[5] "Quán rẻ khách mới đến" sẽ không thể tồn tại trong thời kỳ kinh tế khó khăn
Gần đây, có rất nhiều dịch vụ giảm giá. Nhiều quán triển khai các dịch vụ giảm giá khuyến mãi nhưng vẫn gặp khó khăn trong kinh doanh. Cũng có dịch vụ trả lại vé vàng tương đương với một nửa tổng số tiền khách thanh toán khi ăn uống. Ở quán thương hiệu lớn, dịch vụ này có thể triển khai được, nhưng quán nhỏ như chúng tôi, dịch vụ này không mang lại ý nghĩa gì. Điều chúng tôi luôn nhắm đến là quán mà khách “vì vui mà đến" chứ không phải “vì rẻ mà đến".
Quán tôi cũng trao cho khách hàng phiếu giảm giá dùng cho những lần sau. Tôi không phủ định tác dụng triển khai dịch vụ giảm giá. Chỉ đó điều, đừng thu hút khách hàng bằng các phiếu giảm giá ấy. Nếu cạnh tranh bằng giá cả, đối thủ sẽ là món oden hay bia ở các cửa hàng tiện lợi. Nhưng như thế họ thà nhậu ở nhà còn hơn đi nhậu ở quán. Quán có sức hấp dẫn chắc chắn không cần phải cạnh tranh khắc nghiệt.
Nếu cứ liên tục giảm giá, vô hình chung khách hàng mặc định với mức giá ấy quán vẫn kiếm lời được. Quảng bá bằng giá rẻ cho khách hàng khác với chiến dịch giảm giá đơn thuần.
Có một quán thịt nướng quen thuộc của tôi. Ông chủ quán ở đó lúc nào cũng nói: “Thịt quán tôi rẻ hơn thịt mua ngoài cửa hàng". Tôi biết ông ấy kỹ tính thế nào về thịt, tự dưng tôi nghĩ: “Ôi, sao thịt ngon mà rẻ thế".
Tại một quán của nhân viên cũ đã ra ngoài làm riêng, trên quầy bar có đặt một chiếc hộp nhỏ kiểu như một bể cá nhỏ và để con tôm hùm vào đó. Chỉ cần thế này, các món cá sống đều trông rất tươi ngon. Tôi nghĩ cậu ta đúng là một thiên tài. Ai nhìn cũng sẽ gọi món tôm tươi ngon rắc muối nướng với giá một con là 180 yên.
Hai quán này, vì có thêm giá trị gia tăng nên mọi người vẫn nghĩ là “rẻ".
Ngoài ra, quán chúng tôi có món thịt lợn đen Iberia. Đó là một loại thịt giống hệt một quán thịt nướng nổi tiếng. Chúng tôi giới thiệu với khách hàng rằng: “Đây là loại thịt giống hệt với...”.
Cá cũng vậy. Để khách có thể dễ dàng gọi món, chất lượng cá không đổi, có lúc chúng tôi chia nhỏ suất ăn dành cho một người rồi giảm giá. Nếu chỉ giảm giá ghi trên thực đơn, bạn không thể quảng bá độ ngon của đồ ăn cho khách hàng.
Quán tôi thì vẫn nhập cá từ một cửa hàng chuyên nhập cá ở Tsukichi suốt hơn 30 năm. Chúng tôi dán các bức ảnh mà tôi chụp lúc ông chủ đang lựa chọn cá ở chợ. Chúng tôi viết vài dòng giải thích bên dưới bức ảnh là: “Tại sao ngon! Tại sao giá cả hợp lý!”. Làm như vậy để khách thấy món ăn hấp dẫn và gọi món.
Để có thể quảng bá món ăn cho khách hàng, có một thứ tôi muốn tận dụng triệt để chính là quê của các nhân viên. Tính riêng thành phố lớn có Tokyo, Osaka, ngoài chủ quán, chắc chắn có nhiều nhân viên xuất thân ở các vùng địa phương khác, đây có thể trở thành vũ khí. Quán có thể đưa các loại thực phẩm nổi tiếng ở các vùng ấy vào món ăn ghi trong thực đơn, ví như rau hoặc thịt lợn.
Không cần phải là thực phẩm cầu kỳ. Đơn giản chỉ để quán nói được tên vùng đất rằng: “Đây là hành ở quê tôi, ngon lắm nên hãy thử ăn nhé”. Hoặc có thể kể một câu chuyện về một loại rau nào đó cho khách nge, ví như: “Rau này do ông bạn cùng khóa tôi trồng...”. Hoặc giới thiệu về một loại kem do mẹ của một nhân viên quán làm, nhập hàng đó rồi có thể nói rằng: “Đây là do mẹ của thằng này làm đấy", khách sẽ ngạc nhiên. Có thể kể được những câu chuyện như thế là một trong số những điểm hấp dẫn của quán.
Trong số các quán chỗ tôi, cũng có quán phục vụ mực đánh bắt ở đảo Goto. Có người quen của vợ của một cậu nhân viên trong quán chuyên đi câu mực theo sở thích, chúng tôi mua lại của người đó. Mỗi loại thực phẩm đều có một câu chuyện như thế, bạn sẽ dễ dàng nói vài câu bông đùa với khách như là: “Nếu anh nhấc cần câu lên, một con mực sẽ xuất hiện đấy!”. Đây là một thế mạnh tuyệt vời dù bạn khó có thể khẳng định quán nhập loại mực ngon nhất ở Tsukichi.
Đối với nhân viên làm thêm, khi họ được yêu cầu tìm hiểu thêm thực phẩm ở quê mình, chắc chắn họ sẽ vui thêm và có thêm động lực làm việc. Những quán như thế luôn có không khí vui vè.
Ngoài thực phẩm, bạn vẫn có cách để quảng bá quán. Bạn có thể tận dụng thêm tường phòng vệ sinh chẳng hạn. Khách vào phòng vệ sinh, kiểu gì cũng sẽ nhìn tường. Hãy dán lên tường một tờ rơi quảng cáo bán hàng nào đó.
Bạn cũng có thể dán những thứ không trực tiếp liên quan đến việc bán hàng, như một tấm ảnh đi du lịch. Đó sẽ là cái cớ bạn có thể được khách hỏi: “Anh đã đến... đấy à?”.
Bạn xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, sớm muộn họ sẽ trở thành người hâm mộ quán.
Ngày mưa cũng đem lại cơ hội quán. Chẳng phải ở nhà sẽ còn thừa mấy cái ô nilon dùng một lần rồi bỏ ấy sao. Đây cũng là công cụ để bạn phục vụ khách hàng tốt nhất. Khi tiễn khách hàng đúng lúc trời đổ mưa, bạn có thể đưa cho khách chiếc ô: “Xin hãy cầm ô che ạ". Như vậy, có rất nhiều cách và công cụ có thể tận dụng nhằm nâng cao giá trị của quán mình. Hãy tận dụng những thứ ấy.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top