ trở đi trở lại không ngừng như một ám ánh.
- Tôi có gì để mất?
Suy cho cùng, tôi sẽ là người đánh giá những tư tưởng, những hài hước giá trị công việc của chính mình. Và tôi sẽ luôn luôn chắc chắc về sự tự do độc lập của mình vì tôi có khá đủ tiền để sống.
Nếu ba người khách xa lạ kia trở lại vào đúng lúc đó chắc chắn Faltière đã chấp nhận không bàn cãi gì những lời để nghị mà họ đã đưa ra.
Nhưng một lúc sau đó, quyết định của anh bắt đầu lung lay.
Anh sẽ bán linh hồn mình cho quỷ dẽ sao?
Nếu gã có ria mép và hai tên đồng lõa của gã là những người lương thiện họ đã không hành động như họ đã làm.
Tại sao để bắt liên lạc với tôi, họ đã sử dụng một biện pháp có khả năng gây nguy hiểm cho tôi? Không ai chấp nhận trở thành nạn nhân của một loại bạo lực như thế. Xâm nhập gia cư giữa đêm khuya, phá điện thoại…
Nhưng có thể họ có lý lẽ của mình? Những tổ chức tư nhân không bao giờ muốn phô trương những hành động của mình.
Bị giày vò, do dự, băn khoăn, Faltière khám phá với một chút xấu hổ rằng anh đã muốn được nổi tiếng, nhưng anh đã sợ phải gặp những nguy cơ như Ray và cạm bẫy.
Để tự giải thoát khỏi vấn đề gai góc đó, anh quyết định bắt tay vào việc.
Anh lấy một tập giấy, một bút bi và biết bằng chữ in to:
TỔNG KẾT TÌNH HÌNH CỦA MỘT HÀNH TINH
Anh bắt đầu nghiên cứu về đề cương của quyển sách mà anh sắp viết với sự cộng tác của Louis Sivet. Thật vậy, cấu trúc của tác phẩm tự nhiên được đặt ra. Châu Á, các nước đang phát triển (thế giới thứ ba) châu Phi, châu Mỹ (Hợp chủng quốc), châu Âu.
Theo đà, anh thảo một tá tiêu đề cho các chương: Sự phục hưng kỳ diệu (phi thường), sự bành trướng của hồi giáo, yêu sác của các dân tộc nghèo, v.v…
Để làm sáng tỏ tư tưởng, anh bắt đầu đọc lại những bài báo mới nhất đã xuất hiện trong những “Tập San Đương Đại” (Cahiers Contemporains). Những cuộc điều tra về châu Á đối với anh có vẻ tuyệt vời. Và nghiên cứu của anh về “Điều không tưởng của những nước châu Âu thống nhất (hợp nhất) có vẻ thần kỳ.
Vào lycs 17 giờ 30, anh rời bàn làm việc và đến nhấc máy điện thoại.
Ở đầu dây bên kia. Louis Sivet kêu to với một giọng vừa kinh ngạc pha lẫn hân hoan:
- Thật vậy sao? Có thật lầ cậu không, Falt của tôi?
- Thì đúng là tớ, vậy thì sao nào? Chẳng phải tớ hứa với cậu rồi sao?
- Thật sự, tớ chỉ cho đó là lời hứa suông.
- Tớ không có thói quen đó. – Faltière bị xúc phạm và lưu ý Louis Sivet. – Tớ muốn gặp cậu.
- Bất cứ lúc nào cậu muốn.
- Có lẽ chúng ta ăn một chút gì tối nay? Khoảng 8 giờ?
- Rất sẵn sàng. – Sivet vội vàng đồng ý. – Chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Roy vào khoảng 19 giờ. Đồng ý chứ?
- Đồng ý.
* * *
Sau khi đã uống hai ly whisky ở Gay Roy như thức uống khai vị, Faltière và Sivet chọn một nhà hàng nhỏ, yên tĩnh trên đường Pierre. – Charron, đó là nhà hàng Via Veneto.
Faltière xác nhận, trong khi Sivet nghiên cứu thực đơn với một vẻ trầm ngâm.
- Dĩ nhiên, tối nay cậu là khách của tớ.
- Dĩ nhiên. – Sivet mỉm cười nói.
Khi họ đã chọn thực đơn và chọn rượu, Faltière thông báo trong lúc rút từ trong túi ra một bó giấy:
- Tớ đã suy nghĩ về đề nghị của cậu và muốn đưa cho cậu xem đề cương mà tớ dàn dựng nên. Này, xem qua một chút đi. Dĩ nhiên, chỉ là một phác thảo dự án nhưng tớ nghĩ rằng nó không xứng với ý tưởng của cậu.
Louis Sivet bắt đầu lôi từ trong túi ra một bao kính.
- Đó là hậu quả của tuổi tác, rượu chè và trác táng. – Hắn lầm bầm như một lời túi tội. – Tôi cần kính để đọc.
Hắn tìm hiểu ba tờ giấy do Faltière thảo ra. Sự xúc động xuất thiện trên gương mặt bị tàn phá của hắn.
- Thật đáng khen ngợi. – Hắn khẽ nói. – Hoàn toàn đáng khen ngợi.
Hắn nhìn thẳng vào mắt của bạn mình.
- Năm mươi – năm mươi, chúng ta thỏa thuận với nhau nhé?
- Dĩ nhiên.
- Cậu phụ trách toàn bộ sơ thảo?
- Được, rất sẵn lòng. Nhưng tôi bác trước với cậu rằng tô có ý định vào trong cuốn sách những đoạn đáng chú ý nhất của những bài báo mà tôi đã cho đăng trên “Tập San Đương Đại”.
- Không có gì phản đối cả.
- Thế là đã thanh toán xong một việc. Khi nào cậu có thể tiếp xúc với những nhà xuất bản?
- Ngay ngày mai, với điều kiện cậu để lại cho tớ đề cương này.
- O.K.
Sivet chậm chạp gỡ kính ra. Nét mật của hắn có vẻ gần như trịnh trọng:
- Cậu có nhận ra chúng ta sẽ sản xuất ra một best-seller (một quyển sách bán chạy nhất) không? – Hắn nói rõ từng chữ với một giọng trầm rất nghiêm chính. – Cậu biết rằng tớ luôn luôn tinh ý về phương diện báo chí.
Faltière bớt căng thằng:
- Tớ rất mong chúng ta sẽ sản xuất ra một quyển sách bán chạy. Và nếu tất cả đều suôi sẻ, cậu sẽ có một bản thảo trong khoảng hai mươi ngày nữa. Đó chỉ mới tung ra một đợt đầu tiên, một bản nháp. Nhưng cậu sẽ có cơ hội sử dụng nó như một bản gốc để thêm vào đó những đoạn điều chỉnh mà cậu cho là cần thiết.
- Tuyệt diệu. – Sivet kêu lên đầy vẻ ngưỡng mộ.
Người phục vụ mang rượu đến. Rót cho hắn nếm, Sivet hân hoan đánh lưỡi và tuyên bố:
- Loại Valpolicella tuyệt hảo.
Rồi khi người phụ vụ đi xa, hắn đề nghị:
- Ta hãy uống mừng sự thành công!
Họ cụng ly.
Faltière nói tiếp sau khi đặt ly xuống:
- Còn bây giờ là một việc khác. Tớ có một đề nghị với cậu, Louis ạ.
- Tớ muốn cậu đọc bài báo này. Đó là một nghiên cứu rất dài của tớ trong số mới nhất của “Tạp Chí Đương Đại”. Ý kiến của cậu rất quan trọng với tớ, tớ sẽ giải thích lý do cho cậu nghe sau.
Sivet lại mang kính, đọc lướt qua tờ thứ nhất, nhìn chăm chú anh bạn trẻ của mình, mỉm cười nói:
- Cậu có hình dung được rằng tớ đã đọc bài báo này rồi không? Và tớ còn sẽ bảo rằng tớ đã đọc nó một cách kỹ lưỡng.
- Không đùa chứ?
- Ồ không, điều đó làm cho cậu kinh ngạc, nhưng đúng là như vậy. Cậu biết không, tớ vẫn còn giữ thói quen đọc những tác phẩm của đồng nghiệp và bạn bè. Không giấu gì cậu, tớ chưa bao giờ bỏ sót những bài báo của cậu. Thú thật với cậu tớ thường chìa một vài í của cậu cho những thiên phóng sự bịa đặt mà tớ tạo ra. Cậu thấy rằng mình thành thật.
- Không quan trọng. Điều đáng chú ý đối với tớ là biết những gì cậu nghĩ và những lý lẽ mà tớ đã khai triển về đề tài của vấn đề được trình bày.
Sivet chậm chạp gỡ kính ra, cúi đầu xuống:
- Tớ sẽ nói với cậu cảm tưởng của mình… Ban đầu tớ đã ngạc nhiên. Lập trường của cậu đối với những nước châu Âu hợp nhất khiến cho tớ có chút khó chịu. Thật vậy, phản động. Thay vì theo thời thượng, cậu lại lội ngược dòng. Cậu nghiền nát một cách hăng say những khẩu hiệu của những kinh tế gia, những người theo chế độ liên bang, những người thuộc nhóm chủ trương thống nhất châu Âu. Nói tóm lại ngay lần đọc đầu tiên, đúng ra là tớ đã bối rối. Nói một cách thô bạo là tớ chống… Và rồi, tớ đã đọc lại bài báo hai ngày sau đó. Tó đã muốn thảo ra một bài báo trả lời… và lúc đó tớ đã nhận ra rằng lý lẽ bào chữa của cậu cực kỳ chặt chẽ. Thật đứng vậy, chính khuynh hướng hợp nhất bằng mọi giá chín trên mười dẫn đến một sự bần cúng hóa. Giá trị của phương Tây đúng là ở sự đa dạng. Áp lực dân số đúng là đã kích động những phần dân tộc ít người tự khẳng định mình. Sự đơn giản hóa quá đáng đúng là một hình thức của sự nhiễm bẩm… Nói tóm lại, tớ đã từ bỏ ý định biết bài báo mà tớ nghĩ sẽ phá hủy lập luận của cậu. Có phải là một lời khen ngợi kỳ quái dành cho cậu không?
- Ồ, tớ không đòi hỏi cậu tặng họa cho tớ! Nhưng những gì cậu vừa nói không ít thì nhiều cũng làm cho tớ hài lòng. Cậu không phải là người đầu tiên nói ra điều đó và tớ trân trọng ý kiến của cậu.
- Cảm ơn. – Sivet cảm động nói.
- Cậu không phải cảm ơn tớ. Tớ luôn luôn xem cậu như một trong những đầu óc lỗi lạc nhất trong tổ hợp của chúng ta và sự cay đắng của cậu không thay đổi được gì. Không phải là vì cậu đã mất hết ảo tưởng của m ình mà cậu đã mất cảm tình của tớ. Và nếu như đã chấp nhận cùng làm với cậu một quyển sách, đó là vì tớ rất hãnh diện được đặt tên tớ cạnh tên của cậu.
- Tớ đã lầm khi trách cậu là một hướng đạo sinh. – Sivet nói rõ từng từ một, môi hắn rung rung. – Cậu vừa làm một hành động tốt thật sự. Tớ sẽ không bao giờ quên điều đó Ray.
- Tớ xin cậu, không nên quá lãng mạn như thế. Có lẽ đã lâu lắm rồi không ai còn bảo với cậu rằng cậu là một tên khù khờ to xác, nhưng lẽ ra cậu không nên quên điều đó. Bây giờ hãy để tớ nói về một kế hoạch khác của tớ. Tớ có ý định tung ta một tạp san thông tin.
- A? – Sivet sửng sốt kêu lên. – Với mục đích gì?
- Để phổ biến rộng rãi hơn tư tưởng của tớ.
- Vâng, tớ nghe rõ rồi. Và tớ hiểu cậu trên quan điểm đó. Đối với một gã thuộc tầm cỡ như cậu, thì thật đáng tiếc nếu chỉ cộng tác với những tờ tin vịt mà không ai hoặc hầu như không ai đọc. Những “Tạp Chí Đương Đại” không có ự chú ý của độc giả. Nhưng tớ không nhận định được động cơ có thể khích động cậu lao vào một vụ kinh doanh báo chí.
- Tớ đã nói với cậu điều đó: tớ tin nới thiên hướng và tư tưởng của mình.
- Được. Cứ cho là thế. Nhưng việc xuất bản một tập san tin tức tốn nhiều tiền lắm.
- Tớ sẵn liều hy sinh cả gia tài của mình cho việc đó.
- Quỷ thần ôi!. – Sivet nhăn nhó sợ hãi kêu lên. – Cậu muốn phí phạm tiền bạc và sự bình yên của mình chỉ để làm cho mọi người biết đến tư tưởng của cậu ư?
- Chính xác là như vậy.
- Đừng làm chuyện đó, Ray. Cuốn sách của chúng ta sẽ mang đến cho cậu danh tiếng, danh tiếng đó sẽ rất đáng kể, tin tớ đi. Còn về thiên hướng của cậu, thì cậu hãy bằng lòng với sự trân trọng của chính bản thân cậu. Và cùng lắm thì đàng bằng lòng với sự chân trọng của tớ.
- Tớ đã quyết định, Louis. Cuối cùng thì hầu như.. vì chính nó tùy thuộc vào cậu. Nếu cậu chấp nhận cùng làm việc với tớ, thì tớ thử phiêu lưu một chuyến.
- Tớ ư? – Sivet kinh ngạc kêu lên.
- Ồ, cậu đừng quá lo lắng. Tớ không đòi hỏi nơi cậu điều quá sức của cậu.Tớ chỉ muốn cậu lo cho văn phòng mà tớ sẽ mở ở Paris. Cậu sẽ phụ trách thư từ, giám sát các bài viết của tớ và giúp tớ kiểm tra sự cân bằng về biên tập của tạp chí. Tổng cộng, cậu chỉ mất một hay hai giờ mỗi ngày cho công việc. Và cậu rất có thể tiếp tục những phóng sự ở xó phòng của cậu… Dĩ nhiên cậu sẽ được trả thù lao. Với tư cách là tổng biên tập, cậu sẽ có một thù lao cố định tương đối cao.
- Ray, hãy nói cho tớ rõ cậu nói một cách nghiêm túc hay đang nói mê vậy?
- Tớ nói một cách nghiêm túc, Louis.
Sivet ưỡn ngực ra, nhìn chăm chú người bạn của mình:
- Tớ chờ đợi tất cả mọi chuyện xảy ra cho tớ, trừ chuyện này.
Faltière khẳng định:
- Những gì tớ đòi hỏi ở cậu là một thỏa hiệp về nguyên tắc không gì hơn. Và tớ hiểu rẳng cậu muốn suy nghĩ thêm. Nhưng nếu cậu cộng tác với tớ thì tớ sẽ liều một phen.
Chương 4
Đến cuối bữa ăn, Louis Sivet khẽ nói:
- Tớ không biết có phải là một bệnh truyền nhiễm hay không, Ray, nhưng tớ cũng muốn chơi trò hướng đạo sinh nữa. Không cần biết cậu có thể cho mình tiền thù lao bao nhiêu để hoàn thành nhưng nhiệm vụ của tổng biên tập cho tập san của cậu, tớ chấp nhận lời đề nghị của cậu.
- Cảm ơn Louis. Quyết định của cậu làm tớ hài lòng vô cùng… Chúng ta sẽ làm một công việc tốt, tớ chắc chắn như vậy. Tớ sẽ bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch.
- Chờ chút đã! Tớ rất muốn là tổng biên tập của cậu, nhưng với điều kiện là cậu đứng tên giám đốc xuất bản.
- Tất nhiên là thế. Tớ sẽ là người duy nhất chịu trách nhiệm hợp phát về những bài báo của chúng ta và việc điều hành công việc. Cho dù có xảy ra chuyện gì cậu cũng sẽ không bao giờ để ngòi bút lao vào cuộc phiêu lưu.
- Và tớ sẽ có tiếng nói của mình trong phần biên tập chứ?
- Cậu sẽ có quyền phủ quyết tuyệt đối, trong trường hợp bất đồng ý kiến, chúng ta sẽ bàn bạc với nhau, tất nhiên là thế. Mỗi người trong hai chúng ta sẽ bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng không có gì sẽ được đăng nếu như không có sự đồng ý cuối cùng của cậu.
- O.K. Tớ cảm thấy mình trẻ lại hai mươi tuổi! – Sivet phóng khoáng nói đùa.
Sau khi uống cà phê, họ uống một chút rượu mùi, Sivet nghiêng người về phía Faltiere, nói kẽ, mắt ươn ướt:
- Ta không thể chấm dứt một buổi tối như buổi tối hôm nay mà không có một lễ hội nho nhỏ, phải không nào? Đây là đêm quyết định, có thể nói như vậy. Nếu cậu thật sự muốn làm vui lòng tớ, hãy để tớ giới thiệu với cậu hai cô bạn gái mà tớ đã nói chuyện với cậu hôm đó.
- Trời ơi, cậu dai như đỉa! – Faltiere vừa ngạc nhiên, vừa thích thú kêu lên.
- Phải, tớ dai như đỉa. – Sivet xác nhận, Vì tớ muốn tốt cho cậu và tớ tin chắc rằng cậu sẽ không hối tiếc.
- Tớ ko muốn làm trái ý cậu nhưng trung thực mà nói, tớ không muốn gặp các cô gái trong lúc này một chút nào cả. Tớ đang trong một giai đoạn tri thức phấn chấn và không cảm thấy có nhu cầu làm tình.
- Cậu không bị buộc phải phí sức. – Sivet bào chữa. Các cô bạn nhỏ của tớ rất duyên dáng, tớ cam đoan với cậu. Ngay cả khi cậu khống muốn hôn, cậu cũng sẽ thấy sự có mặt của họ bên cạnh cậu rất dễ chịu. Nào, anh bạn Ray, hãy để tớ đưa cậu đi.
Faltiere thỏa mái đầu hàng:
- Thế thì được rồi. Vì cậu nói dai như đỉa nên tớ cũng chiều cậu vậy thôi. Ta đi xem hai cô gái được cậu bảo vệ vậy.
- Xe của cậu đâu?
- Tại bãi xe trên đại lộ George V.
- Cứ bỏ nó ở đó. Ta đi taxi, như vậy sẽ tiện hơn.
- Ta gặp các cô gái ấy ở đâu?
- Tại nhà họ, ở cửa Champerret.
* * *
Hai người xuống taxi ở góc đại lộ Somme.
- Từ đây tới đó khoảng ba phút – Sivet giải thích. – Các cô bạn của tớ không thích người ta đi xe đến tận nhà họ. Họ khống muốn bị xúc phạm danh dự.
Faltiere nén tiếng cười lớn:
- Thật buồn cười với những cô gái làng chơi! – Anh nói nhanh.
- Nhưng họ không phải là những cô gái làng chơi! - Cậu chẳng hiểu gì cả! Tớ cam đoan với cậu đó là những cô gái rất tốt. Họ bán sự duyên dáng điều đó đúng, nhưng không phải bán dâm.
- Cậu chơi chữ phải không nào? Hãy chú ý, điều đó tớ hoàn toàn khổng để tâm mặc dù tớ chỉ là một người bảo thủ, tư sản loại trung bình. Tớ cũng không có gì chống lại phụ nữ buôn bán sự duyên dáng của họ. Thật vây, bằng cách nào cậu quen biết họ?
- Cha của họ là một trong những người bạn tớ trong thời kỳ tớ bắt đầu sự nghiệp phóng viên ở Đông Dương. Ông ta canh gác ở đó. Những điều kiện rất bí ẩn. Lúc đó, hai cô bé chỉ mới sáu hay bảy tuổi gì đó … Tớ hầu như vẫn còn liên lạc với mẹ của họ. Cuối cùng bà ta đã về quê hương. Họ không phải là những cô gái nghèo hèn. Cậu đừng lầm.
- Cậu muốn xoay chuyển chuyện này như thế nào cũng được, họ bán dâm phải không nào?
- Không đơn giản như vậy.
- Nói tóm lại đó là những cô gái gọi?
- Không, nhưng chúng ta sẽ bàn lại chuyện đó khi anh gặp họ …
Sivet quá kích động như một cậu học sinh trung học. Diện mạo nặng nề của hắn dường như được soi sáng từ bên trong, dáng đi của hắn cũng ít nặng nề hơn.
Faltiere ghi nhận sự thay đổi của bạn mình, nói bâng quơ:
- Phải chăng cậu yêu các cô gái đó?
- Tớ yêu họ một chút? – Sivet làu bàu, tớ điên lên vì họ thì có. Và nhất là cô trẻ tuổi hơn tên Suzon. Nếu tớ không có khuynh hướng trở thành trò cười, nếu không sợ trơ trẽn và tớ không phải là một lão già khờ khạo lẫn lộn tất cả thì tớ đã hỏi cưới Suzon lâu rồi.
- Quỷ thần ơi! – Faltiere ngạc nhiên kêu to. – Các cô gái này bắt đầu khiến tớ khó nghĩ. Tớ mong họ sẽ có mặt ở nhà.
- Dĩ nhiên họ sẽ có mặt ở nhà.
- Cậu biết lịch đi ra ngoài của họ sao?
- Chứ còn gì nữa … Chúng ta đã đến nơi, ở chỗ này đây.
Khu nhà là một cao ốc sang trọng sáu tầng, vừa được xây dựng, phía trước có một bồn cỏ xanh được trang trí với những cây hoa hồng đỏ.
Tự nhiên nhất trên đời, Sivet rút một chiếc chìa khóa từ túi ra, mở một trong hai cánh cửa kính chính. Hắn bật đèn trong tiền sảnh lót đá hoa cương rồi đóng cửa lại.
- Họ ở tầng một. – Hắn nói khẽ khi đi về phía thang máy.
Vì mỗi tầng chỉ có một căn hộ, Faltiere đoán căn hộ đó phải rất rộng và đắt tiền nữa.
Sivet nhấn ba lần ngắn trên cái nút chuông bằng đồng.
Cánh cửa thang máy mở ra, để lộ một cô gái tươi tắn với khuôn mặt vui vẻ, ngây thơ, một nét tươi trẻ rực rỡ.
- Xin chào. – Người phụ nữ trẻ thỏ thẻ nói
Cô ta nép sang một bên nhường đường cho khách bước vào bên trong rồi khép cửa lại. Sivet hân hoan giới thiệu:
- Cô Lili Massardel … Raymond Faltiere, một trong những phóng viên xuất sắc nhất của thế hệ trẻ.
- Chào mừng anh đã đến. – Lili nói khẽ.
Cô ta tóc vàng như lúa mì. Mặc một chiếc áo thun màu trắng ôm sát một bộ ngực tuyệt đẹp và một cái váy màu xanh cũng như đôi mắt trong trẻo của cô. Một cô gái thật sự đẹp.
Cô ta hướng dẫn những người vừa đến vào một phòng khách rộng với những bức tường màu xám ngọc trai, những bức màn màu hồng. Đồ gỗ hiện đại và thảm lót sàn sang trọng xác nhận những dự đoán của Faltiere: Căn hộ này ngoài tầm tay của những người yếu kém về tài chính.
Suzon, cô gái trẻ tuổi nhất trong hai chị em Massardel ngồi trên một tràng kỷ rộng phủ bộ da cừu, bỏ quyển sách mà cô ta đang đọc xuống, đứng lên:
- Xin chào. – Cô ta nói. – Rõ ràng cô ta rất sung sướng về cuộc viếng thăm.
Cô ta hôn lên hai gò má của Louis Sivet, chìa tay ra cho Faltiere bắt và nói:
- Louis đã nói về anh với chúng em. Anh đến đây chúng em rất vui.
- Tôi cũng rất vui.
Suzon chỉ khác cô chị một vài nét … Họ có cùng một màu tóc vàng, cùng màu mắt xanh, cùng một kiểu căng chắc và khiêu khích. Chỉ khác nhau ở ánh mắt và trong đường viền quanh đôi môi mọng có nét gì đó kiêu sa hơn, lém lỉnh hơn.
Lili trong vai trò chủ nhà, mở lời:
- Xin hai anh ngồi, em sẽ mang thức uống ra cho các anh.
Ánh mắt rực sáng của cô ta dừng lại nói Faltiere:
- Em biết thói quen của Louis. Nhưng còn anh? Một ly Scotch nhé?
- Vâng, rất sẵn lòng. Nếu có thể xin pha một chút nước trắng. Và không có nước đá.
Quầy rượu nằm trong cái tủ sách có nhiều kệ chiếm một bức tường của gian phòng.
Trong khi cô chị chuẩn bị thức uống, Suzon nói với Sivet:
- Em đang đọc tác phẩm sau cùng của Sagan. Em rất thích, tác phẩm này khiến em nhớ đến tác phẩm “Những chiếc taxi màu tím” của Deon (les Taxis Mawes). Và lại cũng có những nhân vật: một thanh niên Mỹ đầu óc mất thăng bằng, lão già quen thói bịa chuyện, người phụ nữ trẻ lố lăng …
Cô ta nói với Faltiere:
- Anh có đọc tiểu thuyết không?
- Đôi khi, nhưng rất hiếm. Tôi đọc nhiều nhất là những tác phẩm có tính cách tài liệu, chính trị, xã hội.
- Và anh thích thú với những loại đó?
- Nói đúng ra, tôi quan tâm đến chúng. Trong thời đại của chúng ta, đối với tôi, tiểu thuyết có vẻ lạc hậu và phù phiếm.
- Tư tưởng lạ lùng quá! – Suzon lém lỉnh kêu lên. – Chính xác thì trái ngược lại. Trong tiểu thuyết là cuộc đời. Và cuộc đời không bao giờ lạc hâu. Trong khi chính trị thì sau một tuần đã lạc hậu rồi. Như một nhật báo của ngày hôm trước.
Lili đặt thức uống lên bàn vừa tuyên bố:
- Chính trị chỉ có giá trị khi nó đã được gạn lọc trong trọn một thế kỷ, còn em, em chỉ đọc những quyển sách lịch sử.
Faltiere cảm thấy mình khá bối rối. Anh chờ đợi mọi chuyện xảy ra, trừ chuyện này. Người ta nghĩ mình đang trong một phòng khách văn chương của quận XVL.
Anh càng sửng sốt hơn khi Lili bắt đầu nói với anh về bài nghiên cứu của anh đã xuất hiện trong những “Tạp chí đương đại” châu Á.
- Louis đã cho em xem bài báo của anh và em thú nhận rằng em rất say mê. Hơn nữa, em cũng cùng quan niệm giống như anh: Không tin sẽ có hiểm họa da vàng. Em không biết Louis có cho anh biết không, em và Suzon đã được sinh ra ở Đông Dương và chúng em yêu thích châu Á. Em nghĩ anh cũng vậy, có đúng không nào?
- Thật vậy . – Faltiere xác nhận.
Cuộc nói chuyện đã bắt đầu. Louis Sivet dường như đang ở trên cõi niết bàn, tham gia một cách khoan dung và cuộc tranh cãi các tư tưởng nhưng không phải vì thế mà quên ly rượu whisky của mình.
Rất đột ngột, lấy cơ gợi lại kinh nghiệm về châu Á của mình, hắn hướng cuộc tranh cãi về những phong tục tập quán và đạo đức của những dân tộc Viễn Đông, và hắn ám chỉ một cách chính xác đến kỹ thuật hưởng lạc được ca tụng trong vùng đó.
Từ từ tí một, nghệ thuật gợi dục và khoa học âu yếm trở nên đề tài chính của cuộc nói chuyện. Suzon mang ra những tập ảnh in. Và để tạo một nền âm thanh thích hợp, cô ta đặt những đĩa nhạc thuộc loại rất đặc biệt.
- Chính Pierre Paquin đã mang từ Singapore về cho tôi những tuyệt tác này, - Cô ta thong thả nói.
Đó là một điệu nhạc buồn kỳ lạ được tạo thành bời những tiếng thở dài, những tiếng rên rỉ, những tiếng kêu nho nhỏ của phụ nữ ngây ngất, những tiếng thở dồn dập hoan lạc, những tiếng gầm gừ của những con đực đang cố gắng hết sức.
Thật khêu gợi một cách đáng sợ. Còn những hình ảnh trong những tập ảnh cũng không kém.
Cuối cùng, Sivet và Suzon kín đáo rút vào trong phòng khác.
Lili tươi cười, đôi mắt long lanh, đôi môi đầy nũng nịu đến ngồi lên đùi của Faltiere:
- Em cảm thấy bị kích thích kinh khủng, - Cô ta thì thầm thú nhận và tai anh. – Anh không thấy sao. Hôn em đi.
Cô ta cuồng nhiệt, hơi hổn hển một chút, một sự mê hoặc dâm dục lan tỏa ra từ xác thịt bốc lửa của cô ta. Cô ta cầm bàn tay của Faltiere và tự động đưa nó lên bầu vú bên phải đầu vú chỉa về phía trước bộc lộ một sự xúc động mãnh liệt và sâu lắng.
Anh rất ngạc nhiên về sự đòi hỏi nồng nhiệt bỗng bốc lên đốt cháy vùng thắt lưng của mình.
Vài phút sau, trên chiếc tràng kỷ mềm mại, trần truồng và run rẩy, họ hăng say quấn chặt vào nhau.
Cho đến lúc bình minh, họ chìm đắm trong trò chơi tình ái. Sau mỗi cơn choáng váng, Lili tóc vàng, dịu dàng, điêu luyện, nồng nàn và gợi dục, biết cách hồi phục sự đòi hỏi. Với cách thẳng thắn đẹp đẽ của cô gái Bắc Âu, sự sỗ sàng hào phóng không bao giờ trơ trẽn, cô ta làm sống lại sự nồng say của bạn tình và lôi cuốn anh ta đến một cuộc chơi mới tạo nên một sự hoan lạc mới. Sắc đẹp, sự ham muốn, mùi hương của da thịt cô ta, pha lẫn với một mùi mồ hôi nhẹ như những viên thuốc kích dục không cưỡng lại được. Lần đầu tiên trong đời mình Faltiere khám phá một thế giới nơi sự nồng nhiệt và hạnh phúc hòa vào nhau như trong h của nhà luyện kim thần kỳ.
Cuối cùng anh chìm trong một giấc ngủ êm dịu như nhung. Và hình ảnh cuối cùng còn khắc ghi lại trong võng mạc của anh là hình ảnh một thân thể ngủ say trong hai tay anh, một thân thể no nê hoan lạc phập phồng thở nhẹ nhàng tranh tối tranh sáng.
Chương 5
Cái đêm cuồng nhiệt đó trong vòng tay choáng ngợp của Lili không gây cho Faltiere những hậu quả như đêm đã trải qua ở đại lộ Foch.
Càng chán chường, suy nhược khi ra khỏi cuộc truy hoan (với hai người Liban, người Thuỵ Sỹ và hai mụ đồng cốt ăn nói thô thiển) anh lại càng cảm thấy khoẻ lại, mạnh dạn hơn, sáng suốt hơn sau những giờ hạnh phục và hưởng thụ mà cô gái lớn trong hai chị em họ Massardel đã cung cấp cho anh.
Vả lại, anh trịnh trọng hứa hẹn sẽ đến nữa, vì Louis Sivet đã không nói dối, hai cô gái tuyệt đẹp tóc vàng đó có khả năng phục hồi sự sáng suốt cho anh một cách đáng ngạc nhiên từ tinh thần đến thể chất.
Chỉ có một phiền phức duy nhất là cái giá của họ quá đắt. Trong tình trạng hiện tại, Faltiere không thể tự cho phép mình tiêu xài quá những món tiền xa xỉ như thế. Chắc chắn nếu tính theo những gì họ cống hiên, giá cả của hai cô gái tóc vàng hiếu khách cũng không quá đáng. Chỉ có điều khi người ta không ngồi trên đống vàng, thì phải biết sống cho hợp lý và khôn ngoan.
Về đến nhà, Faltiere muốn bắt tay vào việc, anh cảm thấy mình đầy hăng hái, những ý tưởng sáng suốt, rõ ràng, đầu óc khoẻ mạnh một cách sung sức.
Nhưng một khi đã ngồi trước máy đánh chữ, anh nhận ra rằng mọi việc không đơn giản như vậy. Anh rất khó tập trung. Từng lúc như hình ảnh đáng yêu chen vào giữa cặp mắt và trang giấy trắng của anh: sự trần truồng thuỳ mị của Lili; đôi mắt đẹp màu xanh đó mơ màng khi khoái lạc lên đến tuyệt đỉnh, cái miệng giống như một thứ trái cây chín mọng đó biết rất rõ cách làm sống lại những sự nồng nàn đã dịu xuống. Hai cánh tay và đôi chân mềm mại như len đó quấn quít lấy bụng… A, xua đi những cảnh như thế không phải là dở nhất là khi chúng khuyâý động đến tận cùng trong con người anh.
Anh phải thật sự cương quyết, cuối cùng mới thảo ra được chương đầu tiên.
May thay, ngày hôm sau và những ngày sau đó - chỉ có buổi đầu tiên là đáng kể - năng suất tinh thần của anh không ngừng cải thiện, cho đến tối thứ sau, lúc 23 giờ và phần tư quyển sách – hay hầu như thế - đã được viết xong.
Vào lúc 16 giờ ngày thứ bảy, chuông điện thoại reo vang và một giọng nói kỳ lạ với âm điệu hơi cao, hỏi:
- Tôi có được hân hạnh tiếp chuyện với ông Raymond Faltiere không?
- Vâng, chính tôi đang nghe đây.
- Tôi tự cho phép mình gọi đến ông, nhân danh ông Bador. Ông có hiểu những gì tôi muốn nói với ông không?
- Hoàn toàn hiểu?
- Ông có thể cho tôi một cuộc gặp mặt trong một giờ nữa không?
- Chắc chắn là được. Tôi được hân hạnh nói chuyện với ai vậy?
- Tôi tên Andre Dorieux và tôi là luật sư.
- Như vậy thì xin ông cứ đến. Tôi sẽ chờ ông lúc 17 giờ.
- Tôi mong không làm phiền ông.
- Không đâu.
- Ông sẽ ở nhà một mình chứ?
- Dĩ nhiên như vậy?
- Thật tuyệt.
Một giọng nói thật kỳ lạ, Faltiere nghĩ.
Anh cố gắng tưởng tượng bộ dạng của nhân vật mà anh vừa tiếp chuyện qua điện thoại. Rất có thể là một người đàn ông gầy và yếu ớt với khuôn mặt xảo trá, màu da xanh tái, đôi mắt gian xảo được một cặp kính gọng đồi mồi bảo vệ.
Chân dung tưởng tượng đó dường như rất rõ ràng đến nỗi anh chỉ hơi kinh ngạc một chút khi người có tên Andre Dorieux đến.
