Chương VI : Đêm Tối
Không một bóng người. Tôi suy ngẫm. Chân không giày đi trên nền đất gồ ghề, cứng quèo, nghĩ bụng đã là đất thì nó phải xốp mềm chứ! Hơi lạnh thấm qua gan bàn chân, dâng lên trong người, nó không làm tôi khó chịu, ngược lại, tôi thấy rất khoan khoái.
Một giấc mơ kỳ lạ. Tôi đưa mắt nhìn xung quanh. Do đi chân không nên mu bàn chân bị nhuốm bùn rất bẩn. Vả chăng chuyện trong mơ thường vẫn mâu thuẫn như vậy đó, nó có thể không đúng như hiện thực nên tôi cảm thấy đất khô rắn và cũng có thể tôi đã nhận ra rất rõ ràng: hai bàn chân mình bị dính đất.
Xung quanh đây mọc lên những thứ cây khác lạ, kiểu như loại cây mọc thành bụi được cắt tỉa gọn gang thường có ở công viên phương tây, chúng cao tới hơn hai mét. Thấp thoáng xuyên qua các kẽ hở của bụi cãy, tôi trông thấy những kiến trúc với cách tạo hình rất lạ và có điều đáng phải để ý, chúng giống hệt những kiến trúc mảng bẹt không có khối mà tôi đã thấy trong các bức tranh vẽ từ thời còn nhỏ tuổi. Nói cho đúng hơn, chúng giống như những hình cắt bằng giấy bìa dán trên phong cảnh trời chiều.
Thật đúng là một giấc mộng kỳ cục, biết đâu hôm nay mình được thấy lại ông lão hóa thành làn nước đen ngòm ấy cũng nên! Rồi tự dưng, tôi thấy mọi thứ thật phù phiếm.
Đi trong mơ, chung quanh vắng tanh không một bóng người, tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi đã hoảng sợ, song đến lần thứ hai, tôi thấy mình ung dung thoải mái, tai nghe tiếng lạo xạo của những viên sỏi dưới bàn chân mà không có cảm giác đau nhói, mặt đất băng giá đã biến thành tấm thảm êm dày.
Tôi bước đi thong thả, vừa đi vừa ngắm những bụi Cây di chuyển theo mình. Trong mơ, tôi ăn vận phong phanh mà không thấy lạnh. Tôi cứ bước dọc theo con đường, trong lòng thư thái nghĩ rằng ở phía trước mặt hình như có ai đang đợi mình. Và chỉ có tôi biết người đó là ai?
Phía trước. Đúng thế, ở phía trước mặt.
Lúc đó tôi nghe như có một âm thanh nhỏ nhẹ, tựa hồ tỉếng khóc thổn thức, ai oán như tiếng mèo kêu não nề giữa đem đông đón gọi xuân về. Tôi hoang mang đưa mắt nhìn ra bốn phía, muốn biết trong mơ liệu sẽ có chuyện gì xảy ra nữa, tuồng như Elis đuổi theo chú thỏ trắng chui vào hang sâu.
- Ai đấy?
Một tiếng kêu ghê rợn của người đàn bà dội lên trong đem tối. Tiếng kêu quá đột ngột và dường như không thật. Vì thế, tôi không buồn đáp lại và thản nhiên nhìn thẳng về phía trước. Trời tối đen không trông thấy gì và thật tình, tôi không biết phía trước còn gì chờ chực nữa. Tôi cố giương to mắt, không biết giãn rộng thêm con ngươi mắt trong mơ có khiến mọi thứ khả dĩ không?
Trước mặt vẫn như có một lớp Sương mù bao phủ, tôi cố gắng để nhìn rõ mọi thứ thì bỗng nhiên xuất hiện một chiếc bóng lọt vào tầm nhìn của tôi.
Một người đàn bà. Mãi cho đến lúc đó tôi mới vỡ lẽ tiếng kêu mà mình nghe thấy trước đó là của người đàn bà này. Cách ăn mặc của bà cũng phong phanh, không hợp với thời tiết, kiểu như của tôi ấy. Như vậy, phải chăng ở trong mộng người ta không mấy để ý đến thời tiết? Tuy nhiên, trong đêm tối, khuôn mặt bà hiện ra khá rõ và tôi không biết mình đã trông thấy khuôn mặt phấn son lòe loẹt này ở đâu chưa?Tôi những muốn nói mà không sao thốt nên lời, đành há hốc miệng chờ đó.
- Vậy bà là ai?
Người đàn bà run rẩy. Lẽ nào trong mộng, ngoại hình của tôi khiến người ta khiếp sợ. Thế nên tôi làm bộ hé răng cười, dẫu biết chắc bà không nhìn thấy được.
- Ôi, xin đừng... Đừng dọa tôi nửa... Xin ông tránh xa tôi ra.
Bà cầu xin, nhưng giọng lại có vẻ răn đe, người run rẩy như một chiếc bóng từ trong tối đi ra. Váy áo mang trên mình chẳng nhiều hơn tôi là mấy, trên bả vai áo còn có một miếng rách.
Giấc mơ khiến tôi nghĩ đến một bộ phim kinh dị. Nội dung phim là cuộc chạm chán giữa nhân vật nữ chính với một con quỉ dữ. Bộ phim đó tồi lắm, cả đến lời thoại nghe cũng phát chán lên được.
Chẳng nói chẳng rằng, tôi đưa tay sờ soạn phía trước mặt, hy vọng sẽ đụng tay vào không khí mát lạnh ngoài trời hoặc sẽ sờ trúng được chiếc gối đầu hay tấm mền chăn, không dè đó lại là thân thể nồng ấm của người đàn bà. Tôi khiếp đảm, bật dậy, vừa nói vừa run:
- Bà... bà là ai vậy? - Giọng nói như méo hẳn đi. Bất thình lình, người đàn bà rú lên một tiếng "ối!", bà đánh thẳng vào cườm tay tôi rồi vùng chạy, sạt ngang qua người tôi, để lại đằng sau một thứ mùi hăng hắc cùng luồng khí phất phơ. Cái mùi lạ ấy quyện vào không khí, lởn vởn xung quanh người tôi.
