Bong ma tren tang cao

Một ngôi nhà xanh hai tầng, một gác xép, một khu vườn, một nhà xe và rặng cây ngăn cách nhà hàng xóm. Người ta gọi là ngôi nhà xanh vì những cánh cửa sơn xanh. Ông và Baoman ở đây đã nhiều năm, đã sơn đi sơn lại cửa nhiều lần đến mức tường đá cũng có màu xanh nhạt. 
    Rặng cây cũng xanh, và những tấm màn cũng xanh. 
    Một ngôi nhà đẹp, vì một mối tình đã năm mươi năm, từ năm 1941. Mácta và Giuliút Baoman không có con nhưng hạnh phúc. Giulíut nguyên giám đốc ngân hàng, nghỉ hưu và Macta làm bánh nhân anh đàọ Họ nghe đài, đôi khi cũng cùng nhảy một điệu van cũ thành Viên hoặc một bài tăng gô Achentinạ 
    Trong khu nhà ở ngoại ô Ðenve này, dưới chân những ngọn núi đá, vợ chồng Baoman được nhiều người biết, được ngưỡng mộ. Họ sống thật hạnh phúc nên cũng vui khi thấy học khoác vai nhau cùng nhau đi dạo thanh thản. Giulíut bảy mươi ba tuổi, Macta bảy mươi haị 
    Macta bước xuống thang, đôi chân còn nhanh nhẹn. Bà vừa bận quần áo để đi dạo chơi và gọi: 
    - Giulíut, ông xong chưả 
    - Tôi đã chờ bà rồi đây... 
    Macta Baoman cất tiếng cười vui, bỗng Giulíut nghe chuyển thành tiếng kêụ Rồi một tiếng ngã lăn, một tiếng kêu nữa và im bặt. Ông vội chạy vào phòng, thấy vợ ông nằm dài trên nền, thở hổn hển, mặt nhăn nhó đau đớn... 
    - Macta, có việc gì xảy ra thế? 
    - Tôi ngã từ thang gác... Lạy Chúa, tôi có cảm giác chân tôi bị hất lên... như có người không cho tôi đặt chân xuống đất... Ông Giulíut, tôi đau lắm. 
    Ông Baoman gọi hàng xóm đến cứụ Ông hơi sợ, Macta chắc chắn bị gãy chân, cong người lại một cách kỳ lạ. Hàng xóm, một đôi vợ chồng trẻ hơn gọi xe cấp cứu và ổn định tinh thần ông già. 
    - Thôi nào, ông Baoman... một chân gãy thì có sao... 
    - Họ sẽ đưa bà ấy đi bệnh viện, ông bà không biết chứ. Bà ấy không bao giờ rời tôi... và tuổi ấy mà bị gãy chân... 
    Bác sỹ thì đỡ lo hơn. 
    - Một chân gãy, dù ở tuổi bà ấy, cũng giải quyết được thôi, ông Baoman, vợ ông có sức khoẻ. 
    Thế là ông Baoman đưa bà vợ đi bệnh viện, chiều về buồn bã, cô đơn đến nỗi ông bà hàng xóm thương hạị 
    - Ông sang nhà tôi ăn tối với chúng tôi... đỡ cô đơn. 
    - Bà ấy phải nằm lại bệnh viện mười lăm ngày... 
    - Ông cứ ăn bên chúng tôi trong mười lăm ngàỵ 
    Giulíut Baoman biết ơn, nhận lờị Và tám ngày tiếp đó cứ đúng bảy giờ, ông sang ăn tốị 
    Ngày thứ chín, ông sang chậm; bà hàng xóm lo ngại mất nửa tiếng. 
    - Ðể tôi sang xem ông ấy đang làm gì. 
    Chồng bà nhún vaị 
    - Ông ấy ở bệnh viện về chậm, hoặc đang ngủ... 
    - Ông ấy không hay chậm giờ. Tôi sang xem. 
