bộ luật tố tụng riêng
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
I/ KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, Ý NGHIÃ:
1/ Khái niệm:
Là giai đoạn mở đầu cuả quá trình tố tụng, trong đó CQ có thẩm quyền xác định có hay ko có dấu hiệu cuả TP để ra quyết định khởi tố hay quyết định ko khởi tố VAHS.
2/ Nhiệm vụ:
+ Xác định có hay ko có dấu hiệu cuả TP:
- Tính nguy hiểm cho XH cuả hành vi.
- Tính có lỗi.
- Tính trái PLHS.a
- Tính phải chịu HP.
+ Từ đó quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
II/ THẨM QUYỀN KHỞI TỐ:
1/ CQ điều tra:
a/ CQ điều tra trong CAND:
CQ điều tra trong CAND có thẩm quyền khởi tố các vụ án hình sự đối với các TP trừ những tội thuộc thẩm quyền khởi tố cuả CQ điều tra trong QĐND và CQ điều tra cuả VKSNDTC.
* CQCS điều tra: khởi tố VAHS về các tội từ Chương 12 --> 22 BLHS.
* CQAN điều tra: chương 11 và 24.
b/ CQ điều tra trong QĐND:
CQ điều tra trong QĐND có thẩm quyền khởi tố các VAHS đối với các tội thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAQS (học ở phần sau).
* CQ điều tra HS: chương 12 --> 23.
* CQAN điều tra: chương 11 và 24.
c/ CQ điều tra cuả VKSNDTC:
Có thẩm quyền khởi tố VAHS đối với 1 số tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là CB cuả các CQ tư pháp.
2/ VKS: K.1 Đ.104 BLTTHS
* Khi thấy quyết định ko khởi tố cuả CQ điều tra, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm... ko có căn cứ thì VKS huỷ bỏ quyết định ko khởi tố và ra quyết định khởi tố vụ án.
* Khởi tố theo yêu cầu cuả HĐXX.
3/ Toà án:
Nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện TP hoặc người phạm tội mới cần điều tra thì HĐXX có quyền:
- Khởi tố vụ án.
- Yêu cầu VKS khởi tố vụ án.
4/ Thẩm quyền khởi tố VAHS cuả Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển và các CQ khác cuả CAND, QĐND:
III/ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI:
1/ Đối với các vụ án về các tội phạm được quy định tại K.1 cuả các điều:
- Đ.104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khoẻ cuả người khác.
- Đ.105: Tội ..... nt .... trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
- Đ.106: Tội .... nt ..... do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
- Đ.108: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cuả người khác.
- Đ.109: Tội .... nt .... do VP quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
- Đ.111: Tội hiếp dâm.
- Đ.113: Tội cưỡng dâm.
- Đ.121: Tội làm nhục người khác.
- Đ.131: Tội xâm phạm quyền tác giả.
- Đ.171: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
.... chỉ được khởi tố khi có yêu cầu cuả:
+ Người bị hại.
+ Người đại diện hợp pháp cuả người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.
Như vậy, đối với các vụ án về các tội phạm trên, nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp cuả người bị hại ko có yêu cầu thì CQ có thẩm quyền ko được khởi tố vụ án.
2/ Nếu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm, người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ.
Nếu có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái với ý muốn cuả họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì CQ điều tra, VKS, TA vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì ko có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
IV/ CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ KHỞI TỐ:
1/ Cơ sở để khởi tố:
Là những nguồn thông tin về TP do PL quy định mà dưạ vào đó CQ có thẩm quyền xácđịnh được căn cứ để khởi tố vụ án.
a/ Tố giác cuả công dân:
b/ Tin báo cuả CQ, tổ chức:
c/ Tin báo trên các phương tiện thông tin, đại chúng:
d/ CQ điều tra, VKS, TA, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, các CQ khác cuả CAND, QĐND được giao tiến hành 1 số hoạt động điều ra trực tiếp phát hiện dấu hiệu cuả TP:
e/ Người pham tội tự thú:
2/ Căn cứ để khởi tố:
Là những dấu hiệu cuả TP đã được xác định.