Quái lạ, tôi thấy nóng ran như bị bỏng nơi mu bàn tay, hay là vết xước do người đàn bà đó cào cấu? Quay mặt lại, tôi thấy ngưới đàn bà bước xiêu vẹo, hướng đến chỗ Có ánh đèn đường phố. Từ trên cao, ánh sáng tỏa xuống tựa hồ những bông tuyết buông rơi lả tả trên người, cảnh sắc xung quanh không phải là thật nữa.
Trời ơi! Tôi nghĩ... Trời ơi.
Phải chăng đó là cơn ác mộng. Tôi xòe tay ra, mắt chăm chằm nhìn vào bàn tay mình không chớp. Lạ thật, mình thấy đau rát, nhưng trên mu bàn tay sao chỉ có mấy vết trăng trắng và sạch bong, không có tỉ máu nào. Vậy là người đàn bà đó đã không thể cào xước da tôi được, cho dù bà ta có những móng tay nhọn hoắt.
Biết đâu bà ta cũng sợ tôi chứ? Sợ đến nỗi như một con mèo, bà đã cào cấu tôi bị thương. Chính tôi dõi theo lúc bà chạy trốn mà bàng hoàng cả người. Tự hỏi giấc mộng này sao phi lý đến thể?
Có lẽ mình cứ phải tiếp tục đi nữa xem sao?
Trông xa về phía trước, tôi thấy con đường vắng tanh, trải dài quá thêm một đoạn nữa thì mất hút. Liệu nơi đó có gì lạ không?. Trong mộng, dẫu xảy ra chuyện gì đi nữa thì đó cũng không phải là điều bất ngờ, nhưng tôi vẫn thấy sợ.
Thật vậy. Sự sợ hãi đối với một thế giới mình Chưa biết đến, đơn giản cũng như nỗi sợ của một đứa trẻ bị lạc đường. Nó thấy sợ ngay cả đối với một ngõ hẻm xa lạ.
Tôi tiếp tục đi lên, thận trọng với từng bước chân. Chân đi đất, dấn bước trên mặt đường lạnh tanh mà cảm giác mình đang đi trên lớp băng rạn. Mùa này đã hết mưa song nhiệt độ thấp, khí lạnh như những mũi kim châm đâm vào da thịt. Nhưng người tôi đã tê cóng không còn cảm giác gì nữa.
Biết đâu đây lại là một đặc trưng nữa của cảnh mộng? Nghĩ vậy, tôi cất bước thong thả. Đột nhiên, một âm thanh lạ lọt vào tay tôi. Nghe rất nhỏ, như thể tiếng thổn thức của ai đó. Tôi lên chân từng tí một, chậm chạp đúng như của một người đang trong cơn ác mộng. Thấp thoáng trong đêm tối, tôi trông thấy một chiếc bóng, lúc ẩn lúc hiện, thẫm màu hơn cả bóng tối.
Nào ai biết được đó là dã thú hay một con người! Vả chăng, trong bóng tồi, dù mọi thứ có khác nhau đến mấy thì tôi vẫn nghĩ nó giống như một con ngựa vằn. Bởi vì trên thân hình chiếc bóng đó mang đầy những mảng vằn vện có thể thấy được lờ mờ trong khoảng tranh tối tranh sáng.
Chắc hẳn đó là con vật trong sở thú sổng chuồng thoát được ra ngoài. Tôi đần người trông theo nó. Trời lặng gió. Bốn bề êm ắng không một tiếng động và khí lạnh dâng lên đột ngột tựa hồ hai bàn chân không giày đã dẫm lên một tảng băng. Nhưng vì chúng đã tê dại nên không còn cảm giác.
Không chừng nó là con thú dữ như ta đã thấy trong cảnh quay của một bộ phim kinh dị rùng rợn. Giữa lúc tôi đang loay hoay nghĩ cách làm sao nhìn được rõ hơn thì bỗng nhiên, từ trong khoảng tối đen nhảy vọt ra một con thú dị dạng, hình thù quái gở... Tuy vậy, tôi vẫn lấn thêm được một bước nữa.
Và tiếng khóc thổn thức nhỏ hẳn đi, nghe như giọt nước từ mái gianh nhỏ xuống lưa thưa , lúc có lúc không.
- Ủa, ông đấy ư?
Trong bóng đêm, bất thình lình một tiếng nói thốt lên. Tiếng nói của con người, dẫu đã biến dạng song vẫn nghe rõ.
- Vây ông là ai?
Cuối cùng tôi cũng lên tiếng, tuy giọng nói nghe trống rỗng như thoát ra từ dưới đáy giếng sâu vậy.
- Hóa ra đúng là ông.
Giọng nói như lùi ra xa hơn, vẻ ngóng chờ. Tôi cố nghĩ xem có thể là ai nhưng vô ích.
- Ông biết tôi sao?
- Dè đâu ông Với tôi cũng thế cả.
Giọng nói bỗng bật cười thành tiếng, làm tôi khó chịu:
- Vậy thực ra ông là ai?
Trong mộng, ai đời lại vặn vẹo truy hỏi như thế, hắn ta có thể là ngườimình quen biết hoặc cũng có thể mình không hề biết gì. Truy đuổi một người trong mơ chẳng mang lại lợi ích gì.
Tỉếng soạt soạt phát ra từ trong bụi cây lúc này nghe nhỏ dần và chắc hẳn, hắn cũng đang lùi ra xa hơn. Tôi lại bước tiếp vì nghĩ bụng, trong mơ thì không có gì cản trở mình. Một cành cây quệt vào người làm tôi đau điếng. Bất chợt tôi đứng lại, kêu lên:
- Rốt cuộc thì ông là ai chứ?