Sự giống nhau khiến anh sững sờ. Dorieux rõ ràng là nhỏ người, thuộc loại thanh lịch một cách phô trương, trái lại nữa là khác. Và cái áo sơ mi xanh của hắn cũng không sạch sẽ một cách chói chang. Thêm vào đó hắn mang một chiếc cà vạt kẻ ô kiểu Scotland như loại mà Burberrys đã tung ra thị trường mùa đông trước, hoàn toàn không hợp với gã.
Với một chiếc cặp da màu đen dưới tay, người khách bước vào căn phòng sinh hoạt gia đình với một vẻ thận trọng.
Khi trông thấy cái máy đánh chữ và những giấy tờ nằm trên bàn, hắn nói khẽ:
- Ông đang làm việc, có đúng không?
- Phải, lúc này tôi có nhiều việc để làm.
- Ông đừng lo, tôi sẽ không chiếm thì giờ của ông một cách vô ích đâu.
- Chúng ta hãy ngồi xuống ghế. Faltiere đề nghị và đưa tay chỉ cái ghế bành.
Người đàn ông nhỏ thó gật đầu và đến ngồi vào ghế. Rồi sau khi ngoan ngoãn đặt cái cặp lên bàn, hắn đặt hai bàn tay thô thiển của mình lên cặp và nói trong khi đôi mắt cận thị của hắn nhìn Faltiere.
- Ông có thể trả lời với tôi về đề nghị của những người đại diện cho tổ chức đã đưa ra cho ông không?
- Câu trả lời của tôi là đồng ý.
- Rất tốt. Tôi rất vui mừng. Vả lại, tôi cũng không ngạc nhiên vì tôi tưởng tượng nếu trong trường hợp trái lại, ông đã nói với tôi qua điện thoại, có phải không, thưa ông?bankhi ngoan ngoan Nhưng ông đã chấp thuận thì chúng ta hãy xem xét những thể thức thực tế của sự cộng tác giữa chúng ta.
- Tôi xin lỗi. – Faltiere ngắt lời khi đến lượt anh ngồi vào một chiếc ghế bành. - Trước khi tiến xa hơn, xin cho tôi được biết ông là ai và với tư cách gì ông đến thăm tôi.
Người đàn ông nhỏ thó tỏ ra ngạc nhiên:
- Tôi nghĩ tôi đã tự giới thiệu khi tôi gọi điện cho ông? Tôi tên là Andre Dorieux và tôi là luật sư. Một trong những người phụ trách công việc kinh doanh cho tổ chức. Và đặc biệt hơn nữa tôi sẽ phụ trách công ty mà tổ chức tạo ra để thành lập tạp chí thông tin của ông.
- Tôi hiểu rồi. – Faltiere nhấn mạnh từng từ một. – Ông dự kiến như thế nào về việc tạo ra công ty đó?
- Ông đừng bận tâm về điều này. Đó là chuyên môn của tôi. Tất cả đã sẵn sàng.
Hắn mở cặp da, rút ra một cặp hồ sơ bằng giấy màu vàng:
- Tôi cho ông xem kế hoạch mà tôi đã hình thành. Dĩ nhiêu nếu như ông phản đối điều gì thì tôi sẽ lưu ý.
Hắn đọc nhanh trang giấy vừa lôi ra từ cặp tài liệu màu vàng.
- Công ty sẽ mang tên là “Edoxipress”. Nó sẽ có số vốn đầu tư là hai triệu quan và ông sẽ là giám đốc hợp pháp và chính thức. Một trong những nhân viên của tôi sẽ phụ trách phần kế toán, quản lý hành chính và thủ quỹ. Nói tóm lại, ông chỉ phải lo về phần điều hành vật chất của công việc. Nhiệm vụ của ông là phần biên tập. Vả lại, tôi sẽ giao cho ông tờ giấy này…
Hắn đưa tài liệu cho Faltiere. Rồi, lấy một tờ giấy khác trong tập hồ sơ, hắn nói tiếp:
- Trừ ý kiến ngược lại về phía ông, chúng tôi nghĩ rằng tạp chí phải áp dụng phương thức xuất bản nửa tháng một kỳ và không bao giờ qua hai mươi trang in. Mục lục lý tưởng, chúng tôi nghĩ rằng, sẽ bao gồm bài xã luận của ông, có nghĩa là bài nghiên cứu và đi sâu vào một vấn đề chính trị thời sự, thêm một loạt những mục ít quan trọng hơn. Nói tóm lại, mỗi số của tạp chí sẽ gồm một vùng chân trời mà bài viết của ông sẽ là trọng tâm.
Faltiere nhấn mạnh từng chữ một:
- Các ông đã nghĩ đến tất cả mọi chuyện. – Anh nói một cách thờ ơ. – Nhưng ít ra tôi cần phải có một cộng tác viên về phương diện báo chí.
- Chúng ta sẽ bàn về chuyện đó. Trong lúc này chỉ thuần tuý nói về tổ chức vật chất của công ty. Chúng tôi nghĩ rằng địa chỉ của trụ sở phải có một vẻ bề ngoài đủ gây ấn tượng đối với những bài báo ngoại quốc. Vả lại tôi cũng đã nhắm một nơi nằm trên đường Marignan, gần Champs – Elysees, theo ý tôi thì cũng không tệ.
Failtiere không góp ý. Người luật sư tra cứu hồ sơ, nói tiếp:
- Theo người ta cho tôi biết, hầu hết thời gian ông sống ở Thuỵ Sĩ và ông đã bộc lộ ý muốn không thay đổi cách sống của mình. Do đó nhất thiết ông phải chọn một nhà báo chuyên nghiệp có khả năng đảm trách những chức vụ như tổng biên tập tạp chí của ông. Về điểm này ông có đồng ý không?
- Tôi đã dò hỏi một trong những đồng nghiệp của tôi và trên nguyên tắc, anh ta đồng ý.
- Đó là ai vậy?
- Louis Sivet.
Người luật sư tỏ vẻ nóng nảy, đẩy gọng kính lên:
- Louis Sivet ư? – Người phóng viên nổi tiếng đó ư?
- Đúng vậy.
- A, rất tốt, rất tốt. Đó là một tên tuổi lớn, và sự cộng tác của ông ta sẽ thuận lợi cho tạp chí của chúng ta, một uy tín tinh thần không thể chối cãi được.
- Chính vì lý do đó mà tôi muốn ràng buộc anh ta vào tôi. Nói như vậy, tôi cũng không giấu các ông rằng, tiền thù lao cho anh ấy sẽ cao.
- Tôi e rằng đúng là như vậy. Nhưng cũng xứng đáng với số tiền thù lao cao đó. Và khả năng tài chính của tổ chức cũng đáng kể lắm.
- Tôi cũng vậy, tiền thù lao của tôi cũng cao. – Faltiere nghiêm túc nói chậm rãi từng tiếng một.
- Chúng tôi không bàn cái chuyện đó. Giá cả ông đưa ra chúng tôi sẽ chấp nhận.
- Tôi sẽ yêu cầu tối thiểu hai mươi ngàn quan Thuỵ Sĩ mỗi tháng. Và tôi đòi hỏi phải trả cho tôi qua ngân hàng của Zurich.
Người phụ trách công việc kinh doanh lại một lần nữa đưa tay đẩy chiếc gọng kính, nhìn người đối diện:
- Số tiền tối thiểu đó sẽ được đảm bảo cho ông và ông sẽ được trả như ông yêu cầu. Mặt khác, thưa ông Faltiere, tôi sẽ trình về sau những đề nghị tài chính chi tiết hơn, nếu ông hiểu những gì tôi muốn nói.
- Ô… không, tôi không hiểu.
- Sự hình thành chính thức, hợp pháp của công ty là một công việc. Còn kế toán tài chính công khai dĩ nhiên phải theo một số tiêu chuẩn nhất định tương hợp với một sự điều hành thương mãi lành mạnh. Và phương diện thuế khoá giữ một vai trò quan trọng trong việc kinh doanh… Do đó, chúng ta, ông và tôi sẽ có những thu xếp trên một bình diện hoàn toàn riêng tư không nhất thiết phải được đưa vào những sổ sách kế toàn. Nhưng quyền lợi riêng của ông sẽ không bị tổn hại, tôi xin hứa với ông.
- Tôi tin vào ông để giải quyết những vấn đề đó.
- Ông làm như vậy là đúng. - Người luật sư nhỏ thó ra bộ đùa rất khôi hài.
- Quy chế chính thức của việc tài trợ cho công ty là như thế nào?
- Một nhóm tài phiệt truy cập thành lập công ty và mang đến phần lớn vốn đầu tư.
- Một nhóm người Pháp?
- Không hoàn toàn. Thật vậy, sẽ có sự tham gia của một nhóm đa quốc gia. Nhưng ông an tâm đi, không có gì mờ ám đâu, hầu hết những tài phiệt cùng nhóm với chúng tôi thuộc những quốc gia nói tiếng Pháp: Canada, Thuỵ Sĩ, Bỉ, một số nước châu Phi. Nói tóm lại, tất cả những chuyện đó sẽ hoàn toàn trong sáng. Và dĩ nhiên tôi cũng có thể nói là chính đáng, những quốc gia nói tiếng Pháp nâng đỡ một cơ quan báo chí, có phải không nào?
Faltiere lại một lần nữa cảm thấy hơi quá sức do những sự kiện đó. Bài diễn thuyết nhanh và nhiều của gã nhỏ người quý phái đó có một cái gì đó làm cho anh hốt hoảng.
Để tự trấn tĩnh, Faltiere nói một cách chậm rãi:
- Dù sao, tôi cũng xác định với các ông một điểm quan trọng, một điểm mà tôi sẽ không thay đổi và rất nghiêm khắc. Điều đáng kể đối với tôi đó là một sự độc lập tuyệt đối. Qua đó tôi muốn nói rằng, tôi luôn tự do viết những gì tôi muốn viết, làm chủ những tư tưởng của tôi, là người duy nhất đánh giá những gì chứa đựng trong nội dung biên tập của tạp chí.
- Dĩ nhiên đó là hệ số chính trong sự thoả thuận của chúng ta. - Người luật sư đã được thuyết phục xác nhận.
- Ông phải đảm bảo với tôi rằng, tổ chức cũng như những nhóm khác tài trợ cho công ty của chúng ta sẽ không gây một áp lực nào đối với tôi chứ?
- Chắc chắn là như vậy?
- Ngay cả khi tôi đưa ra những chủ đề không có trong tuyến của một nước nào đó thuộc khối các nước nói tiếng Pháp hoặc không khớp những quan niệm chính tị của tổ chức?
- Chắc chắn là vậy. – Dorieux cam đoan.
- Như vậy nói tóm là không có một sự kiểm duyệt nào cả?
- Ông là chủ nhân, trên bình diện hợp pháp cũng như trên bình diện thực tế.
- Tuyệt vời. – Faltiere nói. – Và các ông dự tính đến lúc nào tạp chí được tiến hành?
- Ồ, bây giờ mọi việc tiến rất nhanh! Tôi cũng không quá kém cỏi trên phương diện hành chánh và tôi nghĩ sẽ đạt được những công bố chính thức trong thời gian ngắn nhất. Ngoại trừ có trục trặc nhỏ, tôi nghĩ rằng số đầu tiên của tạp chí có thể xuất hiện vào khoàng 15 tháng 10 tới. Trễ nhất là ngày 5 tháng 11… Về phía ông, để thuận lợi bài viết của ông phải sẵn sàng vào cuối tháng.
- Về mặt đó, ông không phải lo. Bài của tôi sẽ sẵn sàng.
- Khi nào ông rảnh rỗi để viếng thăm cơ sở ở đường Marignan?
- Ngày kia, nếu ông không phiền.
- Rất tốt. Tôi ghi nhận.
Hắn lấy trong túi ra một quyển sổ tay và một bút bi.
- Vào lúc mấy giờ?
- Có thể nói là vào lúc 15 giờ.
- Nếu có thể xin ông ghé qua văn phòng của tôi. Tôi sẽ lợi dụng lúc đó để giới thiệu ông cộng tác viên sẽ phụ trách điều hành chính cho công ty chúng ta.
- Dĩ nhiên.
- Văn phòng của tôi ở đường Turbigo, số 450. Vả lại tôi cũng xin gởi ông danh thiếp của tôi. Tôi sẽ chờ ông lúc 15 giờ.
Hắn khép sổ tay lại, bỏ nó vào túi, cho tài liệu vào cặp da nhưng không đóng nó lại.
- Đây là danh thiếp của tôi. Trong khoảng thời gian từ đây đến đó nếu ông cần những thông tin gì, ông có thể gọi điện cho tôi.
- Rất tốt.
- Và đây là một bức thư riêng của ông Bador đã yêu cầu tôi trao lại cho ông. Coi như là những gì trong bao thư này cũng là nhằm thắt chặt sự thoả hiệp của chúng ta.
Faltiere lấy danh thiếp và bao thư to màu nâu. Rồi anh hỏi:
- Tôi nghĩ rằng, ông Bador là một trong các ông đã đến thăm tôi cách đây tám ngày.
Người luật sư nâng gọng kính lên và ném nhanh một cái nhìn về phía anh:
- Không, chắc chắn rằng ông chưa bao giờ tiếp ông Bador. Vì lý do không có ông Bador nào cả. Vả lại tôi nghĩ rằng ông đã được báo trước rồi. Đó chỉ là mật hiệu.
- Bador có nghĩa là gì?
- Không có nghĩa gì cả, hoàn toàn chẳng có nghĩa gì cả. Đó là tính chất thuận tiện của ngôn ngữ. Để tránh nói về tổ chức, chúng tôi nói từ ông Bador.
- Tại sao không thể nói từ “tổ chức”, vì tất cả đều hợp pháp trong vụ này?
Người luật sư đứng lên:
- Ông Faltiere, ông nên biết rằng trong những công việc như loại công việc này, thận trọng không bao giờ thừa. Có thể vụ này có vẻ như là một trò trẻ con khi sử dụng một mật khẩu, nhưng đó là một phương pháp có lợi ích của nó. Chúng ta bị những kẻ tò mò vây quanh. Để không nói đến những kẻ soi mói, những đồng nghiệp báo chí, những nhân viên chính trị của chính phủ, những thanh tra của cơ quan tình báo tổng quát, những chó săn (cớm, trinh thám) của thuế vụ và sở hối đoái… Tổ chức có một khuynh hướng quốc tế, phải tự bảo vệ. Sự kín đáo là luật lệ vàng.
- Đúng là những gì người ta đã bảo tôi. – Faltiere lo âu xác nhận.
- Như vậy, hẹn ông đến thứ hai, ông Faltiere.
- Xin hẹn đến thứ hai, thưa ông luật sư.
o0o
Sau khi người luật sư đi rồi, cũng là lúc Faltiere sửng sốt quay trở lại ngồi xuống ghế bánh trong phòng khách. Anh đọc lướt qua tờ ghi chú mà người phụ trách kinh doanh để lại cho anh.
Tất cả đã rõ ràng được viết trên giấy trắng mực đen: Tạo lập ra công ty Edoxipress với vốn đầu tư hai triệu quan. Giám đốc: Raymond Faltiere. Mục đích của công ty: xuất bản tạp chí tin tức, v.v…
Tiếp đó Faltiere mở bao thư lớn màu nâu ra. Nó chứa mười xấp giấy bạc, mỗi xấp mười tờ năm trăm quan. Tổng cộng năm mươi ngàn quan nghĩa là năm triệu quan cũ.
Faltiere cúi thấp đầu xuống nhìn chăm chú với một ánh mắt suy tư mười xấp giấy bạc lớn.
Không nghi ngờ gì cả, mình đang vướng vào một câu chuyện kỳ lạ. Và đáng ngạc nhiên hơn cả là mình không biết từ lúc nào mình đã quyết định nữa. Cũng chẳng hiểu là tại sao.
Mình sẽ làm gì với tất cả số tiền này? Mình cũng không thể gửi nó vào ngân hàng, vì mình không có cách chứng minh xuất xứ của số tiền to tát này.
Bỏ nó trong nhà?
Anh đứng lên, do dự. Những tên trộm đánh hơi rất giỏi để khám phá tiền được giấu. Thế mà, khi người ta đọc các báo, người ta không biết rằng những căn nhà của vùng ngoại ô thường là những con mồi hấp dẫn nhất của bọn trộm cắp.
Trong thâm tâm, tôi biết tại sao mình chấp nhận âm mưu này: do tò mò. Từ khi cuộc viếng thăm lén lút của ba người đó, tôi chỉ có một ý tưởng trong đầu: lột mặt nạ nhân vật hay nhóm người đã chỉ đạo cho ba sứ giả bí ẩn mua chuộc tôi.
Và tất nhiên tôi sẽ làm được chuyện đó. Sớm hay muộn gì tôi cũng sẽ biết tự xoay xở để khám phá ra sự thật của tổ chức lạ kỳ đó đặc biệt cố tình giấu tên và tung tích của mình.
Đó sẽ là một cuộc thí nghiệm rất lý thú. Và hữu ích cho tương lai sự nghiệp viết báo về chính trị của tôi.
Trong lúc này, một chiến thuật có giá trị: tham gia trò chơi và để cho việc gì đến sẽ đến.
Anh đi về phía phòng sinh hoạt gia đình, đặt bì thư tiền lên bàn, nhấc điện thoại và quay số của tờ Courrier. Thật may, Louis Sivet có mặt ở đó.
- Louis, cho tớ biết ta có thể gặp nhau trong buổi tối không?
- Chà, có thể chứ!
- Tớ đã làm việc như một tên điếc và tớ đã làm xong một đống việc, tớ cam đoan với cậu. Tớ sẽ có hơn phân nửa quyển sách để giao cho cậu.
- Tuyệt vời! – Sivet phấn khởi kêu lên. - Tớ sẽ gấp rút lao vào đọc bài văn xuôi thiên tài của cậu.
- Đừng xem thường tớ. Hãy chờ ít nhất để biết nó là cái gì đã.
- Tớ tin cậu, và tớ không phải là người duy nhất tin cậu! Tớ đã có một bản hợp đồng dự trù cho kế hoạch trong túi tớ đây. Cậu sẽ xem qua nó.
- Hẹn tại Gay Roy lúc 19 giờ nhé?
- O.K.
- Còn về hai cô bạn duyên dáng Lili và Suzon của cậu. Tối nay họ có rảnh rỗi không?
- Nếu cậu muốn thì họ sẽ rảnh.
- Tớ thú thật, tớ thích gặp lại Lili. Tớ làm việc quá sức nên thích thư giãn đầu óc.
- Để tớ lo việc đó. Lili chắc chắn sẽ vui mừng vì cô ta nói nhiều điều tốt về cậu. Cậu biết không, giữa chúng ta thôi, cậu đã gây nhiều ấn tượng tốt với cô ta lắm. Và không chỉ về tri thức, cậu có hiểu những gì tôi muốn nói không?
- Tớ không tin lấy một câu, nhưng cũng không sao. Nếu như cậu có thể thu xếp buổi tối tại nhà các cô bạn của chúng ta thì tớ rất vui.
- Còn kế hoạch tạp chí thông tin của cậu thì sao? Có gì mới không?
- Coi như đã thu xếp xong rồi. Một chút nữa tớ sẽ cho cậu biết, vì chuyện đó tớ dành cho cậu một sự ngạc nhiên.
Chương 6
Sau khi đã uống rượu khai vị ở Gay Roy và trong khi họ đi thong thả về hướng một nhà hàng ở Champs Elysee, Faltiere và Sivet trò chuyện với nhau.
Kế hoạch làm hợp đồng xuất bản quyển sách của họ hơn cả nghiêm túc, rất thuận lợi. Và vì nó bốc mùi của một nhà xuất bản có danh tiếng lớn, những viễn cảnh càng tăng thêm hứa hẹn, trên phương diện danh tiếng cũng như tài chính. Nói tóm lại, công việc báo trước sự thành công tốt đẹp.
Sivet với một giọng nói bông đùa, nhưng không loại được sự nghiêm túc của vấn đề, nói khẽ:
- Tớ muốn nhanh chóng cho ra quyển sách đó, quyền tác giả của tớ sẽ được hoan nghênh.
- Cậu sẽ có phần sau cùng của bản thảo vào cuối tuần tới và nếu như quyển sách có thể ra nhà sách trước lễ Noel thì rất tốt, theo cách thương mại mà nói.
- Nhà xuất bản sẽ đưa nó lên báo ngay. Thêm vào đó, nhà xuất bản đánh tiếng với tớ rằng chúng ta sẽ có thể lĩnh một số tiền ứng trước rất cụ thể lúc giao bản thảo.
- Cậu cần tiền à?
- Đúng ra, - Sivet nhăn nhó thú nhận, - tớ không thiếu những khoản nợ này. Tớ nợ bốn tháng tiền thuê căn phòng ở khách sạn. Nhân viên thu thuế hối thúc tiền thuế năm rồi. Còn Suzon đã cho tớ mượn không ít tiền.
- Tất cả những chuyện đó sẽ được thu xếp. – Faltiere khẽ nói. - Tớ đã nói với cậu về một sự ngạc nhiên qua điện thoại… Vậy thì, nghe đây: trừ một hạt sạn vào phút chót, tớ đã có ý định thu nhận cậu từ ngày 01 tháng 10 với tư cách là tổng biên tập cho tạp chí tin tức của tớ. Và tớ đề nghị với cậu một thù lao khoảng hai chục ngàn quan mỗi tháng.
Sivet suýt ngạc thở:
- Hả? - Hắn kêu lên và khựng lại. – Hai mươi ngàn quan mỗi tháng? Chỉ mất vài giờ làm việc? Cậu không đùa quá trớn chứ?
Nét mặt nặng nề của hắn biểu lộ cùng một lúc sự kinh ngạc và hoài nghi.
Faltiere xác nhận:
- Phải, hai mươi ngàn quan với mỗi tháng. Nếu anh muốn thì là hai triệu quan cũ.
- Nhưng cậu sẽ nghèo túng sau không đầy sáu tháng, anh bạn Ray! Với cái đà đó, cậu sẽ không bao giờ chạy được hết các món tiền của mình.
- Cậu đừng lo, tớ đã tính kỹ công việc của mình rồi.
- Cậu đừng quá ảo tưởng. – Gã khổng lồ tóc vàng không an tâm thở dài. Giấy má, tiền chi phí in ấn, vận chuyển, tất cả những thứ đó rất đắt. Hay là cậu giàu hơn cậu nói! Nhưng sự hăng hái của cậu khiến tớ sợ quá.
- Tớ đã moi được chỗ dựa tài chính của một nhóm quan tâm đến những bài viết của tớ.
- Nhóm nào vậy?
- Những thành viên của tổ chức các nước nói tiếng Pháp. Nhưng đó là bí mật và cậu cho phép tớ không nói thêm gì nữa.
Sivet nhăn nhó:
- Nhưng đấy không phải là một loại tuyên truyền mà chúng ta sẽ làm chứ?
- Hoàn toàn không. Và bằng chứng là cậu chỉ cho in những gì cậu thấy phù hợp. Tớ lặp lại một lần nữa, chúng ta hoàn toàn tự do. Ngoài cậu và tớ, không ai sẽ có quyền can thiệp vào những gì có liên quan đến phần biên tập. Tớ thấy không gì tớ có thể nói hơn được để làm dịu sự e ngại của cậu.
- Thôi được, được rồi, tớ hoàn toàn tin cậu. Nhưng tớ báo trước với cậu tớ sẽ không để cho người khác điều khiển đâu nhé. Tớ cần tiền, tớ nhìn nhận chuyện đó, nhưng không đến mức lao vào một chuyện mờ ám.
- Còn tớ? Tớ có cần tiền đâu!
- Đem danh dự nghề nghiệp của tớ vào cuộc đã là tương đối nghiêm trọng rồi. Nhưng làm tổn hại thanh danh của tớ là một chuyện khác. Sự nổi tiếng của tớ là miếng cơm của những ngày già sau này của tớ, cậu hiểu không?
- Tớ đã đạt những điều kiện của tớ. Cậu đừng lo.
- Và cậu sẽ ký cho tớ một hợp đồng tuyển dụng đúng thể thức, với giá thù lao mà cậu vừa nói với tớ chứ?
- Dĩ nhiên là như vậy. Khi công ty chính thức được thành lập, thì cậu sẽ có hợp đồng của cậu.
- Nhưng cậu sẽ làm cách nào để cho một việc kinh doanh như vậy được hình thành? Thuê cơ sở, thuê nhân viên, những thợ in ấn, đó là một công việc không đơn giản, có phải không nào? Cậu tìm ở đâu ra thời gian để lo tất cả những vấn đề đó? Cậu sẽ không còn thời gian để viết nữa.
- Tất cả những vấn đề tổ chức đó sẽ được thanh toán xong ngay vào sáng thứ hai tới. Một nhà kinh doanh sẽ lo vụ đó.
- Nhà kinh doanh nào?
- Một luật sư ở đường Turbigo. Một người tên là Dorieux chuyên môn trong lĩnh vực này. Người ta đã giới thiệu rất rõ về tài năng của ông ta trong công việc và tớ phải nói rằng ông ta đã gây một ấn tượng tuyệt vời với tớ.
- Rõ ràng rồi, cậu làm tớ sửng sốt! Đối với một ẩn sĩ đã rút vào núi, cậu có vẻ hết sức thực tế và bạo dạn.
Ở nhà hàng, trong bữa ăn, Faltiere trình bày những ý chính của mình và chương trình biên tập.
- Nói chung, - anh giải thích, - tớ có ý định tấn công những lý thuyết gia ngông cuồng trong chính trị, những kẻ không tưởng, tất cả những người chủ trương kỹ thuật cầm quyền cho những ý muốn của họ là hiện thực, tưởng tượng bằng chiến thuật. Thí dụ như tớ có ý định dành tạp chí số đầu tiên cho sự khủng hoảng của những dân tộc ít người. Tớ sẽ lấy điểm khởi hành là Chypre và tớ sẽ vạch rõ ra làm thế nào con người, để chống lại kỹ thuật đang đè bẹp họ, đã chứng tỏ càng ngày càng phải che chở và khẳng định nhân cách của họ. Tớ sẽ nói về những người theo thuyết tự trị của Basque, Breton, Corse và những người thuộc vùng Jura, tớ sẽ tạo ra những cuộc tranh cãi về ngôn ngữ ở Bỉ, ở Ấn Độ, ở châu Phi, tớ sẽ nói về những dân tộc ít người bị áp bức ở Liên Xô, những người da đỏ bị áp bức ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Cậu có thấy tất cả sự phong phú của chủ đề đó không?
- Cũng gần giống như bài báo của cậu về những nước châu Âu hợp nhất, nhưng nhìn dưới một khía cạnh khác, nói chung là như vậy.
- Rất chính xác.
- Cậu phải có một tài liệu chính xác và vững chắc.
- Cậu sẽ lo chuyện đó. Cậu sẽ tìm những tài liệu chính trong những cơ quan hành chính, có phải không nào?
- Dĩ nhiên là như vậy rồi. Tớ có nhiều bạn bè trong hầu hết những cơ quan hành chính có thể cung cấp. Để được hai mươi ngàn quan mới, tớ không do dự vận động một chút, không đáng gì.
- Tớ mong công việc sẽ khiến cậu quan tâm cả hai mặt hình thức và chuyên nghiệp. Không phải chỉ có tiền, Louis.
- Tớ đùa thôi mà. Thật ra, chính công ty của cậu đang biến đổi tớ. Tớ thề với cậu để cảm thấy như mình trẻ lại.
Họ tiếp tục tranh cãi như vậy trong suốt một giờ. Sau đó, khi đã rời nhà hàng, họ đi taxi đến nhà hai chị em Massardel.
Họ được tiếp đón nồng hậu hơn cả thứ hai trước. Faltiere cảm động hơn vẻ bên ngoài của mình, nhìn ngắm Lili không biết chán. Dường như cô ta đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tươi tắn hơn, rực rõ hơn lần đầu anh gặp cô ta.
Thật là một con người đặc biệt, anh tự nhủ. Sự thoải mái đó, sự thông minh đó, sự thanh lịch trong cử chỉ nhỏ nhất, thật khó tin! Người ta không thường gặp một phụ nữ đầy nữ tính đến như thế.
Anh cũng bất chợt nghĩ mình sẽ cới y phục cô ta. Bây giờ anh biết cho đến tận nơi tế nhị nhất của cơ thể tuyệt vời đó. Anh vội vã muốn ôm ghì thân thể đang trần truồng trong tay mình, để thoả mãn thị giác, xúc giác, khứu giác và chiến đấu trong đó như trong một đại dương tốt lành.
Cuộc trò chuyện tay tư ngắn hơn lần trước. Có thể nói họ đã thoả thuận một cách ngấm ngầm để nhanh chóng chuyển sang phần thân mật của buổi tối.
Nhưng điều khiến Faltiere lưu ý là khi anh đã hưởng thụ lần thứ nhất vòng tay siết chặt của cô gái tóc vàng tên Lili, anh đã tìm thấy ở đó sự dịu dàng.
Vì đã hiểu nhau nhiều hơn nên cả hai đều ít dữ dội hơn, họ đã biết tận hưởng một sự hoà hợp xác thịt đáng ngạc nhiên pha lẫn tình bạn, sự tin tưởng, sự thành thật tạo thêm cho những cái vuốt ve của họ một sự sâu đậm tuyệt vời.
Cuối cùng đam mê, sung sướng dịu xuống, họ nằm bên nhau trên ghế tràng kỷ trò chuyện.
Faltiere không thể ngăn mình tỏ ra ngưỡng mộ cô ta nhưng trong cơn dạt dào tình cảm anh đi xa hơn anh muốn.
- Điều mà anh không hiểu, - bỗng anh nói khẽ, - đó là cách sống của em. Anh không phải là một người đàn ông hấp dẫn và kinh nghiệm yêu đương của anh cũng chẳng ghê gớm gì. Nhưng mà, một phụ nữ như em, hoàn hảo một cách kỳ diệu như thế này, có thể… có thể chấp nhận thoả mãn những đòi hỏi của bất cứ một bạn tình nào chỉ cần họ trả tiền, điều này vượt quá sức của anh.
- Em có thể nói như vậy về anh. – Cô ta bình tĩnh đáp lại. - Một người như anh lại co thể tìm khoái lạc trong vòng tay một cô gái điếm, điều này cũng quá sức của em.
Câu nói được thốt ra với một chút lém lỉnh và mỉa mai mà Faltiere ngay lúc đó không ghi nhận được. Anh phản đối một cách mãnh liệt:
- Anh chưa bao giờ bảo em là cô gái điếm.
- Nhưng đó đúng là điều anh muốn nói, có phải không nào? Và em có trách móc gì anh đâu. Em đâu có sợ những lời nói.
- Còn những người đàn ông? – Anh nói. – Em có sợ những người đàn ông không?
- Những người đàn ông ư? – Cô ngạc nhiên kêu lên. - Tại sao em phải sợ đàn ông?
- Anh đã đọc được rằng hơn nửa những gã trả tiền để thoả mãn ham muốn xác thịt là những con người mất thăng bằng, loạn thần kinh, những người tâm thần bệnh hoạn. Trong một chiều hướng nào đó, chuyện tiếp xúc với những người đó không tránh khỏi nguy hiểm khi suy nghĩ đến những chuyện đó. Còn anh chỉ nghĩ chuyện đó thôi anh đã run sợ cho em. Và anh thề với em rằng không phải vì ghen tuông mà anh đã nói như vậy.
Côi ngồi thẳng người lên, tựa một cùi chỏ hôn nhanh lên môi anh:
- Những gì anh vừa nói rất đáng yêy Raymond. Nhưng, anh an tâm đi. Em không tiếp bất cứ ai trong nhà của em. Thật vậy, Louis chỉ đưa đến cho chúng em những người bạn được chọn lọc kỹ lưỡng, những người mà anh ấy quen biết từ lâu hoặc anh ấy đã biết tinh thần của họ hoàn toàn chắc chắn. Em gái của em và em không phải đứng đường.
- Đừng bắt anh phải nói những gì anh không nghĩ. – Faltiere bối rối càu nhàu.
- Em sẽ giải thích cho anh hiểu… Suzon và em như là những người mất gốc, rời bỏ quê hương. Mồ côi, được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ chỉ nghĩ đến bản thân mình hơn là sự giáo dục hay sự học hành của chúng em. Chúng em lớn lên bên lề đạo đức tư sản và chúng em đã khám phá ra rằng cả hai đều không có một chút yêu thích nào về hôn nhân, con cái, tình yêu vợ chồng v.v… Tất cả những gì chúng em biết làm, đó là làm tình. Và như là một sự ngẫu nhiên, chúng em thích chuyện đó. Do đó chúng em có những tình nhân… Nhưng vì chúng em không có đủ tiền để có một tiện nghi xa hoa mà chúng em thích, chúng em tự làm để trả tiền cho có nó. Từ sự việc đó chúng em vừa tự do và có đầy đủ tiện nghi mà không bị tước đoạt những vật mà chúng em yêu thích.
- Anh xin lỗi em. – Anh thở dài. – Anh biết anh là một người vụng về.
- Ồ không, anh không có gì phải xin lỗi. Em cho những lời anh nói là một sự khen ngợi và một bằng chứng của tình bạn. Nếu như em kể cho anh tại sao chúng em sống như thế này, không phải vì chúng em muốn biện hộ cho mình, mà là để chứng tỏ cảm tình của em đối với anh.
- Và nếu như anh xin cưới em?
- Để tiết kiệm tiền? – Cô ta chế nhạo.
- Không, để có sự độc quyền.
- Em sẽ nói không.
Anh gật đầu.
- Ta đừng nói chuyện đó nữa. Anh thích sự thẳng thắn của em.
- Em sẽ nói không vì nhiều lý do. Thứ nhất, là em dù sao cũng không thể cho anh hơn những gì em dâng cho anh. Hai là em sẽ đánh lừa anh. Ba là, em thích tự do và em cần có em gái của em bên cạnh.
- Ta không nói đến chuyện đó nữa. – Anh bình tĩnh và thoải mái lặp lại.
- Anh bị xúc phạm?
- Hoàn toàn không?
- Một người đàn ông không đủ cho em. – Cô thú nhận. – Cho dù là một người đàn ông mà em yêu. Em có một tâm hồn của một người thích khám phá những chuyện mới. Và mỗi lần có một người mới là một thế giới để khám phá.
- Chắc chắn anh là người đầu tiên đề nghị cưới em?
- Tất cả tình nhân của em hay hầu hết muốn cưới em. Vả lại em cũng tự hỏi tại sao?
- Em quá khiêm nhượng, cô bạn thân mến! – Faltiere cố tạo ra vẻ long trọng một cách quá đáng, chế giễu.
- Người ta cho là em đẹp, thông minh, thanh lịch, tươi trẻ, rất nữ tính. Cho rằng là như thế. Nhưng người ta muốn cưới em vì đức tính tốt nào trong số đó? Đó là một vấn đề khiến em quan tâm.