    Bà choàng chiếc áo mưa, thắt khăn quàng cổ và đi ra trong gió lạnh mùa thụ Ði qua bãi cỏ cách nhà bà với nhà Baoman, bà hơi run rẩỵ 
    Không có ánh đèn, cửa đóng. Bà đứng dưới mái cổng nhìn vào nhà xe, thấy có xe, như vậy là Giulíut có ở nhà... Trong khu này người ta không đi bộ ra ngoài, nhất là buổi tốị Thành phố và hàng quán ở cách đó hơn sáu cây số. Một số quán hiếm hoi thì giờ này đã đóng cửạ Bà bấm chuông không có trả lời, ngẩng đầu lên nhìn cửa sổ tầng hai... Hình như một tấm màn lau động, nhưng đây là do được chiếu sáng; một chiếc xe vừa chạy qua hắt một luồng ánh sáng vào ngôi nhà rộng. 
    Bà hàng xóm đánh trống ngực, không biết vì saọ Ngôi nhà thường ngày dễ mến, êm dịu với mọi màu xanh, tối nay giống như một ngôi nhà có mạ Trống trải, sầu thảm, hung gở. Bà đi một vòng nhìn xem các cửa sổ khác. Tất cả đều đóng kín, chỉ những cánh bên ngoài không khép. Cửa ra vào bếp và phòng khách gần khu vườn cũng vậỵ Tất cả đều đóng. 
    Một chiếc xe khác đi qua, chiếu sáng vào cửa sổ. Bà lợi dụng ánh đèn xe ngó vào khe hở ở phòng khách. 
    Một tiếng kêu sợ hãi mắc trong họng. 
    Bà đã thấy ông Baoman nằm dài trên sàn, bất động, trong tư thế trông thật đáng sợ... Bà chạy, chạy dưới trời mưa bụi nhớp nháp. Bà có cảm giác ông Baoman đã chết. Bà biết vậỵ Một thứ linh tính...

Mười phút sau khi hàng xóm báo tin, đội trưởng cảnh sát Ðon Carudơ cùng hai nhân viên vào ngôi nhà xanh. 
    Ðon Carudơ cao lớn, một loại chim có cái nhìn sắc xảo, giọng nói nghiêm khắc. Quỳ xuống bên cạnh người Giulíut, ông càu nhàu: 
    - Nói với bác sỹ không vội, ông già chết được một lúc rồị 
    Giulíut mặc quần nhung và áo trong nhà. Tay phải ông cầm một khẩu súng ngắn, một mảng máu bắt đầu đông lại phía sau đầụ 
    Ðon Carudơ vẫn lẩm bẩm: 
    - Ông già không kịp bắn, khốn khổ ... này, anh bạn tìm cho tôi cái gì đó nặng gây ra vết thương này ... 
    Rồi Ðon Carudơ đi quanh nhà trong lúc hai người của ông lục lọi cẩn thận. Ông cũng có một cảm giác lạ. 
    - Bà hàng xóm này ... bà nói cửa đóng bên trong cả à? 
    - Vâng, trừ cánh bên ngoàị 
    - Như vậy là ông già bị giết khi trời còn sáng. Ðiều tôi băn khoăn là kẻ sát nhân. Hoặc hắn còn ở trong nhà, hoặc có chìa khoá. 
    - Chẳng ai có chìa khoá. Chúng tôi cũng không. 
    - Thế tên kia đóng tất cả bên trong bằng cách nàỏ 
    Ðon Carudơ nhìn ngó, kiểm tra ... làm ông bà hàng xóm sợ. 
    - Ông nghĩ trong lúc này hắn ta đang ở trong nhà? ... 
    - Nếu có, chúng ta sẽ tìm ra ... 
    Một nhân viên bước ra: 
    - Thủ trưởng, chúng tôi tìm được cái này trên tủ gần lò sưởi ở phòng khách. 
    "Cái này" là một sắt thọc lửa to lớn, đẫm máụ Một mảng da và một số tóc còn dính ở đó. 
    Ðon Carudơ lại quỳ xuống quan sát vết thương rồi lục túi ông già, lấy ra chiếc ví, tiền nong. ở tay trái ông già còn đeo đồng hồ, chiếc đồng hồ có giá các nhân viên tặng lúc về hưụ Như vậy kẻ sát nhân muốn gì? Nhà không bị lục lọi, không có gì bị đảo lộn. Chẳng bị lấy trộm vật gì. 