Để quyết định khởi tố VAHS cần phải xác định:
- Có sự việc xảy ra.
- Sự việc đó có dấu hiệu cuả TP.
V/ TRÌNH TỰ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ:
1/ Tiếp nhận tin báo, tố giác về TP và kiến nghị khởi tố:
Theo K.1 Đ.103:
CQ điều tra, VKS có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về TP do cá nhân, CQ, tổ chức và kiến nghị khởi tố do CQNN chuyển đến.
VKS có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về TP và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho CQ điều tra có thẩm quyền.
2/ Kiểm tra, xác minh các tin tức về TP:
Theo K.2 Đ.103:
Trong thời hại 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác về TP, kiến nghị khởi tố, CQ điều tra phải kiểm ra, xác minh nguồn tin để làm rõ có hay ko có dấu hiệu cuả tội phạm.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về TP, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo có thể dài hơn nhưng được quá 2 tháng.
2/ Quyết định khởi tố hoặc ko khởi tố VAHS:
a/ Quyết định khởi tố:
Khi xác định có dấu vết cuả TP, CQ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố VAHS.
* Trong trường hợp VKS khởi tố:
=> Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố, VKS phải gửi quyết định khởi tố --> CQ điều tra để tiến hành điều tra.
* Trong trường hợp các CQ khác tiến hành khởi tố:
=> Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố, CQ điều tra, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển...... phải gửi quyết định khởi tố kèm theo các tài liệu khác có liên quan --> VKS để kiểm sát việc khởi tố.
* Trong trường hợp HĐXX khởi tố:
=> Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố, HĐXX phải gửi quyết định khởi tố --> VKS để xem xét, quyết định việc điều tra.
* Yêu cầu khởi tố cuả HĐXX phải được gửi cho VKS để xem xét, quyết định việc khởi tố.
CHÚ Ý: Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHS (Đ.106 BLTTHS)
b/ Quyết định không khởi tố:
Không được khởi tố VAHS khi có 1 trong các căn cứ sau đây:
* Không có sự việc phạm tội.
Sự việc phạm tội là sự việc do hành vi nguy hiểm cho XH gây ra.
Có 2 trường hợp xác định không có sự việc phạm tội:
+ Thứ I: có sự việc xảy ra nhưng ko phải do hành vi nguy hiểm cho XH gây ra.
Vd: người chết do tự tử cho ko phải do bị giết.
+ Thứ II: ko có sự việc nào xảy ra vì nguồn tin về TP chỉ là giả tạo hao85c vu khống.
* Hành vi không cấu thành tội phạm.
Một hành vi chỉ bị coi là TP khi hành vi đó có đủ các dấu hiệu cuả 1 CTTP (4 dấu hiệu) được quy định cụ thể trong BLHS.
Như vậy, hành vi ko có hoặc có nhưng ko đủ các dấu hiệu cuả TP thì hành vi đó ko phải là TP => người thực hiện hành vi đó ko bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH chưa đến tuổi phải chịu TNHS:
- Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm tọng, rất nghiêm trọng do lỗi vô ý ko phải chịu TNHS.
- Người chưa đủ 14 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH ko phải chịu TNHS.
* Người mà hành vi phạm tội cuả họ đã có bản án, quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực PL.
* Đã hết thời hiệu truy cứu TNHS.
* TP đã được đại xá.
* Ngừơi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
I/ KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ:
1/ Khái niệm:
Điều tra VAHS là 1 giai đoạn cuả quá trình tố tụng, trong đó CQ có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp mà BLTTHS quy định để xác định TP và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
2/ Nhiệm vụ:
a/ Xác định TP và người thực hiện hành vi phạm tội:
b/ Xác định mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra:
c/ Làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị với các CQ, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp ngăn ngưà, khắc phục.
II/ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA:
1/ Nguyên tắc chung:
a/ Theo sự việc:
Là sự phân định thẩm quyền giưã CQ điều tra các cấp.