- Ha ha... Hắn cười gằn từng tiếng, giọng mỉa mai.
- Đến cả ông mà cũng không biết mình là ai nữa là...
Lẽ nào trong mộng người ta cũng thích triết lý? " Tôi là ai vậy?" Ngay từ lúc còn bé tôi đã thấm thía điều này. Bác tôi mất vào mùa thu, năm ấy tôi còn là học sinh tiểu học. Sau khi đưa tang, về đến nhà, tôi được chứng kiến cảnh tượng bề bộn bày ra trước mắt. Đứng trước tấm gương lớn dùng thay quần áo, tôi đã thấy được chiếc bóng của mình và nghĩ ngay đến "vấn đề" ấy. Con người gọi là "tôi" đó, rốt cuộc là ai? Cái người mang tên Tần Thành Khang lúc bấy giờ đang là một học trò nhỏ trong trường tiểu học. Rồi nó sẽ lớn lên, trải qua sinh lão bệnh tử và cuối cùng về Với đất để yên nghĩ. Cái người ấy quan hệ gì đến tôi chứ?. Giả sử Tần Thành Khang là tôi thì cái người đang phải suy nghĩ trăn trở đó rốt cuộc là ai vậy?
Vấn đề này tựa hồ một cái hố đen, quây lộn đầu óc đơn sơ của tôi lâu nay. Mãi cho đến bây giờ tôi vẫn còn nghi ngờ, phăi chăng ta chưa bao giờ tồn tại. Biết đâu chính Tần Thành Khang mới là người, còn tôi chỉ là một kẻ ngoài cuộc, đứng nhìn hắn học tiểu học, trung học và đại học rồi giã từ quê nhà ra đi làm việc ở một nơi khác. Lo chuyện làm ăn của hắn. Còn bản thân tôi, rốt cuộc tôi là gì?
Tôi nín lặng chẳng nói chẳng rằng và cái người ấy cũng Câm lặng. Trong đêm tối tôi lại nghe thấy tiếng khóc nức nở.
- Cả mày nữa, mày cũng đang khóc sao?
Tôi đánh liều, cuối cùng cũng thốt được nên lời. Trong ác mộng, nên nhớ rằng chỉ khi nào mình nói ra được thì mới hết lo đánh mất mình. Tôi vừa dứt lời thì tiếng thổn thức ngưng bặt, thay vào đó là một tiếng cười nhạt.
Còn tôi chỉ muốn khóc.
Giờ hắn đang nói rỉ rả. Đêm tối, tôi thấy từ trong bụi cây xuất hiện một khuôn mặt màu đen. Khuôn mặt đó gần như hóa làm một với bóng đen chung quanh, nên đường nét của nó không còn rõ nữa, tựa hồ tảng băng màu đen đang tan chảy. Tuy nhiên tôi vẫn ra được ở cái bóng khuôn mặt có nét quen quen.
- Ôi, Ôn Kiến Quốc! - Tôi buộc miệng kêu lên. Thật không thể nào tin vào mắt mình nữa. Ôn Kiến Quốc đã bao lần xuất hiện trong giấc mơ của tôi, nhưng không giống như cái hình thù dị dạng quái đản đang đứng trước mắt tôi.
Đó không phải là người. Gương mặt nó đen tuyền, vằn vện những đường ngang dọc trên. Tôi bất giác rùng mình, bước giật lùi, hỏi dồn dập:
- Ôn Kiến Quốc, có đúng ông đấy không?
Cái bóng đứng dậy, trang phục trên người đúng lă của Ôn Kiến Quốc, nhưng hình dáng lại khiến liên tưởng đến loại "amip" biến dạng.
- Ơi trời đất! Sao ông đến nông nỗi này hả ông Kiến Quốc? Nói rồi hai chân tôi bỗng nhiên bủn rủn.
Cái bóng cười nhưng nét mặt vẻ như muốn khóc:
- Nào ai biết được!
- Thế còn Lâm Bồ Lam, ông giết chết cô ta rồi phải không?
Nói xong, tôi thấy mình lỡ lời. Đem những chuyện như thế ra hỏi người trong mộng thì khác gì mình đang nói mê? Hỏi nữa cũng bằng thừa thôi. Không dè cái bóng thụp ngay xuống, khóc nửc nở.
- Đúng đấy, tôi đã giết cô ta.
- Vì sao nào? - Dù biết nó chả có nghĩa lý gì nhưng tôi vẫn cứ hỏi.
- Vì Dạ Vương.
Nó nỉn thinh một lúc lâu, tôi những tưởng không đời nào nó nói nữa thì bất chợt, nó thốt lên câu đó và tôi gặng hỏi:
- Vì chuyện gì?
- Vì Dạ Vương, hắn...
Rồi cái bóng chợt đứng phắt dậy, quay lưng chạy vụt đi. Tuy chân hơi bị khập khiểng nhưng nó chạy rất nhanh. Tôi đã tính đuổi theo nhưng không kịp vì nó chạy nhanh quá, y như một làn khói đen. Thoắt cái tan biến vào chốn xa xăm.
Đúng là một giấc mơ quái lạ, nó làm t buồn nên đành dừng chân đứng lại. Vả lại tôi chẳng thể nào đuổi kịp nó được. Nhìn xuống chân, mặt đất cứng quèo và giá lạnh, lúc ấy tôi chợt nhận ra mình đã vượt quá ra ngoài những bụi cây lúp xúp và đặt chân đến một nơi lạ. Chân tôi giẫm phải một vật gì đó, cùng lúc, mũi tôi cũng ngửi thấy mùi thơm dịu ngọt lan ra thoang thoảng quanh đây.
Lại cái gì nữa đây? Tôi nhìn xéo xuống dưới chân với ánh mắt ngờ vực. Trong mộng, mọi vật đều nhạt nhòa như được bao bọc dưới một lớp kính đầy hơi nước nên tôi không nhìn thấy vật vướng phải là gì. Tôi cúi xuống nhặt nó lên, tưởng chỉ là một cành cây, nhưng không. Vật này nặng khoảng hai mươi đến ba mươi kilogram. Tôi cố thu nó lên, trải ra trước mặt để nhìn cho rõ. Thình lình, một khuôn mặt nanh ác hiện ra.
