bo may thoi nay
8. Sự phát triển cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại từ năm 1945 đến nay
Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta từng bước dành được nhiều thắng lợi quan trọng. Tháng 8 năm 1945, khi tình hình thuận lợi, Đảng ta đã chủ động tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tổ chức bộ máy nhà nước ta có rất nhiều đổi mới:
- Có Hiến pháp đầu tiên quy định tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tháng 8 năm 1945, tại Tân Trào(Tuyên Quang), 60 đại biểu đại diện cho nhân dân cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, đại diện cho tất cả các giới, đoàn thể cách mạng, các dân tộc, giới tính, kiều báo ta ở nước ngoài vê dự Quốc dân đại hội. Đại hội đã bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng. Đây chính là tiền thân của Quốc hội và Chính phủ sau này. Sau cách mạng tháng 8, Ủy ban dân tộc giải phóng đã trở thành Chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Chính phủ lâm thời đã ban sắc lệnh quy định về thể lệ tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước ta. Tháng 3/1946, Quốc hội họp kỳ thứ nhất, bầu ra ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các thành viên chính phủ. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nước ta.
- Bộ máy nhà nước ta được tổ chức thành các hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, được tổ chức chặt chẽ từ TW đến địa phương.
- Hệ thống cơ quan đại diện, gồm có: Nghị viện nhân dân và hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp xã. Trong đó, nghị viện nhân dân ( nay được gọi là Quốc hội ) do nhân dân cả nước bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra. Nghị viện nhân dân có nhiệm kỳ 3 năm.
- Hệ thống các cơ quan chấp hành gồm có Chính phủ và Ủy ban hành chính ở các cấp. Trong đó, Chính phủ do nghị viện nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện nhân dân, là cơ quan hành chính cao nhất của nước ta. Chính phủ gồm có Chủ tịch nước đứng đầu chính phủ, phó chủ tịch nước và nội các ( Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng và có thể có phó thủ tướng ). Ủy ban hành chính ở địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng cấp và ủy ban hành chính cấp trên. Ngoài ra còn có Ủy ban hành chính bộ, do hội đồng nhân dân các tỉnh trong bộ bầu ra, Ủy ban hành chính huyện do Hội đồng nhân dân các xã trong huyện bầu ra.
- Hệ thống các cơ quan tư pháp là các cơ quan xét xử của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, gồm có các tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa đệ nhị cấp và các tòa sơ cấp.
- Từ đó đến nay, bộ máy nhà nước ta cũng có nhiều thay đổi qua 3 bản hiến pháp sau đó,nhưng về cơ bản vẫn có 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top