    Tên kia chắc gây ra tiếng động, ông già đi lấy khẩu súng trong ngăn kéo tủ hiện vẫn mở. Ông chưa kịp bắn. Sau đó hắn bỏ đi vì mấy người lục lọi khắp nhà chẳng thấy ai, không một dấu vết chạy trốn. Như vậy hắn có chìa khoá. Ðon Carudơ suy đi nghĩ lại những tình huống, không thấy giả thuyết nào khác vấn đề có chìa khoá. Chắc hắn không biết ông Baoman đang có người chờ ăn tối, hy vọng còn lâu mới bị phát hiện; không rõ vì động cơ gì. 
    - Ông bà già có kẻ thù không? 
    - Ông cũng biết là không ... Ông biết rõ họ như chúng tôị Họ đáng kính phục đến thế kia mà. 
    Bà Baoman khốn khổ nằm trong bệnh viện không biết gì cả. Cảnh sát tìm tòi xong, thi thể ông Baoman được đưa đị Ngôi nhà được đóng kín cùng điều bí mật của nó. 
    Vì có một điều bí mật. Cái gì đó mà những người cảnh sát không thấỵ Mặc dù xảy ra rất gần ... 
    Ngôi nhà xanh im lìm, mọi cửa kính đóng dưới mưa thụ ở nhà mình, bà hàng xóm đoán vậy sau bức màn cây và nói với chồng: 
    - Một ngôi nhà bất hạnh. 
    - Nào, bà, vấn đề trộm cướp thôị 
    - Tôi nói với ông là ngôi nhà bất hạnh, lởn vởn như có bóng ma ... 
    - Ðược rồi, chỉ còn thiếu điều đó ... Bà say sưa khen ngôi nhà như mọi người trong khu phố ... và bây giờ lại là ngôi nhà có mả Bà có thấy ma không? 
    - Không ... nhưng tôi có một cảm giác kỳ cục, viên cảnh sát cũng thế. Giống như có một sự hiện diện vô hình. 
    - Tốt lắm, bà cứ thêm điều đó vào nỗi đau khổ của và Macta Baoman thì sự việc sẽ hoàn chỉnh. 
    Bà Macta khốn khổ đúng là bị cắm chặt ở bệnh viện, thậm chí không thể dự lễ tang chồn. Khi ra viện với đôi nạng, bà đến mặc niệm trước mộ chồng và quyết định đến sống với bạn ít lâu ở Caliphocniạ Ðể thoát khỏi những kỷ niệm trước mắt và hạnh phúc đã mất trong ngôi nhà xanh. 
    Việc điều tra không làm sáng tỏ được gì. Vẫn hoàn toàn bí mật. Macta không thể nói rõ gì hơn với cảnh sát mà ngược lạị Bà không thấy ai có thể có chìa khoá nhà mình. Nếu có người nào đó có là họ làm trộm. Giuliust có lẽ biết nhưng ông chết rồi, không nghĩa lý gì cả. Không có động cơ rõ ràng. 
    Ngôi nhà xanh bỏ trống trong nhiều tháng. Mùa đông tới, khu vườn âm u, cây cối trụi lá, những gian phòng rộng rãi, nội thất trang trí theo lối cổ không còn vang tiếng cười của Macta, vắng tiếng nhạc, nhảy múa, hạnh phúc. Vào mùa xuân, bà Baoman trở về nhà được nhiều người chào hỏị Ông bưu tá là người gặp bà trước tiên, thái độ kín đáo nói với bà: 
    - Bà biết không ... nhà bà ... ai cũng bảo là có ma ... 
    Macta Baoman khẽ cười: 
    - Ông nói gì thế? Ma à? Nó ở đây suốt mùa đông, đúng không? 
    - Tôi nói để bà biết, thế thôi ... 
    - Nhưng biết việc gì? Ông nhận thấy có vấn đề gì à? 
    - Tôi thì không, nhưng những người hàng xóm của bà có đấy ... và cả những người khác nữa ... rồi bà sẽ thấy ... 