Hàm răng của nó nhe ra lạnh ngắt. Trước cảnh tượng quá đỗi bất ngờ đó, ai mà chẳng hoảng sợ. Tôi tự trấn an mình, đó chỉ là một giấc mộng.
Đúng thế, đó là một giấc mộng.
Chuông báo thức đổ từng hồi. Tôi nhỏm dậy, đưa hai tay lên vuốt ngực. Tim tôi vẫn đập đều, mới rồi ở trong mộng, khi trông thấy khuôn mặt nanh ác của con thú, tôi đã tỏ ta không sợ sệt.
Trời chưa rạng sáng, tôi ngồi ngay tại giường lấy tau dụi mắt cho quen với mọi thứ xung quanh. Hàng ngày, cứ vào khoảng giờ này, tôi đã trở dậy sửa soạn để đi làm mà vẫn còn thèm ngủ, hôm nào cũng cập rập vội vàng... Chân tôi kéo lê đôi giày, với tay bật đèn.
Dưới ánh sáng đèn sáng lóa, t đâm hoảng khi thấy có vết máu trên tay mình. Trống ngực t đập thình thịch và t như bị nghẹt thở, cố hả miệng thở sâu. Lát sau mới lấy hết can đảm, chậm rãi đưa bàn tay lên gần mặt để lại cho kỹ.
Những ngón tay tôi dính máu, không nhiều và đã khô.
Tôi bị đứt tay ư? Tôi kiểm tra lại nhưng chẳng tìm thấy một vết đứt. Tức thì toàn thân tôi như bị ngộp trong nỗi kinh hoàng, cảm giác một lớp keo dính bám riết lấy mình. Khi còn ở trong mộng, tay tôi nắm con vật đã chết, cảm thấy nó dính nhơm nhớp. Có lẽ đó là một con chó rừng nanh ác. Nhưng làm sao chuyện trong mộng lại hóa thành hiện thực được, nếu thế thì...
Rồi như người phát khùng, tôi ngồi phịch ngay xuống, lật ngửa bàn chân lên xem và bất thần, người tôi muốn xỉu đi.
Nơi đầu ngón chân tôi cũng bị dây máu và gan bàn chân nhuốm đầy đất cát. có mấy vết xước nhỏ, bằng chứng cho thấy tôi đã vượt qua một chặng đường khá xa bằng chân đất.
Tôi lặng lẽ quay lại nhìn giường ngũ của mình với đống chăn gối lộn xộn. Tôi lật tung tấm chăn ra. Tấm ga lâu ngày không giặt đã bẩn, bây giờ trát đầy bụi đất, còu vương mấy sợi lông ngắn và thô. Thứ lông của động vật, chính xác là lông chó.
Tôi ngồi chết lặng trên ghế, mắt không dám nhìn vào giường nữa!
Là người được ăn học, tôi chẳng tin một tí nào vào cái gọi là siêu nhân, làm sao biến những điều trong mơ thành hiện thực được? Tôi không giải thích nổi chuyện đã xảy ra. Những cuốn sách tôi từng đọc có nói tới chuyện mộng du, rằng những người mộng du sau khi tỉnh dậy thì chẳng còn nhớ mình đã làm gì trong mộng. Và nếu đúng thế thật, có lẽ tôi đã mộng du... Tôi đã gặp một Ôn Kiến Quốc với bộ dạng của một con quỉ.
Không biết tôi ngồi đần ở đó bao lâu, đồng hồ đã chỉ 8 giờ sáng, tôi giật nảy mình. Bữa trước, trót đến chậm giờ, tôi đã bị lão Giám đốc xạc cho một trận, lần này chắc cũng không thoát. Tôi rửa chân quấy quá rồi vội vàng đi làm. Tối qua bị mộng du, tôi ăn vận phong phanh rồi bị cảm, bây giờ đầu váng vất, chân bước thấp cao. Qua cổng tòa soạn, tôi thấy ngại, chuẩn bị sẵn tinh thần bị trảch mắng. Lên đến tầng lầu văn phòng thì đụng ngay phải Văn Đản, hắn khẽ chào hỏi:
- Kìa Khang, cậu đến rồi à?
Lúc ấy hắn đứng ngay trước cửa buồng toalet. Tôi đưa tay lên gãi đầu, mặt nhăn nhó:
- Mình lại muộn giờ mất, xui quá đấy!
Lí do đến chậm thì nhiều lắm soug hậu quả là bị trừ vào lương. Họ trừ hết lần này đến Iần khác, dễ thường rồi miếng cơm cũng không có dủ mà ăn.
Văn Đán vẫn làm bộ nghiêm túc bảo khẽ tôi:
- Cảnh sát người ta vừa mới đến đấy, đòi gặp cậu ngay. Lại sinh chuyện gì rồi phải không? Trông mặt cậu tái đi kìa.
- Tìm gặp tôi làm gì? - Tôi giật thót mình. Nghĩ cho kỹ, ngoài việc nhổ bậy ra, tôi chẳng làm gì nên tội. Đang định nói tôi chả gây nên chuyện gì sất thì bất thần Giám đốc ló đầu ra gọi to:
- Anh Khang đến rồi, may quá. Có đồng chí công an đang muốn gặp anh đây này.
Tôi ngần ngại, lo rằng với bộ mặt thiểu não như bây giờ của mình, biết đâu họ sẽ nghĩ mình có chuyện gì khuất tất? Giữa lúc đó, anh công an từ trong phòng bước ra, mắt nhớn nhát tìm tôi và nói:
- Xin chào, anh là Tần Khang phải không?
Với vẻ mặt lo ngại, tôi đáp:
- Phải. Vậy có chuyện gì thế hả anh?
