Bo tri chung

<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:"\.VnTime"; panose-1:2 11 114 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:3 0 0 0 1 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"\.VnTime"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:EN-US; mso-fareast-language:EN-US;} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

Câu 1:Những yêu cầu cơ bản về bó trí chung toàn toàn:

Khi bố trí chung toàn tàu phải chú ý đến một số yêu cầu cơ bản sau:

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Quy phạm và của Công ước quốc tế về tính ổn định, tính chống chìm, tính chống cháy, sức bền v.v ...

- Phải cố gắng thoả mãn các yêu cầu của chủ tàu về việc bố trí và phân chia hệ thống các khoang theo chiều dài, theo chiều rộng và theo chiều cao, ví dụ: đối với tàu hàng cách bố trí các vách ngang phải phù hợp với phương pháp khai thác của chủ tàu. Cách bố trí các tầng boong phải tuân theo yêu cầu của chủ tàu về chiều cao giữa các tầng boong, chiều cao từ đáy đôi đến boong thấp nhất nhằm giảm bớt sức nén của hàng hoá và tránh hàng hoá bị vỡ, cong, vênh. Tuy nhiên những yêu cầu của chủ tàu phải nằm trong các giới hạn của Quy phạm và của Công ước quốc tế.

Bố trí và phân chia thân tàu và thượng tầng có thể thực hiện theo 3 phương:

- Theo phương dọc tàu (chiều dài) bằng các vách ngang;

- Theo phương ngang tàu (chiều rộng) bằng các vách dọc;

- Theo phương thẳng đứng (chiều cao) bằng đáy đôi và các tầng boong, sàn.

Câu 7: Các vị trí của buồng máy, phân tích ưu nhược điểm của từng vị trí.

Trả lời:

+) Các vị trí của buồng máy:

-) Buồng máy ở đuôi tàu: KĐ + BM + nKH + KM

-) Buồng máy ở giữa tàu: KĐ +nKH + BM + mKH + KM

-) Buồng máy ở vùng trung gian: KĐ + (1-2)KH + BM + nKH + KM

+) Ưu nhược điểm của từng vị trí:

-) Buồng máy ở giữa tàu:

*) Ưu điểm:

/) Trọng tâm của buồng máy gần với trọng tâm của tàu nên đảm bảo tính ổn định, cân bằng dọc tàu.

/) Tính chống chìm tốt vì có nhiều vách kín nước.

/) Dễ bố trí thiết bị

/) Ảnh hưởng lên thuyền viên ít hơn

*) Nhược điểm:

/) Hệ trục chân vịt dài dẫn đến khó chế tạo, lắp rắp, sửa chữa, việc làm kín nước củng phức tạp.

/) Hầm trục chân vịt dài chiếm nhiều thể tích khoang hàng vì kích thước hầm trục khá lớn, chiều cao từ 2-3 m, chiều rộng ≥0,5 m.

/) Hiệu xuât truyền động của hệ trục chân vịt thấp. Bố trí buồng máy ở giữa tàu thường áp dụng cho tàu khách, tàu kéo, tàu đẩy.

/) Làm hàng khó khăn

-) Buồng máy đặt ở phía đuôi tàu.

*) Ưu điẻm:

/) Hệ trục chân vịt ngắn dẫn đến việc gia công, lắp rắp, sửa chữa và làm kín nước đơn giản.

/) Khi tàu không hàng luôn chúi đuôi, do đó chân vịt luôn ngập trong nước, đảm bảo hiệu suất đẩy của nó.

/)Tiết diện buồng máy hẹp do đó tiết kiệm được diện tích của tàu, phần giữa lớn dùng để bố trí khoang hàng, đứng về mặt kinh tế rất có lợi.

/) Thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa hơn

*) Nhược điểm:

/) Khi không hàng, tàu luôn chúi đuôi, do đó tính cân bằng và ổn định của tàu kém, có thể khắc phục bố trí két dằn mũi.

/) Vì chiều rộng đuôi tàu hẹp nên buồng máy dài, khó bố trí các trang thiết bị của hệ thống động lực, cabin phải bố trí có độ cao nhât định để tăng tầm quan sát của người lái.