    Macta Baoman không tin vào ma quỷ. Bà vững vàng về thể chất và tinh thần. Sự goá bụa là một bất hạnh lớn nhưng bà can đảm chịu đựng, lạc quan, yêu cuộc sống như xưa nay và mê say hạnh phúc. Bà sống một mình với kỷ niệm về Giuliust và những năm qua ... vì số phận đã định thế. Ðừng ai nói vớ bà về ma quỷ. Ðúng ra là cảnh sát phải tìm ra kẻ giết ngườị 
    Bà hàng xóm đến thăm. Lại nói về mạ 
    - Bà cũng nghĩ thế à? 
    - Không, tôi cũng như bà, không tin vào ma quỷ; đêm đó tôi có cảm giác không hay nhưng hết rồị Chính bọn trẻ con phao đồn chuyện nàỵ Chúng bảo nhiều lần thấy có ánh đè trong đêm, ở cửa sổ gác xép. Cảnh sát cũng đi tuần vài lần nhưng có lẽ chỉ là ảo giác ... Chắc đèn ô tô ... có điên chúng mới để đèn trên đó ... 
    Một ông hàng xóm khác sang chào bà Baoman và cũng nói chuyện về mạ 
    - Bà biết không, chắc vợ tôi không nói với bà vì sợ là kỳ cục nhưng một hôm đi qua nhà bà, bà ấy thấy một chuyện lạ. Lúc đó bà chưa về. Một buổi sáng, đi chợ về qua nhà bà, bà ấy rú lên chạy về tận nhà như người điên, nói rằng thấy một khuôn mặt nhìn ra từ cửa sổ gác xép. Một khuôn mặt trắng bệch như bóng ma của ông nhà. Bà ấy rất xúc động nhưng bây giờ công nhận có thể là nạn nhân của ám ảnh. Với những chuyện nhà có ma người ta kể từ trước đến nay, bà đã cho lục soát hết mọi xó xỉnh của ngôi nhà chưả 
    - Tôi không chỉ cho lục soát mà còn quét dọn. Tôi thuê một bà giúp việc làm; ở tuổi này tự mình không chăm lo được nữa, nhà rộng quá. Tôi đoán chắc với ông chẳng thấy con ma nào trên gác xép hoặc phía sau tủ. 
    Bà Baoman bỏ qua điều bí mật, không để ý đến nữạ Cũng như những nhân viên cảnh sát vậy 

Bà tỏ ra vô cảm về không khí kỳ lạ quanh mình. Thực ra có nhiều nguyên nhân. Có lẽ vì bà nguyên là giáo viên về địa lý, tính tình lạc quan, có đầu óc thực tế và những chiếc bàn quay ma quỷ hoặc có sự hiện hình không xâm nhập vào thế giới trí thức. Macta chỉ sợ những việc thật. Như ngã trên cầu thang chẳng hạn. Chân bà không vững vàng và bà tránh lên xuống cầu thang. Một vấn đề nữa là dù không muốn chấp nhận, bà đã thành nặng tai theo thời gian. Trở ngại đó không làm bà băn khoăn nhưng làm bà ngạc nhiên về những ý nghĩ của bà giúp việc: 
    - Thưa bà ... tôi nghe có tiếng bước chân trên kia ... 
    Cô gái Mêhicô trẻ, búi tóc đen như mực, ở một phòng trên tầng gác từ khi đến giúp việc bà Baoman. Như mọi người Mêhicô, cô quan niệm về cái chết rất đặc biệt. Thần chết hiện diện hàng ngày trong cuộc sống, những người chết luôn ở bên ta và bóng ma ông Giuliút Baoman đối với cô hoàn toàn có thể có thật. 
    - Thưa bà ... Bà có nghe thấy không? 
    - Không, gì thế nữa cô? 
    - Như có ai bước đi trên kia ... Tôi nghe tiếng động ... 
    - Nào, cô bạn, cô tưởng tượng ra đấỵ 
    Và bà Baoman lại tiếp tục đọc sách, đan áo hoặc nghe nhạc cổ điển. 