- Nó bao gồm những đức tính đó. – Faltiere quả quyết nói. - Với thêm hai đức tính tốt nữa cũng đáng kể. Em làm tình một cách thần kỳ và em thích công việc đó.
Anh ôm cô ta vào lòng và chuyện đó lại xảy ra thêm lần nữa.
o0o
Faltiere rời căn hộ của hai chị em họ Massardel vào lúc 12 giờ kém 15 sáng ngày hôm sau.
Louis Sivet, anh ở lại trong phòng của cô bạn Suzon cho đến 12 giờ 30.
- Cuối cùng em sẽ giết anh chết. - Hắn nói với một cô gái tóc vàng có đôi mắt nghịch ngợm. – Vào tuổi của anh mà quá mức như vậy thì sẽ bị nhồi máu trong một thời gian ngắn.
- Anh đừng có than như vậy, anh Loulou to xác của em. – Suzon khẽ nói một cách âu yếm. – Em đã luôn luôn bảo em rằng anh mong được chết trên chiến trường danh dự. Em làm những gì em có thể làm để sự mong ước của anh được thực hiện.
- Em là một con nhóc gớm ghiếc. Đúng em là như thế đó.
- Và cũng là cô gái có nhiều khuyết điểm. – Cô ta nói thêm. – Vì đó là khuyết điểm, có đúng không nào? Em chỉ mới mười chín tuổi và em chỉ tìm được thú vui tình ái trong vòng tay một lão già năm mươi tuổi đại ngốc điên rồ!
- Em có tất cả những khuyết điểm. - Hắn xác nhận. - Tất cả. Như vậy em là một phụ nữ thật sự, thế thì sao nào? Rõ ràng cũng vì lý do đó mà anh tự giết chết mình khi yêu em.
- Em sẽ đi pha cà phê cho anh, - cô ta quyết đinh, - em đã nghe anh bạn Raymond của anh đi trước mười hai giờ một chút.
Cả hai ăn điểm tâm trong phòng bếp của căn hộ sớm hơn 13 giờ một chút. Hai chị em (mặc quần áo trong nhà màu hồng) và Sivét quấnh quanh mình một chiếc áo khoác loại hàng dệt bằng lông dê màu xanh đen. Cả ba ăn uống hết sức vô tư.
Suzon và Lili càng tươi tắn như bình mình, Sivet càng có vẻ ủ dột, nhăn nheo. Nét mặt dày của hắn còn mang dấu vết của đêm hôm trước. Đói bụng, không cạo râu sạch sẽ, hắn có vẻ hơn số tuổi của mình.
Hắn hỏi Lili:
- Anh bạn Raymond của anh vẫn làm cho em thích chứ?
- Đó là một anh chàng tuyệt… vời…- Cô ta trấn an vừa nhấn mạnh từng từ một. – Anh ấy đã xin hỏi cưới em.
Suzon bật cười ha hả:
- Như đã đoán trước.
Sivet nhìn Lili:
- Như vậy thì sao? - Hắn sa sầm nét mặt nói. – Anh mong em đã không quắc mắt là anh ta thô bạo?
- Không, không, anh đừng lo. Em đã giải thích cho anh ấy hiểu một cách rất thành thật hoàn cảnh của em, vừa thận trọng không làm tổn thương anh ấy.
- Em coi chừng nếu như em xúc phạm anh ta. - Hắn giận dữ nói.
- Không có nguy hại nào. – Lili phản đối.
Rồi hơi dịu giọng:
- Cho dù em không biết cảm tình và sự ngưỡng mộ của anh đối với anh ấy, em cũng làm tối đa để nương nhẹ anh ấy. Em chỉ biết khoảng ba hay bốn người có những đức tính tốt đó trên tất cả. Sự thông minh của trái tim và tâm hồn. Sự tế nhị, sự trong sáng thuộc về bản chất của con người. Ngoài ra, em cũng rất yêu anh ấy và khi nhận tiền của anh ấy em rất xấu hổ.
- Anh ta là một người ngờ nghệch. – Sivet lẩm bẩm.
- Ồ, không ngờ nghệch đâu. – Lili phản đối. – Anh ấy có vẻ như thế vì anh ấy quá trong sạch và không thô lỗ. Nhưng em chắc chắn rằng anh ấy có một tâm hồn rất sâu sắc và nhiều nghị lực.
Sivet không trả lời, Lili nói tiếp:
- Em nghĩ rằng anh ấy đã hy sinh một số tiền lớn trong vòng tám ngày phải mất một trăm tờ giấy bạc để làm tình?
- Chắc chắn là như vậy. – Sivet nói từng từ ngắn gọn.
- Như vậy là rất tâng bốc đối với chị, chị ạ. – Suzon nói chen vào.
- Nếu như chỉ lo cho mình chị, thì chị sẵn sàng biếu không cho anh ấy một lần. – Lili thú nhận.
Suzon nhìn cô ta:
- Anh ấy làm tình giỏi đến như vậy sao?
- Chị không biết. Anh ấy có cái gì đó khiến chị xúc động khi anh ấy ôm chị vào lòng… có thể nói anh ấy để cả tâm hồn, trái tim, tinh thần, thân thể mình vào việc ấy… thật khó cưỡng lại. Đây là lần thứ hai một người đàn ông đã gây cho chị cảm giác đó.
Suzon mỉm cười châm chọc chị mình:
- Nếu em hiểu rõ, chị không bị phiền chứ?
- Không và chuyện đó khiến chị hơi sợ. Một người đàn ông làm cho chị mất tự chủ, thật nguy hiểm. Bị choáng vàng một chút, thật dễ chịu, nhưng tình yêu hoàn hảo, đó là một cái bẫy. Khi hạnh phúc của anh ấy vỗ về trong chị, chị cảm thấy mình thật sự là một phụ nữ, có nghĩa là chị mất bình tĩnh…Chỉ nói đến nó đã khiến chị thấy mình thật buồn cười.
Sivet uống tách cà phê đen của mình từng ngụm nhỏ, hắn có vẻ suy tư.
Lili lặng lẽ quan sát hắn một lúc lâu rồi cô thân mật hỏi:
- Những gì em thuật khiến anh lo âu phải không Loulou?
Hắn nhìn cô chăm chú:
- Lo âu? Không… có thể nói anh đang bận tâm, nhưng không phải những câu chuyện tình yêu của em gây phiền phức cho anh, mà là một vấn đề nghề nghiệp.
Hắn xoa cằm. Rồi mắt nhìn nơi xa xăm, hắn hỏi Lili:
- Anh bạn Coplan của em lúc nãy đang ở Paris?
- Em không biết, nhưng em lúc nào cũng có thể gọi điện thoại đến nhà anh ấy. Khi anh ấy không đi công tác thì thường anh ấy ở nhà ngày chúa nhật.
- Em gọi điện cho anh ta xem. Anh muốn gặp anh ta.
Lili rời phòng bếp đến phòng khách gọi điện thoại. Khi quay trở lại, khuôn mặt cô rạng rỡ.
- Em mời anh ấy đến ăn tối! – Cô nói nhanh. – Em hứa nấu cho anh một món ăn Việt Nam và anh ấy đã chấp nhận một cách hăng hái. Vào khoảng tám giờ anh ấy sẽ đến.
- Em có bảo là anh cũng có mặt chứ?
- Dĩ nhiên là có. Anh ấy sẽ vui mừng gặp lại anh.
Chương 7
Gérard Massardel, cha của Lili và Suzon và thời kỳ ông ấy còn điều khiển một đồn điền cao su ở Đông Dương đã là một trong những nhân viên tình báo mật danh là “Những đặc phái viên danh dự”. Hành động thuần túy vì lòng ái quốc, thường là tự nguyện, họ cống hiến nhiều việc lớn lao cho đất nước hị. Thật vậy vì họ thực thiện công tác của mình trong môi trường bản địa và họ hành động chín trên mười lần do sáng kiến cá nhân, nói trắng ra họ không phải là những điệp viên. Tuy nhiên họ không kém hữu hiệu và quý giá.
Bí ẩn về cái chết bi thảm của người canh tác Pháp chưa bao giờ được làm sáng tó. Ít ra là một cách chính thức. nhưng ở Paris, giám đốc văn phòng tư liệu quốc ngoại và phản gián, người mà tất cả mọi người gọi là “ông lão” đã hoàn toàn biết rõ ràng những tên sát nhân đã đâm ông Massardel đến chết không chỉ tấn công người canh tác mà là tấn công cộng tác viên của cơ quan tình báo Pháp.
Vì lý do đó và biết ơn đối với những đóng góp cho lợi ích của nước Pháp, “Ông lão” đã gửi đến một mật sứ lo lắng cho người góa phụ và hai đứa con của Massardel. Ngoài ra đã thu xếp để cho sự kế thừa tài chính tế nhị của người quá cố được thanh toán trong những điều kiện tốt nhất.
Tiếp theo đó, người giám đốc cơ quan tư liệu quốc ngoại và phản gián đã thu xếp để không bao giờ mất liên lạc với người góa phụ cùng hai cô con gái người đặc phái viên của mình. Và vào một hôm, vì những nhu cầu của cơ quan, đã đưa ông đến việc “sử dụng” Lili Massrdel.
Do đó, do sự kết nối kỳ lạ của những hoàn cảnh, đến lượt Lili đã trở thành “Đặc phái viên danh dự”. Và nhiệm vụ đầu tiên của cô là làm cho một nhà ngoại giao Na Uy trong chuyến viếng thăm riêng ở Paris. Mọi chuyện đã diễn ra dưới sự chỉ đạo của nhân viên thân tín của “Ông lão” đó là Francis Coplan, nhân viên số một của cơ quan tình báo.
Lili Massrdel đã hoàn toàn bị Coplan chinh phục. Chàng trai to lớn, cương quyết, với những nét cứng rắn đầy nam tính đó có gì rất quyến rũ , với đôi mắt xám thu hút một cách mê hoặc đã thôi miên cô. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, cô đã quyết định sẽ trở thành đàn bà trong vòng tay người đàn ông này. Thế mà, ai cũng biết, những gì phụ nữ muốn…
Coplan là người không bao giờ từ chối những món quà mà định mệnh ban tặng cho anh trên một cái khay bạc, đã không bỏ trốn, người ta nghi ngờ chuyện đó. Tuy nhiên, có một lúc ngượng ngùng khi anh nhân ra, nhưng quá trể rằng cô gái tóc vàng xinh đẹp đã thật sự cho anh cái quý giá nhất của người con gái. Để dùng k hi cần, và để tránh những rắc rối sau này, anh lạnh lùng báo cho “Ông lão” biết và nói với ông: “Lần sau, hãy báo trước cho tôi”.
“Ông lão” đành phải lầm bầm. Tôi đã không giao nhiệm vụ bắt chấy rận cho cô gái được tôi bảo vệ. Nhưng mà rồi, nếu là một việc phải làm, thì thà anh còn hơn một người khác.
Và vì lí do, Coplan không bao giờ đề nghị cưới Lili, anh là trường hợp đặc biết mà luật lệ phải xác nhận. Họ là bạn tốt của nhau, không hơn. Họ làm tình với nhau, nhưng đúng ra là rất hiếm vì Coplan rời xa Paris mười tháng trong năm. Anh cũng là người duy nhất không phải trả tiền.
* * *
Như đã thoải thuận Coplan đến nhà hai chị em Massedel trước 20 giờ một chút.
Anh hôn một cách rất âu yếm cả hai cô gái đẹp tóc vàng, bắt tay Louis Sivet. Dĩ nhiên anh quen người phóng viên nổi tiếng này, nhưng anh chỉ gặp hắn ba hay bốn lần.
Hơn nữa Lili vội vàng làm cho mọi chuyện được hoàn tất:
- Em tự động gọi điện cho anh vì anh bạn Louis muôn yêu cầu anh một việc riêng. Dĩ nhiên em rất vui được gặp lại anh.
Coplan nhìn cô ta và mỉa mai trả lời:
- Anh cũng mong như vậy. Anh cũng vui được gặp em thiên thần xinh đẹp.
- Ồ, anh này! Anh đang ở Paris mà không thèm gọi điện cho em.
- Anh vừa từ London về tối nay.
- Cứ nói, em chẳng thèm nghe đâu! – Cô chua cay nói nhanh.
Nhưng sự dịu dàng trong đôi mắt xanh thú nhận sự vui sướng khi trông thấy anh hiện ra trước m ặt mình.
Cô nói tiếp:
- Nào, quý đàn ông! Hãy uống rượu khai vị ở phòng khách.Suzon và em làm bếp. Chúng e là những nô tì khiêm tốn của quý vị.
Sivet và Coplan ngồi xuống ghế trong phòng khách. Sivet rót cho mình một lý Scotch, Coplan cũng rót cho mình một lý Dubonnet.
- Tôi tự cho phép mình kêu gọi đến anh. – Sivet bắt đầu với giọng nghiêm trang. – Vì tôi đang sự định lao vào một sự nghiệp mới. Đây là một khúc quanh quan trọng đối với tôi. Chắc anh không nghi ngờ về điều đó. Tôi sẽ phụ trách một tạp chí tin tức mà giám đốc là một trong những đồng nghiệp trẻ tuổi và là bạn cũ của tôi, Raymon Faltière, bút danh là Ray Falt.Tôi không biết anh có quen anh ta không?
- Chỉ biết tên thôi. Nếu tôi có trí nhớ tốt, tôi đã đọc thấy tên anh ấy kí dưới một bản điều tra về châu Âu, gần đây nhất, một bài viết rất hay về những người châu Âu hợp nhất.
- Anh có trí nhớ rất tốt, thật vậy. – Sivet ngạc nhiên nói.
- Không đáng gì. Nhưng tư tưởng của Ray Falt đã khiến nhiều người ở Bến Orsay phải nghiến răng! Không giấu gì anh, người ta không chia sẻ những ý kiến của cái ông đó trong lĩnh vực chính phủ.
- Nhưng còn anh, anh nghĩ thế nào?
- Đúng ra là tôi theo ý kiến của Ray Falt. Một cách miễn cưỡng, anh hãy lưu ý điều này. Nhưng tôi tin rằng những nước châu Âu hợp nhất, chỉ là một giấc mơ. Và những giấc mơ thì rất nguy hiểm khi chúng thuộc phạm vi chính trị, tôi với tư cách cá nhân, tôi tạm thời nghiêng về phía chế độ Liên Bang.
- Anh có thể cung cấp cho tôi một thông tin… ơ… mật về một người luật sư tên Dorieux và văn phòng ông ta ở đường Turbigo không?
- Dĩ nhiên tôi có thể cố gắng thử xem. Nhưng với danh nghĩ gì anh quan tâm đến người luật sư đó? Tôi muốn anh cần có loại thông tin gì từ ông ta?
- Tôi sẽ giải thích cho anh rõ. Chính ông Dorieux đó là người phụ trách những vấn đề hợp pháp để cho việc thành lập công ty sẽ xuất bản tạp chí tin tức của chúng tôi. Cũng chính ông ta đại diện cho nhóm tài trợ một phần cho công ty.
- Nhóm nào?
- Tôi không biết chính xác về vấn đề này. Đó là một số nước thành viên của hiệp hội bảo vệ n hững người nói tiếng Pháp.
- Tôi hiểu rồi. Nhưng chuyện gì khiến anh bực dọc trong chuyện này?
- Ồ, chỉ thận trọng một chút thôi. – Người phóng viên khẽ nói. – Trước khi tham gia, tôi muốn chắc chắn rằng tôi không dính líu vào một việc mờ ám.
- Tôi sẽ xem xét việc này ngay sáng mai và tôi sẽ cho anh biết trước 12 giờ một chút. Tôi có thể gọi cho anh ở đâu.
Sivet do dự:
- Tôi ở khách sạn, nhưng tôi không tin điện thoại trong các khách sạn. hãy gọi cho tôi ở đây. Tôi sẽ thu xếp để có mặt ở đấy.
- Đồng ý.
Thật vậy ngay từ sáng sớm hôm sau, Francis Coplan lo vụ đó. Anh bắt đầu bằng việc xem qua những phiếu của cơ quan phản gián. Sau đó anh ghé qua văn phòng thông tin tổng quát.
Coplan có hai lý do để làm hài òng Sivet. Thứ nhất là vì hắn là bạn thân của hai chị em họ Massardek, thứ hai là vì luôn luôn đó là một sự đấu trí tốt, đối với một nhân viên tình báo, khi giúp một phóng viên nổi tiếng trên thế giới. Chuyện này có thể có lợi.
Từ căn hộ của anh ở đầu đường Vivienne anh gọi cho Lili:
- Francis đây. Anh bạn Louis của e có ở đó không?
- Em chuyển cho anh ấy cuộc nói chuyện với anh đây.
Giọng nói chát chúa của Sivet vang lên trong ống nghe:
- Xin chào. Thế nào? – hắn hỏi.
- Không có gì bất thường để báo cho anh về vấn đề một người mà anh đã biết. Đó là một luật sư kinh doanh lương thiện trong chừng mực mà từ và tính từ đó không mâu thuẫn với nhau. Dù sao trên giường của ông ta không có gì. Và danh tiếng nghề nghiệp của ông ta đúng ra là tốt. Đó là một trong những chuyên gia không ngừng nghiên cứu những pháp luật để tìm những nhược điểm những kẽ hở và xoay xở tốt hơn. Anh hiểu tôi muốn nói gì chứ?
- Hoàn toàn hiểu.
- Ông ta chủ yếu hoạt động cho những hãng, những công ty Thụy Sĩ. Và ngoài ra còn có những nhóm nhà tài chính quốc tế. Những đầu tư vốn, thăm dò morv.v…
- Nếu tôi hiểu đúng, có dính líu đến những số tiền lớn?
- Đúng, nhưng trong sự hợp pháp tuyệt đối. Ít ra, trong sự tôn trọng bề ngoài của sự hợp pháp.
- Theo ý của anh, tôi có thể lên con thuyền đó chứ?
- Phải, tại sao không? Dĩ nhiên anh cũng nên mở to mắt ra.
- Tôi sẽ không quên điều đó.
- Nếu có dịp hãy cho tôi biết tin. Tôi rất quan tâm theo dõi vụ đó.
- Tôi xin hứa. Làm thế nào mà anh có thể tiếp xúc với tôi?
- Qua trung gian của Lili. Vẫn còn là cách đơn giản và tiện lợi nhất.
- Rất tốt, cảm ơn!
* * *
Ngay ngày thứ hai, lúc đó 15 giờ, Raymond Faltière có mặt tại văn phòng của ông Dorieux. Người luật sư chờ anh.
- Tôi sẽ giới thiệu với ông, người cộng tác với tôi, ông Jean Maridoux. Chính ông ấy phụ trách trọn thời gian công ty Exdoxipress. Đó là một chàng trai rất có tài, ông sẽ thấy.
Gã đó là một chàng trai khoảng ba mươi tuổi, có khuôn mặt tròn, đôi mắt nâu, mái tóc màu nâu hạt dẻ cắt ngắn. Gã có vẻ dễ thương, cởi mở, thông minh, giọng nói trong và trầm tĩnh. Cả ba người đàn ông đi taxi đến gần giao lộ Champs – Elysée. Từ đó họ đi bộ đến đường Marignan.
Ngay tức khắc, những văn phòng do luật sư Dorieux khám phá ra khiến Faltière hài lòng. Năm phòng có kích thước trung bình, nằm ở tầng thứ ba của một khu nhà đã cũ nhưng có thể chấp nhận được. Cũng trên cùng tầng lầu đó còn có một hãng khác: một công ty sản xuất phim quảng cáo nhỏ.
Trong khi họ thăm viếng mọi nơi, luật sự Dorieux gợi ý:
- Ông có thể đặt văn phòng giám đốc của mình ở phòng cuối. Ở đó sẽ yên tĩnh hơn, ông nghĩ sao?
- Được, đó là một ý kiến tốt.
- Văn phòng của ông Sivet ở sát bên đó và ông Mrridoux cùng với cô thư ký đánh máy điều khiển căn phòng đưa ra chân cầu thang. Hai phòng khách dành cho kho dự trữ tư liệu và thủ quỹ.
- Sự phân bố đối với tôi có vẻ rất hợp lý. Thật thế!
- Ông có những lời chỉ dẫn đặc biệt nào về trụ sở này không?
- Không … đơn giản và tiện dụng là đủ rồi.
- Ông Maridoux sẽ làm những gì cần thiết và tôi chắc chắn rằng ông sẽ hài lòng. Chỉ còn phải mất khoảng mười ngày nữa tất cả sẽ sẵn sàng.
- Tốt lắm. – Faltière đồng ý.
Anh vừa căng thẳng vừa lo lắng và có hơi thờ ơ. Anh có cảm giác kỳ lạ rằng một phần của chính mình không thật sự tham gia vào khung cảnh này. Dường như trong tiềm thức của anh chưa tin vào điều đang diễn ra. Những căn phòng đó, cơ sở đó của quyền lực lặng lẽ và ân cần…
Những chuyện thuộc loại này có xảy ra đối với những người khác không?
Mình đang tổ chức một công ty mà mình chưa bao giờ nghĩ đến, hoặc mình chưa bao giờ dự định. Mình là người chỉ thích sự cô đọc và sự tự do độc lập, mình sẽ trở thành một phóng viên chiến đấu, một nhân vật của quần chúng.
Thật buồn cười.
Người luật sư hỏi:
- Chắc ông sẽ quay về Thụy Sĩ để chuẩn bị đề tài cho tạp chí số một?
- Phải. Nhưng còn vấn đề Sivet phải giải quyết. Tôi cần anh ấy sớm. Thế còn có vấn đề hợp đồng của anh ấy, về mặt tinh thần tôi không thể điều động những việc làm của anh ấy nếu anh ấy không được tuyển dụng một cách chính thức.
- Ông đã bảo tôi rằng ông ấy đồng ý, có phải không nào?
- Phải, trên nguyên tắc.
- Và trên thực tế thì sao?
- Anh ấy đã đặt những điều kiện.
- Có nghĩa là?
- Anh ấy đòi hỏi một số tiền thù lao cố định khoảng hai mươi ngàn quan mỗi tháng. Thêm vào đó, anh ấy đòi hỏi trọn trách nhiệm biên tập của tạp chí. Như vậy có nghĩa là anh ấy muốn áp dụng một quyền phủ quyết trên tất cả những gì xuất hiện trong tạp chí.
- Và ông đã đồng ý về điểm này?
- Dĩ nhiên. Người ta không thể đòi hỏi một phóng viên chuyên nghiệp thuộc tầm cỡ đo chỉ giữ vai trò bù nhìn.
- Chuyện đó chỉ liên quan đến ông. Nếu những đòi hỏi của Sivet thích hợp với ông, thì tôi không có gì phản đối cả. Ông hãy cùng ông ấy đến văn phòng tôi vào lúc…xem nào…ngày kia, khoảng 17 giờ. Bản hợp đồng đã sẵn sàng và ông ấy sẽ chỉ kí tên vào đó.
* * *
Đó là những gì đã thực hiện vào thứ tư sau, lúc 17 giờ 30 trong văn phòng luật sư.
Và cũng vào dịp đó, Raymond Faltière ký cho Louis Sivet tờ ngân phiếu đầu tiên với tư cách giám đốc công ty Edoxipress.
Để ăn mừng sự kiện này, Faltière và Sivet quyết định cùng ăn tối với nhau.
- Và lần này, - Sivet nói rõ, - chính tớ mời cậu.
Hắn vui vẻ, trẻ ra và đầy hứng thú:
- Thực ra, - hắn thú nhận, - tớ lầm chính mình. Tó cảm thấy mình già nua, vỡ mộng, cay đằng và bi quan. Sự thật, chính tớ tự bực mình. Điều mà tớ thiếu đó là một mục đích.
Bữa ăn thật sôi nổi, dễ chịu, tin tưởng và no say.
Ở quán cà phê, Sivet buông thả với những tâm sự khác:
- Tớ có cảm giác chúng ta sẽ làm một công việc tốt, ông bạn trẻ ạ. Với quyển sách của chúng ta một mặt và tạp chí của chúng ta, mặt khác chúng ta sẽ gây được tiếng vang. Hãy nhớ lấy những gì tớ nói với cậu.
- Thật đúng lúc, cậu chưa nói với tớ về những trang mà tớ đã giao cho cậu.
- Như thế này!- Sivet đưa ngón tay cái lên xác định. – Tớ đã chỉnh một vài chỗ, những tất cả đều tốt đẹp.
- Cậu sẽ có đoạn kết trong hai tuần nữa.
- O.K… nhưng để trở lại tạp chí của chúng ta, cậu có hình dung rằng tớ đã tìm lại được sự hăng say của tớ trong nghề làm báo. Tớ còn chuẩn bị hơn một chục đề tài để thực hiện.
- Vậy sao?
- Cậu sẽ cho tớ biết ý kiến khi cậu từ Thụy Sĩ trở về.
Đôi mắt hắn rực sáng do kích động đến nỗi Faltière không thể không càu nhàu:
- Cậu có một ý nghĩ gì đó sau đầu, có đúng không nào?
- Chính xác. Và tớ muốn biết cậu có chấp nhận ý kiến đó hay không. Hãy chú ý, chính trong lúc đọc lại những bài báo của cậu mà tớ đã có cảm hứng đó. Nhưng con chủ bài, như mục tiêu cơ bản chúng ta phải áp dụng chủ đề sau “Cuối thế kỳ XX chúng ta tiến một cách dứt khoát về một thế giới nơi khái niệm chính trị cánh tả và hữu sẽ không còn có ý nghĩa gì cả”. Dĩ nhiên chúng ta sẽ không nói một cách thô bạo như vậy, nhưng tất cả hành động của chúng ta sẽ hướng từ đó.
- Hoàn toàn đồng ý. – Faltière sôi nổi nhấn mạnh.
- Có những cuộc tranh cãi. Tớ nghĩ cậu cũng không nghi ngờ điều đó!
- Còn thế nào nữa! Nhưng cuộc tranh cãi không làm cho tớ sợ. Cậu cũng biết điều đó. Tớ còn nói thêm: càng tốt nếu như chúng ta buộc phải chiến đấu.
Sivet uống cạn tách cà phê của mình. Rồi sau một thoáng do dự, hắn nói khẽ trong lúc chăm chú nhìn bạn mình:
- Tớ mong rằng những người tài trợ của cậu sẽ cho chúng ta làm?
- Họ tuyệt đối không có gì để nói về mặt biên tập.
- Đúng, tớ nghe rõ rồi. Đó là điều mà cậu xác nhận và tớ nghĩ rằng cậu có những bảo đảm chắc chắn về chuyện này. Nhưng cũng không nên để họ cắt mất lương thực giữa chừng.
- Tại sao họ lại làm chuyện đó?
- Cậu biết mục tiêu của họ chứ?
Bản thân Faltière cũng ngạc nhiên về mình. Anh nghe chính miệng mình hăng hái trả lời với một sự tự tin khó giải thích được:
- Điều họ quan tâm, đó là ảnh hưởng tốt tầm cỡ thế giới của một tư tưởng về báo chí cho ngôn ngữ Pháp.
- Họ sẽ không làm than phiền. – Sivet mỉm cười kêu lên.
Hắn đã được trấn an.
Faltière có gắng thuyết phục mình rằng câu trả lời bất chợt mà anh vừa thốt ra không phải là một lời nói dối.
Chương 8
Mãi cho đến thứ hai sau Raymond Faltière mới rời Paris để lái xe trở về căn nhà gỗ trên núi của mình tại xã Saint – Fall ở Thụy Sỹ.
Những ngày đầu tiên anh sống trong sự cô đơn dường như quá dài đối với anh.
Có thể mình đã tạo cho mình những ảo týởng, nhýng rõ ràng mình có cảm giác mình không còn là mình trýớc ðây. Có phải mình đã không hiểu được chính mình? Mình có thật sự thích hợp với cuộc sống cô độc hay không?
Để đẩy lùi những câu hỏi không ngừng quay cuồng trong đầu óc, anh buộc mình phải bán vào công việc. Anh trải qua nhiều giờ ngồi trýớc máy ðánh chữ và cuối cùng anh viết một cách dễ dàng vì những ý nghĩ đã đến một cách tốt đẹp.
Nhưng đến giờ ăn và nhất là buổi tối, khi anh đi dạo trước lúc trời tối hẳn, anh phải thú nhận với chính mình rằng anh không còn nhý trýớc kia nữa. Lili Massardel, Louis Sivet, luật sý Dorieux những nhân vật này từ nay chiếm một khoảng to lớn trong trí óc anh.
Một buổi sáng, vào khoảng 11 giờ, chuông ðiện thoại reo.
Chính là Louis Sivet.
- Chào sếp! – Sivet nói nhanh với giọng nói giễu cợt cố hữu của mình. - Tớ không làm phiền cậu quá chứ?
- Hoàn toàn không. Thậm chí tớ đang chờ tin tức của cậu.
- Vậy thì đó là một buổi lễ khai trýõng, anh bạn Ray, một buổi lễ khai trýõng thật sự! cậu không có vẻ nghi ngờ về chuyện ðó nhýng hôm nay là ngày 1 tháng Mýời.
- Thế thì sao nào?
- Tớ vừa nhận văn phòng tổng biên tập và đây là cuộc điện thoại đầu tiên của tớ.
- Thật vậy sao? – Faltière xúc động và bồn chồn nói. – Cậu đã đến làm việc?
- Nhý một tiểu výõng, anh bạn ạ. Kế toán và thý ký cũng có mặt. Rất tiêc, cậu không thể trông thấy tớ! Quá đơn giản đến nỗi tớ không sao tin được. Điện thoại, máy ghi âm, máy đánh chữ cá nhân, giấy viết thư, tất cả, hoàn toàn có tất cả. Dorieux đã làm nhiều việc. Cậu có thể tin ở tớ.
- Nhý vậy thì hoan hô.
- Chỉ còn chờ một mình cậu để bắt đầu hoạt động! Khi nào cậu đến?
- Thứ sáu hay thứ bảy. Trên nguyên tắc tớ đã hoàn tất bản thảo và biên tập của tạp chí.
- Tớ rất mong có cậu bên mình. Thật là điên rồ, anh bạn ạ. Cuối cùng cũng nghiêm túc.
- Tớ rất mong điều đó.
o0o
Sau cuộc điện thoại đó, Faltière không thể ngồi yên được. Sự nôn nóng khích lệ anh chấm dứt những tác phẩm của anh trong một cơn sốt của não bộ khiến anh thức trắng hai đêm liền.
Sáng ngày thứ sáu, sau khi đã bố trí những gì anh cho là không thể thiếu được dự trù cho một thời gian vắng mặt dài hõn lệ thýờng, anh khóa cửa cãn nhà gỗ và lên ðýờng ði Paris.
Ngày hôm sau trýớc mýời giờ sáng một chút, lần ðầu tiên anh býớc vào những vãn phòng của công ty Edoxipress, trên đường Marignan.
Jean Maridoux, người thay quyền đã có mặt ở đó. Cũng như có thư ký đánh máy, một người phụ nữ nhỏ người, ở độ tuổi tứ tuần với khuôn mặt nghiêm trang, đôi mắt sáng mặc áo hoa màu xanh và váy đen theo kiểu cổ điển.
Maridoux giới thiệu họ với nhau.
- Bà Vineuil… giám đốc chúng ta, ông Faltière.
Faltière cảm thấy mình an tâm một cách kỳ lạ, được tiếp sức, củng cố trong cuộc sống của mình. Nhý việc từ nay có những ngýời sống nhờ thêm cho anh trọng lýợng. Ðối với anh, là ngýời hầu nhý luôn luôn ðã sống một mình, thì điều đó cho anh một trách nhiệm mới, một loại tư cách làm cha.
Siết chặt tay ngýời phụ nữ, anh khẽ nói:
- Bà Vineuil, thế thì tôi mong chút ta sẽ hòa thuận với nhau.
- Tôi chắc chắn là nhý vậy, thýa ông quản ðốc. – Ngýời nhân viên lặng lẽ xác nhận.
Faltière hỏi Maridoux:
- Ông Sivet không có mặt sao?
- Ông ta chýa ðến. Thýờng ông ta ðến lúc 11 giờ.
- Tốt lắm.
- Khi ông có chút thời gian – ngýời thay quyền ðiều hành nói tiếp, - tôi có không ít tài liệu muốn xin chữ ký của ông.
- Nào, hãy đến văn phòng tôi.
Văn phòng giám đốc là nõi thật sự hoàn hảo. Trang trí ðõn giản nhýng sang trọng, bàn ghế tiện dụng và ðầy ðủ, sang trọng. Không khí thuộc loại thanh lịch nhất. Ðó là tất cả những gì ngýời ta mong muốn trong loại vãn phòng này.
Khi đã ngồi vào ghế giám đốc của mình, sau cái bàn gỗ gụ đồ sộ, Faltière nhận thấy một cách trọn vẹn, cụ thể rằng cuộc sống của anh mãi mãi không còn nhý trýớc nữa.
Thật sự là một khúc quanh! Ðịnh mệnh dựa vào cái gì đây? Một phóng viên nhỏ không tên tuổi cộng tác với những tờ báo tin vịt không độc giả, đã chấm dứt. Ẩn sĩ của Toggenburg đã chấm dứt. Kẻ yêu thích cô đơn đã chấm dứt.
Maridoux đến với hơn mười cặp hồ sơ.
- Luật sư Dorieux đã làm những kỳ tích. – Hắn nói. – Tất cả những thủ tục hợp pháp có liên quan đến việc thành lập công ty, trên nguyên tắc đã được giải quyết. Có thể nói ông ấy đã làm tất cả những việc này một cách khẩn trýõng và mau lẹ.
- Nhý vậy chúng ta sẵn sàng ngay từ bây giờ?
- Vâng, chúng ta có thể hoạt ðộng. Rồi cũng có những bản kê giá của nhà in.
- Trong lĩnh vực ðó tôi nhờ vào ông. Và nhân ðây tôi cũng báo cho ông biết tôi là một nhà kinh doanh rất tồi. Do ðó, ông sẽ chịu trách nhiệm.
- Rất tốt. – Maridoux bình tĩnh xác nhận – Bộ phận hành chính và thýõng mại là chuyên môn của tôi. Tôi nghĩ ông sẽ không bị phiền phức về công việc của tôi.
Faltière lại thấy chàng thanh niên này rõ ràng rất dễ mến, với bộ mặt tròn, vẻ vừa hiền hòa vừa thạo việc, giọng nói trong, rõ ràng, sự điềm tĩnh và hữu hiệu của hắn có một cái gì đó cũng đáng tin cậy. Như những đồ đạc trong văn phòng và nhý cô thý ký.
Trong hai mýõi phút, Faltière ký những giấy tờ mà Maridoux giải thích ý nghĩa cho anh anh nghe.
Công việc đó chấm dứt khi Louis Sivet xuất hiện.
Maridoux rút lui và hai phóng viên ngồi lại hội ý với nhau trong văn phòng giám đốc.