* CQ điều tra cấp huyện, CQ điều tra QS khu vực: điều tra các VAHS về các TP thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAND cấp huyện và TA quân sự khu vực.
* CQ điều tra cấp tỉnh, CQ điều tra QS cấp quân khu: ..... TAND cấp tỉnh và TAQS quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra cuả CQ điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần phải trực tiếp điều tra.
* CQ điều tra cấp TW: điều tra những VAHS về các TP đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra cuả CQ điều tra cấp dưới trực tiếp nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
b/ Theo lãnh thổ:
* TP xảy ra ở địa bàn nào thì CQ điều tra ở địa bàn đó có thẩm quyền điều tra.
* Trong TH ko xác định được điạ điểm xảy ra TP thì việc điều tra thuộc thẩm quyền cuả CQ điều tra nơi:
+ Phát hiện TP.
+ Nơi bị can cư trú.
+ Nơi bị can bị bắt.
c/ Theo đối tượng:
Là sự phân định thẩm quyền điều tra giưã CQ điều tra trong CAND và CQ điều tra trong QĐND.
* CQ điều tra trong CAND điều tra các VAHS về các TP thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAND.
* CQ điều tra trong QĐND điều tra các VAHS về các TP thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAQS => TAQS có thẩm quyền xét xử những vụ án nào???
2/ Thẩm quyền cụ thể:
a/ CQ điều tra trong CAND: K.1 Đ.110
Điều tra tất cả các TP trừ những TP thuộc thẩm quyền điều tra cuả CQ điều tra trong QĐND và CQ điều tra cuả KSNDTC.
* CQCS điều tra: điều tra các VAHS về các tội từ Chương 12 --> 22 BLHS.
* CQAN điều tra: chương 11 và 24.
b/ CQ điều tra trong QĐND:
Điều tra các TP thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAQS (học sau).
* CQ điều tra hình sự: từ chương 12 --> 23.
* CQAN điều tra: chương 11 và 24.
c/ CQ điều tra cuả VKSNDTC:
Điều tra các VAHS về 1 số tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là CB cuả các CQ tư pháp.
d/ Các CQ được giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra:
Thẩm quyền điều tra cũng giống thẩm quyền khởi tố VAHS => có quyền khởi tố đối với tội nào thì có quyền điều tra đối với tội đó.
Từ Đ.19 --> 25 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.
III/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA:
1/ Nhập hoặc tách vụ án, uỷ thác điều tra: Đ.117 và Đ.118
2/ Thời hạn điều tra:
Thôøi hạn điều tra đuợc tính từ ngày khởi tố vụ án --> ngày kết thúc điều tra.
a/ Loại tội: K.1 Đ.119
* Tội ít nghiêm trọng: ko quá 2 tháng.
* Tội nghiêm trọng: ko quá 3 tháng.
* Tội rất nghiêm trọng: ko quá 4 tháng.
* Tội đặc biệt nghiêm trọng: ko quá 4 tháng.
b/ Gia hạn điều tra: K.2 Đ.119
Căn cứ vào tính chức phức tạp cuả vụ án, chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, CQ điều tra phải làm văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra.
* Tội ít nghiêm trọng: gia hạn 1 lần, ko quá 2 tháng.
=> tối đa là 4 tháng.
* Tội nghiêm trọng: gia hạn 2 lần, lần 1 ko quá 3 tháng, lần 2 ko quá 2 tháng.
=> tối đa là 8 tháng.
* Tội rất nghiêm trọng: gia hạn 2 lần, mỗi lần ko quá 4 tháng.
=> tối đa là 12 tháng.
* Tội đặc biệt nghiêm trọng: gia hạn 3 lần, mỗi lần ko quá 4 tháng.
Theo K.5 Đ.119, nếu hết thời hạn gia hạn điều tra nhưng do tính chất rất phức tạp cuả vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì VKSNDTC có thể gia hạn thêm 1 lần ko quá 4 tháng
=> tối đa là 20 tháng.
c/ Thẩm quyền gia hạn điều tra cuả VKS: K.3 Đ.119
3/ Thời hạn tạm giam để điều tra: Đ.120
a/ Loại tội:
* Tội ít nghiêm trọng: ko quá 2 tháng.
* Tội nghiêm trọng: ko quá 3 tháng.
* Tội rất nghiêm trọng: ko quá 4 tháng.
* Tội đặc biệt nghiêm trọng: ko quá 4 tháng.
b/ Gia hạn tạm giam:
* Tội ít nghiêm trọng: gia hạn 1 lần, ko quá 1 tháng.
=> tối đa là 3 tháng.
* Tội nghiêm trọng: gia hạn 2 lần, lần 1 ko quá 2 tháng, lần 2 ko quá 1 tháng.
=> tối đa là 6 tháng.
* Tội rất nghiêm trọng: gia hạn 2 lần, lần 1 ko quá 3 tháng, lần 2 ko quá 2 tháng.
=> tối đa là 9 tháng.
* Tội đặc biệt nghiêm trọng: gia hạn 3 lần, mỗi lần ko quá 4 tháng.
=> tối đa là 16 tháng
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, tối đa là 20 tháng
c/ Thẩm quyền gia hạn tạm giam để điều tra:
K.3 Đ.120
4/ Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại: Đ.121
a/ Thời hạn phục hồi điều tra: K.1
b/ Thời hạn điều tra bổ sung: K.2
c/ Thời hạn điều tra lại: K.3
( Xem thêm trang 288 GT )
5/ Nhiệm vụ, quyền hạn cuả VKS trong giai đoạn điều tra:
a/ Thực hành quyền công tố:
Đ.112 LTTHS
b/ Kiểm sát việc điều tra:
Đ.113 BLTTHS
IV/ CÁC HOAT ĐỘNG ĐIỀU TRA:
1/ Khởi tố và hỏi cung bị can:
a/ Khởi tố bị can:
Là quyết định tố tụng cuả CQ có thẩm quyền sau khi có đủ chứng cứ xác định 1 người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội.
Xem Đ.126 và Đ.127 LTTHS
b/ Hỏi cung bị can:
* Là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai cuả bị can.
* Nguyên tắc hỏi cung:
+ Tuân thủ PL:
- Phải bảo đảm cho bị can thực quyền các quyền và nghĩa vụ cuả mình theo quy định cuả PL.
- Việc hỏi cung phải được tiến hành theo Đ.131 và Đ.132
+ Phải thận trọng, khách quan, không vội vàng tin vào lời khai cuả bị can ("trọng chứng hơn trọng cung"; "không được dùng lời nhận tội cuả bị can, bị cáo là chứng cứ duy nhất để buộc tội").
* Tiến hành hỏi cung:
+ Chuẩn bị hỏi cung
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án, các vấn đề có liên quan đến vụ án.
- Nghiên cứu nhân thân bị can.
- Lập lế hoạch hỏi cung.
+ Tiến hành hỏi cung.
Đ.131 và Đ.132
+ Kết thúc hỏi cung.
2/ Lấy lời khai cuả người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghiã vụ có liên quan:
Đ.133 --> Đ.137
3/ Đối chất:
a/ Khaí niệm:
Là hoạt động điều tra được thực hiện khi có sự mâu thuẫn trong lời khai giuã 2 hay nhiều người để xác định sự thật.
b/ Đối tượng được đưa ra đối chất:
Là những người tham gia tố tụng có lời khai mâu thuẫn với nhau.
c/ Điều kiện để tiến hành đối chất:
* Vấn đề cần đưa ra đối chất có ý nghiã quan trọng đối với việc tìm ra sự thật cuả vụ án.
* Đối chất khi ko còn biện pháp điề tra nào tốt hơn.
* Khi CQ điều tra có khả năng tiến hành cuộc đối chất.
d/ Thủ tục:
Đ.138
4/ Nhận dạng:
Là hoạt động điều tra = cách đưa người, vật, ảnh cho người bị hại, người làm chứng, bị can xác nhận người, vật, ảnh đó.
5/ Khám xét, thu giữ, tạm giữ và kê biên tài sản:
a/ Khám xét:
Là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết cuả TP, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
* Căn cứ khám xét: K.1 Đ.140
Khi có căn cứ cho rằng trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, điạ điểm cuả 1 người có công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài liệu do phạm tội mà có; đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
* Đối tượng khám xét:
- Người.
- Chỗ ở, chỗ làm việc.
* Thẩm quyền và thủ tục tiến hành:
Đ.141 --> Đ.143
6/ Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, giám định, thực nghiệm điều tra:
Từ Đ.150 --> Đ.159
V/ TẠM ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC VỤ ÁN:
1/ Tạm đình chỉ điều tra:
a/ Căn cứ tạm đình chỉ điều tra: Đ.160
2/ Kết thúc điều tra:
Việc điều tra kết thúc khi CQ điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
a/ Đề nghị truy tố: Đ.163
Khi có đủ các chứng cứ xác định có TP và bị can thì CQ điều tra lập bản kết luận điều tra đề nghị truy tố.
b/ Đình chỉ điều tra:
* Căn cứ để đình chỉ điều tra: Đ.164 BLTTHS
+ Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước khi mở phiên toà sơ thẩm.
+ Khi có các căn cứ quy định tại Đ.107.
+ Người tự ý nưả chừng chấm dứt việc phạm tội.
+ Người được miễn TNHS.
+ Người chưa thành niên được miễn TNHS.
+ Đã hết thời hạn điều tra mà ko chứng minh được bị can đã thực hiện TP.
3/ Phục hồi điều tra:
* Căn cứ để phục hồi điều tra: Đ.165 BLTTHS
+ Khi đã có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra.
+ Có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra nếu còn thời hiệu truy cứu TNHS đối với TP do bị can thực hiện đã được đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra.
Lý do:
- Bị can đã khỏi bệnh.
- Xác định được bị can.
- Xác định được nơi trốn tránh cuả bị can.
- Có đủ các chứng cứ để chứng minh bị can đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Có căn cứ cho rằng quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra là ko đúng.......
XÉT XỬ SƠ THẨM
I/ THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM:
1/ Khái niệm:
2/ Thẩm quyền:
a/ Theo sự việc:
Là sự phân định thẩm quyền xét xử giưã TA các cấp với nhau căn cứ vào tính chất cuả TP.
* Thẩm quyền xét xử cuả TAND cấp huyện và TA quân sự khu vực:
Theo K.1 Đ.170 BLTTHS, TAND cấp huyện và TAQS khu vực có thẩm quyền xét xử những VAHS về các tội phạm:
- TP ít nghiêm trọng.
- TP nghiêm trọng (MHP cao nhất: 7 năm tù)
- TP rất nghiêm trọng (MHP cao nhất: 15 năm tù)
CHÚ Ý:
+ Theo NQ số 24/2003/ QH 11:
- TAND cấp huyện, TAQS khu vực có đủ điều kiện thực hiện thì được giao thẩm quyền xét xử theo quy định tại K.1 Đ.170 BLTTHS.
- TAND cấp huyện, TAQS khu vực chưa có đủ điều kiện thực hiện thì chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những VAHS về TP ít nghiêm trọng và TP nghiêm trọng (HP từ 7 năm tù trở xuống).
+ TAND cấp huyện và TAQS khu vực ko được xét xử các tội sau:
- Tội xâm phạm ANQG.
- Tội phá hoại hoà bình, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh.
- Các tội theo điểm c K.1 D.170 BLTTHS.
+ TAND cấp huyện, TAQS khu vực có thẩm quyền xét xử bị cáo đang chấp hành bản án (bất kể là cuả cấp nào, trừ bản án chung thân, tử hình) thì bị truy tố về tội thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAND cấp huyện, TAQS khu vực (bất kể TP xảy ra trước hay sau khi có bản án đang phải chấp hành).