    Ban đêm, gió lay động màn cây in bóng cành lá lên tường nhà. Những chiếc đèn pha ô tô đôi khi hắt mạnh ánh sáng vào những gian phòng rộng và đồ đạc cũ trong nhà như xuất hiện từ bóng tối, có những hình thù lạ và dễ sợ. 
    Cô giúp việc lắng nghe, thấy, cảm nhận, phỏng đoán và một hôm tuyên bố: 
    - Thưa bà, nhà có ma, tôi, tôi không ở lại được ... 
    Ðến văn phòng thu xếp việc làm, bà Baoman xin một người mới với đề nghị cụ thể: 
    - Tôi không đảng phái cũng không phân biệt chủng tộc chút nào nhưng tôi không thích người giúp việc Mêhicô. Họ rất mê tín, ông hiểu chứ? 
    Không thật sự hiểu vì chẳng quan trọng gì, văn phòng tìm việc giới thiệu cho bà Baoman một quản gia chủng tộc Anglô-Xaxông, người vạm vỡ, quả quyết, chân to, tóc ngắn, có thói quen của những người đứng tuổi và làm cả một đoàn ma sợ hãị Không vì thế mà chỉ sau một tuần làm việc bà rời bỏ bà Baoman. Bà đến cơ quan cảnh sát. 
    - Nhiệm vụ tôi là phải nóị Tôi thấy một con mạ Nó đi dưới chân cầu thang lên gác. Một loại thật gớm guốc. Tôi kêu lên và nó biến mất. 
    Viên cảnh sát ghi lời tố cáo, bỡn cợt hỏi: 
    - Bà kiện nó chứ? 
    Nhưng Ðon Carudơ, người trước đây một năm được cử điều tra về cái chết Giulíut Baoman, chú ý lắng nghẹ Ông đến thăm bà Baoman. 
    - Ông nói có một con ma gớm guốc ở nhà tôi à? Ông đội trưởng ... Ông cũng tin có ma quỷ ư ... Cái chết của ông nhà tôi không được làm sáng tỏ, tôi không trách nhưng tôi nghĩ điều bí ẩn đó gây nên những ý nghĩ ngu ngốc trong khụ Tôi đơn độc đã khá vất vả rồi và nếu những chuyện đồn đại đó cứ tiếp tục, tôi chẳng biết tìm ai giúp đỡ nữa ...
    - Không phải thế, bà Baoman ... Tôi muốn biết bà có chắc chắn không có ai thỉnh thoảng lẻn vào nhà mà bà không biết không? 
    - Tôi đã nói đi nói lại, ông đội trưởng. Tôi chưa bao giờ thấy có gì không bình thường. Nếu có ai ở trong nhà thì tôi phải biết chứ ... 
    - Có vấn đề hôm xảy ra vụ án mạng mọi cửa ngõ đều chốt bên trong ... Ðiều đó lúc nào cũng làm tôi day dứt. 
    - Người của các ông lúc đó đã lục soát từ trên xuống dưới rồi còn gì ... 
    - Tôi biết ... Bà có cho phép tôi tìm kiếm lại không? 
    - Nếu ông thấy cần và nếu việc làm đó chấm dứt được những lời đồn đại ngu ngốc ... tôi đồng ý. Với điều kiện người của ông đừng làm hư hỏng gì. Tôi đang chờ một bà quản gia mới mấy ngày nữa sẽ tới, các ông chờ cho đến khi bà ấy tới để sắp xếp lại trật tự sau khi các ông lục soát. 
    Ðon Carudơ nhận lờị Hẹn trong tám ngày nữạ 
    ý nghĩ của viên cảnh sát cũng có lý phần nàọ Bà già nặng tai, một tên vô lại có thể lợi dụng ngôi nhà rộng rãi này mà ẩn náu dễ dàng. Vào ra bà ta không biết. Có thể là kẻ giết người ... Có thể chỉ là người lợi dụng ngôi nhà trống sau vụ sát hại ... vì những chuyện ma quỷ nảy sinh trong lúc bà Baoman đi vắng. 