-) Buồng máy ở vùng trung gian:

Trong cách bố trí này buồng máy sẽ có đặc điểm của 2 phương án trên.

Câu9: nêu các cơ sở để xác định chiều dài buồng máy

Các cơ sở để xác định chiều dài buồng máy:

_Tỷ số suy ra tỷ số thể tích buồng máy trên diện tích buồng máy có ảnh hưởng tới chiều dài buồng máy. Tại mỗi vị trí đặt buồng máy trên thân tàu chiều dài buồng máy thay đổi. Ví dụ nếu đặt buồng máy ở giữa tàu thì buồng máy có chiều dài ngắn nhất do khu vực này có dung tích trên một đơn vị chiều dài là lớn nhất

_Chủng loại máy chính:

Hệ số bão hoà buồng máy

Các hệ số này được thống kê suy ra chủng loại máy chính

_Xác định phương thức truyền động là trực tiếp hay gián tiếp (qua hộp số)

_Số lượng máy chính

Vậy chiều dài buồng máy được xác định như sau:

LBM = f(vị trí)

LBM = f( chủng loại)

LBM = f( truyền động)

LBM = f( số lượng máy chính)

Tuỳ theo mức độ hiện đại của hệ động lực mà có số lượng máy nhiều hay ít

Câu 13) Ảnh hưởng của kích thước miệng khoang hàng tới quá trình làm hàng?

Trả lời:

Thời gian làm hàng của mỗi con tàu tại bến bãi quyết định tính kinh tế trong khai thác của một con tàu. Thời gian làm hàng của mỗi con tàu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể đến kích thước miệng khoang hàng.

Kích thước miệng khoang hàng được xác định theo nguyên tắc sao cho hiệu quả bốc xếp hàng là cao nhất.

- Đối với tàu dầu, do đặc điểm làm hàng của tàu dầu là sử dụng các hệ thống bơm hút làm hàng nên kích thước miệng khoang hàng rất nhỏ chỉ đủ để cho các đường ống vào vì vậy kích thước miệng khoang hàng tàu dầu không ảnh hưởng nhiều tới quá trình làm hàng.

- Đối với tàu hàng thông thường, về nguyên tắc kích thước miệng khoang hàng mở rộng càng tối đa càng tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho sự làm việc của các thiết bị bốc xếp hàng như cần cẩu, xe nâng, …giúp rút ngắn thời gian làm hàng tại bến. Tuy nhiên kích thước miệng hầm hàng quá lớn dẫn đến kích thước nắp đậy lớn, khó chế tạo và không thuận tiện trong khai thác và còn ảnh hưởng đến sức bền của tàu.

- Đối với tàu chở hàng thùng ví dụ như tàu container, để tăng số lượng container chuyên trở thì miệng khoang hàng được mở rộng tối đa tới tận hai bên mạn do vậy thời gian làm hàng của tầu container là rất nhanh.

CÂU 14: Cơ sở xác định kích thước miệng khoang hàng

Hệ thống và kích thước miệng hầm hàng được xác định theo nguyên tắc sao cho hiệu quả việc bốc xếp hàng là cao nhất. Để đạt được điều đó phải thiết kế kích thước miệng hầm hàng lớn nhất, mặt khác diện tích miệng hầm hàng bị giới hạn do phải đảm bảo sức bền tàu. Tăng chiều dài miệng hầm hàng phải tăng kích thước các kết cấu dọc của miệng hầm. Tăng chiều rộng của miệng hầm hàng phải tăng chiều dày tấm tôn boong giữa mạn và miệng quầy, tăng chiều dày tấm tôn boong giữa các miệng hầm hàng.

Kích thước của miệng hầm hàng phải chọn sao cho hàng ở khoảng không gian ngoài miệng hầm hàng không đòi hỏi phải hút (đối với hàng hạt ...), phải moi (đối với hàng hoá) khi dỡ hàng.

Hiện nay người ta bố trí chiều rộng miệng khoang tối đa không quá 70%B chiều rộng miệng tàu.

Quy định hiện nay về khoảng cách dịch chuyển hàng ngoài miệng hầm hàng ở khoang hàng và các tầng boong từ 1.5m đến 2m.