- Àcũng có vài đỉều muốn biết ý kiến của anh, mời anh đi với tôi chốc lát.
Tòa lầu này lấy làm tòa soạn, kể ra cũng khá hỗn tạp; nó có phòng họp riêng dành cho Giám Đốc. Lúc tôi đi theo sau anh công an trong bộ đồng phục vũ trang thì đã có khá đông người đứng xúm xít quanh cửa phòng họp. Ai nấy đều tỏ ra thông cảm với tôi vì nghĩ rằng, rất có thể tôi sẽ bị bắt. Thậm chỉ có người thấy tội nghiệp cho tôi. "Thường ngày cậu ta hiền lành như thế, ai ngờ lại là thanh niên hư đốn". Một người nữa nói, ra vẻ am hiểu luật pháp lắm: " ít ra cũng phải mười năm tù, chính tôi đã đọc luật hình sự rồi". Giám đốc bỗng bực mình, gắt um lên:
- Thôi, mọi người vể chỗ cả đi. Phải làm việc chứ! - Rồi quay sang anh công an, ông nói:
- Đồng chí Trần, đồng chí cứ nhẩn nha mà làm vỉệc.
Cánh cửa vừa khép lại, tôi liền hỏi ngay:
- Xin lỗi, tôi muốn hỏi đồng chíTrần, tôi phạm luật sao?
- Phạm luật à? - Anh công an đang lấy giấy bút ra, nghe nói vội ngẩng đầu. ngạc nhiên vừa cười vừa nói
- Cứ cho là anh phạm luật đi nhưng không đến nỗi làm loạn, có gì mà phải lo. Tôi chỉ hỏi chuyện theo thông lệ thôi.
Người thừa hành chức trách này xem chừng không giống như các đội viên liên phòng khác vốn quen thói hống hách, không văng tục thì chửi đổng nên tôi vui vẻ ngồi xuống ngay:
- Vậy anh có chuyện gì muốn hỏi?
- Anh quen biết Ôn Kiến Quốc chứ?
Tôi sững sờ:
- Tôi có biết. Ông ta là cộng tác viên của tôi. Ông ấy viết tiểu thuyết, có chuyện gì sao?
- Lần cuối cùng anh gặp ông ấy là vào lúc nào?
Suýt nữa thì tôi buột miệng " chỉ mới hôm qua" nhưng nghĩ lại, tôi nói:
- Cảch đây mấy hôm rồi, tôi không nhớ rõ. Nhưng tối hôm qua tôi đã nói chuyện với ông ấy mà không
trông thấy mặt.
- Hừm - Anh công an hắng giọng trong lúc hí hoáy ghi chép.
Tôi nói:
- Vậy tôi Xin hỏi thật anh, có phải người ta nghi cho tôi không?
Anh mỉm cười:
- Anh cả nghĩ quá ông Thành Khang ạ. Sáng sớm nay đội liên phòng đã tóm được Ôn Kiến Quốc rồi. Ông ta thừa nhận đã giết Lâm Bồ Lam, bây giờ chúng tôi hỏi chuyện anh chẳng qua là làm theo thông lệ thôi.
Rồi như có điều gì làm người thừa hành công vụ băn khoăn, anh lại hỏi:
- À này anh Thành Khang, gần đây khi làm việc qua lại với Ôn Kiến Quốc, anh có nhận thấy ở ông ta có triệu gì không được bình thường chăng?
Trống ngực tôi đập dồn dập:
- Ý anh định hỏi về mặt nào chứ?
- Chẳng hạn như tâm trạng của Ôn Kiến Quốc dạo này - Anh công an nuốt nước miệng rồi đáp - Chả là đội liên phòng phát hiện được õng ta trong lúc tuần tra vùng bờ sông. Lúc ấy ông ta đang uống nước sông ừng ực. Trời thì rét và nước sông bẩn đến như thế, giặt giũ không thể được, nói gì uống.
Lâm Bồ Lam cũng phải chết dưới dòng sông đó, tôi nghĩ thằm trong bụng. Thấy tôi làm thinh, anh công an hỏi:
- Anh vừa nghĩ thêm được điều gì phải không?
Tôi ngước mắt nhìn lên:
- Sau chuyến đi chơi ở Hồ Nam về, ông ta trở nên kỳ cục như thoa phấn lên mặt chẳng hạn. Lạ lắm.
- Thoa phấn cơ à? - Anh ngẩng đầu lên nhìn tôi với ánh măt nghi ngờ - Thoa lên mặt sao?
- Chứ còn gì!
- Ông ta thích làm đẹp đến thế sao? - Anh Công an xoay tròn cây bút trên đầu ngón tay và nói tiếp:
- Phải rồi. Ông ta còn có họ hàng người thân nào khác không?
- Cái đó tôi không rõ. Ông ta chỉ là tác giả làm việc với tôi và tôi không bận tâm đến các chuyện khác của ông ấy.
Anh ta lại lật giở những trang ghi chép trong cuốn sổ, tay vẫn mâm mê cây bút chì, ra chỉều suy nghĩ lung lắm rồi đột nhiên hỏi:
- Mà này anh Thành Khang, anh cũng là người Hồ Nam phải không?
Tôi thấy ngạc nhiên mới nói:
- Vậy thì sao nào?
- Nhân tiện thì hỏi thôi. Anh không phải bận tâm.
Anh ta nói cho vui chuyện, song tôi biết tỏng đây không phải lúc hàn huyên chuyện trò. Tôi vẫn làm bộ gật gù:
- Đúng thế, song có điều cha mẹ tôi mất sớm. Tôi lớn lên, học xong đại học, rồi từ đó đến giờ chưa trở về lần nào.
- Kễ ra cũng vất vả, phải xa quê hương. Anh ta nói với giọng cảm thông. Tôi mới hỏi:
- Vậy Ôn Kiến Quốc có đá động gì đến việc vì sao ông ta giết bạn gái của mình không?
Người thừa hành công vụ xuýt xoa. Tuồng như anh ta bị đau răng, nói:
- Ông ta không hé răng. Anh hỏi để làm gì?
Nghe thế, tôi biết anh ta có ý giấu diếm:
- Thưa anh, tôi bỉết Ôn Kiến Quốc lâu nay nhút nhất và tôi không tin ông ta lại đi giết người! Vậy ông ta có nói ra điều gì lạ lùng không?
Anh đưa mắt nhìn tôi trong lúc hai hàm răng cắn vào nhau, nói:
- Sau khi bị bắt, hắn nói lung tung, không đằu không đuôi, nào là "đóng dấu niêm phong", nào là " Dạ Vương" gì gì ấy và chúng tôi nghĩ rằng, đằng Sau đó không chừng có tổ chức tà giáo?
Tôi sững sốt:
- Gì thể? Trong tiểu thuyết Của ông ta chưa bao giờ có nội dung gì dính dáng đến tôn giáo mê tín cơ mà.
Anh công an đưa mắt nhìn xung quanh, nói:
- Hay lắm, nhân thể anh có mang theo tập tiểu thuyết nào của ông ta không, cho chúng tôi mượn đọc được chứ?
- Vừa may số tạp chí kỳ này có đăng một thiên tiểu thuyết của ông ta. bản "morat" cũng vừa gởi tới, tiện thể tôi sẽ đi lấy một bạn đưa anh đọc trước.
Trong phòng làm việc, tiếng bàn luận sôi nổi, tôi Vừa đẩy cửa bước vào thì tiếng trao đổi im bặt. Cảm thấy những ánh mắt nhìn tôi soi mói, tuồng như tôi dây mơ rễ má nào đó với các phần tử phi pháp. Nhưng tôi cũng chẳng buồn để ý, vội vã đi đến bên bàn giấy, lấy bản 'morat" Của số tạp chỉ kỳ tới còn thơm mùi mực mới in. Đã định quay ra thì Văn Đán lại gẩn hỏi han:
- Anh công an đi rồi chứ?
- Chưa.
Tôi cũng không muốn dài dòng song Văn Đán chạy theo lẵng nhẵng hỏi:
- Này anh Khang, anh có phạm vào điều gì không? Liệu có dính dáng đến tôi không hả anh?
Tõi cười thành tỉếng:
- Anh làm chuyện gì khuất tất mới sợ tôi tố giác phải không nào?
Hắn cũng cười vẻ như gượng ép:
- Tôi sợ cóc khô gì. - Ngừng giây lát hắn mới ghé gần vào tai tôi nói nhỏ - Anh cẩn thận đấy, chớ nói lung tung, cánh công an là giỏi bắt thóp người ta Iắm đấy.
Tôi cầm bản 'morat" quay lại phòng họp. Anh công an còn đứng đó, tay chắp sau lưng, đọc các biểu ngữ treo trên tường. Giám đốc trước kia có thời làm công tác tuyên huấn ở nhà máy quốc doanh nên ông ta đã cho treo khá nhiều lời trích của các nhân vật nổi tiếng, trong đó có cả câu của Edison.
- Xin gởi anh bản "morat" số tạp chí mới của chúng tôi! - Nói rồi tôi trao tờ tạp chí cho anh ta.
- Hấp dẫn lắm phải không?
Tôi gượng cười:
- Cũng bình thường thôi. Toàn ảnh người đẹp. Các tạp chí ăn khách đều thế cả.
- Chắc hẳn bán cũng khá lắm chứ?
- Cũng tạm được. - Nói rồi tôi lật đến trang in mục lục - Đây, bài này. Ôn Khắc là bút danh của Ôn Kiến Quốc đấy.
Anh ta lần giở các trang của tạp chí, hỏi :
- Vậy tôi có thể cầm bản này về được không?
- Anh cứ tự nhiên. - Tôi cười vui vẻ.
Anh ta kẹp tờ tạp chí vào trong cặp, đứng dậy bắt tay tôi, nói:
- Chào anh Thành Khang, việc Coi như xong. Nếu còn gì cần thiết, có thể tôi sẽ đến nhờ anh giúp cho đấy.
Tôi thở phào nhẹ nhõm. Xem chừng Ôn Kiến Quốc cũng không đến nỗi thú nhận bừa bãi. Tôi bắt tay anh công an và nói nhỏ với hắn:
- Tiện thể anh có thể ghé qua chỗ hành lang nói vài lời với mọi người được chứ?
Anh ta sững lại:
- Sao phải thế?
- Không thì các đồng nghiệp của tôi sẽ đồn ầm lên rằng tôi là thanh niên sa ngã, phải chịu án hình sự từ sáu đến mười năm gì đó...
Anh ta cười rõ, vẻ thoải máỉ:
- Hay thật đấy.
Ra đến ngoài cửa anh ta mới cất giọng oang oang:
- Đồng chí Tần Thành Khang, xin cám ơn đồng chí đã phối hợp với chúng tôi, chào đồng chí!
Đi đến cửa thang máy, tôi mới sực nhớ, vội quay sang anh công an hỏi:
- Suýt quên, Ôn Kỉến Quốc bây giờ bị giam ở đâu Vậy?
Anh ta ngẩng đầu lên hỏi lại:
- Để làm gì?
- Chả là tôi định đến thăm, chẳng gì thì ông ta cũng là một tác giả cộng tác với tôi.
Thoáng suy nghĩ rồi ông ta mới nói:
- Được thôi. - chững lại giây lát và nói một cách chậm rãi. - Ông ta ở viện 7
Viện 7 là bệnh viện tâm thần nên tôi sững sốt:
- Ông ta bị điên rồi sao?
Anh ta gật đầu:
- Tâm trí ông ta bị rối loạn, không còn nhớ gì sất. Anh đến thăm ông ta cũng tốt biết đâu lại giúp ích cho công việc điều tra cũng nên.