    Nhưng hôm sau, sự việc đến nhanh hơn. Ðon đang ngồi trong văn phòng, một nhân viên chạy gấp vào: 
    - Thủ trưởng, bào Baoman gọi điện thoạị Bà lại ngã cầu thang! Bà lê được đến bên máỵ Người ta đã cho xe cấp cứu đến; trong lúc chờ đợi bà ấy muốn nói chuyện với ông. Ðon cầm máy, nghe giọng nói hổn hển của bà Baoman: 
    - Tôi nghĩ ông có lý, ông đội trưởng ... Tôi bắt đầu thấy sợ ... có điều gì đó ... đề nghị ông tới cho ... 
    - Tôi sẽ tới! 

Mấy phút sau viên cảnh sát đã đến bên cạnh bà già khốn khổ. Nằm dài trên cáng, nhăn mặt đau đớn, bà giải thích: 
    - Vẫn cái chân ấy ... Ông biết lần trước chứ, tôi nhớ ... rất lạ về cách bị ngã ... tôi đã nói với ông nhà tôi ... như có ai ngoặc chân tôi, hoặc ngăn cản tôi đặt chân xuống bậc thang ... cảm giác kỳ lạ, nhưng khi ngã lăn qua nhiều bậc thì quên hết mọi chuyện. 
    - Lần này thì thế nào, bào Baoman, bà có thấy ai không? 
    - Không, ông đội trưởng ạ, nhưng trước khi ngã tôi cảm thấy có cái gì đó đụng vào mắt cá ... 
    - Lúc ấy bà ở đâu, trên gác, gác xép hay tầng trệt? 
    Hỏi câu đó khi đang đứng ở sân trước, Ðon máy móc nhìn lên bao lơn và ngây ngườị Ông vừa thấy một bàn tay trắng, gầy, thong thả nâng tấm màn cửa sổ trên tầng và bỏ nhanh xuống. 
    Bây giờ thì ông chắc chắn. Mẹ kiếp, có kẻ nào đó ở trong nhà này, sống ở đó, ẩn náu, mà bà Macta Baoman không biết. 
    - Có gì vậy, ông đội trưởng, ông thấy gì à? 
    - Không, không, nhưng nếu có người nào đó chúng ta sẽ tìm ra, bà đừng lo ... 
    Chẳng làm bà già lo lắng thêm vô ích, nhất là bác sỹ bảo lần trật khớp này nặng hơn, bà ấy chắc chắn không bao giờ đi lại bình thường được. 
    Ông ra hiệu cho xe cấp cứu đi và chạy ra cổng ra lệnh cho một nhân viên đi theo ông. 
    - Trên kia có một tên. Anh cẩn thận, chắc hắn nguy hiểm đấỵ 
    Hai người rút súng rạ Nhân viên đi với ông người to cao, một mét chín mươi, hàng ngày vẫn luyện tập ở câu lạc bộ thể thao của cơ quan. Không phải tình cờ mà Ðon chỉ định anh. 
    Họ cùng leo nhanh lên cầu thang, lục tìm khắp căn phòng rồi đi vào một hành lang tối sát gác xép, có vẻ không dẫn đi đến đâụ Bỗng Ðon nhận thấy phía cuối cùng có một tấm ván che như một cánh cửa nhỏ, động đậy ... Một bàn chân trần xuất hiện, mò tìm thanh thứ nhất một chiếc thang dâỵ Ðon ra hiệu cho nhân viên, lặng lẽ ... 
    Anh này lại gần, hơi chúi chân lấy đà rồi dơ hai tay nhảy tới chộp lấy bàn chân đang lơ lửng. Trong bóng tối, Ðon không trông rõ lắm nhưng hình như anh nhân viên đã nắm được, vì anh để treo người một lúc rồi rống lên đau đớn. Tên kia chắc đã đánh mạnh vào tay anh, anh phải thả ra và rơi nặng nề xuống đất. 
    - Trời, anh sao vậỷ 
    Ðon leo ngay lên thang dây, đến mấy nấc trên cao thì bắt kịp chân kẻ kiạ Ông kéo mạnh và tất cả nhào xuống kêu lên đau đớn. Ông, thang dây, kẻ kia mà ông vẫn nắm chặt chân. 