Ở tàu hàng thùng, miệng hầm hàng phải phù hợp với kích thước chủ yếu của thùng hàng (container) và phải cho phép bốc xếp hàng theo phương thẳng đứng.

Chú ý: Kích thước miệng khoang hàng quá lớn cần đảm bảo sức bền của nắp đậy miệng hầm hàng, dẫn đến kích thước của nắp đậy quá lớn, khó chế tạo và không thuận tiện trong khai thác.

Câu 20: Công dụng của đáy đôi, cơ sở xác định chiều cao đáy đôi

*Công dụng:

_ Tạo ra khoảng không gian cách ly giữa khoang hàng, thân tàu với môi trường.

_Tạo ra phần thể tích dằn tàu khi tàu chạy không hàng hoặc trong trường hợp tàu không cân bằng, không đảm bảo ổn định. Đồng thời còn tạo ra khoảng không gian dự trữ như chứa các két nhiên liệu, két la canh, két chứa dầu nhờn…

_Tăng khả năng chống chìm do nó tạo ra khoảng không gian cách ly giữa thân tàu, khoang hàng với môi trường và đồng thời nó cũng là khoảng không gian kín nước

_Tham gia vào uốn dọc chung thân tàu do đáy đôi cũng nằm trong thành phần thanh tương đương.

_Tạo ra không gian để lắp đặt hệ thống ống trên tàu, và hệ thống cáp

_Đối với tàu dầu có tác dụng tránh ô nhiễm trong trường hợp tàu tai nạn đâm va

*Cơ sở để xác định chiều cao đáy đôi:

_Phù hợp với yêu cầu của chính quyền hành chính, và đáy trên phải được liên tục tới hai mạn tàu sao cho bảo vệ được đáy tàu đến chỗ cong của hông

_Chiều cao đáy đôi tối thiểu được xác định theo quy phạm phân cấp và đóng tàu và không nhỏ hơn B/16 hoặc không nhỏ hơn 700 mm

_Chiều cao đáy đôi còn phụ thuộc vào đặc điểm khai thác của tàu ví dụ với tàu chở quặng cần nâng cao chiều cao đáy đôi để nâng cao trọng tâm tàu, hay tàu chở gỗ cần dung tích để dằn tàu nhằm hạ thấp trọng tâm tàu xuống

_Một số khu vực có diện tích nhỏ hẹp cần nâng cao đáy đôi để thuận tiện cho việc bốc xếp hàng hóa

_Tại khu vực buồng máy đáy đôi cần dâng cao để có thể đảm bảo dung tích các két dầu, két nhiên liệu, nước

_Chiều cao đáy đôi phải thuận tiện cho thuyền viên thao tác và vừa người chui xuống làm việc.

_Trên tàu dầu đáy đôi hơi nghiêng từ hai bên mạn đến mặt phẳng dọc tâm tàu tiện lợi cho việc bơm dầu.

Dung tích đáy đôi

Đối với sườn chữ U

Khi hđ = 0.1d Vđđ 6.5 %V

hđ = 0.15d Vđđ 10.5 %V

hđ = 0.2d Vđđ 15 %V

Đối với sườn chữ V

hđ = 0.1d Vđđ 6.0 %V

hđ = 0.15d Vđđ 10.0 %V

hđ = 0.2d Vđđ 14.0 %V

V: thể tích lượng chiếm +nước của tàu ở trạng thái an toàn

Câu 23: Các loại thượng tầng sử dụng trên tàu:

Theo chiều dài tàu tính từ mũi ta có : - Thượng tầng mũi.

-Thượng tầng giữa.

-Thượng tầng lái.

Kiểu tàu một boong có thượng tầng mũi, nhằm cải thiện tính đi biển của tàu, tránh sóng tràn lên boong, tăng lượng chiếm nước dự trữ ở phần mũi, tăng tính ổn định của tàu. Kiểu tàu này trước kia thường gặp ở tàu buồm cỡ lớn, ngày nay thường gặp ở tàu đánh cá cỡ nhỏ và tàu hàng nhỏ.