Sivet cực kỳ vui vẻ nói đùa:
- Tớ thề với cậu, trông cậu rất buồn cýời khi ngồi sau cái bàn ðồ sộ nhý thế này. Phải từng thấy cậu có một bộ mặt thật sự ở ðây mới dám tin! Nếu cách ðây ba tháng ngýời ta nói với tớ chuyện này thì tớ sẽ cýời ðến vỡ bụng.
- Ðýợc thãng tiến là thãng tiến. – Faltière chậm rãi nói. – Có điều nếu lão Garribe có thể trông thấy chúng ta nhý thế này thì sao nhỉ? (Garribe là giám đốc của tờ báo nơi Faltière bắt đầu sự nghiệp).
- Nhưng buồn cười nhất là tớ rất hạnh phúc. – Sivet ngạc nhiên nói. – Tớ đã vật lộn cả đời để không bị buộc phải đi đến văn phòng, thế mà tớ đã đến đây với một sự hài lòng khó tin.
Hắn thở dài:
- Cầu xin cho công việc được bền!…
- Ta bắt đầu chứ? – Faltière đề nghị.
- Nào, giám đốc. Tôi nghe ông đây.
Do một loại tự ái có chút trẻ con, trong suốt mười phút họ sử dụng cái giọng tinh quái, hoài nghi, hầu nhý giả tạo ðể nói chuyện với nhau. Nhýng một giờ sau, họ ðã lao vào một cuộc tranh cãi mà họ dốc hết những gì tốt nhất của bản thân mình và tất cả niềm tin.
Louis Sivet chỉ đề nghị chỉnh vài chữ trong bản thảo thứ nhất. Còn Faltière nhất trí với những ý kiến đó không một chút dè dặt. Với một sự thỏa mãn được che đậy nhưng sâu sắc. Như do phép lạ, Sivet đã tìm lại được sự thành thạo trong nghề nghiệp của mình, khả năng phân tích báo chí, những phán đoán chắc chắn đó, nhanh chóng và chính xác đã tạo nên danh tiếng cho hắn.
- Tuyệt vời, Ray. – Hắn kết luận. – Và tớ sẽ ngạc nhiên nếu nhý tạp chí mở màn này không gây ðýợc tiếng vang trong giới báo…Về vấn ðề này, tớ mạo hiểm có một sáng kiến, có thể tớ ðã sai lầm vì quá tha thiết với chức tổng biên tập, nhýng cậu hãy hình dung tớ đã thai nghén một bức thý ngỏ cho tạp chí của chúng ta.
- Cho tớ xem.
- Tớ sẽ ði lấy nó trong vãn phòng của tớ.
Bài báo đó hoàn toàn khiến Faltière sửng sốt. thật ra đó là một tuyệt tác. Những lý do biện bạch sự ra đời của một tạp chí tin tức mới. Thêm một tạp chí nữa, sự phân tích các động cơ của những người tạo dựng cơ quan báo chí mới này. Sự chỉ dẫn những chủ đề đã được nhắm đến, tất cả những điều đó được trình bày bởi một sự sôi nổi, một thuận lợi của ngòi bút, một sự dè dặt đưa đến sự hội nhập.
Faltière nói rõ từng từ một trong khi nhìn chăm chú bạn của mình:
- Thật tuyệt vời, Louis. Tớ không quen nịnh bợ, cậu cũng biết, nhýng bài viết này quá ðạt.
Ngýời phòng viên già tái xanh một cách khó nhận ra:
- Cậu chấp nhận cho đăng chứ?
- Hơn thế nữa: cho mỗi số tạp chí cậu sẽ viết một lời mở đầu để giới thiệu nội dung. Thật tuyệt vời.
Sivet bớt dần căng thẳng:
- Tớ rất hài lòng vì cậu thích nó.
- Không giấu gì cậu, nó cũng làm cho tớ đau bụng một chút. Tớ nhận ra rằng tớ còn phải học rất nhiều. nói trong 38 hàng chữ điều cần thiết, không chệch một bước, không một từ thừa, tớ ngả nón chào thua. Tớ làm đúng khi nhắm vào thiên tài báo chí của Louis Sivet lừng danh. Gã Louis Sivet đó không phải là đồ vứt đi. Và cậu lúc nào cũng có thể kể lể cho tớ nghe tất cả thứ gì cậu muốn.
- Cũng vì cậu mà tớ lấy lại tài năng của mình. – Sivet trịnh trọng nói.
Hắn chân thành và chua chát nói thêm:
- Cuộc đời dữ tợn này! Ngay cả khi ngýời ta nghĩ rằng mình đã vạch trần tất cả sự ranh ma tồi tệ của nó, nó vẫn còn những mánh khóe trong túi.
Họ im lặng một lúc và chính Faltière phá tan không khí nặng nề khi nói:
- Còn bây giờ, chúng ta hãy nói về quyển sách: đứa con tinh thần của chúng ta. Tớ đã mang cho cậu phần cuối của bản thảo.
- Tốt lắm! Tớ đã nhận hợp đồng của nhà xuất bản. Tớ nghĩ rằng cậu sẽ hài lòng.
o0o
Ba tuần lễ tiếp theo trôi qua nhý trong một giấc mõ.
Faltière và Sivet làm việc hết sức mình, trong một niềm vui không dứt và trong sự chếnh choáng thân mật dành cho việc thực hiện hai kế hoạch tức khắc của họ: tạp chí và quyển sách.
Việc xuất bản quyển sách được ấn định vào ngày 15 tháng chạp.
Còn số đầu tiên của tạp chí sẽ ra mắt ngày 4 tháng 11. Còn Maridoux, trong phong cách rất ít ấn týợng nhýng vô cùng hữu hiệu, chật vật chạy vạy về việc của mình để đảm bảo việc phát hành rộng rãi nhất cho định kỳ mới.
Phản ứng hầu như ngay tức khắc.
Trong một số báo xuất bản ngày 10 tháng 11. Tờ Thý tín liên bang (Courrier Fédéralité) – Nguyệt san của những chiến sĩ châu Âu liên bang ðãng một bài báo ba trang ðể trả lời những luận chứng của Ray Falt. Một nhật báo ở Normandie cho xuất bản một bài xã luận đậm đặc để lên án những tý týởng phản tiến bộ chống lại sự hợp nhất của các nýớc Âu châu. Một nhật báo ở Ðông Nam tấn công một cách lạnh lùng Ray Falt và ðánh giá anh là phản ðộng.
Ban ðầu Faltière và Sivet rất vui mừng vì tạp chí đã gặt hái thành công, sau đó bắt đầu tự hỏi khi họ đứng trước khối lượng báo chí trút xuống sau đó. Những bài phê bình đến với một khối lượng đáng kinh ngạc từ Liên bang Đức, Ý, Mạc Tư Khoa, Phi Châu, Ba Lan, Canada, Bỉ và hai mýõi nýớc khác.
Sivet càu nhàu:
- Không nghi ngờ gì nữa, bài báo của cậu đã và đang trúng đích!
- Chúng ta không nên phát cáu và lồng lên nhý thế. – Faltière nói – Những phòng viên rất vui mừng khi thấy có cõ hội kiếm ãn. Vì họ không có nhiều trí týởng týợng, họ sẽ lợi dụng mối lợi bất ngờ.
Kiên quyết hết cỡ, Faltière và Sivet hớn hở nhý hai kẻ ðồng lõa, hăng hái lên số báo thứ hai còn dữ dội hõn số thứ nhất.
Một cách hiển nhiên, nó dữ dội hõn nhiều. Những phản ứng sôi nổi của báo chí thế giới chứng thực ðiều ðó. Và trái với sự chờ ðợi, những ðõn ðặt hàng của tạp chí bán nguyệt san ðổ về, xuất phát từ mọi thủ ðô trên thế giới.
Một buổi sáng, trýớc sự thành công mới này, Sivet lýu ý với một giọng vui vẻ thân mật:
- Này, anh bạn Ray, cậu không nghĩ rằng công ty của chúng ta cuối cùng cũng sinh lợi với cái đà này.
- Tại sao không? Nếu nhý chúng ta có thể giữ vững nhịp ðộ, chúng ta sẽ tự tạo cho mình một chỗ đứng dưới ánh sáng mặt trời. Nhưng dường như điều này khiến cậu ngạc nhiên. Tớ bảo đảm như vậy?
- Với chúng ta, một thành công về thýõng mãi luôn luôn khiến tớ ngạc nhiên.
- Louis, cậu tự đánh giá thấp mình quá. Tớ chắc chắn rằng tên và chữ ký của cậu đã giữ một vai trò chính trong vụ này.
- Những nhà tài trợ của cậu nghĩ gì? Chắc họ hài lòng lắm?
- Tớ cũng nghĩ nhý vậy.
- Họ không nói với cậu?
- Làm thế nào họ nói ðýợc với tớ? Tớ không hề biết họ.
- Cậu chế nhạo tớ, ðúng không?
- Hoàn toàn không.
- Cậu không biết những ngýời tài trợ cho công việc của cậu?
- Không. Và tớ không muốn biết họ. Tất cả ðã được sắp xếp qua sự trung gian của luật sư Dorieux. Ông ta cho tớ hai sự đảm bảo và đó là tất cả những gì tớ yêu cầu. Sự tự do tuyệt đối của chúng ta về phương diện báo chí và chính trị, sự lýõng thiện của những ngýời xuất vốn. Còn phần còn lại, tớ không cần quan tâm.
Sivet sau một lúc suy nghĩ, thì thầm:
- Sau cùng cái chính là cuộc phiêu lýu này không làm cho cậu sạt nghiệp.
o0o
Tối hôm ðó, sau khi ðã ăn tối với Lili và Suzon Massardel tại nhà của hai chị em nàng. Louis Sivet nói với Lili:
- Anh rất muốn gặp lại Coplan.
- Nữa sao? – Cô gái tóc vàng lớn tuổi nói.
- Em nghĩ rằng điều này làm phiền hà đến em?
- Em không biết. Ngày mai em sẽ gọi cho anh ấy.
Thế mà, vào lúc Lili Massardel và Louis Sivet nói về anh ta, Coplan đang trên đường hướng về Genève, sau tay lái chiếc xe của anh và đang nghĩ đến Sivet. Hoàn toàn không phải do ngẫu nhiên. Chính vì Sivet mà Coplan phải sang Thụy Sĩ.
Thật vậy, giám đốc cơ quan phản gián đã giao cho anh một nhiệm vụ mật.
Một nhân vật quan trọng ở bến Orsay đã được chính phủ chấp nhận cho mở một cuộc điều tra bí mật và thật kỹ về vấn đề công ty xuất bản Edoxipress, về giám đốc công ty và về luật sý Dorieux.
Bộ ngoại giao không có thiện cảm với sự thành công của những tý týởng mà Ray Falt và tạp chí của anh phổ biến từ ðầu này ðến ðầu kia của hành tinh.
Chương 9
Đó là một buổi sáng thứ bảy, chính xác hơn là ngày 7 tháng chạp, một người tên Patrick Sémail cao lớn, tóc vàng khoảng ba mươi tuổi, khỏe m ạnh, thanh lịch, dễ mến, đến đường Marignan và xin được gặp giám đốc của công ty Edoxipress.
Như thường lệ, khách càng lúc càng đông, chính Jean Maridox tiếp Patrick Sémail.
- Ông đến vì việc gì, thưa ông Sémail? – Maridox hỏi.
- Ông là giám đốc?
- Tôi là người thay quyền. Giác đốc công ty chúng tôi không tiếp khách.
- Thật đáng tiếc. Tôi muốn gặp riêng ông ta và tôi nghĩ cuộc viếng thăm của tôi sẽ giúp ông ta rất nhiều.
- Ông có thể trình bày cho tôi vấn đề của ông.
- Tôi rất tiếc là không thê được. Đây là danh tiếng của tôi…nếu giám đốc của ông thay đổi ý kiến thì ông ấy báo cho tôi biết. Nhưng chỉ trong vòng hai mươi bốn giờ vì ngày kia tôi sẽ rời Paris.
- Xin ông chờ cho một lúc.
Faltière tự hỏi mình phải làm gì. Đây là lần đầu tiên một tình trạng như thế xảy ra. Anh phân vân đọc lại tấm danh thiếp mà Maridox vừa trao lại cho anh.
Patrick Sémail
Tùy viên hành chính
Quỹ tín dụng lục địa
- Quỹ tín dụng lục địa, ông có biết nó không? – Faltière thì thầm trong lúc nhìn chăm chú Maridox.
- Chưa bao giờ nghe nói.
- Được, cho ông ta vào. Ta sẽ biết rõ hơn.
Người khách thoải mái ngồi trên chiếc ghế bành tiện nghi mà Faltière chỉ cho hắn.
- Dĩ nhiên, tôi làm phiền ông. – Hắn trịnh thượng nói. – Nhưng tôi chắc chắn rằng ông sẽ tự khen ngợi mình đã đồng ý cho tôi cuộc gặp này.
- Ông đến vì cái gì? – Faltière ra vẻ một nhà kinh doanh hỏi.
Hắn nhìn thẳng vào mắt anh, nhấn mạnh từng tiếng:
- Tôi được giao việc điều tra về công ty của ông. Dĩ nhiên là một cuộc điều tra tuyệt mật.
- Với chức danh gì?
- Quỹ tín dụng lục địa là một cơ quan phụ trách những thông tin thương mại, nếu ông hiểu tôi muốn nói gì? Chúng tôi có một số khách hàng rất quan trọng. Phân bố trên toàn thế giời và chúng tôi cố gắng đáp ứng một cách thỏa đáng tối đa những thu nhập của khách hàng của chúng tôi. Thế mà, một khách hàng của chúng tôi muốn có những thông tin đầy đủ về công ty của ông. Có nghĩa là: ai là người nắm giữ số vốn của công ty Edoxipress.
- Các điều lệ đã được trình một cách hợp pháp.
- Tôi biết, tôi đã xem qua chúng, điều đó miễn bàn. Nhưng những sự dàn xếp về pháp lý là một chuyện, thực tế là chuyện khác. Thật sự Dorieux là siêu chuyên gia trong chuyện loại này.
- Ông muốn ám chỉ rằng những văn bản thành lập công ty của chúng tôi, như chúng đã được ghi trong sổ thu chi chỉ chính thức không khớp với thực tế?
- Tôi không ám chỉ. – Tôi xác nhận.
- Ông không thiếu liều lĩnh. – Faltière bối rối lẩm bẩm. – Nói tóm lại, ông cho tôi là một người thiếu thật thà trong công việc.
- Nhưng, ông Faltière, những gì tôi vừa nói không có ý muốn xúc phạm tới ông. – Người đàn ông xưng danh là Sémail phản đối với thực tâm rõ rệt. – Chuyện như thế hoàn toàn không thường. Tất cả chúng ta đều biết rằng 60% những công tu sử dụng, những người lâm vị mà vai trò của họ, chính là để ghi vào sổ thu chi chính thức.
- Như vậy đây không phải là trường hợp đó. – Faltière phản bác một cách khô khan và dứt khoát.
- Nào, nào, ông đừng đùa, tôi xin ông. Tôi biết nghiệp vụ của mình, ông Faltière. Để yên tâm, tôi đã bỏ công ra chính mình kiểm tra sự phân hạch tài chánh của hội đồng quản trị chi nhánh cộng đồng nói tiếng Pháp. Người thư ký, một người ở vùng bờ biển Nga tên Isodore Kobany thậm chí không hiểu tôi nói với anh ta là cái gì khi tôi hỏi anh ta về Edoxipress.
Faltière, khuôn mặt lạnh lùng nói rõ từng tiếng:
- Thưa ông, tôi có nhiều việc phải làm và thời gian đối với tôi rất quý báu. Cuộc điều tra và những động cơ khiến ông thực hiện nó là việc riêng của ông. Còn những gì có liên quan đến tôi, cuộc vận động của ông dường như không đặt đúng chỗ, không nghiêm chỉnh và vô ích.
Anh đứng lên, một cách công khai cho biết rằng cuộc nói chuyện đã chấm dứt.
Nhưng Semail không hề động lòng, vẫn ngồi trong ghế của mình.
- Ông không thấy tôi muốn đi đến đâu? – Hắn bỗng nhiên lạnh lùng phát biểu.
- Hoàn toàn không.
- Tôi sẽ giải thích một cách rõ ràng hơn. Những bài báo của ông khiến mọi người không hài lòng, ông cũng biết rõ điều đó. Những có việc nghiêm trọng hơn: mặt trận chính trị bị khai hỏa bởi tạp chí thuộc tầm cỡ quốc tế, những người có thế lực mà trách nhiệm và quyền lực vô cùng. Những người đó, ông thử hình dung, đã quyết định khám phá mặt sau của những lá bài của ông. Để sử dụng một thứ ngôn ngữ thực tế hơn, thô bạo hơn, những khách hàng của tôi muốn biết ai đã trả tiền cho ông để làm công việc kỳ lạ mà ông đang làm.
- Tôi lặp lại một lần nữa. Hãy dừng lại ở những gì đang ghi trong sổ thu chi chính thức. Đó là sự thật tôi không biết gì khác nhau cả.
- Mặc kệ ông.
- Tôi luôn luôn chịu trách nhiệm về những bài viết của tôi.
- Tôi không quan tâm đến những bài viết của ông, tôi chỉ quan tâm đến những người tài trợ cho tạp chí của ông.
- Tôi không có gì khác để nói với ông. Và tôi xin ông để cho tôi làm việc.
Sémail cố tình chậm chạp đứng lên:
- Trong hai phải chọn một ông Faltière. Hoặc là ông thông đồng với các nhà tài trợ của ông và điều đó có thể đưa ông đi xa. Hoặc ông chỉ là một con rối bị người ta giật dây. Dù sao đi nữa, cuối cùng tôi cũng sẽ khám phá ra điều mà tôi tìm. Chuyện đó tôi đảm bảo với ông là tôi sẽ thành công.
***
Sau khi người khách bất ngời đã đi khỏi, Faltière không thể tiếp tục làm việc như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng ý định của gã đó, những lời đe dọa của hắn chỉ hơi mờ ám một chút, ít ra cũng khá kỳ lạ.
Đe dọa? Áp lực? Cảnh báo?
Lần ày, cuộc chiến thay đề tài. Nếu phải tin nơi những lời ám chỉ của người đại diện quỹ tín dụng lục địa thì cuộc chiến không còn diễn ra trên phương diện tư tưởng mà trên phương diện…thật ra là gì nhỉ?
Những đối thủ bí ẩn đó có đi đến những hành động tổn thương?
Faltière bối rối, lo âu, anh muốn thú nhận với chính mình, anh tự hỏi anh có nên báo cho Sivet biết không.
Không, chẳng ích lợi gì. Về thể chất, anh ta không mấy can đảm và câu chuyện này có nguy cơ làm sự hăng say của anh ấy xẹp xuống. Vả lại mình đã hứa hoàn toàn kín đáo với những mật sứ xủa ông Bador.
Nhưng dù sao, khi nghĩ đến sự việc đó thật vô cùng bất ngờ! Chính vì ba kẻ xa lạ đó đã xâm phạm nhà mình mà bây giờ mình đang ở đây, trong văn phòng này. Báo chí trên thế giới nói về mình, tranh cãi những tư tưởng chính trị của mình, những nhân vật thế lực tức giận về hành động của mình!
Không một người nào trong ba nhân vật đó xuất hiện từ khi công việc được tiến hành.
“Trong hai phải chọn một, ông Faltière. Hoặc là ông thông đồng với các nhà tài trợ của ông và việc đó có thể đưa ông đi xa. Hoặc ông chỉ là con rối bị người ta giựt dây”. Nguồi thư kỹ của công đồng nói tiếng Pháp thậm chí không biết rằng công ty Edoxipress hiện hữu…
Mình phải tìm hiểu rõ mới được.
Không biết bằng cách nào nhưng mình phải xoay xở để khám phá ra những gì ở đằng sau gã Dorieux khéo léo đó. Tổ chức thì rất tối, Bador? Mình rất muốn đó chỉ là mật hiệu để đánh lạc hướng những kẻ tò mò, nhưng lại còn chuyện gì nữa đây?
Mặc dù rất bực dọc nhưng Faltière vẫn cố gắng tìm lại những khả năng tri thức mình trước cuộc viếng thăm của người điều tra viên quỹ tín dụng lục địa.
Nhưng ngày hôm đó còn dành cho anh một sự ngạc nhiên khác. Thật vậy, vào lúc 18 giờ 20, lúc Sivet ra về thì luật sư Dorieux đến với một cặp da màu đen nơi tay.
- Ông có rảnh rỗi một lúc không? – Hắn lễ phép hỏi.
- Xin luật sư cứ nói. – Faltière đầy độ lượng trả lời.
Người luật sư ngồi xuốngg, khẽ đẩy gọng kính lên một cách máy móc nói chậm rãi từng tiếng:
- Ông Bador nhờ tôi nói cho ông biết ông ấy hết sức hài lòng về những kết quả đã gặt hái được cho đến lúc này.
- Càng hay.
- Tôi đoán chừng ông cũng vậy?
- Dĩ nhiên.
- Và ông Sivet cũng vậy có phải không?
- Anh ấy đầy phấn khởi.
- Số tới có chủ đề là gì?
- Tôi chưa quyết định, nhưng ông Sivet và tôi sẽ lo chuyện đó. Theo nguyên tắc, tôi định trả lời những phản đối của một số đồng nghiệp Pháp và ngoại quốc. Hãy chú ý, sẽ không phải là cuộc tấn công hay một bài biện hộ. Tôi không quan tâm đến chuyện cãi nhau lắm. Tôi nghĩ tôi sẽ chỉ nêu ra một loạt sự kiện chính xác, cụ thể, xảy ra hằng ngày. Tôi cho Sivet gom góp con số đáng kinh ngạc những bài báo, xã luận, những tiết mục truyền hình, những bài phóng sự viết về Đức quốc xã, về cuộc kháng chiện, về sự tàn nhẫn của nước Đức, về nước Tây Ban Nha chuyên biến và phung phí vô độ v.v…ông thấy nó sẽ đưa đến đâu? Tôi muốn chứng mình rằng nếu tất cả mọi người đòi hỏi châu Âu hợp nhất, hiện tại không ai, tôi nói rõ không ai, sẽ có khả năng sống cuộc sống thật như một công đân châu Âu.
Dorieux cười nhẹ. Một nụ cười gàn như nhút nhát.
- Thật tuyệt vời. – Hắn khẽ nói.
Hắn khẽ đẩy gọng kính lên và động đậy trong ghế của mình.
- Thật ra, - hắn nói, - tôi không chỉ đến đây để chuyển những lời khen ngợi đến ông. Ông Bador đã giao cho tôi một nhiệm vụ khác. Một nhiệm vụ…ơ…hơi đặc biệt. Và sẽ không làm cho ông quá phiền phức, tôi mong muốn như vậy.
- Tôi nghe ông đây.
- Dĩ nhiên sự thành công không mong đợi qua tờ tạp chí đầu của ông không phải là một điều trừu tượng. Nó là một sự kiện. Một sự kiện chính trị. Và như thế đó, nó gây nhiều phản ứng. Những phản ứng cũng không trừu tượng. Thế mà, tôi không báo cho ông tin gì cả, địch thủ của ông không phải là những con cừu non. Những kẻ hiểu chiến, những kẻ buôn bán đại bác, những kẻ thù của phương tây, những kẻ hoang tưởng về một xã hội lý tưởng, những nhóm tạo áp lực, tất cả những người có thể rất đáng sợ. Ông có đồng ý không?
- Tôi không bao giờ xem thường địch thủ. Nhưng tôi chờ đợi không lùi bước trước địch thủ.
- Dĩ nhiên. Và tôi nhận thấy ông không thiếu luận thuyết để chống lại một cuộc phản công.
- Hãy tin tôi.
- Chúng tôi hoàn toàn tin ông. Nhưng có một hình thức của vấn đề mà ông có thể không nghĩ đến. Những cuộc xung đột chính trị không giời hạn ở trận chiến trí thức, thật đáng tiếc. Đó là một cuộc chiến diễn ra trên cả hai bình diện hoàn toàn phân biệt. Một mặt là cuộc xung đột tư tưởng, mặt khác là cuộc dụng sức của những con người.
Faltière cắn môi tỏ vẻ ngạc nhiên.
- Thưa luật sư, ông muốn nói gì?
- Cá nhân ông có thể bị đe dọa, và không chỉ bằng lời nói. Tôi không biết ông có theo dõi mấy lúc gần đây câu chuyện bi thảm của Ben Barka không, nhưng đó là trường hợp điển hình của một chính trị gia, mọi việc trở nên phiền phức và những địch thủ của ông ta đã khử một cách thực tế, nói tóm lại, ông Bador đã yêu cầu tôi trao lại cho ông vật này.
Hắn mở cặp, rút ra một khẩu tự động có hình dáng kỳ lạ: báng súng dày bằng gỗ phỉ, nòng ngắn và bóng láng.
Hắn đứng lên đặt vũ khí lên bàn của Faltière. Hắn khẽ nói:
- Đây là khẩu súng ngắn S.W được sự trù đặc biệt cho trường hợp của ông. Loại BG này có thể bỏ thoải mái trong túi và cho phép tự vệ rất hữu hiệu.
Faltière bối rối quan sát vũ khí:
- Ông Bador nghĩ rằng tôi sẽ thường xuyên mang vũ khí trên người?
- Đúng, và ông ấy yêu cầu khẩn khoản về điều này.
- Cả đời tôi chưa bao giờ có một vũ khí. Và từ khi đi nghĩa vụ quân sự trở về tôi không hề cầm trong tay một khẩu súng ngắn.
- Đúng là lúc ông nhận định lại. Hơn nữa những tình huống lúc này đòi hỏi ông thận trọng hơn. Vì thật sự rất ngu xuẩn nếu không tự vệ được khi gặp nguy hiểm. Không nói đến trường hợp những tên sát thủ được các tổ chức chính trị trả tiền, ông cũng có thể là mục tiêu của tên điên rồ hay cuồng tín nào đó.
- Thú thật, sự lo âu của ông Bador khiến tôi vô cùng ngạc nhiên.
- Còn một vấn đề khác nữa. – Người luật sư nói tiếp một cách điềm tĩnh. – Ông Bador đã yêu cầu ông kín đáo hoàn toàn về ông ấy như ông đã tuyên bố đồng ý về vấn đề này. Nhưng với sự thành công của tạp chí chắc chắn sẽ kích thích sự tò mò chung. Tôi muốn tin rằng quyết định của ông vẫn không thay đổi trong lĩnh vực này. Kể cả với ông Sivet, các bạn của ông và những người thân của ông.
Faltière ngả người ra lưng ghế, xoi mói nhìn người luật sư.
- Thưa luật sư, xin ông cho tôi biết, ông có tài tiên tri từ bao giờ vậy?
Dorieux mỉm cười bối rối, đẩy gọng kính lên và lẩm bẩm:
- Ơ…không, tôi không biết. Đây là lần đầu tiên người ta hỏi tôi như vậy. Tại sao ông lại hỏi tôi điều đó?
- Vì hai lý do rất chính xác. Ngày hôm nay có một gã tình cờ chất vấn tôi về công ty Edoxipress và đã ngang nhiên đe dọa tôi về những đòn trả thù. Mặt khác, cách đây vài ngày, Louis Sivet đã đặt cho tôi nhiều câu hỏi khá trực tiếp về những nhà tài trợ chính của tôi. Như ông thấy đó, những gì ông tiên đoán đã xảy ra rồi.
- Ông không làm tôi ngạc nhiên, ông bạn. Những chuyện đó nằm trong hành động hợp lý của ông. Và ông càng tiến thì chuyện đó càng dễ xảy ra. Ông sẽ bị đe dọa, đả kính, hành hạ, ngược đãi. Cuộc đấu tranh thuộc hệ tư tưởng không phải là trò chơi.
- Tôi không phải là một chính trị gia, tôi chỉ là một nhà báo.
- Dĩ nhiên. Nhưng chiến đấu trong phạm vi báo chí không phải không có nhiều nguy cơ. Hãy tin tôi đi, hãy theo lời khuyên của ông Bador. Ông phải có khả năng bảo vệ mạng sống của mình. Trong trường hợp tự vệ chính đáng, một khẩu súng ngắn tốt có thể tránh cho ông điều tai hại nhất.
- Ông biết không, tôi là một người bắn súng tồi.
- Không sao, Maridoux sẽ làm điều cần thiết để ông có thể tập luyện. Có những cơ sở bắn súng để luyện tập. Dĩ nhiên, Maridoux sẽ trao lại cho ông một giấy phép mang súng hợp pháp.
Faltière nhún vai lẩm bẩm:
- Thôi được rồi. Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ đi học.
Người luật sư đứng lên cáo từ. Nhưng trước khi rời căn phòng, ông ta nói với một giọng dửng dưng:
- Còn vấn đề những người đến chất vấn ông về công ty của ông, ông phải tỏ ra cứng rắn và thận trọng. Và ông hãy dừng lại ở những quy chế chính thức của việc thành lập Edoxipress. Ngay cả với ông Sivet, ông không nên bội ước. Như tôi đã nói với ông. Tổ chức không thể cũng như không muốn vai trò tài trợ của mình bị phơi bày ra trước công chúng. Vả lại những người lãnh đạo của cộng đồng các nước nói tiếng Pháp sẽ không thừa nhận ông. Tất cả những biện pháp bảo mật đã được thực hiện trong chiều hướng đó. Dù là một sự hớ hênh nhỏ nào của ông hay một vụ tai tiếng nào do một chiến dịch hạ nhục mà địch thủ của chúng ta gây ra cũng không được cho phép truy ra đến tận nguồn gốc. Chúng ta liên đới, ông đừng quên điều đó. Tương lai của ông và danh dự nghề nghiệp của tôi tùy thuộc vào một bí mật phải được giữ bất khả xâm phạm.
- Tôi không quên điều đó. – Faltière băn khoăn trấn an hắn.
***
Ngày thứ ba 10 tháng 12 Genéve trở về, anh thất vọng về chuyến công tác ở Thụy Sĩ. Thật vậy, anh đã thất bại trở về. Cuộc điều tra về Ray Falt, công ty Edoxipress và luật sư Dorieux không có một kết quả thỏa đáng.
Dĩ nhiên, theo lệnh của giám đốc, Coplan đã không quên báo cho những đặc phái viên của cơ quan phản gián ở Thụy Sĩ. Đối với một nhân viên tình báo, những kết quả âm của một nhiệm vụ không ngăn anh ta cắm người để dự kiến cho tương lai.
Khi anh gặp lại “Ông lão”, ông càu nhàu:
- Tôi không gọi anh về chuyện phí tổn và tôi cũng không bao giờ muốn anh quay về tay không. Trong một chiều hướng nào đó, điều này đúng ra làm tôi hài lòng.
- Về quan điểm nào?
- Những công việc quá dễ dàng không đáng tin cậy.
- Vì ông vẫn tiếp tục nghĩ rằng có một chuyện gì đó?
- Coplan, đừng đa nghi như vậy. Từ tối hôm qua, tôi chắc chắn có một chuyện gì đó. Một chuyện gì đó liên quan đến Edoxipress đến Falt hay Dorieux. Và có hai lí do: Lý do thứ nhất, con bé Massardel lại muốn tiếp xúc với anh về vấn đề đó. Lí do thứ hai là thanh tra Tourain mời anh đến gấp. Anh ta có một xác chết muốn cho anh xem qua.
- Như vậy tôi phải nghĩ đến mối quan hệ giữa xác chết của thanh tra Tourain và vụ của chúng ta.
- Một mối quan hệ không thể chối cãi được, “Ông lão” nói rõ từng chữ một cách cương quyết.
Chương 10
Chánh thanh tra Tourain, phụ trách những quan hệ giữa cơ quan D.S.T và cơ quan phản gián. Anh ta là một chàng trai vạm vỡ trong độ tuổi sung sức. Anh có một khuôn mặt nặng nề và điềm tĩnh, những cử chỉ uể oải, một ánh mắt vừa chế nhạo vừa sâu sắc. Lúng túng trong bộ quần áo xám chật chội và khá cũ, điếu thuốc gắn nơi khoé miệng. Chắc chắc là anh ta không thanh lịch, nhưng anh thuộc trường phái cũ và sẵn sàng lặp lại rằng một thanh tra cảnh sát không nên giống một nhà trí thức xuất thân từ một xướng đào tạo các nhà kỹ thuật cầm quyền.
- A! Anh đã đến! – Anh ta kêu lên khi Coplan đến. – Con người sung sướng, luôn luôn dạo chơi hả?
- Chào Tourain. – Coplan nói.
Hai người siết chặt tay nhau. Một tình bạn đã từ lâu gắn bó với nhau bằng tình cảm và những kỷ niệm.
Coplan nói khẽ trong khi ngồi xuống ghế bành:
- Dường như anh có một xác chết muốn cho tôi xem phải không?
- Ðúng, một xác chết tuyệt đẹp… Nhặt được sáng chúa nhật, trong một góc hoang vắng của khu vực Montmorency.
- Ðó là xác của ai vậy?
- Ðừng sốt ruột, Coplan. Tôi rất hài lòng khi tôi có thể chứng minh rằng tôi là một thanh tra cảnh sát bậc nhất. Gã đàn ông đó đã bị thanh toán bằng cách siết cổ cho đến chết sau khi đã bị tra tấn. Không có chứng minh thư, đưa vụ này ra ánh sáng. Anh nghĩ sao, hả?
- Tôi xin có lời khen ngợi anh.
- Còn anh, anh có tin nõi sự nhạy bén không?
- Còn thế nào nữa! Nhất là đối với những con mèo và chó. Còn về những thanh tra cảnh sát, tôi tự cho phép mình có chút dè dặt.
- Thế mà, chính nhờ vào sự nhạy bén của tôi mà cuộc điều tra trôi chảy. Và anh có thể biết nạn nhân là một gã của đoàn thể các anh, một nhân viên tình báo. Đây là ảnh của hắn… một bức ảnh trong hộ chiếu được phóng đại.
Coplan quan sát bức ảnh phóng đại, một khuôn mặt khá cương nghị với những đường nét hài hoà không kém phần thanh tao.
- Đó là một người đàn ông tóc vàng. – Tourain nói rõ. – Lực lưỡng và thanh lịch.
- Thật đáng tiếc, khuôn mặt này rất xa lạ ðối với tôi. Mặc dù tôi được cho là có trí nhớ đặc biệt tốt.
- Tên hắn là Pierre Launet, người Thuỵ Sĩ và hành nghề xuất nhập cảng ở Geneve.
- Rất xa lạ trong đám đồng nghiệp của tôi.
- Ðây là những thông tin đầy đủ hõn. Gã này đã làm việc từ năm nay cho cơ quan tin tức tổng hợp.
Coplan đọc phiếu mà Tourain vừa trao cho anh.