    Trên sàn gác xép, một bóng người cựa quậy yếu ớt. Hai người cảnh sát cúi nhìn. Ðó là một con mạ Khuôn mặt như xác chết, râu ria xồm xoàm, tóc dài, đôi mắt điên dại, thân hình gầy gò, quần áo tả tơi để lộ chân tay khẳng khiụ Con ma không cựa quậy nữa, nhắm mắt bất tỉnh. Trong lúc chờ xe cấp cứu, Ðon quan sát chỗ ẩn của con mạ Một góc nhỏ sát mái, mạng nhện giăng đầy, chỉ có thể ngồi hoặc nằm. Có một chỗ như giường nằm, là chăn đệm cũ chất lại, cùng những hộp bìa dày, chai không. Diện tích toàn bộ dài không đến một mét rưỡi và rộng nửa chừng ấỵ 
    Có tấm ván mỏng có lẽ để đấy đã lâu che kín hốc chuột đó lên đến mái nhà. Trước đây chắc có lỗ cửa nhưng đã bị bịt lạị Con ma ẩn náu trong ấỵ Ðã từ lâu nhưng không ai để ý đến tấm ván vì quá nhỏ, người ta không hình dung có người sau đó. Hơn nữa ván cùng màu với gác xép, đầy bụi và có vẻ được đóng chặt vào tường. 
    Một nhân viên cảnh sát nhớ lại: 
    - Thủ trưởng, lần đầu khi lục soát ngôi nhà, hôm xảy ra án mạng, tôi đã thấy chỗ nàỵ Tôi gõ vào tấm ván, thử kéo ra không được ... không ngờ ... 
    Không ai ngờ, bà Baoman càng ít chú ý hơn. Hốc này đã bịt lại từ lâu rồị 
    Con ma được bác sỹ khám; ông thấy không có trường hợp nào tương tự. 
    - Anh ta trong tình trạng quá yếu, do thiếu ăn uống và chắc có vấn đề ở phổị Cú rơi xuống sàn làm anh ta hầu như hết sống. Nếu tỉnh lại tôi nghĩ còn lâu ông mới thẩm vấn được. 
    Ðon cho chụp mấy tấm ảnh nơi ẩn náu của con ma và bản thân con ma, đưa lại cho bà Baoman xem. 
    Bà Baoman suy nghĩ ... Khuôn mặt hốc hác, đầy râu, gần như chết rồi, không nói lên điều gì với bà ... hay là ... nhưng ... 
    - Trời ơi, không thể ... giống như là Giăcxơn. ?đua Giăcxơn ... chúng tôi biết anh ta lúc mười tám tuổi ... 
    - Ông bà có quan hệ với anh ta như thế nàỏ 
    - Anh ta chơi đàn, chúng tôi thích anh đến chơị Anh ở xa đến đây vì tình trạng sức khoẻ, bệnh lai, cần không khí miền núi ... Một hôm chúng tôi không nghe nói về anh nữạ Anh biến mất, chúng tôi nghĩ đã về với mẹ. Mấy năm sau chúng tôi gặp anh, đã trở thành đại diện thương mại, bảo vẫn khoẻ. Anh lại biến mất trong hai năm ... và khi chúng tôi gặp lại, anh đã thay đổi ghê ghớm. Khoảng ba mươi lăm tuổi mà có vẻ như đã năm mươị Gầy còm, thất vọng, cô đơn ... bà mẹ chết rồị Như chúng tôi hiểu, bà ấy bị người chồng thứ hai lột sạch, chàng trai không còn một xụ Chúng tôi muốn giúp đỡ anh ta từ chốị Chúng tôi vẫn yêu mến anh ấy, việc từ chối đó làm chúng tôi ngạc nhiên. Rồi anh bỏ đi, chúng tôi không bao giờ gặp lại anh ta nữạ 
    Tuy vậy, có đấy, họ vẫn gặp lại nhưng không biết thôị 
    Mấy ngày sau báo chí đăng những lời khai của ?đua Giăcxơn với cảnh sát. Anh ta được mệnh danh "Người trên tầng cao". "Người trên tầng cao" ghét ông bà Baoman vì họ sống hạnh phúc. Chỉ có thế. Anh ta có định kiến về hạnh phúc không chịu nổi ấy, nghĩ mình là một con người bị đày đoạ, không yêu thương, bị mọi người bỏ rơị Một tình trạng điên cuồng thực sự. Nếu người ta nói nhỏ gần anh, anh cho là nói xấu anh, nhìn anh cười là người ta chế nhạo anh. Người ta quên chào anh vì anh đáng ghét; nếu bắt tay anh thì chỉ vì thương hạị 
    Thể bệnh tâm thần này thật đáng sợ. Vì chủ thể nghĩ mình sáng suốt, có ý thức, chủ động. Hơi có một cử chỉ hoặc lời nói của người khác thì cho là công kích mình. 