Kiểu tàu có thượng tầng lái, trong đó có bố trí các buồng ở của thuyền viên và máy. Kiểu tàu này trước kia thường gặp ở tàu buồm cỡ lớn, ngày nay thường thấy ở tàu ven biển

Những tàu hơi nước đầu tiên có buồng máy ở giữa tàu, vì vậy phải có thượng tầng giữa bao quanh buồng máy và trên đó có bố trí lầu ở và lầu lái. Tàu được bố trí thêm thượng tầng mũi và thượng tầng lái gọi là tàu ba đảo. Kiểu tàu này trước kia rất phổ biến, thường thấy ở tàu bách hoá cỡ trung đến cỡ lớn nhất

Ngoài ra còn một số kiểu kiến trúc khác như :

- Tàu có thượng tầng mũi thụt

- Tàu có thượng tầng mũi, lái thụt

- Tàu có thượng tầng mũi thụt, thượng tầng lái và thượng tầng giữa được nối liền bằng boong che chở

Theo vị trí buồng máy :

- Tàu có buồng máy tại giữa tàu

- Tàu có buồng máy tại đuôi

- Tàu có buồng máy tại đuôi và có thượng tầng giữa

- Tàu có buồng máy bố trí tại vị trí trung gian gần đuôi

- Tàu có buồng máy bố trí tại mũi, thường được áp dụng trên các tàu nghiên cứu biển, tàu đánh cá đặc biệt cần có diện tích mặt boong rộng rãi

Câu 24) Nêu cách xác định tầm nhìn. Yêu cầu về tầm nhìn tối thiểu của các loại tàu hàng?

Trả lời:

1) Tầm nhìn lầu lái và khoảng khuất:

Theo quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép tầm nhìn trên biển thẳng vế phía mũi tàu một góc đến 100 cho cả hai phía bất kể chiều chìm, độ chúi và hàng xếp trên boong từ vị trí điều khiển chính không bị che khuất trong phạm vi quá 2 lần chiều dài thân tàu hoặc 500m lấy giá trị nhỏ hơn. Khoảng khuất được xác định như sau:

a ≤ 0.6 đối với tàu khách

a ≤ 1.25 đối với tàu hàng.

2) Góc khuất: Góc khuất được tạo bởi hàng hoá, thiết bị làm hàng và các vật cản khác bên ngoài buồng lái theo hướng nhìn trên biển cũng như từ vị trí chỉ huy không vượt quá 100 về mỗi phía. Tổng các góc khuất không được vượt quá 200. Các góc thoáng giữa hai góc khuất không nhỏ hơn 50

3) Phạmvi quan sát theo chiều ngang:

Phạm vi quan sát theo chiều ngang từ vị trí điều khiển chính phảI được mở eộng qua một cung không nhỏ hơn 2500, cung này không được nhỏ hơn 22.50 về hai phía mạn tàu tính từ bên phải hướng tiến lùi

Từ mỗi cánh gà của buồng lái phạm vi quan sát ngang phảI được mở rộng qua một cung ít nhất không nhỏ hơn 2250 ở cung đối diện qua hướng tiến phảI và sau đó từ hướng tiến phải sang lùi phảI qua góc 1800 ở cùng một phía của tàu.

Tính từ vị trí lái chính phạm vi quan sát ngang phải được mở rộng qua một cung tính từ đường thẳng dọc tàu đến ít nhất 600 ở mỗi bên mạn tàu.

4) Mạn tàu: Mạn tàu phải được nhìn rõ từ hai bên cánh gà của lầu lái

5) Hệ thống cửa sổ trước buồng lái:

Chiều cao mép dưới của các cửa sổ trước lầu lái trên boong lầu lái phải được bố trí ở mức thấp nhất có thể. Trong mọi trường hợp, mép dưới cửa sổ không che khuất tầm nhìn phía trước.

Mép trên của các cửa sổ trước lầu lái cho phép người có chiều cao đến tầm mắt từ 1.8m trở lên có thể nhìn ngang về phía trước ngay cả trong khi tàu bị lắc mạnh trong điều kiện biển động.

Câu hỏi 27: Các yêu cầu đối với buồng ở của thuyền viên ?

- Buồng ở của thuyền viên phải được bố trí ở những vị trí thích hợp nhất sao cho ít ảnh hưởng tới sức khỏe của thuyền viên khi tàu hành trình trong mọi điều kiện thời tiết.

- Buồng ở của thuyền viên nên bố trí theo cấp bậc, chứo vụ, công việc làm và bố trí gần nơi làm việc.

- Mức độ tiện nghi của các buồng giảm từ trên xuống boong thấp hơn.

- Buồng ở của thuyền viên phải nằm ở những boong dưới.

- Kích thước buồng phải được xác định thích hợp để tạo cho con người điều kiện sống, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi tốt nhất.

Câu 29: Cơ sở xác định diện tích buồng ở của thuyền viên.

Trả lời:

Kích thước buồng trên tàu thủy phải được xác định thích hợp để tạo cho con người điều kiện sống, điều kiện làm việc, điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất. Do vậy khi thiết kế theo giả thiết trên phải trả lời được những câu hỏi sau:

- Những phần trên cơ thể con người tỷ lệ với nhau như thế nào ?

- Khi người chuyển động, nghỉ chiếm diện tích là bao nhiêu;

- Kích thước của buồng mà có thể coi đấy là buồng ở;

- Kích thước của đồ vật mà người sử dụng;

- Những yếu tố như: màu sắc, ánh sáng phải như thế nào?

Trên cơ sở trả lời những câu hỏi trên người ta đã soạn ra những yêu cầu tối thiểu liên quan đến kích thước của buồng, cách xếp đặt đồ vật và trang trí thiết bị trong buồng, lối đi giữa các đồ.

CÂU 30: Các yêu cầu đối với buồng ở của hành khách

Thiết kế buồng ở của hành khách phải xét đến tất cả những vấn đề như khi thiết kế buồng ở của thuyền viên ở tàu hàng ngoài ra phải chú ý những điểm sau (rút ra từ thực tế khai thác)

Giường đệm xếp và các loại đồ đạc xếp phải có kết cấu đơn giản để hành khách với trình độ kỹ thuật thấp nhất cũng có thể sử dụng được dễ dàng và nhanh chóng:

- Trong buồng phải dành chỗ hoặc giá để đựng và cất hành lý;

- Hành khách có thể tự mình điều chỉnh được nhiệt độ và thông gió trong buồng.

Kích thước của các buồng như sau :

Buồng đặc biệt thường có ở tàu khách viễn dương trên tuyến quốc tế, bao gồm : salon, buồng ngủ, buồng tắm + buồng vệ sinh, buồng để đồ đạc hành lý, buồng ăn, sân chơi ngoài boong trần .

Buồng loại I được đặt giường thường, giường đệm, buồng được phân thành khu tiếp khách và khu ngủ. Diện tích tối thiểu của buồng một người : 5 - 7m2; thêm 2m2 buồng tắm hoặc 4m2 buồng vệ sinh. Diện tích tối thiểu của buồng 2 người là từ 10 - 15m2 và thêm diện tích buồng vệ sinh. Mỗi hành khách phải có giường, tủ, tủ đựng đồ trải giường, ghế bành, bàn, giá đựng đồ. Mỗi buồng có buồng tắm riêng gồm bồn tắm hoặc vòi hoa sen, chậu rửa và WC .

Buồng loại II thường là buồng 2 người, đôi khi có buồng 4 người, đặt giường một hoặc đôi. Diện tích như diện tích buồng loại I. Trang thiết bị buồng đơn giản nhưng cùng số lượng ấy. Buồng loại I, II khác nhau chủ yếu ở chỗ vị trí buồng trên tàu .

Buồng loại III, IV thường là buồng 2-8 người được trang bị rất đơn giản, không có chậu rửa riêng. Diện tích tối thiểu dành cho 2 người là 8m2 ; dành cho 3 - 4 người là 10 - 14m2. Buồng nhiều người hơn 4 người thì cứ thêm một người diện tích tăng thêm 2,5 - 3m2

Câu 34:Bố trí và lựa chọn kích thước buồng ăn của tàu khách.