Người mang tên là Pierre Launet đã gây sự chú ý cho những cơ quan đặc biệt của quan thuế vì nhiều lý do: những chuyến đi thường xuyên qua lại Pháp và Thuỵ Sĩ, những tiếp xúc với những nõi có nhiều người Hoa của Paris và Genève. Thay đổi lý lịch tuỳ theo trường hợp, chuyển tiền…
Tourain nhăn nhó:
- Khá đặc biệt, phải không?
- Tôi công nhận những thông tin rất đặc biệt này hoàn toàn có vẻ liên quan đến một người đi câu vùng nước động. Nhưng anh đã tấn công vấn đề như thế nào?
- Một cách cổ điển nhất. Sau khi đã nhận diện người chết nhờ phiếu của cơ quan tin tức tổng hợp, chúng tôi đã tìm ra dấu vết và sự xâm nhập vào nước Pháp. Hắn đã từ Genève xuống phi trường Orly, thứ sáu vừa qua với một hộ chiếu mang tên Patrick Semail. Như anh có thể nhận thấy trên phiếu, hắn luôn luôn đến khách sạn Golda những khi hắn đến Paris. Ðó là một khách sạn trên đường Marignan. Tôi đã thử gọi điện thoại đến khách sạn đó. Người ta đã trả lời rằng ông Semail đi ra ngoài.
Viên thanh tra cười một cách tinh ranh:
- Anh hiểu rõ rằng tôi không bị đánh lừa. – Anh ta mỉa mai nói! – Do quen biết với anh lâu nay, tôi đã trở nên tinh tế hơn. Tôi tự nhủ rằng chắc chắn không phải do tình cờ mà gã này luôn luôn chỉ ở trong khách sạn đó. Nói tóm lại, thay vì phỏng vấn người chủ khách sạn Golda, tôi đã cho Bessard và vợ của anh ta đến đó. Họ đã thuê một phòng. Và vài giờ sau, họ lén lút đột nhập vào phòng của gã được gọi là Patrick Semail đó.
- Khoan đã, đây chính là mấu chốt kỳ lạ nhất của câu chuyện. Bessard đã tìm thấy trong cặp hồ sõ của người chết một ghi chú viết tay trong đó người Thuỵ Sĩ đó chỉ rõ chương trình chi tiết của những cuộc vận động ở Paris của mình. Đặc biệt là một cuộc thăm viếng phòng giám đốc công ty Edoxipress, trên đường Marignan, vào ngày thứ bảy, lúc 10 giờ 45 phút.
Viên thanh tra chăm chú nhìn Coplan và lẩm bẩm.
- Đó, tôi thú nhận rằng điều đó khiến tôi hơi kinh ngạc. Anh có thói quen ghi lại những sự đi lại của mình khi anh đang thi hành nhiệm vụ không?
- Có, trong một số trường hợp, đặc biệt là khi phải để lại một dấu vết chính xác cho một đồng đội tạm thời phải thay thế nào. Ðôi khi đó là một sự thận trọng tối thiểu không thể thiếu được. Và tôi không phật lòng vì anh đã báo cho tôi sự bất thường rõ rệt đó. Và rất đáng quan tâm cho giai đoạn sau. Nhưng anh hãy kể tiếp đi.
- Câu chuyện của tôi dừng lại ở đó. Và tôi không muốn làm điều lầm lẫn dại dột, tôi đã tiếp xúc ngay tức khắc với giám đốc của anh. Tôi đã đề ra việc ban hành một lệnh giữ bí mật tuyệt đối với báo chí.
- Nếu như trên thế gian này có một sự công bằng, thì anh phải được gắn huy chương. – Coplan nghiêm trang nói. - Sự thận trọng và tế nhị chắc chắn sẽ giúp anh một cách vô cùng quý giá.
- Vậy sao? – Tourain càu nhàu. – Anh ta xem thường tôi hả?
Một đám tro từ điếu thuốc của anh ta rơi trên áo Coplan.
Coplan phản đối:
- Tôi không đùa, tôi thề với anh. Lẽ ra “Ông lão" phải nói với anh: tôi đi Genève chính là để điều tra vì công ty Edoxipress.
- Có, ông ấy đã nói với tôi về điều đó. Và tôi thấy đó là một sự trùng hợp kỳ lạ.
- Không, đó không phải là một sự trùng hợp, mà là một sự hội tụ. Tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta quan tâm đến Edoxipress.
- Ðúng là tôi cần nhờ anh làm cho tôi hiểu rõ. Công ty đó là cái gì vậy? Tại sao cõ quan phản gián lại chú ý đến nó?
- Ồ, công việc tương đối đơn giản. Và thật sự mới. Đó là một công ty xuất bản một tạp chí tin tức chính trị. Nhưng tạp chí đó không như những tạp chí khác. Ðiều thứ nhất là nó được thảo ra bởi hai phóng viên độc lập mà cá nhân tôi xem họ như hai người xuất sắc trong nghề nghiệp của họ ở Pháp. Ðiều thứ hai là nó phản đối những lý tưởng thời thượng: nó chống lại một châu Âu thống nhất, chống lại những lập luận cốđịnh của nhữngđảng phái trong ao. Ðến nối Orsay - giận điên lên như những cơ quan chính quyền khác – đã điều động chúng tôi. Chúng tôi được giao cho nhiệm vụ khám phá những gì ẩn giấu sau tạp chí đã được Edoxipress xuất bản.
- Như vậy, anh đến Genève để làm việc mà xác chết của tôi làm ở Paris?
- Rất chính xác.
- Anh có muốn xem qua cái xác đó không?
- Dĩ nhiên! Anh đã nói rõ với tôi rằng hắn đã bị tra tấn?
- Đúng, đó là một chuyện rất rõ ràng. Nhưng điều có vẻ lạ lùng là chúng không chạm đến khuôn mặt. Những tên đao phủ chỉ nhằm vào những vùng thuộc bộ phận sinh dục của kẻ xấu số.
- Thế hả?
- Anh sẽ thấy gã không cười được đâu. Tôi đã đếm được tám vết đốt chỉ nằm trên dương vật hắn. Và trời biết đó là một nơi nhạy cảm nhất.
- Vết đốt do thuốc lá?
- Phải.
- Không dại chút nào? – Francis cay đắng nói. – Không thiếu bọn cuồng tính, hả, trong giới các anh?
- Đừng phán đoán quá nhanh. Nếu như chúng không đụng đến khuôn mặt, thì không phải là không có lý do.
- Thế à?
- Người ta muốn cái xác có thể được nhận dạng. Ðiều đó đưa chúng ta đến sự hiện diện của cuộc thanh toán giữa những địch thủ hung hãn.
o0o
Việc quan sát xác chết của Pierre Launet hay Patrick Semail xác nhận những ước đoán của Coplan.
Tourain hỏi:
- Bây giờ anh có kế hoạch gì?
- Dĩ nhiên anh giữ tài liệu, nhưng anh không làm gì cả. Tôi sẽ điều hành mọi chuyện. Tôi nghĩ anh đã làm điều cần thiết có liên quan đến chuyện theo dõi điện thoại?
- Có. Tôi đã đặt hai “cái khung” tại chỗ. Một ở khách sạn Golda và một ở công ty báo chí đó ở đường Marignan (cái khung là toàn bộ những biện pháp canh chừng để kiểm tra thư từ, khách khứa, những cuộc nói chuyện qua điện thoại v.v…)
- Như thế vẫn chưa đủ. Tất cả khu nhà trên đường Marignan phải được kiểm soát.
- O.K, tôi sẽ lo chuyện đó. Nhưng còn anh sẽ nắm chuyện này nhý thế nào đây?
- Con đường đã vạch sẵn. Tôi có một cô bạn trẻ biết rất rõ hai người phóng viên đang điều khiển Edoxipress. Ðể bắt đầu tôi sẽ hướng về phía đó.
- Tôi vẫn giữ bí mật?
- Chặt chẽ hơn bao giờ hết?
- Tôi tin anh để cho tôi được biết một cách liên tục. Ðừng quên tôi chịu trách nhiệm xác chết đó.
- Tôi hứa.
- Anh về vãn phòng với tôi chứ?
- Được, tôi muốn có vài tấm ảnh của người chết.
o0o
Coplan đến nhà hai chị em Massrdel vào lúc 20 giờ 50 phút. Anh xin lỗi vì đã trễ hẹn để ăn tối.
- Anh luôn luôn khá bèo nhèo khi đi xa về. – Anh mỉm cười giải thích.
- Anh đừng xin lỗi. – Lili nói. – Louis chưa đến, nhưng em nghĩ anh ấy sắp đến. Em đem rượu khai vị cho anh nhé?
- Rất vui lòng.
- Thứ nào?
- Cái gì cũng được. Một ly Dubonnes chẳng hạn.
- Em đã làm món vịt nấu cam, anh có thích không?
- Trời ơi, đúng lúc quá.
- Em không rõ anh muốn nói gì.
- Chúa ôi! Nấu món vịt cho một phóng viên ăn!
Lili bật cười:
- Luôn luôn dí dỏm! Em không nghĩ đến chuyện đó.
- Suzon đâu?
- Ở dưới bếp. Nó đang canh thức ăn, em cũng xuống với nó đây.
Cô rót một ly Dubonnet rồi đi xuống bếp. Louis Sivet xuất hiện đúng vào lúc Francis Coplan uống ngụm rượu khai vị đầu tiên.
Hắn siết chặt tay của Coplan rồi hỏi:
- Các cô ấy đâu?
- Ở dưới bếp.
Sivet đi tìm hai cô bạn tóc vàng của mình rồi trở lại phòng khách, tự rót cho mình một ly Scotch.
- Chúc sức khoẻ của anh. - Hắn nói trong lúc nâng ly lên.
- Xin cụng ly. – Francis trả lời với một giọng giả vờ xấc xýợc.
Sivet nói trong lúc đưa mắt nhìn Coplan:
- Tôi không làm phiền anh với những câu chuyện của tôi, có phải không nào?
- Trái lại là khác. Anh cung cấp cho tôi một lý do tuyệt vời để tôi có dịp đến thăm hai cô bạn duyên dáng của chúng ta.
- Chúng ta hãy ngồi xuống. Tôi sẽ thuật cho anh nghe những gì đang quấy nhiễu tôi. Tôi báo trước cho anh rằng đó là một câu chuyện khá điên rồ.
- Tôi thích những câu chuyện điên rồ, nhưng hãy nói cho tôi nghe tạp chí của anh đã mở máy hết tốc lực, hả?
- Đơn giản chỉ là một thắng lợi. Phản ứng của những đồng nghiệp thật đáng sửng sốt.
- Tôi đã thấy điều đó. Người ta chỉ còn nói đển Ray Falt trong các báo. Ngay cả các báo Thuỵ Sĩ. Nói thế là đủ rồi.
- Đúng vậy, ta hãy nói về thành công của chúng tôi. Sáng hôm kia khi trông thấy hàng đống những bài cắt ra từ báo và những đơn đặt hàng đến từ khắp thế giới, tôi đã tự động đến hỏi Faltiere xem các nhà tài trợ của chúng tôi có hài lòng về công việc của chúng tôi không… anh có biết anh ấy đã trả lời thế nào không? "Anh muốn tôi làm cách nào để biết, thậm chí tôi không biết họ là ai nữa". Tôi hết sức ngạc nhiên đến nỗi không khẩn khoản hỏi thêm.
Coplan thản nhiên uống Dubonnet.
Sivet nói thêm:
- Thật lớn chuyện, phải không nào?
- Chính điều đó làm anh bối rối?
- Dĩ nhiên là như vậy rồi, vì trong hai phải chọn một, hoặc Raymond nhồi nhét vào đầu tôi, vì anh ấy không muốn tiết lộ cho tôi hậu cảnh tài chính của công việc, hay anh ấy đã thành thật và cá nhân anh ấy không biết điều mà Dorieux tuồn cho anh ấy đến từ đâu.
- Giả thiết thứ hai dường như có hơi gượng gạo. – Coplan nghi ngờ khẽ nói. - Người ta không lao vào một cuộc phiêu lưu như vậy mà không có những đảm bảo tối thiểu.
- Anh ấy cho rằng Dorieux ðã đảm bảo với anh ấy hai điểm: sự độc lập về báo chí của chúng tôi và sự trung thực của những người cấp vốn cho công ty.
- Ai có thể là những người cấp vốn đó?
- Tôi không biết một chút gì về họ?
- Tôi nghĩ Faltiere phải biết.
- Anh ấy đã nói loáng thoáng cho tôi biết họ là những thành viên của cộng đồng nói tiếng Pháp.
- Cũng có thể, nhưng tôi không tin chuyện đó lắm.
- Tại sao?
- Vì nói chung, những nước ngoại bang đã tạo ra cộng đồng nói tiếng Pháp không chia sẻ một cách chính thức, những tư tưởng chính trị của Faltiere. Đặc biệt về những nước châu Âu thống nhất.
Sau một lúc im lặng, Coplan bỗng chậm rãi nói với vẻ khá dửng dưng:
- Tại sao anh chưa bao giờ tấn công Faltiere về vấn đề tài trợ của Edoxipress? Với tư cách tổng biên tập của tạp chí, anh có quyền làm sáng tỏ một cách dứt khoát chuyện đó,có phải không?
Sivet nhìn chăm chú ly whisky của mình.
- Tôi nghĩ là do quá ngượng. - Hắn càu nhàu với vẻ mặt đăm chiêu. – Tôi không muốn tỏ vẻ nghi ngờ lời nói của anh ấy. Trong những lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau về việc thành lập tạp chí, anh ấy có yêu cầu tôi tin tưởng anh ấy về phương diện tài chính. Vả lại, anh ấy đã cho tôi biết rằng anh ấy đã đặt tất cả tài sản của mình vào vụ đó.
- Anh ấy giàu lắm sao?
- Chắc chắn là không. Anh ấy có một gia tài, nhưng cũng không nhiều lắm đâu. Thế mà, tôi có thể bảo đảm với anh rằng công ty Edoxipress không thiếu phýõng tiện. Việc thuê những vãn phòng, vật chất, tiền lýõng của tôi và của hai nhân viên, việc in ấn, phát hành tạp chí chắc chắn là không phải cho không!
- Chính xác!
Coplan không trả lời, Sivet ðứng lên để ði tìm chai Scotch vừa rót vào ly anh vừa lẩm bẩm:
- Hãy chú ý, Faltiere là một gã ngờ nghệch. Tôi biết rõ anh ta và câu chuyện cảu anh ta cũng khá đúng với con người của mình. Khi nào người ta cam đoan cho anh ấy quyền tự do viết, anh ấy có khả năng lên bất cứ con tàu nào. Anh ấy bám vào tư tưởng của mình vì anh ta tin vào khả năng viết báo của mình. Hơn nữa, chính lý do đó tôi đã không dừng lại ở trạng thái hoàn toàn vật chất của vụ việc. Nhưng bây giờ không giống như thế nữa. Sự thành công kỳ diệu của tạp chí khiến tôi phải suy nghĩ. Dứt khoát câu chuyện này trở nên rất quan trọng.
- Nhiều hơn anh nghĩ. – Faltiere nói chen vào. – Tôi còn có thể nói với anh với tư cách cá nhân và bí mật rằng tôi được giao nhiệm vụ theo yêu cầu của bến Orsay, lo việc của các anh.
Sivet nhăn trán kêu lên:
- Có thật thế không?
- Tôi cam đoan với anh là thật.
- Nhưng tại sao?
- Những bài báo của Faltiere đã gây nên sự hỗn loạn trong chính trường. Không nói đến những ảnh hưởng phương diện kinh tế, kỹ nghệ và tài chính. Vì chứng minh bằng A + B rằng việc thống nhất các nước châu Âu là hoang tưởng thì rất tốt đẹp, nhưng viết những chuyện như thế và với tài năng như thế, ngay lúc những nước phương Tây phải chọn một chiếc phi cơ chiến đấu, chuyện đó phá vỡ hoàn toàn công trình của những nhà ngoại giao của chúng ta. Anh phải nhận rõ ràng Faltiere và anh: các anh đang đùa với thuốc nổ. Ngày nay, những tư tưởng chính trị không thuộc phạm vi của sự trừu tượng, một bài báo đanh thép có thể thay đổi cuộc sống của rất nhiều người.
- Faltiere rất thành thật, tôi chắc chắn điều ðó. – Sivet nói, nét mặt biến sắc. – Nhưng không biết anh ấy có ý thức được không?
- Ta không nên sợ những lời nói. – Coplan nói tiếp, giọng nói cứng rắn hơn. - Những chiến dịch của các anh làm lợi một mặt cho những xí nghiệp liên hiệp Mỹ và mặt khác những chiến lược gia của Mạc Tý Khoa. Vì các anh phải biết rằng những nước châu Âu thống nhất là một ám ảnh, điều đáng ghét của Liên Bang Xô Viết.
Sivet chìm trong những ý nghĩ đen tối, không trả lời.
Coplan gợi ý:
- Tại sao chúng ta không đến gặp một lần Failtiere? Anh có thể gọi điện thoại cho anh ta không?
Lili Massardel vừa bước vào trong phòng, vui vẻ báo:
- Thưa các anh, bữa ăn tối đã chuẩn bị xong. Con vịt đã chín tới và tôi tự cho phép mình quấy phá các anh vì những thức ăn ngon không thể chờ đợi.
Sivet quay sang cô ta:
- Người đẹp của anh, hãy cho anh biết anh làm phiền em nếu anh gọi cho Raymond để yêu cầu anh ta chia sẻ bữa ăn thân mật của chúng ta không?
Khuôn mặt của cô gái tóc vàng sa sầm lại:
- Có, chuyện đó làm phiền em lắm. – Cô ta thẳng thẳn thú nhận. - Trước hết, vì bữa ăn tối sẽ hỏng. Vả lại em không muốn vì lý do riêng. Raymond đã chưa đến đây thăm viếng em và em biết tại sao. Em cho rằng sẽ khó coi về phía em nếu phải năn nỉ anh ấy.
- Có thể biết những lý do đó không? – Sivet khẩn khoản.
- Anh ấy yêu em và anh ấy cảm nhận điều đó không đưa anh ấy đến đâu cả, là một người mạnh mẽ, anh ấy cho rằng từ bỏ là tốt nhất.
- Em có thể cho các anh ba phút nữa không? – Coplan chen vào hỏi Lili.
- Ðược, nhưng không hơn nữa.
Francis nói với Sivet:
- Chúng ta sẽ làm một cuộc thử nghiệm. Một lát nữa tôi sẽ giải thích cho anh những động cơ của tôi. Anh sẽ đi gọi điện thoại cho Faltiere và nói với anh ấy rằng anh ðã tiếp xúc với một gã Patrick Semail nào đó muốn có những tin tức liên quan đến công ty Edoxipress. Hãy hỏi anh ta xem anh ta có biết gã đó không và những gì anh ấy phải làm Sivet tuân lệnh.
Ở đầu dây bên kia Raymond Faltiere càu nhàu:
- Có, tớ đã tiếp gã mang tên Semail. Gã đó muốn lấy tin tức nơi tớ về những nhà tài trợ của chúng ta. Nhất định phải tránh gặp hắn. Theo ý tôi, đó là một nhân vật đáng nghi ngờ. Vả lại, khi ra khỏi văn phòng của tớ, hắn cũng đã đe doạ tớ.
- Trong trường hợp đó, dĩ nhiên tớ bỏ cuộc. – Sivet xác nhận.
- Hắn đã làm cách nào để có thể tiếp xúc được với cậu?
- Chính tớ chẳng biết gì cả.
- Quỷ tha ma bắt hắn đi. Ngày mai chúng ta sẽ bàn lại chuyện đó, ở văn phòng.
- Đồng ý, cậu đang làm việc à?
- Còn thế nào nữa! Tớ đang thai nghén một bài báo về những chuyện ẩn chứa vụ Gunther, vì nó còn gọi là một sự xác nhận nổi bật của luận thuyết cõ bản của tớ. Ngày mai tớ sẽ cho cậu đọc và cậu sẽ cho tớ biết ý kiến của cậu.
- Tớ để cậu làm việc vậy, chúc cậu nhiều cố gắng.
Sivet bỏ máy xuống, nhìn Coplan:
- Đúng, anh ấy đã tiếp người có tên là Patrick Semail. Là ai vậy?
- Một gã đáng nghi ngờ, vả lại đây là ảnh của hắn.
Sivet quan sát bức ảnh với con mắt rất u ám.
- Hắn phải mất mạng để được nói chuyện với Faltiere. Chính tôi đi đến nhà xác để nhìn cái xác của gã được cho là Semail, vì chính xác cái tên đó cũng không phải là tên thật của gã.
Sivet tái mặt:
- Anh nói một cách nghiêm túc chứ?
- Rất nghiêm túc. Và bây giờ tôi có quyền nói với anh rằng các anh đang ở trong một tình huống cực kỳ khó khăn. Nhưng tôi không muốn vì thế mà khiến anh mất ăn ngon. Món vịt nấu cam đang chờ chúng ta. Nào, ta đi ăn tối.
Chương 11
Không có sự hiện diện của Coplan, bữa ăn tối chắc chắn sẽ thảm hại. Silvet rầu rĩ và lơ đễnh không màng che đậy sự lo lắng của mình. Cũng may Francis vui vẻ, cỡi mở, chịu khó nói chuyện cho cả hai và mặc dù vậy vẫn tạo được không khí dễ chịu.
Rượu rất ngon và món vịt nấu cam cũng rất thành công.
Cuối cùng, lúc ăn tráng miệng, cô bé Suzon bướng bỉnh nói nhanh với Sivet:
- Thế nào, Loulou to xác của em, anh tiếp tục mang bộ mặt sầu thảm đó sao? Là khách mà anh giận dỗi như thế là bất lịch sự lắm đấy, món ăn không hạp khẩu vị của anh sao?
- Em yêu, anh xin lỗi, nhưng anh cảm thấy không được thoải mái lắm.
- Cuộc nói chuyện với Francis đã khiến anh mất tinh thần đến như vậy sao?
- Anh xin em, đừng hỏi anh nữa.
Lili nói chen vào với một giọng nghiêm túc hơn và hòi Coplan:
- Nếu không phải là bí mật quốc gia, em muốn biết đã xảy ra chuyện gì?
- Em gái, anh không có bí mật gì đối với em. – Francis trả lời với một nụ cười hiền hậu – Anh sẽ giải thích cho em những gì đang xảy ra. Vì em phải biết chuyện đó. Người yêu em, Raymond Faltière et Louis đã cộng tác cho ra một tạp chí tin tức mà có lẽ đã đo lường được tiếng vang, nếu như em có đọc báo.
- Dĩ nhiên là có. – Lili nói. – Em còn thấy tự hào, em không phải giấu chuyện đó. Trong khoảng thời gian vài tuần Ray Falt đã trở thành ngôi sao lớn trong ngành báo chí. Và không chỉ ở nước Pháp, nhiều tờ báo lớn ở ngoại quốc cũng đăng và bình luận những bài báo của anh ấy.
Lili hướng về phía Sivet:
- Chuyện đó khiến anh không vui! Anh cảm thấy mình bị lu mờ bởi sự nổi tiếng của Raymond?
- Ồ không. – Anh chàng phóng viên kêu lên. - Sự ganh tỵ trong nghề nghiệp đối với anh không bao giờ có. Hãy để cho Coplan nói
Coplan mỉa mai nói tiếp:
- Hãy cho phép anh mô tả cuộc tranh cãi, nếu không thì các em không hiểu cái khó khăn của Louis. Trên thế giới hiện nay, có nghĩa là trên những nước theo chế độ dân chủ, mở cửa và đang bàn đến việc thống nhất với nhau, sức đánh bật chính trị, đó là báo chí. Hãy nghĩ đến sự từ chức của Nixon và các em sẽ nắm bắt được những gì anh muốn nói. Nói tóm lại, ngày nay không có gì chống lại một chiến dịch báo chí được dẫn dắt với sự thông minh, sự ngoan cường và tài năng. Dĩ nhiên, hàng đống những tay ranh ma có tầm cỡ hiểu rõ hiện tượng này. Và những kẻ đó lồng lộn lên vì muốn trở thành kẻ mạnh nhất, được vũ trang tốt nhất trên lĩnh vực này. Trong trường hợp của Raymond và Louis, sự đột phá thành công của tờ báo chí là một sự kiện không chỉ có những thuận lợi, công cụ mà họ đã rèn gây nhiều thèm muốn đến mức đã đưa đến cuộc tranh cãi. Anh cho rằng không quá ba tháng họ sẽ bị kẹt trong một sự tiến thoái lưỡng nan không lay chuyển được: để mình bị mua chuộc hay để mình bị hủy diệt.
Một sự im lặng căng thẳng bao trùm lên bàn ăn.
Lili càu nhàu với một giọng khô khan:
- Đó là sự phóng đoán hay nhận xét?
- Không phải là sự phóng đoán cũng không phải là sự nhận xét. – Coplan điềm nhiên xác định. – Chúng ta biết vào giai đoạn cụ thể, thực tế và đích thực của cuộc tranh luận đó. Tôi vừa thực hiện theo lệnh của bến Orsay, một cuộc điều tra về việc tài trợ của công ty Edoxipress do Raymond thành lập, công ty xuất bản chính thức của tạp chí tin tức. Lúc tôi trở về, tôi đã được một thanh tra cảnh sát mời đến nhà xác để xem xác của một nhân vật bị ám sát. Nạn nhân đó đã bị tra tấn, bóp cổ cho đến chết và chỉ vài giờ sau khi có cuộc nói chuyện riêng với ông «RayFalt», giám đốc công ty Edoxipress. Đó là xác chết đầu tiên của cuộc chiến này. Rồi sẽ có nhiều xác chết khác nữa.
Suzon xúc động nói khẽ:
- Thật không thể tưởng tượng được! Chúng ta sống trong một thế giới văn minh, phải không nào? Người ta lấy quyền gì để có thế tấn công hai phóng viên độc lập?
Coplan nhìn Suzon:
- Thật không may, chúng ta không còn ở trong lĩnh vực của luật pháp. Đó là sự đương đầu của hai lực lượng thù - nghịch.
- Cứ cho là như vậy. – Suzon vặn lại. – Nhưng đó không phải là một lý do làm hại mạng sống của người khác. Raymond và Louis bộc lộ tư tưởng của mình, chỉ có thế thôi. Họ không phạm một tội ác nào cả.
- Rất đúng. – Francis công nhận. – Nhưng trong ngày đẹp trời nào đó số người phát hiện rằng họ bị mắc chứng bệnh ung thư và họ phải chịu chết, họ cũng không rơi vào khoảng tối nào. Và nói một cách chính xác đó là hoàn cảnh của Faltière et Louis.
Sự im lặng lại bao trùm lên mọi người, nặng nề hơn trước đó nữa.
Cuối cùng Sivet nhìn chăm chú vào Francis hỏi:
- Anh nghĩ chúng ta nên khẩn trương đến nhà Raymond ngay lúc này không?
- Với mục đích gì? – Coplan hỏi:
- Một mặt cho anh ấy biết chuyện, mặt khác thuyết phục anh ấy nói tất cả sự thật về những nhà tài trợ của anh ấy cho ta biết.
Coplan do dự trong khỏnh khắc trước khi trả lời:
- Tôi không chắc chắn đó là chiến thuật tốt nhất … nhưng có một điều vừa bất chợt hiện ra trong óc tôi. Từ lúc bắt đầu vụ này, anh đã lặp lại nhiều lần với tôi rằng Raymond đã được luật sư Dorieux chu toàn tất cả những gì có liên quan đêế sự tự do của anh ấy, và có liên quan đến sự trung thực của những số tiền tài trợ mà anh ấy nhận. Tốt, tôi không cho rằng Faltière có liên can, nhưng câu hỏi chính, câu hỏi thật sự phải đặt ra cho anh bạn Raymond như sau: Làm thế nào anh ấy tiếp xúc được Dorieux?
Sivet chưng hửng càu nhàu:
- Thật thế! Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện hỏi anh ấy một câu như vậy!
- Anh an tâm đi, chúng ta sẽ nghĩ đến chuyện đó. Nhưng hiện tại, tôi có một kế họach khác. Và tôi cần anh thi hành kế hoạch đó với tôi.
- Đó là kế hoạch gì?
- Cuộc điện thoại tối nay là thứ nghiệm đầu tiên và nó đã chính xác. Trước khi gặp Raymond, tôi muốn thử nghiệm một lần nữa. Vì lần này cũng quyết định , chúng ta sẽ có một quân chủ bài chính trong tay và chúng ta có thể vào cuộc với rất nhiều lá bài tốt trong cuộc chơi.
- Dĩ nhiên tôi chỉ mong được giúp anh.
Sivet hơi bối rối cam đoan.
- Sau khi uống cà phê xong, chúng ta sẽ nói đến chuyện đó.
* * *
Sáng ngày hôm sau, vào lúc 10 giờ, một người khách có tầm vóc trung bình ở độ tuổi ngũ tuần, ăn mặc rất đàng hoàng đến văn phòng công ty Edoxipress và xin được gặp ông Ray Falt.
Như thường lệ, Maridoux thay quyền giám đốc, chỉ muốn tống kẻ quấy rối đó đi càng sớm càng tốt.
- Giám đốc của chúng tôi không tiếp khách, ông có thể viết thư cho ông ấy hay tạm thời trình bày lý do cuộc thăm viếng cho tôi.
- O.K, ông làm công việc của mình rất tốt. – Ông ta nói đùa với giọng Mỹ ồm ồm vang rền cả tòa nhà. – Nhưng tôi không từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đến đây để làm những chuyện không ra cái cóc khô gì. Tôi mong ông chập nhận chuyển đến ông Falt danh thiếp của cá nhân tôi?
Ông ta chìa danh thiếp cho Maridoux và nói thêm với một giọng đầy tự tin:
- Tôi quen thân với Louis Sivet. Tôi đã gặp ông ấy nhiều lần ở Washington.
Maridoux nhìn lướt qua tấm danh thiếp của gã.
Peter Kenneth RODENEY
BÁO EMERIC
CHICAGO
Người có tên là P.K Rodeney bình tĩnh nói thêm:
- Hãy nói với ông Falt rằng nếu ông ấy không muốn tiếp tôi, tôi sẽ đến gặp ông ấy tại nhà riêng ở Soisy, đại lộ Vieux Park. Ông biết không, tôi cố tình đến Paris để gặp ông ấy và tôi đã tốn không ít đôla.
Maridoux bị chấn động, do dự một lúc. Người đàn ông Mỹ vui vẻ động viên hắn:
- Đi, đi nào! Hãy đưa danh thiếp của tôi cho ông Falt. Nếu giám đốc của ông muốn được yên thân thì tốt hơn bây giờ nên tiếp tôi.
- Xin ông chờ cho một chút.
Faltière nhớ đến cuộc viếng thăm kỳ lạ của người đại diện quỷ tín dụng lục địa, bắt đầu tỏ ý từ chối tiếp người Mỹ đó. Maridoux khẽ nói:
- Hắn có ý định đến nhà riêng ông. Và tôi nghĩ hắn nói một cách nghiêm túc, vì hắn đọc vanh vách địa chỉ ông ở Soisy.
- Hắn cho rằng hắn quen với ông Sivet?
- Phải, hắn bảo đã gặp ông ta nhiều lần ở Washington.
- Vậy thì, mặc kệ; - Faltière thở dài, - tôi sẽ tiếp hắn.
Ngay lập tức Peter Kenneth Rodenney tỏ ra rất nồng nhiệt.
Hắn đưa hai bàn tay ra và kêu lên:
- Rất hân hạnh được quen biết ông, ông Ray Falt! Tôi rất ngưỡng mộ ông. Với con cáo già Sivet, ông đã làm một «vé» đình đám hả?
- Xin ông vui lòng ngồi xuống. – Faltière lạnh lùng và xa cách nói rõ từng tiếng:
- Rất cảm ơn … nhưng có lẽ tôi phải tự giới thiệu, có đúng không nào. Ông biết báo Emeric, kênh truyền hình Extend- TV và hiệp hội Delfo – photo …nếu ông từng làm việc ở Mỹ.
Ông chắc chắn đã làm việc với chúng tôi.
- Tôi chưa từng làm việc ở Mỹ.
- Mặc kệ! Ông sẽ hỏi Sivet. Anh ta đã nói với tôi rằng chúng tôi có vị trí khá cao trong lĩnh vực báo chí thế giới.
- Xin lỗi ông Rodeney, nhưng tôi có một buổi sáng rất bận rộn, xin ông cho biết mục đích của cuộc viếng thăm của ông?
- Làm cho ông kiếm được rất nhiều tiền thưa ông. - Người Mỹ hào phóng tuyên bố. – Chúng tôi bị tạp chí của ông lôi cuốn và tôi được báo Emeric giao cho nhiệm vụ mời ông nhận một sự hợp tác.
- Ông muốn nói về cái gì?
- Vấn đề là … chúng tôi đề nghị với ông một xấp lớn đôla, một xấp thật lớn đôla để trở thành cổ động của Edoxipress.
- Công ty của tôi không cần ai cả, thưa ông Rodeney.
- Chà, chà! - Người Mỹ kéo dài giọng.- Trong hoàn cảnh hiện tại, tất cả mọi người đều cần đôla và tạp chí của ông cần chúng tôi, tôi công nhận rằng báo Emeric, chúng tôi cũng cần ông, vì tư tưởng của ông khiến chúng tôi quan tâm. Dĩ nhiên chúng tôi sẳn sàng làm tối đa để cho những sản phẩm của Edoxipress có ảnh hưởng quốc tế tốt và chúng xứng đáng. Ông có nhận thấy không chỉ riêng ở Mỹ chúng tôi có tám trăm nhật báo! Cộng với những đặc phái viên của chúng thuộc khối thịnh vượng chung, cộng với Phi châu và Đông Nam Á. Hãy tin tôi đi. Chúng tôi tặng cho ông một cơ may đáng kể. Ai là cổ động chính của công ty ông?
Faltière bỗng có một sáng kiến:
- Ông Rodeney, hãy nghe tôi nói một cách trung thực: Tôi không bao giờ lo đến phần tài chính của công ty xuất bản này. Bạn Sivet của tôi và chính tôi chỉ chịu trách nhiệm biên tập tạp chí, chỉ có thế thôi.
Anh đứng lên:
- Tôi xin ông cùng đi với tôi … người thay quyền của tôi sẽ cho ông tiếp xúc với người phụ trách kinh doanh của tôi. Đó là một luật sư, luật sư Dorieux là người duy nhất có thể cho ông những tin tức mà ông quan tâm. Cũng chính ông ta sẽ tạm thời thương lượng với công ty mà ông đại diện.