Sau khi tiễn anh ta ra về, tôi mới kịp nhận ra lưng mình đẫm mồ hôi, thấm ướt ra că áo sơ mi. Đi ngang qua cửa văn phòng, bỗng nghe tiếng Vãn Đán gọi chào "See you again", hắn vẫn bận tâm đến việc của tôi. Khi tôi đẩy cửa bước vào thì hắn im bặt. đồng nghiệp chung quanh vờ như đang bận việc và thản nhiên như không thấy.
Vừa ngồi xuống thì có tiếng kẹt, cửa văn phòng mở hé ra và lão Giám đốc thò cổ vào nhìn quanh, nói:
- Anh công an về rồi à?
Tôi mới đứng dậy nói;
- Về rồi.
- Vậy anh gặp tôi một lát.
Đặt chân vào văn phòng Giám đốc, tôi để ý thấy Lý Đĩnh không có mặt ở đó. Lão ta lên giọng nặng lời với tôi rồi bảo tôi quay về phòng mà lo công việc. Lúc ấy tôi thấy mình như lên cơn sốt. Ngồi trước mặt Giám đốc mà hai chân tôi bông bênh như đang giẫm trên một đống bông vậy.
Sau đó, mọi chuyện diễn ra như thế nào, tôi cũng không nhớ nữa. Sáng sớm hôm sau, cả đến chuông báo thức cũng không sao gọi tôi dậy được. Khi tôi trở dậy thì đã chín giờ rưỡi. Tôi cố bò dậy, lê thân mình đến bệnh viện gần nhất khám bác sĩ. Tôi sốt ba mươi chín độ. May mà dịch SARS vừa mới qua, nếu không họ đã dồn tôi vào buồng cách ly rồi.
Kê đơn thuốc xong, nhân lúc chờ tiêm thuốc, tôi đã kịp gọi điện báo tin cho Giám đốc biết. Cứ nghe gỉọng cũng đoán được là ông ta đang trách tôi sao lại ốm đúng vào lúc công việc bận rộn thế này. Nhưng làm sao khảc được. Tiêm thuốc xong, gần như tôi phải bò về đến nhà, lăn luôn lên giường. Người xa quê lại độc thân, sợ nhất là lúc ốm đau. Có cảm giác muốn buông xuôi tất cả. Tôi thấy đầu mình nặng trìch trịch, nhìn xung quanh thấy quang cảnh giống như trong một cuốn phim cũ lâu năm với hình ảnh đen trắng đảo ngược.
Tôi nằm trên giường, mắt nhìn lên trần nhà không chớp. Trần nhà vấy bẩn, ở một góc nhà có đám màng nhện và một con nhện con bò ra bò vào, giăng những sợi tơ vương đầy bụi. Dạo này, trời đang trở rét nên muỗi biến đâu hết. Mắt tôi dõi theo cái điểm đen nho nhỏ di chuyển loanh quanh trong một đường tròn, bất giác tưởng mình như con nhện, quanh năm suốt tháng ngừng lại trong sự tưởng tượng. Khi mùa hè đă qua đi, nó vẫn cứ bận rộn một cách vô ích, đến nổi coi sự cần mẫn chăm chỉ ấy mới là công việc hàng ngày của mình. Mãi cho đến lúc này tôi mới nghĩ đến tuổi già. Hiện tôi không có của để dành, mà cũng không có tài sản, nhà đất. Nếu mất việc làm, chắc tôi sẽ chết đói.
Đầu óc cứ vẩn vơ nghĩ những chuyện ấy, tự nhiên tôi thấy Giám đốc tuy ngang ngạnh, lắm lúc vô lý nhưng lão cũng có cái đáng yêu. Chẳng hạn lão cho tôi những tờ giấy vẽ hoa văn do ngân hàng phát hành... Suy nghĩ được một lúc, người tôi nặng như chì và tôi dần dần chìm vào trong giấc mộng lúc nào không biết.
Tôi thấy mình đứng ờ nơi đầu đường phố vắng tanh. Gió thổi tới, giấy vụn và bụi đất tung bay mù mịt. Cảnh tượug đó đã trở thành quen mắt với tôi kể từ khi tôi còn nhỏ tuổi. Hồi ấy, tôi sống ờ một thị trấn nhỏ của Hồ Nam, vì ít bạn nên tôi thường dạo chơi lung tung trên các đường phố ngập trong cát bụi. Vào thời ấy, trên các bức tường của đường phố, người ta dán đầy những tờ giấy to màu trắng và đỏ, trên đó dầy dặc những chữ viết bằng mực đen. Chúng bị mưa ướt sũng rồi được gió hong khô thành những mảnh giấy cứng quèo, bị gió thổi rớt xuống phát ra tiếng kêu khô khỏng. Buổi ấy, cái thằng tôi năm sáu tuổi đầu thích chơi trò qua cầu, lao mình qua lại trên những ngõ hẻm chạy ngang dọc như một chốn mê cung. Tôi thích nhất được ngắm xem những tranh vẽ hình người kỳ dị dán khắp nơi trên tường. Còn những chữ viết kín mít trên trang giấy với văn phong kiểu "humor' đen, đọc không hiểu được cũngchẳng làm sao, vì lúc ấy tôi chỉ mê có mỗi tranh biếm họa vẽ phác thôi.
Cách đây đã bao nhiêu năm, lúc ấy tôi lên mấy nhỉ? Quên mất rồi. Những việc xa xưa ấy, bây giờ tôi đã quên sạch sành sanh, chỉ còn lưu lại những ảo ảnh nhòe nhoẹt. Tôi trông thấy mình đứng trên chóp một bức tường, khuôn mặt đỏ hồng lên vì sung sướng khi thấy người ta trương ra một bức biếm họa Có tên gọi là "cười ra nước mắt" và tôi cò cảm tưởng trống ngực tôi đập thình thịch dưới lần áo rộng quá khô.
Bất thình lình, tôi thấy đằng sau mình, những chiếc bóng đen tụ lại với nhau thành làn nước đen dâng cao dần lên. Những bóng đen ấy có ở khắp mọi nơi, lan tràn không bờ bến, tựa như một khối lượng khổng lồ mực đen đang đổ xuống, nhiều như nước sông tràn bờ mênh mông. Làn nước đen kịt chảy đến đâu, cỏ cây khô héo đến đó. Vậy mà lúc ấy, tôi đứng ở chân tường cườì lên sằng sặc vì vui thích trước bức tranh vẽ người đàn bà luống tuổi đã biến dạng. Những bóng đen đang lan ra một cách lặng im, không một tiếng động, hệt như vết mực loang trên một tờ giấy hút mực thượng hạng.
Bóng đen đã nuốt chững đầu cầu và với khí thế không gì cản lại được, nó đang di chuyển đến nơi những cậy cột điện... Những bóng đen giống như loải thực vật "Shumi", nó có sức sinh trưởng nhanh ghê gớm. lặng lẽ, êm như ru, nó nhuộm đen cây cột điện bằng gỗ. Rồi nó men theo bức tường, từ chân tường đền đầu tường và tràn qua... Cứ như vào buổi trưa hè, người ta đốt một tờ giấy trắng dưới ánh nắng gay gắt và bạn sẽ không trông thấy ngọn lửa mà chỉ thấy tờ giấy trắng đen dần từng tí một cùng với một đường thẳng uốn cong rồi bị gió thổi bay đi.
Chạy trốn đi!
Tôi tự bảo mình nhưng đứa trẻ trong tôi vẫn đứng yên một chỗ, mãi mê xem tranh vẽ trên tường. Rõ ràng nó không biết gì về những điều đang diễn ra ở xung quanh. Còn tôi, cho dù kêu gào đến khản giọng, nhưng tiếng kêu không thành tiếng, như chính tôi đã không hề tồn tại.
Nó có phải là tôi không?
Tôi nghe thấy mình thở hổn hển, không khí từ đường mũi đi vào phổi rồi từ phổi trở lại với không khí và phát ra từng hồi hơi thở nghe thô và nặng. Vậy mă cậu bé là tôi không hề nghe thấy gì. Tôi đã tính lao người tới để nói với chính mình song khoảng cách tấc gang ấy, Sao nó xa vời đến hàng ngàn dặm, dẫu bằng cách gì đi nữa, tôi vẫn không Sao lại gần bên mình được.
Chạy đi nào!
Tôi nói và bản thân không hề nghe tiếng. Tôi đã trông thấy khí thế dữ dội "cháy rừng" của những chiếc bóng ào ạt đỗ về phía trước, dẫu không đứng ở điểm cao mà tôi vẫn thấy được cả một vùng đất. Nó có hình một chậu nước và người ta nhỏ vào đó một giọt mực đen, thoáng cái, nó đã loang khắp chậu
Tôi nói và bản thân không hề nghe tiếng. Tôi đã trông thấy khí thế dữ dội "cháy rừng" của những chiếc bóng ào ạt đỗ về phía trước, dẫu không đứng ở điểm cao mà tôi vẫn thấy được cả một vùng đất. Nó có hình một chậu nước và người ta nhỏ vào đó một giọt mực đen, thoáng cái, nó đã loang khắp chậu nước.
Chạy đi thôi!
Tõi gào lên một cách tuyệt vọng. Những chiếc bóng giờ đây đã tràn đến nơi chân trời, nuốt chững hết thảy. Bên cạnh cậu bé là tôi, còn sót lại một quãng ánh sảng hình tròn, tựa hồ nó đang đứng trên một cái giếng cạn. Có điều khủng khiếp hơn nữa là tuy thế giới đã đỗi khác hoàn toàn nhưng bản thân tôi vẫn không hề cảm thấy gì. Nó vẫn mải mê ngắm hình vẽ trên tờ giấy đỏ với một nụ cưới ngây thơ nở trên môi.
Mau chạy đi kìa!
Tôi lẩm bẩm, xung quanh không một tiếng động. Tôi ngẩng đầu. Màn trời tối đen như đêm đã khuya, có vẻ như mọi vật đã bị tấm vải đen dày trùm kín, không thể nhìn thấy trăng sao, chỉ còn một màu đen sâu thăm thẫm.
Cuối cùng, tôi hét lên rất to. Tiếng thét đó làm tôi nhận ra tất că chỉ là mộng mị. Khi mở mắt ra, tôi cứ tưởng là mình vẫn đang trong cơn mê, xung quanh vẫn tối đen. Nhưng rồi tôi cũng nhận ra là trời đã tối thật chứ không phải là vẫn chìm đắm trong giấc mơ dài không thoát ra được.
Cơn sốt đã hạ, cổ họng khô rát như cháy, mồm miệng nhạt thếch chẳng muốn ăn gì. Tôi lê dép đến bên cửa sổ, dường như vừa thấy cái bóng của chính mình lướt qua trước mắt. Hình như đó chính là tôi trong bộ đồ rộng thùng thình đang ngây ngô cười, đọc những băng khẩu hiệu màu đỏ, chữ to với những từ 'Đả đảo' , "Đập tan".
Những chuyện này xảy ra từ bao lâu rồi nhỉ?
Nhiều năm tháng đã trôi qua, mọi thứ đã nhạt nhòa như phim ảnh cũ kỹ đã hết nét, ranh giới đen trắng đã nhạt phai và trở thành một mảng mờ mờ xám xịt.
Tôi không biết mình đã đứng trước cửa sổ bao lâu rồi, chỉ kịp nhận ra nước mắt chảy ròng ròng trên mặt. Tôi đã khóc vào lúc nào, mà vì sao chứ? Tất cả không còn quan trọng nữa và tôi cũng không nhớ gì hết. Với tôi, cái thế giới bên ngoài tối đen kia giống như người khách lạ. Một người khách lòng dạ khôn lường.
\/ĩnh viễn...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top