Bo may nha nuoc CHXHCN VN

Bộ máy nhà nước CHXHCN VN.

- Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

- Bộ máy nhà nước CHXHCN VN là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước bằng hình thức, phương pháp đặc thù.

- Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.

I. Quốc hội:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước CHXHCN VN. Quốc hội có quyền lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng của đất nước, quyền giám sát tối cao.

Quốc hội là cơ quan nhà nước do nhân dân cả nước bầu ra, có nhiệm kỳ là 5 năm.

- Hoạt động của Quốc hội thông qua kỳ họp là chủ yếu. Quốc hội họp mỗi năm 2 lần, trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập kỳ họp bất thường.

- Cơ cấu: UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban.

1. UBTVQH:

- Là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

- Cơ cấu: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên.

Nhiệm vụ, quyền hạn: + Tổ chức, chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội.

+ Công bố và chủ trì đại biểu Quốc hội.

+ Điều hành và phối hợp hoạt động của các Hội đồng và ủy ban.

+ Hướng dẫn và tạo điều kiện đại biểu Quốc Hội hoạt động.

+ Thay mặt Quốc hội trong hoạt động đối ngoại.

+ Giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cơ quan nhà nước.

+ Ban hành pháp luật, Nghị quyết trong phạm vi vấn đề được giao.

+ Thay mặt Quốc hội, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Quốc hội trong thời gian giữa 2 kỳ họp.

2. Hội đồng dân tộc.

- Do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTVQH.

- Cơ cấu: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội những vấn đề dân tộc.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc và chinh sách phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham gia phiên họp UBTVQH bàn về chính sách dân tộc, được Chính phủ tham khảo ý kiến khi thực hiện chính sách dân tộc.

Hội đồng dân tộc còn có quyền hạn như ủy ban.

3. Các Uỷ ban (7 ủy ban).

- Do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội.

- Gồm: UB pháp luật, UB khoa học công nghệ và môi trường, UB văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, UB quốc phòng và an ninh, UB đối ngoại, UB các vấn đề xã hội, UB kinh tế ngân sách.

- Cơ cấu: Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên. Được bầu trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thẩm tra dự án luật, báo cáo được Quốc hội, UBTVQH giao.

+Trình dự án luật, pháp lệnh.

+ Thực hiện quyền giám sát trong phạm vi luật định.

+ Kiến nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của UB.

II. Chủ tịch nước.

- Chủ tịch nước là nguyên thủ Quốc gia, được bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo giới thiệu của UBTVQH, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

- Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ Quốc hội.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Nhóm quyền hạn liên quan đến hoạt động đối nội, đối ngoại.

Ví dụ: cử đại sứ, triệu hồi đại sứ, tiếp nhận đại sứ.

+ Nhóm quyền hạn liên quan đến sự phối hợp các thiết chế nhà nước trong việc thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ví dụ: . Trình dự án luật, kiến nghị sửa đổi luật.

. Bổ nhiệm thẩm phán, đề nghị Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

. Tham gia thành lập Chính phủ.

+ Ban hành luật, Quyết định thực hiện quyền hạn của mình.

- Chủ tịch nước là biểu tượng cho sự ổn định, bền vững và thống nhất của quốc gia, thay mặt nhà nước trong hoạt động đối nội, đối ngoại.

UB quốc phòng và an ninh là cơ quan thuộc chủ tịch nước, do chủ tịch nước làm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên do Quốc hội phê chuẩn trên cơ sở đề nghị của chủ tịch nước. UB có quyền huy động toàn bộ lực lượng và khả năng nước nhà để bảo vệ tổ quốc.

III. Chính phủ.

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN.

- Chính phủ do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hôi, báo cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH, chủ tịch nước.

- Gồm: Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác thuộc chính phủ.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thống nhất quản lý mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại.

+ Tổ chức thực hiện và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật trên phạm vi toàn quốc.

+ Bảo đảm tính hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Cơ cấu: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ.

+ Bộ trưởng và thành viên Chính phủ thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc lĩnh vực, ngành mình phụ trách.

+ Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên chính phủ ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện những văn bản đó trên toàn quốc.

+ Bộ trưởng và thành viên chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, Thủ tướng về lĩnh vực ngành mình.

IV. Chính quyền địa phương.

1. Hội đông nhân dân.

- HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.

- HĐND là một mắt xích quan trọng trong mối liên hệ cơ quan nhà nước với nhân dân địa phương.

- Gồm: + Thường trực HĐND do HĐND thành lập (chỉ từ cấp huyện trở lên).

+ Các ban thuộc HĐND: giúp nghiên cứu, thẩm tra trước báo cáo, nghị quyết( dự thảo); giúp thực hiện Nghị quyết; vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết.

- Trên cơ sở Hiến pháp, HĐND ra quyết định về việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, đường lối thực hiện chính sách kinh tế- xã hội của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.

- Hoạt động thông qua kỳ họp và tổ chức kinh tế ở cơ sở.

2. UBND.

- Là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính cấp trên.

- Trong UBND có các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hành pháp thuộc UBND và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên (sở, phòng, ban).

- Nhiệm vụ: + Quản ly mọi mặt của đời sống xã hộ ở địa phương.

+ Thực hiện văn bản cơ quan hành chính cấp trên và Nghị quyết của HĐND.

V. Tòa án.

- Là cơ quan xét xử đảm bảo tính pháp chế, công bằng, duy trì trật tự pháp luật và ổn định xã hội.

- Gồm: + Tòa án nhân dân tối cao.

+ Các tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Các tòa án nhân dân huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Tòa án quân sự trung ương.

+ Các tòa án quân sự quân khu.

+ Các tòa án quân sự khu vực.

- Nguyên tắc: + Công khai trong xét xử.

+ Xét xử có hội thẩm nhân dân.

+ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, tuân theo pháp luật.

+ Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.

+ Công dân có quyền dùng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình.

+ Bảo đảm quyền bào chữa.

+ Xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

- Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo giới thiệu của chủ tịch nước.

- Tòa án chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp.

- Chánh án tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTVQH.

VI. Viện kiểm sát.

- Là cơ quan thực hiện chức năng công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cơ quan nhà nước.

- Gồm: + VKS nhân dân tối cao

+ VKS nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ VKS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Các VKS quân sự.

- Nguyên tắc: + Tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành.

+ Độc lập với cơ quan nhà nước ở địa phương.

- Viện trưởng do Quốc hội bầu theo giới thiệu của Chủ tịch nước; Có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên khác.

- Hoạt động theo chế độ thủ trưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top