- Xin cho tôi một phút, người Mỹ nói vừa đưa tay làm một cử chỉ trịch thượng. Trong công việc kinh doanh, tôi luôn luôn đi thẳng đến mục tiêu. Người thay quyền và luật sư của ông, chuyện đó chúng ta sẽ bàn sau. Báo Emeric không bao giờ bàn cãi với những nhân viên thuộc cấp. Tôi muốn hợp tác với ông. Nhưng nếu sáng nay ông không có thời gian thì tôi sẽ trở lại.
Đến lượt hắn đứng lên:
- Tôi sẽ gọi điện thoại cho ông trong hai hoặc ba ngày nữa. Hãy hỏi Louis Sivet những gì anh ta nghĩ về báo Emeric … Tôi mang đến cho ông cả một tài sản lớn, thưa ông Faltière. Trong thời gian chờ đợi, tôi sẽ mở một cuộc điều tra nhỏ về những cổ phần của ông.
Hắn vẫn giữ một nụ cười trên môi khi đi về phía cửa ra vào. Nhưng trước khi từ giã, hắn nói với một giọng gần như tâm sự, nhưng dù sao cũng ầm ĩ:
- Tôi báo cho ông biết rằng nhà Trắng không phải chú ý đến đường lối chính trị m àông đang đeo đuổi. và như ở Mỹ, người ta vẫn thường nói: những gì Washington muốn thì thượng đế cũng muốn. Ông Faltière, ông đừng đặt tiền cược lên con ngựa đua tồi. Tôi sẽ gọi điện cho ông.
Chương 12
Thật ra, người tự xưng là Kenneth Rodeney tên Paul Dumerson, người Lyon, nhân viên không chính thức của cơ quan phản gián, chuyên thủ các vai phối hợp. Anh đã được Coplan huy động trong một mục đích rõ rệt. Anh sẽ đến công ty Edoxipress để thực hiện cuộc thử nghiệm thứ hai do Francis nghĩ ra. Thật vậy, đó là một cái bẫy.
Những thanh tra cảnh sát của D.S.T đang theo dõi gần khu nhà ở đường Marignan – ngồi khuất trong những chiếc xe đậu ở đó từ 7 giờ sáng – hơn nữa suýt để bị bắt gặp và làm hỏng nhiệm vụ.
Dumerson vẫn còn trong văn phòng của Faltière khi một gã cao, gầy, trẻ, ăn mặc đúng đắn, đôi mắt được cặp kính gọng đồi mồi bảo vệ, đi ra từ khu nhà, băng qua đường và đến chốt trước cửa hàng sách gần đó.
Chính sự bất động của gã đó và sự dai dẳng, cái nhìn chăm chú của hắn chỉa về phía lối ra khu nhà nơi công ty Edoxipress tọa lạc, cuối cùng đã lôi cuốn sự chú ý của một thanh tra cảnh sát.
Người ngày phát tín hiệu qua máy bộ đàm:
- Đây, P.4 … các chàng trai, coi chừng hỏng việc. Tôi có cảm giác gã thanh niên mang kính gọng to, giả vờ nhìn vào tủ cửa hàng sách đang chờ đợi Dumerson đi ra. Trừ phi hắn hành động trước. Các bạn chớ để bị lộ khi Dumerson xuất hiện.
Nhận xét đúng đắn đó tránh được một tình thế nguy hiểm cho những thanh tra cảnh sát. Khi đi ra khỏi khu nhà, Dumerson rõ ràng bị một gã cao, to, vạm vỡ và có ria mép theo dõi trên đường đi của mình. Nhưng thanh tra cảnh sát không động đậy. Và họ có thể nhận thấy rằng gã đeo kính gọng to chỉ đi theo trong vị trí thứ hai, sau khi quan sát khắp chung quanh.
Dumerson đã được vẽ trước một lộ trình nhất định và hợp lý đi lên hướng Champs-Elysée đến Claridge và lặng lẽ đi vào khách sạn. Thay vì lên phòng của mình, anh đến quầy rượu.
***************
Gã thanh niên và tên đồng lõa có ria mép đã bị chụp ảnh dưới nhiều góc độ. Và chúng nhanh chóng bị nhận diện, xác định được chỗ ở và nơi làm việc. Cả hai đều còn là nhân viên của công ty Firway, hãng sản xuất những phim quảng cáo và có văn phòng trên cùng một tầng lầu với công ty Edxipress.
- Điều phải chứng minh. – Francis kết luận. – Có một hệ thống nghe lén cho phép những người của Firway theo dõi tất cả những gì xảy ra trong các văn phòng của Edoxipress.
- Điều đó có nghĩa là những tên sát nhân của người đàn ông tên là Pierre Laubet, tự Patrick Sémail thuộc công ty Firway. – Tourain tin tưởng nói tiếp.
- Rất có thể, Francis đồng ý, nhưng điều có nghĩa tất cả âm mưu đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi lập văn phòng của công ty Edoxipress.
- Trong trường hợp đó, Dorieux chắc chắn nằm trong âm mưu đó. – Thanh tra Tourain góp ý.
- Chuyện đó không được chứng minh. – Coplan vặn lại. – Dorieux cũng có thể bị điều khiển. Rất đáng quan tâm nếu biết người hướng dẫn Dorieux đi thuê những trụ sở ở đường Marignan.
- Tôi có thể cho điều tra. – Tourain đề nghị.
- Được và cả những gì có liên quan đến công ty Firway. Nhưng hãy thận trọng, vì nếu những ước đoán của tôi là đúng, công ty Firway che giấu một trung tâm tình báo. Và anh biết liên luy đến cái gì. Thực tế không thể lột mặt nạ một trung tâm tình báo mà không chạm đến chuông báo động.
Tourain do dự:
- Có lẽ tốt hơn tôi không khấy động bùn lên vào lúc này. – Anh càu nhàu. – Dĩ nhiên các chàng trai của tôi rất khéo léo, nhưng họ có nguy cơ va chạm những địch thủ ranh ma hơn của họ.
- Đó chính là điều tôi e ngại. – Francis thú nhận.
Hai người đàn ông im lặng suy nghĩ. Cuối cùng, Coplan quyết định:
- Ta chia việc ra làm hai. Tôi sẽ lo lắng chuyện Faltière và tôi sẽ cố tìm hiểu anh ta có gì trong bụng. Còn anh trong lúc đó, quan sát xem có cách nào bố trí chung quanh công ty Firway một thiết bị kiểm tra mạnh nhưng không chạm đến bất kỳ cái gì. Chúng ta sẽ làm một điểm khác ngay sau khi tôi phỏng vấn Faltière.
- Đồng ý. – Tourain nói làm một đám bụi rớt xuống phía trước áo của mình.
Rồi vừa dùng tay phủi một cách thờ ơ ngực áo, anh vừa nói:
- Đó là giải pháp tốt nhất. Vì nó phòng giữ tất cả cơ may của chúng ta. Tôi sẽ bố trí một nhóm phụ trách theo dõi công ty Firway và nhón theo dõi hai tên vô lại theo Dymerson.
- Hãy nói rõ cho các chàng trai của anh rằng họ nhiệm vụ của mình trên vùng đất đầy mìn.
- Đừng lo, tôi biết chọn người.
Đúng lúc đó, chuông điện thoại reo. Tourain nhấc máy, xưng danh và nghe:
- Thế à? – Anh nói với một giọng chát chúa, trán nhăn lại.
Anh để cho người bên kia đầu dây nói trong hai hay ba phút sau đó anh ngắt lời với một giọng khô khan:
- Được, được rồi, tôi hiểu. Lúc này các anh đang ở đâu?
- …
- Đừng nhúc nhích, tôi sẽ xem ta phải làm ig.
Quay sang Francis:
- Điều mà ông đã đoán vừa xảy ra. Một gã đã đột nhập trong phòng của Launet quá cố ở khách sạn Golda. Tôi phải làm gì?
Coplan rõ ràng không hài lòng, càu nhàu:
- Chuyện này thật phiền phức. Người khách đó rơi xuống như một sợi tóc trong chén bánh canh.
- Chàng trai của tôi đang chờ lệnh.
- Anh ta có thể đi taxi về ngay đây không?
- Dĩ nhiên là được. Bạn cùng nhóm của anh ta sẽ thay.
- Vậy hãy gọi anh ta về ngay tức khắc.
Tourain ra chỉ thị theo ý Coplan rồi sau đó buông máy xuống anh nói:
- Tại sao người khách bất ngờ đó khiến anh bực bội đến như vậy? Không phải đúng theo phỏng đoán của anh sao?
- Đúng, nhưng những sự việc xảy ra quá nhanh. – Francis lầm bầm. – Tôi không thích những thình huống dồn dập quá.
Anh đốt một điều Gitane, thở ra một đám khói mù mịt.
- Tôi nghĩ anh thấy rõ những gì sắp diễn ra. – Anh hỏi Tourain. – Đồng nghiệp của Launet, tự Sémail, ngạc nhiên vì sự im lặng và sự biến mất của bạn mình, sẽ đến thay. Nói cách khác, hắn sẽ theo dõi Faltière?
- Nếu như hắn đến công ty Edoxipress, hắn sẽ bị nghiền nát như Launet nhất định. – Viện thanh tra thăm dò.
- Chắc chắn là không? – Francis nói nhanh. – Anh nghĩ đi hắn sẽ thận trọng hơn. Mà chính như vậy mới khiến tôi lo.
- Tại sao?
- Vì Faltière sẽ ở trong một vị trí cực kỳ nguy hiểm.
- Tôi không theo kịp ý nghĩ của anh. – Tourain thú nhận,
- Không có gì rắc rối cả. Các bạn của Launet sẽ không ngập ngừng, anh hãy đặt mình vào chỗ họ. Đối với họ, tình hình vừa đơn giẩn và rõ ràng. Launet đã biến mất sau khi tiếp xúc với Faltière. Kết luận: họ sẽ thu xếp để có một cuộc nói chuyện trực tiếp với Faltière và đòi hỏi anh ấy vài lời giải thích.
- Đúng, tôi hiểu rồi.
Họ im lặng một lúc.
Coplan cố gắng tối đa để làm sáng tỏ trong đầu vấn đề rắc rối của mình, nhưng không dễ dàng chút nào. Cuối cùng anh quyết định:
- Tôi chỉ thấy một cách, Tourain. Phải tóm bạn của Launet ngay tức khắc, không được chần chờ và cho hắn vào hộp.
- Anh đi mà làm theo ý anh! – Viên thanh tra cảnh sát chống lại mệnh lệnh. – Tôi lấy quyền gì mà ra lệnh bắt người đó?
- Tôi đồng ý là không hợp pháp, nhưng anh sẽ chấp nhận rằng hoàn toàn phải kéo gã đó ra khỏi dòng điện.
- Thật đáng tiếc Coplan, tôi không làm được. Nếu như anh cho rằng thật sự người đó phải được kép ra khỏi giống như anh nói, thì anh yêu cầu sếp anh làm chuyện đó.
Coplan đoán rằng anh không nên khẩn khoản thêm:
- Tôi hiểu. – Anh nói. – Tôi sẽ gọi “Ông lão”
***********
Cũng vào ngày hôm đó, vài giờ sau, một biệt kích của phân đội hành động thuộc cơ quan phản gián dưới quyền chỉ huy của Jean Legay – nhân viên xuất sắc của cơ quan tình báo và bạn thân của Coplan – vào vị trí trong vùng phụ cận khách sạn Golda.
Khi người khách đi khỏi khách sạn lúc hơn 20 giờ 30 một chút
Những thanh tra cảnh sát đã nhận dạng người khách móc nối với Legay, sau đó Legay và thành viên trong nhóm của anh ta chuẩn bị hoạt động.
Chỉ thị của “Ông lão” rất đơn giản và chính xác. Không có chuyện dùng mánh khóe, ranh ma. Phải tóm khách hàng nhanh tối đa và sạch sẽ tối đa.
Người khác đó là một người khoảng ba mươi tuổi, chắc chắn nét mặt cứng rắn, cái nhìn thận trọng, đứng một lúc lâu không nhúc nhích trước khách sạn, anh ta mắc một bộ quần áo đông xuân màu xám, anh ta bình tĩnh cho hai tay vào túi áo khoác ngoài, quan sát chung quanh. Có thể nói anh ta do dự không biết đi hướn nào.
Cuối cùng, rõ ràng anh ta quyết định, bắt đầu lên đường về hướng đại lộ Magenta. Anh ta thong thả đi dọc đại lộ đến đường La Fayette, quẹo phải và đi tiếp một cách bình tĩnh như từ trước.
Khi anh ta đến công viên Montholon, một người khách nhàn du cầm một điếu thuốc nơi bàn tay trái đến cạnh anh ta.
- Anh có lửa không. – Người khách nhàn du hỏi.
- Tôi không hút thuốc.
- Không sao. – Người kia nói khẽ. – Đừng làm chuyện dại dột. Lên xe ngay đằng kia…
Người đàn ông mặc áo khoác màu xám nhìn khẩu súng tự động màu đen chĩa vào mình với một vẻ đe dọa và dứt khoát. Rồi quay đầu về hướng chiếc D.S màu đen đã đậu dọc lề đường. Cách đó không đầy hai thước, anh ta nhận ra rằng ba người khác có tầm vóc vạm vỡ kín đáo kèm hai bên anh nhưng không sát lắm.
- Các người muốn gì ở tôi? - Anh điềm tĩnh hỏi.
- Chúng tôi có vài câu muôn snois với anh về anh bạn Pierre Launet của anh. Nào, đừng giả vờ.
- Tôi đồng ý theo các ông. – Người đàn ông mặc áo khoác xám nói.
Anh ta bước vào xe D.S chiếc xe vụt đi ngay.
Chương 13
Chiếc xe D.S chạy đi được hai hay ba phút khi một trong hai nhân viên phản gián ngồi kèm hai bên người mặc áo khoác xám thực hiện
một động tác nhanh, chính xác, với một sự cương quyết không thể so sánh được. Người ngày bị bất ngờ, giật mình, nhưng quá trễ. Cái khăn tầm chất gây mê được áp sát miệng và mũi anh ta. Mười giây sau, người lạ mặt rơi vào một giấc ngủ không mộng mị.
Chiếc xe D.S chạy về hướng ngoại ô bắc bằng một lộ trình đã được tính toán kỹ để tránh những vùng đén quá sáng và quá đông người.
Cuối cùng nó chạy vào một khu nhà hoang vắng. Cổng vào được một người gác cố tình đứng đó để đóng cổng lại ngay.
Ở cuối một khu vườn rộng trồng nhiều cây, một ngôi nhà theo kiểu đệ nhị thế chiến nổi lên. Nơi này đúng là quá buồn thảm.
Người đàn ông đã mê man được đưa ra khỏi xe D.S và đưa vào một trong những căn hầm của ngôi nhà. Một căn hầm khung cửa tròn cũng như cửa sổ, tường trần và trơn, đèn điện và lỗ thông hơi đã được gắn chặt trên trần.
Coplan đang đứng ở trong tiền sảnh của căn nhà, hỏi anh bạn Jean Legay của mình:
- Không chê vào đâu được?
- Không chê được. Như bỏ thư vào thùng thư. Gã đó không thèm cố gắng kháng cự. Một tí nữ thì tôi nghĩ gần như hắn chờ đợi ở đó hay chuyện đó thích hợp với hắn.
Coplan nhăn nhó:
- Anh có chắc hắn không được bảo vệ?
- Trong những trường hợp này không bao giờ chắc được chuyện gì cả. Tôi chỉ có thể xác nhận với anh chúng tôi đã hết sức thận trọng theo thông lệ.
- Nào, ta cùng xem.
Họ xuống tầng hầm. Hai thành viên trong toán của Legay đã cởi bỏ hoàn toàn quần áo của tù nhân, đang cố gắng làm cho hắn tỉnh lại. Nằm dài trên ghế tràng kỷ cũ, khuôn mặt bình thản nhưng tái xanh, người đàn ông không phản ứng. Đó là một lực sĩ đẹp với những cơ bắp đều đặn và dài, ngực rộng và rám nắng. Cổ chân và cườm tay bị trói – để đảm bảo an toàn, bằng dây da.
Coplan và Fondance lục xét một cách tỉ mỉ quần áo của người bị bắt giữ.
Hắn không mang vũ khí. Trong bóp hắn có giấy tờ mang tên George Brechter, đại diện thương mãi, cư ngụ tại Vienne nước Áo. Tài chánh của hắn đầy đủ nhưng không quá mức: tiền quan Pháp, Thụy Sĩ và vài giấy tờ bạc lớn tiền Áo. Không có một dấu vết gì về nơi thường trú tại Paris.
- Không có sổ tay như đại đa số. – Legay làu bàu.
Coplan nhún vai với vẻ an phận:
- Tôi mong hắn sẽ nói nhiều hơn cái bóp của hắn một chút. Tôi nhờ anh cho in bản sao những tờ giấy tùy thân của hắn.
Họ quay sang hai đồng nghiệp đang tiếp tục chăm sóc cho người đang mê man. Legay cằn nhằn:
- Này, Nessil, tôi có cảm giác anh đã quá tay, đúng không?
- Thật vậy. – Người tên là Nessil, một người lực lưỡng có nét mặt lạnh lùng công nhận. – Có lẽ tôi đã hơi quá tay về liều lượng mà không nhận ra. Nhưng cân nhắc kỹ, tôi thích như thế này hơn.
- Hắn sắp tỉnh chưa?
- Đó là chuyện của năm phút. Nhịp tim tăng dần trở lại.
Thực tế, phải mất hai mươi phút sau Brechter mới chịu ra khỏi cơn mê nặng nề. Hắn chớp mắt, thở dài, nhìn bốn khuôn mặt đang cúi xuống người hắn.
Coplan nói một cách rành mạch:
- Thế nào, ông Brechter, bây giờ tôi mong ông khá hơn.
- Hừm, rất khá. – Gã người Áo miệng khô khốc bướng bỉnh trả lời.
Hắn nhếch mép cười nhẹ và nói nhỏi:
- Tôi thấy rằng Paris là một thành phố nguy hiểm.
Hắn nói tiếng Pháp không khó khăn nhưng với một giọng Đức nhẹ, hắn không hài lòng và gay gắt nói:
- Vụ bắt cóc này là sao vậy?
- Tôi nghĩ ông đã đoán được rồi? – Coplan ướm lời.
- Tôi ư? Không, tôi không biết các ông muốn gì ở tôi. – Brechter khẳng đinh.
- Đây là một vụ bắt cóc con tin. – Francis tiết lộ. – Chúng tôi cần có những thông tin về một người tên Pierre Launet, tự Patrick Sémail vầ chúng tôi dựa vào ông để cung cấp cho chúng tôi.
- Về ai? – Người tù nhân kinh ngạc hỏi.
- Pierre launet, hay Patrick Sémail. – Coplan bình tĩnh lặp lại. – Đừng giả vờ nữa, ông biết rất rõ tôi muốn nói ai.
- Tôi không biết ai tên như vậy cả.
- Chúng tôi chắc chắn điều ngược lại. Nhưng trí nhớ của ông có thể còn mụ mẫm…dù sao chúng tôi sẽ để cho ông có thời gian suy nghĩ. Để dùng khi cần, tôi nhắc ông nhớ những thuật ngữ của cuộc trao đổi: mạng sống và sự tự do của ông đối với những gì ông biết về Pierre Launet. Đã quá rõ rồi phải không?
- Đây là một sự lầm lẫn. – Ngươi Áo tuyên bố. – Các ông đã lầm người rồi. Tôi chưa bao giờ nghe nói cái tên Pierre Launet đã khiến các ông quan tâm đó.
- Mặc kệ ông. – Coplan gay gắt đáp lại.
Anh đứng lên nói với ba người bạn của mình:
- Nào, các bạn đến đây, chúng ta để hắn yên. Chắc chắn hắn cần nghiền ngẫm một chút.
Lúc đi ra, anh cảnh báo tù nhân:
- Chúng tôi không bao giờ bắt lầm người, Brechter. Do đó, ông không nên có quá nhiều ảo tưởng. Có thể ông là một đại diện thương mại ở Áo, tôi không nói điều ngược lại. Nhưng ở đây, đối với chúng tôi, ông là một cái gì đó khác hơn.
- Thế à? Như vậy đối với các ông, tôi là cái gì nào?
- Để sự dụng một cách nói tốt đẹp mà tôi đã đọc được mấy hôm trước, tôi cho rằng ông là một người của bóng tối và cô đơn. Không giấu gì ông, cũng như tôi.
Brechter còn lại một mình và ngọn đèn phụt tắt.
****************
Mười lăm phút sau, sau một cuộc nói chuyện ngắn qua điện thoại với Louis Sivet, Coplan rời Feuilleraie (căn nhà nằm ở ngoại ô Paris và là nơi một số những kẻ tình nghi tạm thời bị giữ lại cho những nhu cầu của một nhiệm vụ đặc biệt) và lên chiếc xe D.S lao về phía giao lộ Pleyel.
Khi Sivet ra khỏi tàu điện ngầm, Coplan đón hắn đi một đoạn đường khoảng ba mươi mét về phía trước. Rồi sau khi đã chắc chắn là không có ai theo dõi người phóng viên, anh bước vội bắt tin hắn.
- Chào. – Anh nói. Tôi mong yêu cầu của tôi không làm phiền anh quá đáng?
- Trái lại là đằng khác! – Sivet phản đối. – Nếu anh biết tôi sốt ruột dồn Faltière vào bước đường cùng đến như thế nào! Chắc chắn hơn cả anh. Và tôi. Đó là tất cả tương lai của tôi đang bị thử thách. Nếu Raymond không hoàn toàn trực tiếp trong vấn đề tài chính của anh ta, thì tôi sẽ rơi vào tình trạng khó gỡ.
- Anh đừng hoang mang quá như vậy, anh bạn. Dù sao Faltière không phải là một tên khốn kiếp.
- Không, chắc chắn là không. Mà là một gã ngờ ngệch và cũng có thể tệ hơn nữa.
- Cú điện thoại của anh không khiến anh ta ngạc nhiên sao?
- Có, một chút thôi. Ngay lúc đó, anh ấy có vẻ hiểu, anh ấy còn đề nghị tôi dời cuộc gặp lại ngày hôm sau ở văn phòng. Anh ấy đang làm việc và hơn nữa tôi nghĩ anh ấy không muốn tiếp người lạ trong căn nhà của mình ở Soisy.
- Tại sao?
- Tôi nghĩ là do tự ái? Theo như anh ấy giải thích với tôi, đó là căn nhà kiểu dáng Loucheur, đúng ra là cũ lắm rồi và không sang sang trọng.
- Cái chính là cuối cùng anh ta cũng đã chấp nhận?
- Từ lúc tôi xác nhận với anh ấy về một việc rất quan trọng có liên quan đến số tạp chí tới, anh ấy đã chấp nhận ngay.
- Được rồi, đến đây. Xe của tôi ở chỗ kia, dọc theo bức tường của nhà máy.
- Tôi báo trước với anh là tôi không biết vùng này một chút nào cả.
- Anh đừng lo, tôi biết rất rõ.
- Thật sao? Anh biết nhà của Raymond?
- Tôi đã tìm hiểu lúc trưa.
- Anh đã cố tình đi đến đó?
- Phải, nhưng tôi không dừng lại. Tôi chỉ muốn biết chỗ thôi. Méo mó nghề nghiệp ấy mà. Tôi không thích đến một nơi mà mình không biết rõ nhất là ban đêm. Và nhất là khi có liên quan đến cuộc tiếp xúc với một gã mà chung quanh đó có thể không tốt cho sức khỏe của mình.
Họ lên xe và chiếc D.S lao đi.
Sau một lúc im lặng, Sivet ca cẩm:
- Anh thật sự nghĩ rằng Raymond đang bị một cú nặng?
- Tôi không nghĩ, tôi chắc chắn. Cái chết của gã Patrick Sémail bí ẩn đó không phải là một tai nạn ngẫu nhiên. Faltière chẳng nghi ngờ gì cả. Nhưng anh ấy đang là trung tâm của một trận chiến kinh khủng.
- Đó là một giả thuyết của anh?
- Không, đó là một nhận xét. Tối nay chúng tôi đã bắt giữ một người đã đến Paris để thay Sémail. Một người Áo.
- Anh đã thẩm vấn hắn chưa?
- Chưa. Trong nghiệp vụ của chúng tôi, sự kiên nhẫn là một vũ khí chọn lọc. Trước khi can thiệp, chúng tôi cố gắng thu thập tối đa tài liệu. Đồng nghiệp của tôi ở cơ quan D.S.T đang tiến hành một cuộc điều tra kín đáo những hàng xóm của đường Marignan. Không sai, cuộc chiến đang diễn ra giữa những người đó và các bạn bè của Patrick Sémail quá cố. Và tôi có ý nghĩ rằng đó là một trận chiến công khai.
- Nhưng với lí do gì?
- Tôi chưa biết lý do chính xác của cuộc đối đầu này. Dĩ nhiên, tôi có một ý kiến nhỏ nhưng tôi chờ đến khi đã hỏi Faltière để có một ý kiến giá trị.
Khi đến Soisy, Coplan không đến thẳng nhà của Raymond Faltière. Anh cho xe chạy vòng qua nhà ga cũ, chạy dọc một đại lộ vắng vẻ, vòng sang phải rồi sang trái.
- Hãy nhìn một chút khi đi qua đi. – Anh nói với Sivet. – Căn nhà gần cuối về bên trái. Tôi sẽ cho xe đậu lại xa hơn.
- Không, cảnh không vui nhộn chút nào cả, - Sivet lầm bầm nói, - vẻ vắng ngắt của vùng ngoại ô này gây nên ấn tượng không tốt đối với hắn.
- Thật vậy. – Francis đồng ý. – Phải thích sống cô đơn mới đến chuii vào một xó như thế này.
- Đúng kiểu của Faltière – Sivet cười khẩy. – Theo anh ấy kể với tôi, căn nhà gỗ trên núi bên Thụy Sĩ của anh ấy còn hoang vắng hơn nữa.
Chiếc D.S dừng lại trong một ngõ cụt được tạo thành bởi bờ cao của đường sắt cũ.
Hai người đàn ông xuống xe lặng lẽ đi về hướng căn nhà của Raymond Faltière.
Họ đẩy cánh cổng hẹp gỉ sét, đi qua mảnh vườn nhỏ, lên những bậc thềm.
Ngay tiếng chuông đầu tiên, cánh cửa bật mở. Faltière mặc quần nhung đen, áo thun trắng cổ lọ, vui vẻ kêu lên:
- Chúc mừng những bị khách can đảm! Những người dân Paris không phải lúc nào cũng chịu khó đến thăm tôi trong nơi ám ảnh này.
- Ta hãy vào nhà. - Sivet nói. – Tớ sẽ giới thiệu hai người với nhau sau khi mọi người đã vào bên trong.
Họ đi vào tiền sảnh chật hẹp, Faltière đóng cửa lại, Coplan lặng lẽ nhìn anh ta và hỏi:
- Anh không đề phòng chút nào khi người ta ấn chuông cửa nhà sau lúc trời bắt đầu tối sao?
- Ơ…không. Tại sao? – Faltière kinh ngạc hỏi.
- Như vậy dường như không thận trọng lắm. – Francis gợi ý. – Nhất là trong lúc này.
- Tôi đang chờ các anh.
- Dĩ nhiên. – Coplan trả lời mà không nói gì thêm.
Faltière đưa cả hai người khách vào phòng khách.
- Tôi đang làm việc. – Anh xin lỗi trong khi chỉ những tờ giấy nằm rải rác trên bàn cạnh cái máy đánh chứ.
Sivet hỏi:
- Cậu đang chuẩn bị cái gì vậy?
- Bài trả lời của tớ cho Jack Blent của “Thời báo tin tức tài chính” (New Finacjal – Times). Tớ nghĩ cậu sẽ thích nó.
Anh bật cười thành thật:
- Thật là buồn cười cho hoàn cảnh, khi nghĩ đến nó. Tôi buộc phải bác bỏ những luận chứng của những người tán thành các bài báo của mình!
Aivet càu nhàu:
- Tớ mong cậu không quá dữ dằn?
- Tớ đang hoàn tất mọi chuyện, không dữ dằn cũng không khoan dung. Mục đích của tớ là làm cho độc giả của chúng ta hiểu rằng chúng ta không phục vụ cho những cường quốc Anglo-Saxon.
Sivet lúc đó giới thiệu:
- Ông Francis Coplan, một người bạn cũ, Raymond Faltière…
Francis Coplan siết chặt bàn tay của Faltière chìa ra. Raymond nói tiếp:
- Tôi không có gì nhiều để mời các bạn. Một ly whisky, một porto nhé?
- Cảm ơn, - Francis nghiêng mình từ chối, - Tôi không uống rượu. Nhưng nếu anh cho phép tôi sẽ sẵn sàng đốt một điếu thuốc.
- Anh cứ tự nhiên… Nào, ta ngồi xuống. Tôi muốn sớm được nghe những gì các bạn muốn nói với tôi.
Coplan đốt một điều Gitane đến ngồi vào chiếc ghế bành nhỏ của phòng khách nhỏ.
- Trước hết, - anh bắt đầu trong lúc thở ra một đám khói xanh, - tôi nghĩ rằng tốt nhất tôi nên nói tôi là ai và với danh nghĩa gì tôi đã yêu cầu cuộc gặp gỡ với một cách hơi lạ thường này…Tôi là công chức, làm việc ở cơ quan tình báo. Theo yêu cầu của bến Orsay trước tiên, rồi sau đó là do yêu cầu của một người bạn riền, tôi được giao cho nhiệm vụ mở một cuộc điều tra về công ty Edoxipress, về giám đốc của nó và về những nhà tài trợ bỏ vốn để tạo ra nó. Chính bởi sự đúng đắn của ông mà tôi bám vào sự hiệu chỉnh này. Hơn nữa vì biết tình bạn của Louis Sivet dành cho ông, tôi cho rằng thành thật và thẳng thắn chắc chắn là những công cụ tốt nhất của chúng ta để làm công việc tốt lành. Vì thế, nếu như tôi đi đến việc phải tỏ ra bắt buộc, thậm chí thô bạo, tôi mong anh không trách cứ tôi. Đó là lợi ích của anh.
Faltière kinh ngạc vì lời mào đầu đột ngột, không thốt lên lời. Coplan rút trong túi ra một trong những bức ảnh Patrick Sémail đưa cho Faltière.
- Người này đã đến gặp anh, đúng không?
- Đúng.
- Vài giờ sau khi rời văn phòng của anh, hắn đã bị bắt cóc, tra tấn và giết chết. Xác của ông ta ở tại viện giám định pháp y. Để anh liệu cách xử sự, tôi báo cho anh rằng hắn không phải tên là Patrick Sémail. Cơ quan của tôi đã lập phiếu của hắn như một nhân viên liên lạc lén lút.
Faltière bày tỏ nỗi đau, không có khả năng thốt ra một lời nào. Coplan khoan nhượng không để cho anh có thời gian lấy lại bình tĩnh:
- Faltière, bây giờ anh phải nói cho chúng tôi biết ai tài trợ cho công ty anh? Nếu anh không muốn bỏ mạng trong cuộc phiêu lưu này, thì nhanh lên nào, hãy phơi bày tất cả những gì anh biết.
Chương 14
Faltière vừa nhìn chăm chăm Coplan vừa nói từng tiếng với một giọng bối rối:
- Tất cả những gì tôi biết? Nhưng … về cái gì?
- Tôi vừa nói với anh. Số vốn cho phép anh tạo ra công ty Edoxipress đến từ đâu?
Giọng nói dọa nạt của Francis làm tổn thương nặng nề đến Faltière, nó như một gáo nước lạnh. Mệt nhọc nhưng kích thích anh cứng người nói:
- Tôi muốn anh lặp lại một lần nữa, anh đến đây với tư cách gì và với quyền hạn gì anh đặt cho tôi câu hỏi đó bằng một giọng như thế?
- Anh đừng giận, tôi là bạn.
- Mà còn là gì nữa? Tôi có nhiều bạn từ khi tạp chí tin tức của tôi thành công. Nếu tôi hiểu rõ những lời của anh, anh là một thanh tra cảnh sát mà chính phủ muốn cho theo dõi tôi? Người ta muốn làm cho tôi sợ, có lẽ muốn đưa tôi đến việc chuyển hệ?
- Chính phủ tôn trọng sự tự do phát biểu của dân chúng. Nếu tôi có hơi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của anh, trước hết là vì muốn bảo vệ anh.
- Rất tốt, nhưng tôi không gặp nguy hiểm.
- Đó là ông nói! Còn tôi, tôi cho là trái lại. Nhưng điều đó là việc của anh. Anh muốn trả lời câu hỏi của tôi hay không?
Sivet nhận thất câu chuyện đã bắt đầu không tốt nên chen vào với một giọng thúc bách:
- Tớ xin cậu, Raymond, đừng nổi khùng! Ông Coplan là một người bạn, một người bạn thật sự. Tớ chịu trách nhiện về anh ấy như là chính bản thân tơ. Hãy quên một lúc chức vụ của anh ấy. Hôm trước, tớ đã hỏi cậu những nhà tài trợ của chúng ta có hài không và cậu đã trả lời tớ rằng cậu chưa bao giờ gặp họ. Có phải đó là sự thật không? Hay cậu chỉ muốn cho tớ hiểu rằng câu hỏi của tớ là quá tò mò?
- Đó là sự thật. – Faltière lạnh lung nói.
- Cho phép tớ nhấn mạnh thêm. – Sivet nói tiếp tỏ vẻ thúc bách. – Tớ biết rằng cậu đã bỏ tiền riêng của câu vào công ty, nhưng những văn phòng ở đường Marignan, tiền lương của tớ, của hai nhân viên, những hóa đơn của xưởng in, tiền phát hành, tất cả những thứ đó mất rất nhiều tiền. Cậu nói với tớ về một sự tài trợ từ bên ngoài. Cộng đồng nói tiếng Pháp, một tổ chức v.v…tớ rất muốn tin, nhưng còn tổ chức đó của ai?
Faltière do dự, Coplan nhận thấy điều đó và nói nhanh với một giọng khô khan:
- Anh đừng làm cho tôi rối trí để nắm phần thắng, anh Faltière. Cơ may duy nhất của chúng ta để tránh một thảm họa đó là sự thành thật hoàn toàn tuyệt đối của anh. Tôi xin nhắc anh rằng đã có một người chết trong chuyện này và không nghi ngờ rằng sẽ có nhiều người khác nữa.
- Chính luật sư Dorieux là người đã tổ chức tất cả vụ này trên phương diện tài chính. Faltière tiết lộ.
- Mà không cho anh biết một chút gì chính xác cả sao?
- Tất cả những gì tôi biết đó là một tổ chức quốc tế rất mạnh mà vai trò là nhằm nâng đỡ những hành động bênh vực cho nền hòa bình.
- Tên của tổ chức đó?
- Tôi không biết. Đó là một trong những điều kiện đã đặt ra cho tôi như những điều kiện tiên quyết: tôi tôn trọng sự vô danh của tổ chức đó.
- Và anh đã thuận theo? – Coplan hoài nghi nói.
- Phải, tôi đã thuận theo. Chuyện đó có vẻ lạ thường đối với anh, nhưng tôi có lý của tôi. Thật ra tôi muốn bằng phương tiện riêng của mình khám phá ra những thong tin mà Dorieux từ chối cung cấp cho tôi. Vì tôi không ngu hơn người khác. Tôi đã tự ấn định cho mình một thời hạn sáu tháng để biết tôi đang dây vào cái gì.
Coplan dụi tàn thuốc trong cái gạt tàn có chân được đặt cạnh ghế của anh. Nói rõ từng tiếng:
- Chuyện đó đưa chúng ta đến câu hỏi chính: trong hoàn cảnh nào anh đã quen luật sư Dorieux, anh Faltière?
- Hắn đã được tiến cử cho tôi.
- Do ai?
- Bởi một người đáng tin cậy mà tôi đã hứa không thể tiết lộ tên.
Im lặng kéo dài khá lâu. Cuối cùng Coplan nhún vai khẽ nói:
- Tùy anh, anh Faltière. Tôi đã làm tối đa để giúp anh và Sivet, anh bạn của chúng ta làm chứng. Tôi chỉ còn…
Bỗng Sivet làu nhàu với một giọng nói run lên vì cố nén tức giận:
- Chờ chút đã! Tớ cũng có chuyện muốn nói, đúng không?
Hắn nhìn chăm chú Faltière với ánh mắt tối sầm:
- Raymond, tớ rất tiếc cuối cùng phải làm thế này. Nhưng thái độ của cậu đã buộc tớ phải nói. Rõ rang cậu không nhận ra sự nghiêm trọng của hoàn cảnh và tớ không thù hằn gì với cậu cả. Tớ chỉ biết một cách chính xác những gì đang xảy ra và tớ không xem thường những nguy hiểm đang đe dọa chúng ta. Người đáng tin cậy mà cậu đã hứa không tiết lộ tên, tớ muốn biết người đó là ai? Tớ có quyền biết, tớ là tổng biên tập của tạp chí, đừng quên điều đí. Hoặc là cậu tiết lộ tên của nhân vật đó hoặc là tớ từ chắc nay tức khắc. Tùy cậu chịu trách nhiệm việc làm của mình.
- Ngày mai chúng ta sẽ nói về chuyện đó. – Faltière co rúm người tái mặt nói.
- Không, ngay bây giờ! – Sivet cương quyết nói nhanh. – Theo yêu cầu của tớ mà anh bạn Coplan đã chấp nhận hy sinh buổi tối của anh ấy để đến Soisy. Do đó, sự hiện diện của anh ấy không làm phiền hà gì cậu cả. Nếu như tình bạn không là một từ vô nghĩa đối với cậu thì hãy nói sự thật, tất cả sự thật cho chúng tôi. Tớ l ặp lại với cậu những gì tớ muốn biết. Tớ không cần đến số tiền mà tớ lãnh. Cậu giữ chức vụ quan trọng đó để biết tớ cần tiền lương tổng biên tập của tạp chí đến như thế nào. Nhưng nếu tớ sẵn sàng từ bỏ nó là vì tình mạng của cậu và của tớ đang gặp nguy hiểm.
Faltière cúi mặt nhìn xuống. Mặt anh tái xám hơn và người ta cảm thấy anh đang rất căng thẳng.
- Được. – Anh nói nhưng không ngẩng đầu lên. – Đây là chuyện có vẻ khó có thật, tớ chắc chắn như vậy, tuy nhiên tớ thề là nó rất thật.
Anh nhìn Sivet:
- Tớ nghĩ cậu còn nhớ cái đêm chúng ta gặp lại nhau chứ? – Anh nói với một giọng biến chất. - Ở Gay Roy?
- Dĩ nhiên. – Sivet trả lời ngắn gọn.
- Cậu rất muốn đưa tớ tới nhà hia chị em Massardel bạn của cậu. Tớ quá mệt và chán ngán với những gì tớ đã trải qua ở Neuilly, và tớ muốn về nhà… Thế mà khi tớ trở về đây, tớ đã thấy có ba người lạ mặt đột nhập vào nhà tớ bằng cánh cửa mở khóa đưa ra mảnh vườn, phía sau nhà. Cả ba nhân vật đều xa lạ đã đề nghị tớ sáng lập ra một tạp chí tin tức mà tớ không chỉ là giám đốc mà còn là chủ tuyệt đố về việc biên tập, những tư tưởng và chính kiến…
Coplan hỏi:
- Họ có đe dọa anh không?
- Không.
- Luận chứng của họ là gì?
- Họ hành động cho một tổ chức mà những người lãnh đạo đã quan tâm đến những bài viết của tôi đã đăng trong các tạp chí và họ phàn nàn sự thiếu phổ biến tư tưởng của tôi.
Louise Sivet há hốc miệng, không tin vào tai mình:
- Và cậu không thấy chuyện đó mờ ám sao? – Hắn không tin, càu nhàu.
- Dĩ nhiên là có. – Faltière xác nhận.
- Nhưng dù vậy cậu vẫn chấp nhận? – Sivet càng lúc càng bối rối nhấn mạnh thêm.
- Không chấp nhận ngay. Họ cho tớ một thời gian để suy nghĩ. Sau khi suy nghĩ trong một tuần lễ. Cuối cùng tớ đã nhận lời đề nghị của họ.
- Mà tại sao vậy? – Sivet kêu lên.
- Sự tò mò trỗi dậy và tớ đã tự cho là có thể thử thách họ vì họ đã cam đoan sự tự do nghề nghiệp của tớ thì tớ cảm thấy mình bị kích thích, tớ thú nhận điều đó. Cũng hơi giống một ván bài.
Coplan chen vào với một giọng cố làm ra lưng chừng:
- Anh Faltière, tôi có thể hỏi anh một câu được không?
- Dĩ nhiên là được.
- Ở đây tôi tự đặt mình trên phương diện tâm lý. Nếu như người xa lạ đó đề nghị với anh trong hoàn cảnh bình thường, tôi muốn nói trong một cuộc nói chuyện được chuẩn bị trước anh có chấp nhận không?
- Ơ…
Câu hỏi của Francis làm Faltière bối rối. Anh suy nghĩ một lúc rồi thú nhận:
- Không, chắc chắn tôi sẽ không lao vào một chuyện như vậy. Nhưng tại sao anh lại hỏi tôi như thế?
- Bởi vì đó là một chi tiết có tầm quan trọng riêng của nó. Những người khách lén lút của anh biết những gì họ làm. Sự xuất hiện đột ngột của họ tại nhà anh, cách họ đột nhập một cách lén lút, giờ giấc đã được chọn, tất cả đều nằm trong một sự chuẩn bị tinh thần khéo léo. Và những tính toán của họ là đúng, như đoạn tiếp theo đã chứng tỏ. Anh sẽ không chấp nhận trong hoàn cảnh bình thường nhưng anh sẽ chấp nhận nó trong những điều kiện bất thường. Do thách thức.
- Có thể anh nói đúng. - Faltière chấpnhận. – Nhưng tôi lặp lại cho hai anh nghe rằng ba người lạ mặt đó không áp dụng một áp lực nào đối với tôi. Khi bỏ đi, họ còn nhấn mạnh về điểm này, tôi hoàn toàn tự do, quyết định điều gì tôi thấy có vẻ tốt nhất.
- Dĩ nhiên. – Francis cười khẩy. – Phần chánh đã làm và chiến lược của họ rất ranh ma. Tại sao anh lại từ chối?
- Chính tôi cũng tự đặt cho mình câu hỏi đó. – Faltière nhấn mạnh, - cho nên tôi mới nhận ra rằng trò chơi cũng đáng đồng tiền. Tôi có mất mát gì đâu? Thật vậy, chẳng một tí gì cả. Chính họ chịu nguy cơ mất mát.
Mặt Sivet nặng thêm, hắn chen vào:
- Và sao nữa? Sau đó xảy ra chuyện gì?
- Sau thời gian suy nghĩ mà tôi đòi hỏi, tôi đã nhận một cú điện thoại của Dorieux và hắn đã tự đến đây. Chính vào lúc đó hắn đã giải thích cho tôi rất lâu rằng những người sẽ tài trợ cho công ty chúng tôi, có nghĩa là những người điều hành tổ chức, đòi hỏi bí mật tuyệt đối và sự thỏa thuận này.
Sivet nói nhanh một cách mạnh dạn:
- Tại sao?
- Vì những lý do ngoại giao, hình như vậy.
Coplan đay nghiến:
- Đó là điều tối thiếu mà người ta có thể nói!
Faltière ngạc nhiên, nhìn Francis và nói:
- Tôi không hiểu rõ lắm tại sao tình trạng này có vẻ đáng lo ngại đối với anh? Trường hợp của tôi không phải là duy nhất, trái lại là khác. Chỉ hôm trước đây thôi, tôi đọc được bằng một trong những tổ chức giàu có nhất và danh tiếng tiếng hỗ trợ tài chánh, motojc ách không ít thì nhiều bí mật, những nhà văn nghi kỵ xã hội của Liên bang Xô viết. Theo ý tôi, vì thái đội của Louis xác nhận điều đó, các anh bi thảm hóa tất cả công việc này, tại sao?
- Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này, tôi hứa với anh. – Coplan nói. – Và tôi sẽ cố gắng tối đa làm sáng tỏ đầu óc của anh. Nhưng ngay bây giờ tôi muốn yêu cầu anh thuật lại cuộc nói chuyện của anh với Patric Sémail. Người này có điện thoại hẹn trước với anh vào một giờ nhất định nào không?
- Không, hoàn toàn không. Ông ta đến văn phòng vào giữa buổi sáng, không báo trước với ai cả. Người thay quyền tôi đã cố gắng từ chôi, như đối với những kẻ gây rối, nhưng gã đã khẩn khoản bằng cách xác nhận rằng hắn chỉ đến để giúp tôi một việc riêng rất quan trọng. Nói tóm lại, tôi có nhìn qua danh thiếp và tôi đành nhận lời tiếp hắn. Hắn tự giới thiệu là người đại diện hành chánh cho quỹ tín dụng lục địa một công ty phụ trách những thông tin thương mại. Tôi sẽ chuyển cho anh những chi tiết của cuộc đối thoại. Thật vậy, sự vận động của người đại diện quỹ tín dụng này chỉ có một mục tiêu duy nhất: tìm hiểu những nhà tài trợ của công ty Edoxipress. Theo hắn, Dorieux và những cổ đông nằm trong sổ thu chi chính thức chỉ là những bù nhìn. Và hắn còn khẳng định rằng cộng động nói tiếng Pháp không dính líu vào việc thành lập công ty Edoxopress. Cuối cùng hắn nói bóng gió rằng tôi hoặc là một người tự bán mình hay một con rối bị người ta giật dây. Không giấu gì các anh, hắn đã thốt ra những lời đe dọa gần như không che đậy.
- Anh đã phản ứng như thế nào? – Coplan khẽ hỏi.
- Dĩ nhiên là tôi tống hắn đi.
- Và cuộc viếng thăm đó không làm anh xúc động sao? – Francis nhấn mạnh.
- Ơ… có và không. Tôi đã nghĩ rằng mình phải theo ý nghĩ ban đầu của mình: tra hỏi Dorieux. Nhưng một chuyện rất kỳ lại đã xảy ra ngày hôm đó. Dorieux bỗng dưng đến văn phòng, hắn cũng đến bất chợt và bảo tôi thận trọng cảnh giác chống lại những tên vô lại chắc chắn sẽ tìm cách tra hỏi tôi và không lùi bước trước những biện pháp đe dọa. Dorieux gán việc đó cho sự thành công của tạp chí Edoxipress.
Coplan chăm chú nhìn vào Faltière:
- Hai sự kiện bất ngờ đó, xảy ra gần nhau. Điều này đã khiến anh cho là kỳ lạ, anh nói như vậy có đúng không? Nhưng đã không đánh thức được sự ngờ vực của anh?
- Không, tuy nhiên, điều gây một chút ấn tượng tương đối với tôi là lời thỉnh cầu của Dorieux khi rời khỏ phòng của tôi. Hắn đã thật sự trao cho tôi một khẩu sung ngắn vừa dặn dò tôi mang nó thường xuyên để tôi có thể tự vệ ngay tức khắc.
Coplan và Sivet đưa mắt nhìn nhau. Rồi Conplan càu nhàu:
- Tóm lại, hắn đã lạnh lùng báo với anh rằng anh bị đe dọa?
- Thật đúng vậy. Và tôi cho rằng hắn nghĩ là một cuộc bắt cóc khác thịnh hành trong lúc này.
- Anh đã làm gì với khẩu súng đó?
- Tôi đang có nó trong áo vét. Tôi sẽ đưa cho anh xem.
Faltière đứng lên đi tìm áo vét, rút khẩu S.W ngắn và no tròn, đưa cho Francis và nói thêm:
- Người thay quyền của tôi đã trao cho tôi một giấy phép mang súng rất hợp lệ.
- Đó là một dụng cụ tuyệt vời. – Francis nói. – Thuộc loại tốt nhất trong loại súng ngắ. Tôi cũng khuyên anh một cách nhiệt tình, anh nên theo lời khuyên của Dorieux. Nhưng anh cũng đã có một cuộc viếng khác, nếu như tôi không lầm? Đó là một người Mỹ, làm việc cho xí nghiệp lien hiệp Emeric Press.
Faltière kinh ngạc mở to mắt:
- Làm sao anh biết được?
- Vì chính tôi đã gởi hắn đến anh.
- Anh?
- Phải, tôi. Vả lại, tôi đã báo trước với anh bạn Sivet của chúng ta, vì đó là một cuộc thử nghiệm. Tôi đã chắc chắn rằng người Mỹ đó sẽ bị theo dõi ngay sau khi anh ta ra khỏi văn phòng của anh. Giả thiết đã được xác định tức khắc.
Faltière không còn biết gì nữa:
- Tôi không hiểu. – Anh buông xuôi.
- Này, - Coplan nói khẽ, - hãy cho khẩu súng ngắn này trở vào túi. Tôi sẽ cố gắng mở mắt cho anh.
Faltière làm theo như một người mộng du, Coplan đứng lên và bắt đầu:
- Khi tôi được biết là có người Sémail bị ám sát khi đã đến gặp anh, từ đó tôi đã kết luận rằng anh là đối tượng thường xuyên bị canh chừng tại văn phòng của anh. Và cuộc vận động của Peter Kenneth Rodeney, cộng tác viên của tôi đã xác minh điều đó. Tôi không phải mất nhiều thời gian để khám phá ra rằng việc canh gác đã được đặt trong những phòng ốc của công ty Firway, văn phòng của hãng phim quảng cáo cùng một tầng với những văn phòng của Edoxipress. Đó là điểm thứ nhất. Và nó giải thích cho anh sự vận động của luật sư Dorieux.
Faltière cay đắng, nói chầm chậm:
- Khi tôi nghĩ rằng tôi đã hỏi Dorieux, hắn có tài tiên đoán. Hắn chắc đã cười thầm!
- Chắc chắn là không. – Francis đáp trả một cách gay gắt. – Đúng ra, tôi đã thử tin rằng hắn cũng không vướng vào và cũng ở trong tình thế nguy ngập. Vì nhận được lệnh mà hắn đã đến gặp anh. Những người điều khiển hắn đã đột ngột nhận được âm mưu mà họ đã bày ra một cách rất khéo léo đó đã đe dọa.
- Bởi ai? – Faltière hỏi.
- Tôi chưa thể nói cho anh biết. – Francis thừa nhận. – Nhưng tôi nhắc anh một chi tiết mà anh chắc chắn đã quên. Anh chàng Patrick Sémail đó tự xưng là nhân viên điều tra của quỹ tín dụng, chúng tôi có một phiếu liên quan đến hắn ở RG, người đàn ông đó, tôi lặp lại, đã bị tra tấn và hạ sát. Và vụ này so với câu chuyện của anh có một tầm cỡ mới mà bằng mọi giá anh phải ý thức. Chung quanh anh, chung quanh tạp chí của anh, chung quanh công ty Edoxipress, có một cuộc chiến đấu không nguôi. Cuộc chiến đấu đó là sự đương đầu hai mạng lưới không lùi bước trước bất cứ thứ gì và thanh toán nhau với một sự xác định kịch liệt, vừa rồi, anh trách tôi bi thảm hóa hoàn cảnh. Tôi không chấp nhận lời trách móc đó, dĩ nhiên rồi, vì tôi là một người đúng ra lạc quan, như tôi tự cho phép mình lưu ý anh rằng nếu có một người bi thảm hóa hoàn cảnh, thì đó là luật sư Dorieux. Và bằng chứng là hắn trao lại cho anh một vũ khí và nhắc nhở anh không một lúc nào được rời nó. Như thế, anh nên tự mình rút ra kết luận một cách hợp pháp, tự giải thoát từ cuộc vận động của Dorieux và của tôi.
Faltière im lặng, suy nghĩ một lúc, rồi anh nhún vai nói khẽ:
- Tôi nhất quyết tin rằng tình trạng của anh và của Dorieux đều thái quá. Vì cuối cùng phải giữ hai chân đứng vững trên mặt đất. Tôi chấp nhận rằng một số người không đồng ý những tư tưởng của tôi cố gắng bằng bất cứ giá nào gây áp lực cho tôi, làm cho tôi sợ để tôi khóa mồm lại. Đó là chuyện thường xảy ra trong giới báo chí chính trị. Suy cho cùng tôi đang là cái đích của cuộc chiến kinh khủng đang diễn ra như anh vừa nói đó, những mạng lưới tình báo bí mật không lùi bước trước bất cứ thứ gì thì đó thật sự tôi cho rằng các anh đã đi quá xa. Một tạp chí tin tức dù sao cũng không phải là một quả bom nguyên tử! Ngay cả khi chấp nhận những bài viết của tôi có thể bắn trúng đích và danh tiếng của Louis cho họ một tác động đáng sợ đối với những địch thủ của chúng, mặc cho tất cả chúng tôi chỉ là những phóng viên.
Anh nói trực tiếp với Sivet:
- Chính cậu đã nhắc nhở điều đó vào buổi tối chúng ta gặp lại nhau. Những phóng viên chỉ là những gã cạo giấy và ảnh hưởng thật sự của họ trên những sự kiện chẳng có gì là đáng kể. Tại sao bây giờ anh cho tạp chí của chúng ta là một câu chuyện quốc gia?
Sivet, khuôn mặt tối sầm lại và bướng bỉnh, thân hình thu lại, lầm bầm trong khi nhìn chăm chú bạn mình:
- Không phải tớ bực dọc, lo lắng cho tạp chí của chúng ta mà là những gì tất cả âm mưu che đậy. Mà tôi cho rằng anh không thân mật đối với tôi và nếu như anh thuật cho tôi câu chuyện ba người xa lạ đã lén lút xâm nhập vào nhà anh để lôi kéo anh vào một công việc bí ẩn, tôi hứa chắc với anh một điều là tôi không theo anh.
- Cũng chính vì lí do đó mà tôi không nói với anh. – Faltière phật lòng vặn lại.
- Càng lúc càng tiến bộ! – Sivet chua chát rên rỉ. – Thật sự, cậu nhận ra rằng cậu sẽ lao vào một đống rác rưởi kỳ lạ, nhưng cậu muốn kéo tớ vào đó, nếu như tớ hiểu rõ?
- Tớ muốn giúp cậu. – Faltière xác minh. – Tớ muốn cậu lại trở thành người phóng viên mà tớ đã quen biết trước đây. Và nói một cách dứt khoát nếu tớ thích chơi ván bài poku đó một cách ngẫu nhiên thì chuyện đó chỉ có liên quan đến tớ mà thôi.
Coplan cho rằng không có lợi nếu tranh cãi như thế có nguy cơ kéo dài không dứt. Anh tuyên bố một cách dứt khoát:
- Xét cho cùng, không còn là lúc để hai bạn cãi nhau về chuyện đó. Việc đã làm thì đã làm rồi. Và những gì đáng làm bây giờ là cứu vãn những gì còn lại.
Ánh mắt của anh dừng lại thật lâu trên Faltière:
- Tôi không có quyền ra lệnh cho anh và tôi tiếc điều này một cách thành thật. Những gì tôi sắp nói với anh do đó không hơn một lời khuyên. Nhưng là một lời khuyên thân mật, cấp bách và chí lý. Tôi tin điều đó, anh phải biến đi, Faltière. Hãy ném toàn bộ quần áo vào một cái vali, lấy hết tiền bạc mà anh có trong tay, mang theo giấy tờ, tài liệu làm việc, máy đánh chứ của anh và chuồn đi. Hãy trốn ở bất cứ nơi nào trừ ngôi nhà gỗ của anh trên núi. Có nhiều xó xỉnh hiền hòa và vắng vẻ ở Dordogne hay những nơi khác. Hãy để cho các nhà chuyên môn cắt ung nhọt đó. Đó là nghề của họ.
Faltière vươn móng vuốt ra:
- Bỏ đi?- Anh kêu lên rõ ràng anh đang bị xúc phạm. – Anh nói một cách nghiêm túc?
- Rất nghiêm túc. – Francis thú nhận. Và tôi còn nói rõ hơn: Bỏ đi ngay tức khắc. Ngay lúc này. Tôi hoàn toàn sẵn sàng đưa anh ra ga hay phi trường tùy anh lựa chọn. Xe của tôi đậu ở con đường bên cạnh.
- Không có vấn đề đó. – Faltière cắt ngang. – Trốn đi một cách đột ngột như một giám đốc ẵm túi tiền khi đã làm những hành động mờ ám. Anh giỡn với tôi đó à?
- Thật không may là không. – Francis thở dài đứng lên. – Tôi nghĩ tôi đã giải thích một cách rõ ràng nhưng tôi thấy rằng anh không hiểu gì cả.
Faltière phản đối:
- Cho dù sự bi quan của anh có cơ sở. Tôi cũng không bỏ đi như một kẻ hèn hạ. Trong một tuần, phần biên tập của số tạp chí sắp ra sẽ được khóa chặt. Lúc đó, chắc chắn tôi sẽ đi Thụy Sĩ. Nhưng một sự đi ngay tức khắc thì không. Đó là ngoài vấn đề.
Anh gạn hỏi Sivet:
- Cậu cũng đồng ý với Coplan hả Louis? Cậu muốn tớ trốn trong một xó xỉnh tỉnh lẻ nào đó?
- Anh thật ngờ nghệch, Raymond và anh mãi mãi ngờ nghệch. Dù sao, anh đi hay ở lại tôi cũng có ý định chắc chắn là xem lại tình trạng của mình.
- Tùy anh. Sáng mai ta sẽ xem xét lại vấn đề ở tại văn phòng.
Sivet chán nản đặt một ngón tay lên thái dương.
- Ở văn phòng? – Hắn mỉa mai nói. – Anh thật sự hơi đần độn, phải không? – Coplan vừa chứng minh cho anh thấy rằng tất cả những lời nói được thốt ra trong văn phòng của anh đều bị bọn cùng tầng lầu với ta ghi âm.
- Thế thì sao nào? – Faltière trả lời. – Sẽ là lúc hau chẳng bao giờ để đo lường Dorieux.
- Những kinh nghiệm thuộc loại đí, tôi thà biến mất. Nếu anh muốn biết quyết định của tôi thì đến tìm tôi từ 18 giờ trở đi ở quán Gay Roy.
- Được, tôi sẽ đến.
Faltière quay sang Coplan:
- Tôi không nghi ngờ những ý định tốt, nhưng nếu Louis rời xa tôi, thì tôi sẽ giận anh lắm.
- Tôi mong sớm có những tin tức khác. – Francis nói một cách chậm rãi. – Nếu có dịp, tôi sẽ gặp các anh tối mai ở Gay Roy. Tôi cũng sẽ đến đó.
Sivet và Coplan mặt mày nghiêm trang, đầu óc lo lắng, chuẩn bị cáo từ.
- Tôi đưa các anh ra xe. – Faltière khẽ nói trong lúc mặc áo vét vào. – Tôi còn hai, ba câu muốn hỏi các anh.
Họ rời phòng khách.
Faltière mở cánh cửa đưa ra đường, nép sang nhường cho hai người khách bước qua.
Bên ngoài, đêm mùa thu tối đen, ẩm ướt và thù nghịch.
Đúng lúc Louis Sivet đi ra trên thềm hẹp, một người đàn ông bịt mặt xuất hiện trước hắn. Từ trong bóng tối đi ra như một con quỷ dữ.
- Hãy lùi lại! – Gã ra lệnh với một giọng chát chúa và chĩa một khẩu tự động vào ngực của Sivet.
Chương 15
Ngạc nhiên và xúc động đột ngột, Louis Sivet bước lùi lại, động tác này khiến hắn loạng choạng ngã về phía sau và chạm vào Coplan.
Vì bị phản quang, Francis không trông thấy người đàn ông bịt mặt, nhưng vì anh đã nghe rất rõ lệnh của hắn tuôn ra, những phản xạ tự nhiên của anh nhanh chóng cực kỳ. Cúi gập người xuống anh chùi sát tường hành lang hẹp của lối đi vào nhà, bám cánh tay của Faltière để lôi anh ra xa.
- Đứng lại! – Người bịt mặt hét lên. – Thêm một bước nữa tao sẽ bắn.
Bằng một cái đẩy mạnh thô bạo, hắn ném Sivet vào cuối tiền sảnh.
Coplan lợi dụng khoảnh khắc bối rối, rút khẩu tự động ra, bắn hai phát nhằm hai chân của kẻ tấn công.
Gã này bị thương buông ra một tiếng chửi rửa, ngã sát bức tường chùi từ từ xuống đất.
Ngay lúc ấy, một tên tấn công thứ hai đã len lỏi lên thềm, tên này cũng bịt mặt, thêm vào đó một mũ nghe có một loại ống nghe kéo dài, đầu nghe thòng xuống ngực. Chĩa vũ khí về phía trước, hắn ra lệnh:
- Đưa tay lên!
Louis Sivet như nhớ lại một cách mơ hồ các hình ảnh trong những cuộc phiêu lưu xưa kia của mình ở Đông Dương bèn nằm sấp xuống theo phản xạ. Coplan, nhanh như chớp đã lao về phòng khách mà cửa chưa được đóng lại. Còn Falttière, đôi mắt mở to, miệng nhăn nhúm, mất hoàn toàn phương hướng. Thay vì tuân theo lệnh của gã đeo ống nghe, anh rút một cách bồn chồn khẩu S.W từ trong túi ra và hai tay bấu chặt báng súng anh bắt đầu bắn như điên.
Những viên đạn bắn tung tóe trong sự huyên náo của tất cả những con quỷ dữ, nảy lên khắp các hướng.
Người bịt mặt bị thương nơi bụng, rên lên một tiếng. Nhưng mặc dù đau đớn hắn cũng kịp đáp trả ba phát súng nổ lẫn tràng súng do Falttière bắn ra. Anh tiếp tục trút sạch ổ đạn của khẩu S.W một cách cuống cuồng.
Một sự im lặng thô bạo, bi thảm tiếp theo, Falttière bị hạ gục bởi một viên đạn bắn vào giữa trán, ngã xuống cùng một lúc với địch thủ của mình.
Coplan nhẹ nhàng uyển chuyển như một con thú dữ và luồn qua cửa nhà bếp. Vượt qua mảnh vườn phía sau nhà, anh thận trọng đi vòng căn nhà, tiến về phía thềm.
Không có ai. Không có một tiếng động.
Các giác quan căng thẳng, tanh bước lên các bậc thềm, nhìn nhanh trong hành lang.
Một cuộc tàn sát thật sự. Máu vương vãi khắp nơi. Sivet, Falttière và hai tên tấn công nằm bất động trên mặt đất trong những tư thế của xác chết.
- Thật rối ren hết sức! – Francis nghĩ.
Cắn chặt răng, anh tiến vào trong nhà.
Những người ở chung quanh đã không dám ra ngoài. Nhưng tổng đài điện thoại của cảnh sát đã nhận trên mười cú điện thoại và phản ứng của những lực lượng cảnh sát thật nhanh chóng. Hai xe đầy cớm và một xe hòm của những nhóm can thiệp thuộc cảnh sát quốc gia GIGN đến hầu như cùng một lúc tại nhà Falttière.
Trong khoảng thời gian đó, Coplan đã kịp kiểm kê thiệt hại. Falttière và hai tên tấn công không còn sống nữa. Louis Sivet bị trúng một viên đạn của Falttière đang bất tỉnh. Ngay cái nhìn đầu tiên vết thương của hắn nơi bụng không làm hắn nguy đến tính mạng.
Sau khi xem xét xong, Francis đã gọi điện cho phòng thường trực của Tourain. Nhân viên trực đã hứa chuyển ngay cuộc gọi của Coplan cho chỉ huy của mình.
Một sự bình tĩnh tuyệt hảo, Francis đón những cảnh sát viên và thanh tra cảnh sát.
- Tôi sẽ giải thích cho các anh. – Anh lạnh lùng nói với viên thanh tra phụ trách công việc ở đó.
Anh trình thẻ đặc biệt của mình ra và nói thêm:
- Văn phòng V.S.T đã được thông báo. Đây là một vụ có liên quan đến họ.
- O.K đưa hai tay lên! – Viên thanh tra khó chịu ra lệnh. – Người ta sẽ kiểm tra thẻ của anh.
Ông ta nói với một thuộc cấp.
- Lục soát hắn và còng hắn lại.
Coplan để cho người này thi hành công việc của anh ta vì không thể tránh được tiến trình công việc và đúng theo luật lệ.
Tuy nhiên anh cảnh báo viên thanh tra:
- Nhẹ nhàng thôi anh bạn. Tất cả chuyện này là một vụ chạm đến bí mật quốc gia. Không phải là một tin vắn linh tinh cho thời báo địa phương đâu.
- Người ta sẽ xem xét chuyện đó,- người cảnh sát nói, - trong khi chờ đợi tôi sẽ nhốt anh.
Về phía họ, những người thuộc biệt kích đặc biệt của cảnh sát lo cho những xác chết và người bị thương.
Ở phòng cảnh sát, Coplan từ chối một cách thẳng thắn không khai báo gì cả. Đám đông đáng ghét các cảnh sát viên không chạn đến sự cương quyết của anh, chúng sợ sự tự tin bình thản của anh.
Bị những câu hỏi dồn dập, anh lặp lại:
- Tôi chờ ông chánh thanh tra Tourain. Ông ra đã được báo tin và sẽ đến.
Cuối cùng Tourain đến. Mặt tối sầm, ánh mắt khó khăn, giọng nói khô khan:
- Thế nào? – Anh nói nhanh với Francis. – Tai họa?
- Tôi e là như vậy.
- Không có gì đáng mừng hả?
- Thật vật. Khi tôi nghĩ tôi đã hy sinh cả buổi tối để bảo vệ Falttière khỏi một thế hiểm, lẽ ra tốt hơn hết tôi nên ở nhà xem ti vi. Tốt nhất anh ta bị thanh toán mà không có mặt tôi.
- Thuật cho tôi nghe đi…
Coplan thuật một cách đơn giản những gì đã xảy ra. Tourain nói:
- Sivet đã qua khỏi, cũng may. Nhưng hai tên vô lại bịt mặt và Falttière đang trên đường đến nhà xác.
- Khẩn trương hơn cả là phải ngụy trang cuộc chạm súng này.
- Đã làm rồi. Chính tôi đã đọc thông báo dành cho các báo chí.
- Tôi không thể giấu cái chết của Falttière. Tôi đẫ nói về một cuộc tấn công bí ẩn.
- Anh cần bao nhiêu thời gian để kéo tôi ra khỏi rắc rối này? – Francis hỏi trong lúc chìa hai cườm tay bị còng.
- Thời gian để được một lệnh qua điện thoại của sếp lớn, qua Pontoise. Anh gấp lắm sao?
- Phải, tôi còn nhiều công việc và tôi còn cần đến anh. Tôi nghĩ hai tên bịt mặt không có chứng minh thư.
- Không, nhưng xe của chúng đã được tìm thấy ở ranh giời của làng, những cuộc điều tra đang được tiến hành.
- Xe cho thuê, đã biết trước. – Francis nói. – Đáng quan tâm hơn cả là có hình ảnh của hai tên bịt mặt. Tôi rất tò mò muốn biết chúng ở đâu ra.
- Yêu cầu đã được thực hiện.
- Sẽ rất thích thú khi thấy phản ứng của Brechter.
*
Ngay đối với những người ở đúng vào cửa rào chắn, bộ máy cảnh sát nặng nề không bao giờ có một sự điều hành dễ dàng. Cũng không nhanh chóng.
Tourain và Coplan nhận thấy điều đó qua kinh nghiệm của họ. Cuối cùng, gần ba giờ sáng khi viên chánh thanh tra của cơ quan D.S.T và nhân viên của S.D.E.C mới có thể rời trụ sở cảnh sát.
Coplan nói khẽ một cách tâm lý:
- Quá trễ để đi phỏng vấn Brechter ở Feuilleraie. Chúng ta sẽ làm chuyện đó trong buổi sáng, vào khoảng mười một giờ nếu lúc đó anh rảnh.
- Chúng ta sẽ không rảnh sớm hơn.
- Tôi sẽ đi thăm Sivet ở bệnh viện Montmorency.
- Xe của anh ở đâu?
- Gần nhà Falttière.
- Tôi đưa anh đến đó. Hãy gọi cho tôi ở văn phòng khoảng 9 giờ.
- Đồng ý. – Francis lo lắng gật đầu.
- Tôi nghĩ rằng cái chết của Falttière sẽ ồn ào lắm?
- Chắc chắn rồi, nhưng chuyện đó không đủ để xúi giục “Ông lão” xếp hồ sơ, trái lại là khác.
- Ông ta mong cái gì?
- Tôi không biết gì cả. Nhưng điều mà tôi biết, đó là sự hỗn loạn gây ra bởi tổ chứ nước ngoài đối đầu với nhau trên lãnh thổ của chúng ta khiến ông ấy điên tiết.
Tourain hoài nhgi nhăn mặt:
- Theo ý tôi, không phải lúc để ra mặt sốt sắng quá mức.
- Anh muốn nói gì vậy?
- Tôi không biết bí mật của các thần thánh nhưng tôi cũng không phải là tên ngu đần cuối cùng. Cái chết đột ngột của Falttière sẽ không làm đổ nhiều lệ về phía chính quyền và của bến Orsay, chính tôi nói với anh như vậy đó.
- Anh chắc chắn nói đúng.
- Tôi đánh cược với anh tất cả những gì anh muốn rằng vụ này sẽ được xếp vào một xó.
- Có lẽ một cách công khai. Nhưng tôi biết “Ông lão” khá rõ. Ông ta sẽ giả như tuân theo mệnh lệnh chỉ dẫn của bộ trưởng. Dĩ nhiên là như vậy, nhưng ông ta sẽ không buông ra.
- Dù sao, tôi nghĩ những chỉ thị được giao cho tôi vẫn còn hiệu lực đến khi có lệnh mới?
- Dĩ nhiên. Nhất là những chỉ thị có liên quan đến công ty Firway.
*
Serge Gounine, giám đốc công ty Firway là một người ở độ tuổi bốn mươi lăm. Con trai của một người Bạch Nga gốc Odessa. Hắn không hưởng được gì của sự duyên dáng huyền thoại Slave. Thấp, bụng phệ, tròn, nước da đục, da nhờn, tóc đen và nhờn, hắn có vẻ ngay cái nhìn đầu tiên là một trong những gã hơi thủ đoạn nhưng vô hại như người ta thấy nhiều trong những môi trường của quảng cáo và điện ảnh. Nhưng những ai biết ông ấy rõ không nhìn ông ấy theo cách đó. Nụ cười thoáng hiện trên đôi môi dày thường xuyên vén lên thật ra chỉ là một cái nhếch mép. Và ánh mắt có đồng tử tối chợt sáng lên khi hắn suy nghĩ che đậy một tâm hồn băng giá, đầu óc xảo quyệt, một tính tình hung dữ do bản chất.
Nóng nảy, năng động, Gounine không hoàn toàn là nhân vật vô trật tự mà đồng nghiệp tưởng tượng. Và sự thiếu tiền kinh niên, kiểu cách trong công việc kinh doanh, tật gây khó khắn, phức tạp khi tranh cãi về tỷ lệ hoa hồng của hắn thật ra chỉ là một sự ngụy trang. Vì những tài sản bí mật mà hắn có rất đáng kể.
Theo thói quen, hắn luôn luôn là người đến văn phòng sớm nhất, hắn đọc thư từ, chọn lọc những thông tin không thật sự quan trọng, đi một vòng kiểm tra phòng làm việc của cô thư ký đánh máy và của phó giám đốc, Charles Kallerm kiểm tra xem những máy ghi âm tự động có hoạt động hay không trong thời gian đóng cửa.
Cô thư ký đánh máy là một cô gái đẹp, tóc vàn, hai mươi lăm tuổi, ngu ngốc nhưng bị các người chủ của mình chinh phục, đến văn phòng lúc chín giờ, Gounine, Kaller và trưởng phòng – một gã có ria mép tên là Joseph Widan – không biết sẽ qua đêm với ai trong ba người. Nhưng vì cô ta sống một mình trong một căn hộ đẹp đẽ ở đường Pompe, vì cô ta được trả tiền nhiều, vì cô ta có một sự thưởng thức tình dục hàm hồ vầ vì cô ta có một tính khí không rắc rối, phức tạp cho nên cô ta cho rằng sự thu xếp đó hoàn toàn thỏa đáng.
Gounine chăm chú đọc các giấy tờ thì vào lúc 10 giờ, phụ tá của hắn, Charles Kaller đến.
- Thế nào, anh ở đâu? Anh không thể đến sơn hơn được sao? Anh cũng biết tôi ghét phải chờ đợi mà.
Hăn nhìn người cộng sự của mình và nhíu mày.
Kaller bực dọc và xấu hổ nói nhỏ:
- Tên Mỹ phải gió đó đã qua mặt chúng ta.
- Làm sao có chuyện đó?
- Hắn đã cho chúng tôi rơi chứ sao nữa! – Gã bực dọc nói nhanh.
- Nhưng Joseph đã cho tôi biết hắn ở Claridge và anh đã canh chừng hắn.
- Đúng, chính xác là như vậy. Nhưng trước nửa đêm một chút, khi Joseph đến kín đáo hỏi thăm ở bàn tiếp tân, người ta đã trả lời rằng ông Rodeney đã rời khách sạn vào khoảng 19 giờ, với vũ khí và hành trang. Và không để lại địa chỉ để chuyển thư từ.
- Đúng như tôi nghĩ. – Gounine bực dọc nói. – Chắc chắn hắn là một tay có nghề, một thằng bạn của Launet.
- Chắn chắn là như vậy. – Kaller thú nhận. – Một tay lương thiện không lừa được chúng ta như thế.
- Joseph đâu?
- Thì …trong phòng ngủ của Solange. Đến lượt nó mà. Nó sắp đến.
Joseph Wildan, gã có ria mép rõ ràng có lợi thế, hãnh diện vì phong cách đẹp của mình, đến sau đó một chút.
Như thường lệ, hắn đã mua tờ “France-soir” mới nhất và hắn định đọc tờ báo một cách êm ả. Nhưng khi máy móc liếc quá trang đầu tờ nhật báo, hắn trố mắt và buông ra một tiếng chửi.
- Trời đất thánh thần ơi! Không phải chứ? Falttière đã chết!
Gounine và Kaller không nén một cái giật mình.
- Sao? Gounine lắp bắp kêu lên.
- Này, đọc đi! - Wildan rên lên. – Cái thằng khốn kiếp đó bị hạ tại nhà.
Gounine và Kaller lao đến tờ b áo như hai con hổ đói.
Tựa đề trải dài trên ba cột:
“TẤN CÔNG BÍ ẤN LÚC ĐÊM KHUYA
Trong một cuộc tấn công bí ẩn lúc đêm khuya, phóng viên nổi tiếng Ray Falt đã bị thương vong…”
Theo một bài tường thuật dài, lộn xộn và đầy những câu lặp lại vô ích, những người điều tra thật sự không biết chính xác điều gì. Thật vậy, bài báo chỉ là một sự phản ánh mãnh liệt chống lại bạo lực và sự tiến triển trở nên không thể chấp nhận được.
Gounine bật dậy một cách thô bạo:
- Đồ đểu giả! – Hắn gầm lên. – Tôi chắc chắn đó là những gã của tên Brechter làm chuyện đó! Joseph chạy ngay đến Ladel. Dorieux phải được báo tin. Hãy báo hắn chúng ta phải dựa vào Sivet trong tương lại. Nếu như chúng ta…
Họ bỗng im lặng. Cái loa nhỏ được đặt trong văn phòng của hắn bắt đầu run lên. Ba người đang ông nín lặng và chăm chú nghe một cuộc nói chuyện diễn ra trong văn phòng của Faltière trong tòa báo Edoxipress, giữa Dorieux và người thay quyền Maridoux.
Dorieux bối rối. Hắn vừa biết tin cái chết bi thảm của Faltière.
- Ta có thể tiếp xúc với Sivet ở đâu? – Hắn hỏi với một giọng cuống cuồng.
- Ở khách sạn của hắn. – Maridoux trả lời. – Nhưng tôi nghĩ hắn sắp đến. Hắn đến giờ làm việc rồi.
- Hãy gọi cho khách sạn của hắn.
Nhưng Louis Sivet đi vắng. Ngoài ra người ta còn nói rõ hắn không về phòng từ đêm qua.
- Chuyện gì vậy? – Dorieux rên rỉ, than vãn. – Tôi sẽ kiên nhẫn chờ thêm một chút nữa.
- Đã xảy ra như thế nào? – Maridoux cay cú hỏi.
- Đọc đi… báo không có nhiều chi tiết nhưng tôi chắc chắn rằng đây là một âm mưu bắt cóc không thành.
- Anh nghĩ vậy sao? Faltière đã có biện pháp tự vệ. Chúng ta đã cảnh giác ông ta và đã giao cho ông ta vũ khí.
- Đi mà xem chi tiết! Hắn đã có vẻ không được thuyết phục khi tôi giao cho hắn khẩu súng lục vừa bảo hắn rằng mạng sống của hắn đang bị đe dọa. Thêm vào đó tôi còn hỏi hắn có biết sử dụng vũ khí nào không. Hắn biết mà, những tay trí thức đó thường chẳng biết chuyện này!
- Bây giờ ta sẽ làm gì?
- Tôi không biết. Tôi sẽ cho biết sau. Tất cả vấn đề nhất thiết sẽ phải xem xét lại.
*
Trong văn phòng bên cạnh, Serge Gounine không sao nuốt nổi sự thất vọng của mình. Cái chết của Faltière là một thất bại khủng khiếp của hắn.
- Chúng ta đã thanh toán gẫ Patrick Sémail đó một cách vô ích. – Hắn càu nhàu.
- Không ai đoán trước được những gì sẽ xảy ra. – Kaller phản đối.
- Mà có chứ, có chứ! – Gounine gầm gừ. – Trước khi chết, Sémail cuối cùng đã thú nhận hắn làm việc cho một tên Brechter nào đó. Đoạn tiếp theo dễ đoán quá mà, không phải vậy sao? Tôi lặp lại đây: những tay của gã Brechter đó đã làm vụ này. Chúng ta bị lừa ở khắp nơi.
- Ta phải có thể tìm lại gã Brechter đó phải không nào?
- Phải tìm lại hắn. – Gounine giận điên người xác nhận.
Chương 16
Vết thương của Louis Sivet không thật sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, những xúc động trong lúc cuộc nổ súng diễn ra đã khiến cho hắn bị một cú sốc mà hậu quả khiến các bác sĩ lo ngại về phương diện tim mạch.
Dù sao đi nữa, quyết định của các bác sĩ là dứt khoát: Không cuộc thăm viếng nào được chấp nhận.
Ngay cả những thanh tra cảnh sát cũng bị từ chối một cách không khoan nhượng.
Khi Coplan và Tourain gặp nhau để đi đến Feuillearaie, họ không khỏi tự hỏi về vấn đề này. Tourain bực dọc nói:
- Dĩ nhiên Sivet không còn trẻ nữa. Đó là một cú nặng cho anh ấy.
- Tôi đã gọi điện thoại cho một cô bạn thân của anh ấy từ rất lâu rồi. Cô ta đã xác nhận rằng anh ấy không có trái tim khỏe khoắn…như tất cả những gã đã lăn lộn ở Châu Á và đã nốc rượu nhiều.
- Chúng ta hãy mong hắn qua khỏi – Tourain thở dài.
Đến Feuillearaie, Francis và chánh thanh tra Tourain trước hết có một cuộc nói chuyện ngắn với bốn nhân viên của cơ quan S.D.E.C – một quản lý và hai người đóng vai phục vụ đảm bảo việc canh giữ căn nhà và người bảo quản nó.
- Tất cả đều ổn. – Trưởng toán khẳng định - Tù nhân không có vè bướng bỉnh lắm . Tôi có thể nói hắn ra tỏ ra đặc biệt ngoan ngoãn. Hắn không đòi hỏi gì, hắn đã chấp nhận một cách rất lịch sự cho bữa ăn và hắn còn tỏ ra lịch sự với Duprez, cai ngục thực thụ của hắn.
- Càng tốt – Coplan gật đầu tán thành - Ông thanh tra và tôi sẽ đến chào hắn đây. Hãy cho máy ghi âm hoạt động. “Ông lão” muốn nghe những gì hắn nói.
- O.K tôi làm chuyện cần thiết phải làm. – Gribel lặng lẽ gật đầu. – Anh là người chịu trách nhiệm tối nay (và là trưởng nhóm được giao cho Feuillearaie).
Georger Brechter đang nằm trên ghế bố. Hắn chớp mắt khi đèn trần bật sáng. Rồi hắn rùng mình ngồi lên trên bờ ghế bố không tiện nghi.
Nét mặt hắn căng thẳng và có vẻ mệt mỏi. Khuôn mặt không còn tươi tắn và cằm không cạo râu khiến hắn có vẻ mặt khá dữ dằn. Hai cườm tay bị khóa ra sau lưng, hai cườm chân bị cột vào nhau hắn không thể làm gì được nhiều. Mặc dù vậy, trái với mọi sự chờ đợi , hắn có cặp mắt nhanh nhẹn và rõ ràng một tinh thần không suy chuyển.
Coplan tấn công ngay vào trò chơi;
- Thế nào, Brechter , anh đã suy nghĩ chưa? Người ta bảo ban đêm sáng suốt hơn ban ngày. Chuyện trao đổi mà tôi đã đề nghị với anh, anh có quan tâm không?
- Dĩ nhiên là có. – Người bị bắt nhẹ nhàng trả lời.
- Tôi phải hiểu rằng trí nhớ của anh đã hồi phục?
- Ông muốn nói gì, một cách chính xác?
- Một người có tên là Pierre Launet có nhắc anh nhớ điều gì không?
- Ông có thể bỏ sự mỉa mai, cay độc và châm chọc của mình đi. - Brechter nói trong lúc nhìn chăm chăm Coplan với con mắt nghiêm trang. – Nếu chúng ta thật sự là những đồng nghiệp như mọi người đã cho thấy rõ điều đó, chúng ta nói chuyện với nhau một cách nghiêm túc thì tốt hơn. Và trên phương diện bình đẳng. Vì tôi cũng có nhiều câu hỏi cho ông.
Coplan không thể nén nụ cười nhẹ nhõm. Hơn một lần, trong sự nghiệp nhiều mạo hiểm của mình anh đã gặp như Brechter trong tư thế đáng lo lắng. Và lúc nào trong những trường hợp đó, anh cũng đã phải nhờ đến tài khéo ăn khéo nói của mình.
- Anh đảo lộn vai trò. – Francis cảnh báo tù nhân. – Nhưng không sao tôi nghe anh nói đây.
- Tại sao ngay từ đầu anh coi tôi như một địch thủ? Anh căn cứ vào cái gì?
- Anh lầm rồi . –Francis đáp trả. – Vị trí của tôi so với anh là như thế này: không bạn, không thù. Tôi xem anh như một nguồn tin tức chỉ có thế thôi.
- Sự mất tích của Launet và việc bắt cóc tôi là hai sự việc có liên quan chặt chẽ đến nhau, chuyện đó rất rõ ràng. Nhưng cách giải thích của hai sự việc đó có những hậu quả thuận lợi hay không thuận lợi, tất cả đều tùy thuộc vào giả thuyết đưa ra.
- Anh muốn đi đến đâu?
- Những lợi ích của chúng ta có thể liên đới. – Brechter đăm chiêu thăm dò.
- Xin anh giải thích.
- Trong hai phải chọn một : hoặc là Launet đã chết vào giờ này, hoặc bị nhốt trong một nơi bí mật như chính bản thân tôi. Trong trường hợp thứ nhất, những tin tức của tôi không chỉ có giá trị mà chúng còn có lợi cho anh. Trong trường hợp thứ hai, cuộc trao đổi mà anh đã đề nghị với tôi là một sự trao đổi giả dối. Tôi nghĩ là đã rõ.
Tourain theo dõi cuộc nói chuyện với một sự chú tâm cao độ, đã nhíu mày và mím môi . Anh không hiểu nhưng Coplan đã hiểu chiến thuật của gã người Áo:
- Trước khi trả lời anh, Brechter, anh sẽ qua một thử thách. Anh nên nhớ rằng người ta không dạy một con khỉ già học làm trò. Tôi bắn giả viên đạn lạc vào trại của anh. Hãy nhìn hai bức ảnh này cho rõ và hãy suy nghĩ…Hai người này đã bị hạ đêm qua.
Francis tiến về phía hắn đặt hai bức ảnh hai người xa lạ đã tấn công nhà của Faltiere đã chết trong vụ đó ngay dưới tầm mắt hắn.
- Đúng là điều mà tôi nghi ngờ.
- Đến phiên anh chơi.
Một nếp nhăn cay đắng làm giãn đôi môi của người Áo. Anh ta tỉnh ngộ hỏi;
- Bị chiếu tướng rơi vào nước bí?
- Có thể là như vậy. Hãy nói cho chúng tôi nghe về hai người này.
- Phải, tôi biết hai người này. Đó là hai nhân viên của mạng lưới mà tôi đang điều khiển. Trong trường hợp nào họ bị chết? Trong trường hợp nào họ bị chết?
- Trong lúc tấn công Ray Falt tại nhà anh ấy và không giấu gì anh, Ray Falt cũng đã chết.
Khuôn mặt của Brechter chợt khép kín:
- Bây giờ tôi biết anh nói láo. – Anh ta gay gắt rít lên. Hai nhân viên của tôi đã được dặn dò tuyệt đối không được để cho Ray Falt gặp nguy hiểm. Họ phải hỏi ông ta về Launet không hơn nữa. Muốn làm gì tôi thì làm, tôi không nói nữa.
Coplan nhận ra mình vừa ghi được một điểm:
- Brechter anh đừng phát rồ lên như vậy, tôi không nói dối anh. Hai nhân viên của anh thật sự đã chết, nhưng họ đã là nạn nhân của một sự hiểu lầm. Chính Falt đã bắn họ và họ đã bắn trả để giữ mạng sống của mình. Tự vệ chính đáng hay đại loại vậy. Còn về Launet, hắn đã bị bắt, tra tấn và giết chết bởi những kẻ lạ mặt mà chúng tôi đang cố gắng tìm ra dấu vết.
Một sự im lặng, một sự im lặng quá dài. Cuối cùng Coplan tuyên bố :
- Sự quyết định từ chối cuộc trao đổi của tôi bao gồm một nguy cơ: Đó là một hệ thống bảo vệ có những thuận lợi của nó, tôi không nghi ngờ điều đó. Nhưng đối với anh, tôi nghĩ nó cũng có những bất tiện nghiêm trọng. Anh đang ở trong tay chúng tôi, anh đừng quên điều đó. Nếu một chuyện không may xảy ra trong khi anh bị giam giữ, không ai biết gì cả. Không bao giờ biết.
- Tôi chỉ nói khi tôi có ý thức. – Brechter quyết định . – Hãy đưa tôi đến gặp một nhân viên cấp cao của cơ quan tình báo Pháp.
- Anh đang gặp.
Brechter nhìn khá lâu Coplan trước khi nói rõ từng tiếng:
- Anh đã nghe nói về tổ chức Kunakoto?
- Dĩ nhiên là có. Nhưng…trừ phi có bằng chứng ngược lại, đúng ra tôi cố tin rằng đó là một huyền thoại.
- Một huyền thoại? – Người Áo cười khẩy, khiêu khích. – Anh không thiếu lạc quan hoặc là…
- Hoặc là sao?
- Người Pháp các anh dù sao cũng không quá ngây thơ để tin rằng những mạng lưới của Kunakoto thuộc một nghệ thuật truyền thống dân gian hay một chiến dịch tuyên truyền độc hại? Chúng tôi đang chiến đấu chống lại những tên cướp đó từ bốn năm nay. Và nếu như anh còn nghi ngờ về phương diện này, cái chết của Launet phải làm cho anh hiểu rằng đó không phải là một trò đùa. Tôi cũng có thể nói ra cho anh nghe rằng việc thành lập của Edoxipress là một vụ của phân đội Eurab trong tổ chức Kunakoto. Chúng tôi biết được nguồn tin tức chắc chắn, vì chúng tôi đã cho một người của chúng tôi len lỏi vào được tổ chức này của người Nhật. Dĩ nhiên cũng qua kênh này mà chúng tôi đã biết được về chiến dịch Bador.
- Chiến dịch Bador là gì vậy?
- Đó là mật khẩu của vị Faltiere.
- Và những mục tiêu của chiến dịch đó?
- Những mục tiêu kép, như chín trên mười lần. Thứ nhất là chiến tranh báo chí. Hai là sự củng cố trung tâm Paris.
- Anh sẽ không bao giờ làm cho tôi tin được rằng người Nhật dám liều lĩnh chơi một trò như thế ở Pháp.
Brechter mỉm cười cay đắng:
- Tôi cho rằng anh làm con lừa để có cám ăn (anh giả vờ biết thêm tin tức)- Hắn càu nhàu. Chúng tôi không thể giận anh, đó là vai trò của anh…thế lực thứ tư, anh có tin điều đó không? Tuy nhiên không phải tự nhiên mà những người của quốc gia lỗi lạc đã tuyên bố rằng sức mạnh khổng lồ của báo chí, những cuộc chiến tư tưởng do báo chí đưa đến từ nay giữ một vai trò chính trong chính trị. Người Nhật đã hiểu và họ không phải là duy nhất. Bằng cách cung cấp những phương tiện vật chất đáng kể cho cho sự kết hợp Faltiere – Sivet, Kunakoto tự rèn cho mình vũ khí vừa đáng sợ vừa hữu hiệu như nhau. Đặc biệt là khi chiến đấu chống lại tư tưởng các nước Châu Âu hợp nhất.
- Tại sao đặc biệt là mục tiêu đó?
- Bởi vì, sự thống nhất chính trị của châu Âu là một nguy cơ chết chóc cho kinh tế Nhật Bản. Sự sống còn của Nhật Bản tùy thuộc vào những hàng hóa xuất khẩu…Chinh phục những thị trường tiêu thụ là một công việc tương đối nếu như Châu Âu vẫn còn chia cắt từng mảnh. Nhưng châu Âu khi trở thành một khối chính trị đồng nhất thì đó là một lục địa mất đi đối với những xí nghiệp của Tokyo.
Coplan im lặng suy nghĩ một lúc, rồi:
- Anh có vẻ biết nhiều vấn đề Brechter . Tôi công nhận sự chặt chẽ trong những luận chứng của anh: chinh phục những đòn bẩy của của báo chí chính trị, ngăn cản sự thống nhất châu Âu, đó là mục tiêu hàng đầu đối với người Nhật. Nhưng còn ông, mục tiêu của ông là gì?
- Chống lại Kunakoto. Tôi đã bảo ông rồi.
- Với lý do gì?
Người Áo im lặng.
Coplan lúc đó đặt câu hỏi quan trọng nhất;
- Brechter, anh là ai? Thuộc phe nào?
- Tổ chức của tôi trong phe bạn với nước Pháp. Tôi không thể nói gì hơn nữa.
- Điều không ngăn anh thanh toán món nợ của mình với kẻ thù và trên lãnh thổ của chúng tôi. Ngoài chuyện đó ra anh là bạn của chúng tôi.
- Chúng tôi không có sự chọn lựa.
- Nhưng sự tôn trọng sơ đẳng nhất của những lễ nghi của nghi thức giữa hai quốc gia bè bạn, buộc các anh phải thực hiện sinh hoạt của mình ở nơi khác.
- Không còn có nơi khác nữa! Anh cũng biết rõ. Chiến tranh mà, chúng tôi đang theo đuổi thuộc tầm cỡ thế giới.
- Theo ý anh, Brechter, Ray Falt có ý thức về những gì anh ấy làm không?
- Tôi không biết. Chính đó là điều mà Launet phải làm sáng tỏ.
- Còn luật sư Dorieux ?
- Người đó chúng tôi chắc chắn hắn bị điều khiển. Dĩ nhiên hắn biết hắn nằm trong một âm mưu hoàn toàn không lương thiện. Nhưng vì hắn chỉ làm như vậy, hắn không tìm hiểu quá nhiều. Hắn nhận được nhiều tiền, tống chúng sang Thụy Sĩ và hắn thu xếp những chuyện bịa tất cả của những chuyện bịa. Vì hắn khéo léo , thủ đọan, quỷ quyệt trong nghề, những điều tra viên hữu hiệu nhất rất khó phát hiện ra. Nếu anh mong bắt quả tang hắn hay phát hiện một lỗ hổng chỉ của lớp vỏ bọc nơi hắn, anh mất thời gian. Tôi biết tôi nói cái gì mà.
Nét mặt của Coplan đanh lại, anh bình tĩnh nói từng tiếng một:
- Tôi lặp lại câu hỏi của tôi, Brechter, anh là ai?
Người Áo chế giễu nhưng nét mặt cúi xuống;
- Một đại diện thương mãi khiêm tốn không biết gì về những việc xảy ra cho mình và thích trở về càng nhanh càng tốt căn hộ nhỏ của mình ở Vienne.
Coplan gật đầu tán thành quay sang Tourain :
- Hôm nay như thế là đủ rồi, ta đi thôi.
Họ bỏ đi để tên tù ở lại với sự cô đơn của mình.
Coplan đòi người đồng nghiệp của mình thuộc S.D.E.C bản ghi cuộc nói chuyện với người Áo và hứa sẽ trả lại. Trong lúc xe đang chạy về Paris, Tourain khẽ nói:
- Anh nghĩ gì về tất cả vụ này?
- Rằng gã đó chắc chắn không phải một tay mơ.
- Đó cũng là cảm giác của tôi. Nhưng tôi nói về câu chuyện và mạng lưới Nhật Bản …khá khó tin phải không nào?
- Dĩ nhiên là có đồ ăn thức uống trong những gì hắn kể. Ít ra nó đứng vững. Mặt khác thái độ tự tin, sự bình tĩnh của hắn, cung cách chững chạc toát ra từ người hắn , tất cả những thứ đó khiến ta phải suy nghĩ.
- Về quan điểm nào?
- Theo ý tôi nếu hắn tự cảm thấy bình tĩnh như thế là vì hắn có những lý do.
- Thật vậy sao?
- Tương lai sẽ mách bảo linh tính của tôi có đúng hay không, nhưng tôi tin rằng Brechter biết tự che đậy mình. Anh biết không Tourian, khi một nhân viên tình báo phải nhận rằng mình điều khiển thật sự một tổ chức lén lút và đúng là điều mà Brechter đã làm đó là vì hắn có niềm tin sẽ thoát nạn. Không bao giờ Brechter giữ được một ngôn ngữ như thế nếu như hắn không thận trọng. Hắn biết chúng ta có thể thủ tiêu hắn không. Thế mà, mặc dù vậy, hắn tiết lộ cho chúng ta những mục trên trang nhiệm vụ của mình ở Paris. Chuyện đó có làm anh bối rối không hả?
- Hoàn toàn không. Tôi đã gặp không ít những điệp viên trong trong sự nghiệp của tôi. Và tất cả không trừ một ai , đã cố gắng nhồi nhét vào đầu tôi những tuyên bố không giá trị. Câu chuyện tổ chức Nhật Bản này là tiểu thuyết. Tại sao người Nhật quái quỷ đến tài trợ cho một công ty báo chí ở nước chúng ta?
- Tôi không chia sẻ sự hoài nghi của anh. – Coplan tin tưởng nói . – Khi người Nhật gây chiến tranh, họ chiến đấu mọi phía và họ không quên rằng người Nhật đã quyết định một cách dứt khoát rằng cuộc chiến tranh thật sự của thế kỷ thứ XX là cuộc chiến tranh kinh tế , thương mại và tài chính , nếu anh chuyển vị những phương pháp mà họ đã áp dụng trong cuộc xung đột thế giới vừa qua, lập luận của Brechter hoàn toàn có thể chấp nhận được . Thêm vào đó, tôi báo cho anh rằng tôi đã không khám phá ra một sự trùng hợp rõ ràng giữa những lời thú tội của người Áo và những gì chúng ta biết.
- Tôi tò mò muốn biết điều mà “Ông lão” sẽ nghĩ về tất cả câu chuyện này. – Tourain buồn bã nói nhỏ.
Ông giám đốc cơ quan S.D.E.C sau khi nghe hết sức chăm chú cuốn băng ghi âm cuộc nói chuyện của Coplan và Brechter, ngồi im một lúc lâu.
Coplan nói khẽ:
- Đáng chú ý không?
- Anh cho phép. – “Ông lão” càu nhàu - tôi muốn nghe lại cuộc nói chuyện đó.
Ông chỉnh máy ghi âm cho chạy cuốn băng lại một lần nữa .
Khi sự im lặng trở lại , ông nói rõ từng chữ, khuôn mặt lạnh lùng :
- Dĩ nhiên không có gì có thể kiểm chứng những điều mà Brechter nói . “Người từ phương xa về dễ nói khác”, tục ngữ đã nói thế. Trút hết lên lưng tổ chức bí ẩn của người Nhật thì dễ dàng. Tôi nói hầu như bánh nhân kem…
- Chúng ta đã có vài hồ sơ về những mạng lưới Kunakoto đó, nếu tôi nhớ không lầm.
Ông lão cười khô khan và ngắn ,một cái cười của con sói.
- Nếu người ta có thể gọi đó là những hồ sơ! Những chuyện ngồi lê đôi mách , những tin đồn, những tiếng vang gián tiếp được lượm lặt bởi người này hay người kia trong đám những đặc phái viên khả kính của chúng ta! Không có gì cụ thể, không có gì xác thực.
- Và nếu như tôi đi một chuyến sang Vienne? – Francis bỗng đề nghị. Với những tấm ảnh của Brechterm Launet , hai người tấn công nhà của Faltiere, tôi có thể thăm dò bạn bè người áo của chúng ta. Cuộc thử nghiệm sẽ có thể đáng đồng tiền bát gạo , ai biết đâu được.
“Ông lão” do dự, cân nhắc cái được và cái không.
- Ơ…được…dù sao cũng không phải là một ý kiến tồi. – Ông chấp nhận . – Anh có thể thử về phía tòa soạn báo Wiener Post, chính một phóng viên của tờ tuần báo đó là người đầu tiên gợi ý về sự hiện diện của nhóm Kunakoto. Anh sẽ thấy chuyện đó trong hồ sơ.
- Bản thân tôi cũng có vài liên lạc ở Vienne, ông cũng biết.
- Phải, tôi nghĩ rằng nếu điều này đáng công di chuyển . – “ông lão” kết luận. Hãy hỏi Rousseaux tổ chức cho anh chuyến đi đó.
- Còn Brechter?
- Hãy để hắn ở trong tù một chút. Có lẽ hắn sẽ trở nên lắm mồm hơn về chính đề tài của mình và dĩ nhiên tất cả đã ở đó.
- O.K sáng mai tôi sẽ lên phi cơ.
Khi vừa đến Vienne bằng chuyến bay Air France 782, Coplan được tiếp đón một cách kín đáo bởi Jerome Fevan, nhân viên thường trú địa phương của S.D.E.C.
Đồng hồ của phi cảng Schewechat chỉ 11 giờ 40.
- Rất vui được gặp lại anh, Francis - Fevan nói với nụ cười kỳ lạ ở khóe miệng.
- Rất hân hạnh. – Coplan đáp khẽ . – Tôi mong anh đã tìm cho tôi một khách sạn dễ chịu?
- Thật tiếc, tôi không lo vấn đề đó. Thật vô ích , vì anh lại trở về bằng chuyến bay này, ngay ngày hôm nay lúc 17 giờ 10 và anh sẽ trở lại Paris. “Ông lão” vừa nhắn với tôi như vậy. Ngay sáng nay, rất chính xác vào lúc 10 giờ 35.
- Không đùa chứ?
- Một chiếc xe công vụ sẽ chờ anh ở Orley.
- Dù sao chúng ta có thể ăn trưa với nhau chứ? – Coplan tâm lý đề nghị.
- Dĩ nhiên.
Điều bất thường là khi Coplan đến trụ sở S.D.E.C ở Paris trước 22 giờ một chút, “Ông lão” chờ anh ở đó. Coplan nói:
- Nếu như ông làm thêm giờ, đó là vì có một lý do quan trọng, chắc chắn như vậy. Có gì mới trong vụ Brechter?
- Có, đúng như vậy.Chúng ta đi đến Feuilleraie. Tôi sẽ thuật cho anh biết trên đường đi những gì xảy ra.
Họ lên chiếc xe D.S do tài xế riêng của “ông lão” lái.
Trong khi chiếc xe du lịch chạy bon bon về hướng ngoại ô phía Bắc, “Ông lão” giải thích”
- Sáng nay, khi vừa đến văn phòng, tôi đã được Bộ trưởng mời đến bộ ngoại giao. Tôi đã đi đến bộ quốc phòng và từ đó đến Bến Orsay. Chúng tôi được một trong những giám đốc tiếp và chúng tôi đã gặp bí thư thứ hai của tòa đại sứ Trung Hoa Tân quốc. Nhà ngoại giao dễ mến đó của Bắc Kinh đã thông báo cho chúng ta rằng ông ta đã cho tiến hành một cuộc điều tra về bốn cộng tác viên người Châu Âu thuộc công tác của Trung Quốc ở Vienne. Nói tóm lại với sự thẳng thắn làm động lòng đặc trưng của những công chức của Mao, người Trung Hoa nhỏ bé đó đã tuyên bố một cách bình đằng rằng Brechter , Launet và hai phụ tá của Brechter đã đến Paris để điều tra về Ray Falt và về Edoxipress !...Trung thực đã lấy trung thực. Tôi đã kể hết tất cả những gì tôi biết. Thì cũng gần hết tất cả …anh đoán được đoạn kết, tôi nghĩ vậy.
- Không, tôi đoán không ra . – Coplan thản nhiên nói.
- Nước Pháp không còn đủ mạnh nhất là không còn đủ giàu để tự cho phép mình xúc phạm một cường quốc bè bạn, đặc biệt là Trung Hoa dân quốc. Để nói rõ hơn, chúng ta sẽ thả Brechter và xin lỗi hắn về sự ngộ nhận đáng tiếc đó.
- Chính là vì vậy. – Coplan mơ màng nói. – Một giai đoạn của cuộc tranh giành ảnh hưởng khiến cho Trung Quốc đối đầu Nhật Bản. Tôi hiểu tại sao Brechter giữ được tinh thần. Nhưng chính Tourain sẽ bị ngạc nhiên.
- Anh đừng lo. Tôi đã thu xếp với anh ta. Vả lại tôi báo cho anh biết dù sao đi nữa chúng ta cũng không phải là người thua cuộc vì anh nghĩ kỹ rằng tôi đã trả giá sự đầu hàng từ bề ngoài của tôi. Nước cộng hòa dân chủ Nhân dân Trung Hoa đã đề nghị cung cấp cho chúng ta những giai đoạn nổi bật của cuộc chiến đấu chống Kunakoto của mình. Và trung thực mà nói, tôi không bực dọc về thỏa thuận này.
- Còn Edoxipress sẽ ra sao?
- Tôi sẽ nói về nó cho anh nghe. Tôi đã tiếp xúc với Lilli Mossardel và cô ta đã lo cho Louis Sivet ngay sau khi anh ta có thể tiếp khách , nói như vậy nghĩa là anh ta chắc chắn sẽ lành bệnh …Thật vậy, tôi đã giao cho con bé Mossardel thuyết phục Sivet rằng anh ta phải tiếp tục xuất bản tạp chí tin tức của công ty Edoxipress.
- Trong mục đích nào?
- Nếu tổ chức Kunakoto có ý định sử dụng công ty Edoxipress để củng cố trung tâm ở Paris của nó.Chúng ta sẽ có chỗ ngồi thật tốt để có những tin tức đáng chú ý. Tourain sẽ huy động những thợ đường ống tốt nhất của mình. Như vậy chúng ta có thể nghe những gì trù tính trong lòng công ty Firway.
Coplan mỉm cười:
- Dĩ nhiên cực điểm của mánh khóe, anh công nhận. Nghe những người đang nghe anh, chuyện phải làm.
- Mốt Pháp cần biết những gì xảy ra trên thế giới, Coplan. Bây giờ hơn bao giờ hết.
HẾT
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top