    ?đua Giăcxơn bị hấp dẫn bởi hạnh phúc của ông bà Baoman và ngôi nhà xanh đồng thời căm ghét hạnh phúc đó. Ðấy là một loại tự kỷ ám sự suy sụp. Nguồn gốc ám ảnh bị đầy đoạ từ chỗ đó. 
    Lần cuối cùng đến thăm ông bà Baoman, anh ta nhận thấy nguồn dự trữ thực phẩm bao giờ cũng đầy đủ. Về hưu, đã có tuổi, Giulíut và Macta rất ít đi mua bán. Trong bếp, chiếc tủ lạnh luôn đầy cũng dễ lấy để dùng, cũng như chiếc bàn của ông Baoman bao giờ cũng có một ít tiền mặt. 
    ?đua bèn quyết định lẩn tránh mọi người, đến sống ở nhà họ, bí mật, trong gác xép.
    Anh ta sống ở đó nhiều tuần, nhiều tháng trong góc nhỏ kín đáo dưới mái nhà mặc nắng hạ rét đông. Từng lúc anh ta đi ăn, lấy trộm thức ăn trong tủ lạnh, mượn một cuốn sách, ngọn đèn chạy pin. Cũng từng lúc, nhất là sau cái chết của Giulíut, anh nhìn qua cửa sổ trong ngôi nhà trống vắng ... với khuôn mặt ma, trong một giây rồi chẳng làm gì nữạ 
    Một hôm căm ghét bệnh hoạn anh tuồn một chiếc gậy vào giữa chân bà Baoman và bậc thang gác. 
    Khi bà đi bệnh viện, ở nhà một mình với Giulíut trong ngôi nhà hạnh phúc, anh ta bỗng nhận ra mình có thể phá tan hạnh phúc đó. Anh theo Giulíut, im lặng như chiếc bóng, từ phòng này đến phòng kia, tạm thời rời bỏ cảnh cô đơn. Nhưng như vậy, một hôm anh gặp nguy hiểm. Giulíut thấy anh, không nhận ra anh, rất sợ chạy đi lấy súng. 
    ?đua đánh ông bằng que sắt thông lò. Ông chết ngaỵ 
    Rồi anh tiếp tục sống như một con chuột trong ngôi nhà hạnh phúc, bà Baoman trở về, lòng căm ghét lại dấy lên, càng độc địa hơn. Người đàn bà này muốn tiếp tục sống, can đảm vượt lên sự goá bụa, vẫn luôn nghe nhạc, đọc sách, thêu đan, cười nói ... Thật không thể chịu được. Bà ta không có quyền chế nhạo anh. Bà vẫn đầy đoạ anh vì hạnh phúc tìm lại đó. 
    Thế là anh lại chơi trò ngáng ở cầu thang. Nhưng lần này ... chiếc gậy dấu không kỹ lắm. Bà Baoman cảm thấy con ma làm hại mình ... 
    Giới báo chí say sưa về "Người trên tầng cao" được toà án xem là tỉnh táo ... Có nghĩa là ý thức được hành động của mình khi thực hiện. Nhưng khái niệm tỉnh táo có thể đến bất chợt, lúc có lúc không. 
    Dù sao thì anh ta cũng bị tù chung thân, trở thành người thủ thư của nhà tù và sống cuộc đời còn lại ở đấỵ 
    Bao giờ cũng như một con chuột 

The and!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: