[5] Không làm gì đặc biệt vào dịp tiệc cuối năm
Trong kinh doanh đồ ăn uống, vào cuối năm các quán thường nghĩ ra các ý tưởng xúc tiến bán hàng. Tôi thấy không cần phải khuyến mãi gì vào đợt cuối năm. Chúng tôi chưa từng phải đi giới thiệu sản phẩm, đồ ăn, mà chỉ đơn giản đi dán các bảng thông báo lịch đặt trước tiệc cuối năm của khách ở phòng vệ sinh. Suy cho cùng, doanh thu cuối năm cũng chỉ thu được trong một thời điểm.
Hơn hết, vào thời điểm này người không hay đi nhậu cũng đến quán. Khách mới được khách quen dẫn tới rồi sau họ đến liên tục. Theo tôi, các bạn nên nghĩ cách làm thế nào để biến các vị khách đó thành khách quen.
Hầu hết cứ đến mùa tiêc cuối năm, chất lượng của các quán trên toàn nước Nhật đều trở nên tệ hơn. Đông khách, nhân viên bận rộn, khách gọi món mãi vẫn chưa thấy nhân viên bê tới. Nếu biết nghĩ cách để khách có ấn tượng tốt đẹp hơn những chỗ khác, doanh thu quán sẽ tăng lên nhiều không chỉ trong một, hai tháng đó, mà còn cả trong tương lai. Không cần phải bày biện chiêu trò gì đặc biệt. Chỉ cần thay gạt tàn thuốc lá hoặc đĩa ăn cho khách, mọi thứ đã khác rồi. Ví dụ khi bạn được khách hàng ở chỗ xa gọi, thay vì nói: “xin hãy chờ một chút", hãy đáp lại: “Vâng, tôi sẽ đến ngay". Như thế ấn tượng của khách hàng về quán cũng thay đổi.
Nói: “Tôi đến ngay đây", nhưng kỳ thực mất thời gian giống với khi bạn xin khác hàng cho khuất một lúc. Mặc dù cả hai cách đều để phải khách phải chờ nhưng trong hai câu nói có một câu nói ẩn chứa tâm lý cố gắng đến nhanh nhất có thể với một câu nói hàm ý “đang lúc bận, hãy chờ đi", rõ ràng khác nhau rồi. Khi đến chỗ khách hàng, hãy cúi đầu xin lỗi: “Xin lỗi đã để quý khách phải chờ đợi". Đây là việc nhỏ thôi nhưng bằng cách này, ấn tượng của khách hàng sẽ khác nhau nhiều lắm.
Nếu nghĩ tới phương án nào vào dịp cuối năm, đừng khuyến mãi nữa, nên tập trung đầu tư để khách không phải chờ đợi nữa. Chẳng hạn, cần phải thay món ăn thành món dễ phục vụ hơn. Giả sử món ăn trong thực đơn bình thường là món gà rán nóng hổi, bạn có thể đổi sang món gà rim chua cay, chỉ cần một hai phút là xong, hoặc phục vụ cơm nắm thay vì cơm nóng trong nồi. Nghĩ thêm thành phần cho cơm nắm đặc biệt sẽ khiến khách hàng phải bất ngờ. Mức độ hài lòng của khách hàng không giảm đi, thời gian phục vụ lại còn được rút ngắn. Nếu làm được món ăn như thế sẽ tốt hơn nhiều.
Đối với món ăn vẫn phải để khách chờ đợi, hãy mang ngay cho khách một món nào đó khuyến mãi. Thay vì để khách hàng phải ngồi đợi, đó là cách để lấy lòng khách hàng. Không cần phục vụ món đặc biệt, chỉ cần là thịt bò hầm khoai tây thôi, khách hàng chắc chắn thấy hài lòng.
Quán đông là việc của quán, không liên quan đến khách hàng. Vì thế dù quán bận rộn, khách hàng vẫn muốn tận hưởng thời gian tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng bạn đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng ở mức độ nào sẽ quyết định vị khách đó có trở thành khách quen của quán hay không.
Không chỉ vào dịp cuối năm, nhiều lúc quán bận rộn, doanh thu tăng lên, chất lượng phục vụ khách hàng cũng bị giảm đi. Và quán sẽ bị phàn nàn: “Sao giờ khác trước quá vậy?” chính vì thế, quán vắng khách cũng là cơ hội để cải thiện quán. Chắc chắc bạn sẽ nhìn ra những thiếu sót để cải thiện.
Điều bạn cần làm ngay sau khi thấy lượt khách đến giảm bớt đó là nhớ mặt khách. Đây là điều bắt buộc. Khách hàng đến quán lần nữa, hãy trò chuyện với họ, nói chuyện gì cũng được. Ví dụ có một cô gái đến mà bạn vẫn nhớ: “À cô này đến lần thứ hai đây", hãy nói rằng: “Ô, lần trước cô mặc áo len đỏ nhỉ?”. Khách hàng nữ sẽ thấy vui vì được thấy nhân viên quán nhớ đến.
Nói thêm nữa, tôi muốn các bạn nhớ tên của khách hàng. Trước đây, sau lần đầu đến một quán, tôi được chủ quán hỏi tên và tôi trả lời: “Uchino". Ngay lập tức, họ đã nói chuyện và gọi tên tôi trong suốt buổi nói chuyện. Thực ra ở quán ấy, vào lần tiếp theo tới quán, cả nhân viên làm thêm cũng gọi tên tôi và mang khăn ướt cho tôi: “Anh Uchino, khăn ướt đây ạ". Tôi rất bất ngờ.
Ai nhớ tên bạn đù là trong hoàn cảnh nào, bạn cũng thấy vui cực kỳ phải không? Đây là chuyện ở một quán trong nhà ga, tôi định mua một cuốn tạp chí golf, cô bán hàng nhắc luôn: “Anh ơi, số này anh mua rồi còn gì!”. Tôi vừa bất ngờ vừa vui vì cô bán hàng đã nhớ đến thế.
Quán nhậu nhỏ chúng tôi kinh doanh là một quán gắn bó mật thiết với địa phương. Giống như quán bán rau hay hiệu giặt là ở thành phố, quán ở thị trấn thế này luôn trực tiếp giáp mặt với từng ngưòi một. Vì vậy nhớ tên khách không có gì đặc biệt, mà ở một ý nghĩa nào đó lại là chuyện đương nhiên phải làm. Trong số các quán kinh doanh hàng ăn uống cũng có những chuỗi nhà hàng quán ăn có văn phòng to, còn người quản lý chưa bao giờ nhìn thấy mặt khách hàng hoặc dễ quên mặt khách. Để kinh doanh quán lâu dài ở các thị trấn hay thành phố, nhớ mặt và nhớ tên khách là điều cần thiết.
Lần đầu tiên sở hữu quán của mình, việc trước tiên phải làm đó là nhớ tên và mặt khách hàng. Như thế có thể cứ một tuần khách quen sẽ dẫn nhóm bạn của mình tới ăn. Giả sử mới mở quán tầm 30m2, trong một tháng sẽ có 10 khách quen. Khi ai đó định đi ăn cơm chiều, quán sẽ trở thành một trong ba quán khách muốn đến. Đó chính là bí quyết để kinh doanh quán thành công.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top