Trong buồng ăn của thuyền viên nên thiết kế đủ chỗ dành cho 2/3 số thuyền viên. Trong buồng ăn của sĩ quan bố trí cho mỗi sĩ quan một chỗ ngồi. Trên tàu khách thiết kế buồng ăn cho riêng từng loại khách và đủ chỗ cho tất cả các hành khách. Trong buồng ăn của hành khách có thể thiết kế chỗ ăn dành cho sĩ quan. Trong trường hợp số hành khách đông có thể tổ chức bữa ăn thành hai lần, như vậy sẽ giảm được nhiều chỗ trong buồng ăn. Trong buồng ăn của hành khách trang bị bàn 2 người, bốn người, sáu người. Nếu số người đông hơn sáu người thì bố trí bàn tròn hoặc bàn hình elip. Với số người từ 10 - 12 người thì đặt thêm bàn riêng để thức ăn, với số người từ 30 - 40 người thì phải đặt tủ đựng.

Khi bố trí và xếp đặt đồ đạc, bàn ghế trong buồng ăn phải chú ý khoảng cách giữa các dãy bàn ghế và đồ đạc, giữa các đồ đạc và vách lầu phải đủ để hành khách có thể ra vào dễ dàng, có thể đẩy ghế khi đứng lên ngồi xuống. Phải thiết kế đường đi ngắn và đủ rộng dành cho phục vụ viên.

Khi bố trí bàn ghế nên tránh cách đặt để hành khách phải quay mặt trực tiếp vào tường, nhằm đảm bảo cho hành khách ăn uống thoải mái không bị ảnh hưởng do tàu lắc. Nếu thiết kế buồng ăn dành cho trẻ em nên bố trí cạnh buồng người lớn. Những buồng giải trí công cộng thường rất khó thiết kế vì yêu cầu phải đẹp, đồ đạc bố trí hợp lý, mầu sắc tranh ảnh phải tạo cho con người cảm giác dễ chịu, mặt khác không gian trên tàu lại rất hẹp, do vậy không thể có những quy định cứng nhắc trong thiết kế mà chỉ có những chỉ dẫn kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn khai thác tàu.

CÂU 36: Nguyên tắc bố trí buồng vệ sinh thuyền viên

* Buồng vệ sinh nên bố trí trên cùng một boong, cùng khoang kín nước với buồng ở. Không được bố trí buồng vệ sinh trực tiếp và đối diện với buồng ăn, nhà bếp, ở những tàu nhỏ có thể bố trí ở bên cạnh.

*Chậu rửa, vòi hoa sen, bồn tắm không được bố trí cùng một phòng với hố xí, chỉ được bố trí chung trong trường hợp buồng tắm và buồng vệ sinh được bố trí với nhà ở thành một khu dành cho một người sử dụng.

*Đối với hành khách, trong buồng vệ sinh chung thì cứ 6 người / 1chậu rửa, một vòi hoa sen, một bồn tắm, vòi hoa sen không tính đến số người đã có trong phòng và số sử dụng trong các buồng bệnh viện. *Kích thước của buồng vệ sinh phải xác định sao cho những người sử dụng không bị ảnh hưởng nhau.

+ Kích thước tối thiểu của buồng tắm với một vòi hoa sen: 0,8m2 (900 x 900) ; buồng tắm với chậu rửa, vòi hoa sen, bồn tắm ; 3,0m2 (1600 x 1800). + Khoảng cách giữa các cạnh của bồn tắm và vách buồng phải để 700mm. +Khoảng cách giữa các trục của chậu rửa không được nhỏ hơn 600mm. +Khoảng cách giữa cạnh của chậu rửa và vách buồng không được nhỏ hơn 150mm.

Trên tàu có dung tích lớn hơn 1600 BRT phải bố trí một hố xí ở lầu lái và một hố xí ở buồng máy. Tàu với dung tích từ 500 BRT trở lên phải bố trí hố xí dành cho công nhân cảng có lối đi từ boong. Kích thước tối thiểu của hố xí 0,8 x 1,4m (mở cửa vào trong) hoặc 0,8 x 1,2m (mở cửa ra ngoài).

Trên tàu với dung tích từ 500 BRT phải bố trí cho thủy thủ máy buồng thay quần áo với số tủ thích hợp đựng quần áo bảo hộ lao động. Đối với thủy thủ boong có thể bố trí phòng đó ở hành lang.

Theo quy định của Công ước quốc tế số 92

- Trang thiết bị vệ sinh đối với những thuyền viên không có buồng vệ sinh riêng trong buồng có số lượng :

a - Một bồn tắm hoặc một vòi hoa sen / 8 người hoặc ít hơn;

b - Một hố xí /8 người hoặc ít hơn;

c - 1 chậu rửa/6 người hoặc ít hơn.

- Khi số thuyền viên lớn hơn 100 người hoặc ở tàu khách mà thời gian hành trình nhỏ hơn 4 giờ thì chính quyền nước đó có thể cho phép thiết kế số lượng trang thiết bị vệ sinh ít hơn.

- Số lượng buồng vệ sinh riêng tối thiểu như sau :

a - Trên tàu với dung tích nhỏ hơn 800BRT : 3 buồng;

b - Trên tàu với dung tích từ 800 - 3000BRT 4 buồng;

c - Trên tàu với dung tích trên 3000BRT : 6 buồng.

Câu40: Các loại hàng lang trên tàu chở hàng.

Trả lời:

Các loại hàng lang trên tàu chở hàng và chiều rộng của chúng áp dụng phổ biến hiện nay là:

Hành lang dọc hai bên mạn tàu 760 1070 mm

Hành lang cạnh 690 mm 760 mm

Hành lang chính dọc hoặc ngang 930 mm 1220 mm

Hành lang làm việc (ví dụ :

để vận chuyển hàng bếp hoặc kho) 1370 mm 1830 mm

Hành lang ở vùng bệnh viện

CÂU 41: Các yêu cầu đối với buồng làm việc (Buồng lái, buồng hoa tiêu, buồng VTD…)

1. Buồng lái tàu

Buồng lái phải có trên tất cả các tàu, phải được thiết kế và xếp đặt để sĩ quan hoa tiêu hoặc người lái tàu có tầm nhìn tốt về tất cả mọi hướng, cả đằng sau tàu. Do vậy tất cả các vách của tầu, nhất là vách trước mặt phải có những cửa sổ lớn kín nước. Buồng lái phải có lối vào từ hai bên mạn và phải có lối vào từ phía trong.

2. Buồng hoa tiêu

Buồng hoa tiêu nằm trực tiếp sau buồng lái. Diện tích tối thiểu của buồng là 9m2, trên những tàu lớn nhiều khi diện tích lên tới 20m2. Kích thước của bàn hải bản đồ phụ thuộc vào kích thước của tàu nhưng chiều dài của bàn không nên nhỏ qua 1,50m. Trên bàn đặt máy xác định kinh vĩ độ, la bàn điện, máyđo tốc độ tàu. Trên những tàu hàng hiện đại mà mức độ tự động hóa cao người ta thiết kế buồng hoa tiêu và buồng lái chung nhằm tiện lợi hóa việc điều khiển tàu.

3.Buồng điện báo (VTĐ)

Nên đặt cạnh buồng lái và buồng hoa tiêu. ở các vách ngăn giữa buồng điện báo và buồng hoa tiêu, buồng lái nên thiết kế cửa sổ để có thể thông báo tin tức nhanh chóng và nên thiết kế cửa lớn từ buồng điện báo ra boong phòng trường hợp nguy hiểm. Trang thiết bị buồng điện báo phụ thuộc vào yêu cầu khai thác của tàu. Bên cạnh buồng điện báo phải bố trí kho để ắc quy và máy phát điện phục vụ cho các máy trong phòng điện báo, kho này phải cách xa các buồng ở.

Trên tàu khách cỡ lớn bên cạnh buồng điện báo phải có buồng để đánh điện (buồng bưu điện). Trong buồng bưu điện được trang bị bàn, giá để bưu phẩm và thư, các két sắt.

Ngoài ra trên tàu còn có các buồng được sử dụng trong những khoảng thời gian ngắn như buồng để máy phát điện và ắc quy phục vụ cho buồng điện báo, buồng để quạt thông gió, buồng sơn, buồng đèn và các xưởng nhỏ. Kích thước của các buồng đó thay đổi theo kích thước chủ yếu cả tàu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bt2#hưng