* Thẩm quyền xét xử cuả TAND cấp tỉnh và TAQS quân khu:
TAND cấp tỉnh và TAQS khu vực có thẩm quyền xét xử:
+ Những vụ án hình sự về những TP ko thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAND cấp huyện và TAQS khu vực:
- TP đặc biệt nghiêm trọng (HP trên 15 năm) hoặc TP rất nghiêm trọng (HP trên 7 năm).
- TP được quy định tại điểm a, b, c K.1 Đ.170 BLTTHS.
+ Những vụ án thuộc thẩm quyền cuả TA cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Chánh án, Viện trưởng VKS, Thủ trưởng CQ điều tra cấp tỉnh căn cứ vào khả năng thực tế, trình độ chuyên môn cuả Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên cấp huyện để xác định những vụ án nào cần lấy lên để điều tra, truy tố, xét xử ở cấp tỉnh.
=> CQ điều tra, VKS, TA lấy lên để điều tra, truy tố, xét xử các vụ án sau đây:
- Các vụ án phức tạp: có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp....
- Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, sĩ quan Công an, CB lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc trong tôn giáo, có uy tín trong dân tộc ít người.
b/ Theo đối tượng:
Là sự phân định thẩm quyền xét xử giưã TAQS và TAND căn cứ vào đối tượng phạm tội
* Theo Đ.3 Pháp lệnh tổ chức TAQS năm 2002, TAQS có thẩm quyền xét xử các vụ án mà bị cáo là:
+ Quân nhân tại ngũ.
+ Công chức, công nhân quốc phòng.
+ Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
+ Dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến dấu, phục vụ chiến đấu.
+ Những người được triệu tập làm nghiã vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý.
+ Những người ko thuộc các đối tượng nói trên mà phạm tội liên quan tới bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội.
- Thiệt hại cho quân đội là:
. Thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm cuả những người nói trên hoặc tài sản cuả người này được quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự.
. Thiệt hại đến tài sản, danh dự uy tín cuả quân đội.
Chú ý:
+ Theo Đ.4 Pháp lệnh tổ chức TAQS:
Một người thực hiện hành vi phạm tội khi còn là dân thường (ko thuộc các đối tượng quy định tại K.1 Đ.3) mà khi phát hiện tội phạm thì đã là quân nhân và ngược lại => thẩm quyền xét xử thuộc về TAQS nếu hành vi phạm tội đó liên quan tới bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội.
+ Theo Đ.5 Pháp lệnh:
Trong trường hợp vụ án vưà có bị cáo, TP thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAQS, vưà có bị cáo, TP thuộc thẩm quyền xét xử cuả TAND => thẩm quyền xét xử được xác định như sau:
- Trong trường hợp có thể tách vụ án ra để xét xử riêng thì TAQS và TAND xét xử những bị cáo, TP thuộc thẩm quyền cuả mình.
- Nếu ko tách ra được thì TAQS xét xử toàn bộ vụ án.
c/ Theo lãnh thổ:
Là sự phân định thẩm quyền xét xử giưã các TA cùng cấp với nhau căn cứ vào nơi xảy ra TP hoăc nơi kết thúc điều tra.
- TP xảy ra ở nơi nào thì TA ở nơi đó có thẩm quyền xét xử.
- Trong trường hợp TP xảy ra ở nhiều nơi khác nhau hoặc ko xác định được nơi xảy ra TP thì TA có thẩm quyền xét xử là TA nơi kết thúc điều tra (có thể là nơi TP được phát hiện, nơi bị cáo cư trú hoặc nơi bị cáo bị bắt).
* Chú ý:
- TP được thực hiện ở nước ngoài nếu được xét xử ở VN - K.2 Đ.171 BLTTHS.
- TP được thực hiện trên tàu bay, tàu biển cuả nước CHHCN VN đang hoạt động ngoài không phận hoặc hải phận cuả VN (lãnh thổ di động) - Đ.172.
- Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội thuộc thẩm quyền xét xử cuả TA cấp trên, thì TA cấp trên xét xử toàn bộ vụ án - Đ.173
3/ Chuyển vụ án:
Theo Đ.174 BLTTHS, khi thấy vụ án ko thuộc thẩm quyền cuả mình, TA có quyền chuyển vụ án cho TA có thẩm quyền xét xử.
* TA chỉ được chuyển vụ án cho TA có thẩm quyền khi vụ án chưa được đưa ra xét xử.
Nếu vụ án đã được đưa ra xét xử thì ko cần chuyển, trừ 2 trường hợp sau:
- Vụ án thuộc thẩm quyền cuả TA cấp trên.
- ....... TAQS.
* Thẩm quyền:
+ Trước khi mở phiên toà: do Chánh án toà án quyết định.
+ Tại phiên toà: do HĐXX quyết định.
* Thủ tục:
- Chuyển vụ án cho TA trong phạm vi tỉnh, tp trực thuộc TW hoặc trong phạm vi quân khu do TAND cấp huyện hoặc TAQS khu vực quyết định.
Vd: TAND quận 1 chuyển vụ án cho TAND quận 3.
- Chuyển vụ án cho TA ngoài phạm vi tỉnh, tp trực thuộc TW hoặc ngoài phạm vi quân khu do TAND cấp tỉnh hoặc TAQS quân khu quyết định.
II/ CHUẨN BỊ XÉT XỬ:
Giai đoạn xét xử sơ thẩm bắt đầu từ ngày TA nhận được hồ sơ vụ án do VKS chuyển sang.
Theo K.3 Đ.166, BLTTHS: Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, VKS phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến TA.
Theo NQ số 04/2004/NQ - HĐTP TANDTC....: Nhận hồ sơ vụ án và thụ lý hồ sơ vụ án.
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Chánh án phải phân công Thẩm phán làm Chủ toạ phiên toà.
1/ Thời hạn chuẩn bị xét xử:
Thời hạn chuẩn bị xét xử tính từ ngày Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà nhận được hồ sơ vụ án.
* Thời hạn chuẩn bị xét xử: K.2 Đ.176
Trong thời hạn nói trên, Thẩm phán phải ra 1 trong các quyết định sau đây:
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Quyết định tạm đình chỉ, định chỉ vụ án.
- Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
* Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án có thể ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử theo đề nghị cuả Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà.
Thế nào là vụ án phức tạp ? - Xem NQ số 04/2004/NQ - HĐTP TANDTC.
* Nếu Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử:
--> thời hạn chuẩn bị xét xử tính từ ngày Thẩm phán nhận được hồ sơ vụ án --> ngày TA mở phiên toà.
* Nếu Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà ra quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án:
--> thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định.
Đối với trường hợp tạm đình chỉ vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử bắt đầu tính lại kể từ ngày TA tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ ko còn.
2/ Những quyết định cuả TA trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
a/ Quyết định đưa vụ án ra xét xử:
Xem Đ.178 BLTTHS
b/ Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung:
* Căn cứ:
+ Khi cần phải xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà ko thể bổ sung tại phiên toà.
Chứng cứ quan trọng là những chứng cứ ko thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án, là những chứng cứ làm sáng tỏ đối tượng chứng minh.
+ Khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm 1 tội khác hoặc có đồng phạm.
Phạm 1 tội khác:
- Hành vi phạm tội cuả bị can ko phạm vào tội đã bị VKS truy tố.
Vd: VKS truy tố A về tội lưà đảo chiếm đoạt tài sản nhưng trên thực tế A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Ngoài tội danh mà VKS truy tố, bị can còn thực hiện hành vi phạm tội khác và tội này chưa bị truy tố.
Vd: ngoài tội giết người đã bị VKS truy tố, A còn phạm thêm tội trộm cắp tài sản.
+ Khi phát hiện có VP nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
c/ Quyết định tạm đình chỉ vụ án:
Căn cứ:
- Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận cuả Hội đồng giám định y khoa.
- Không biết rõ bị can đang ở đâu.
TA đã yêu cầu CQ điều tra truy nã bị can, nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà vẫn chưa bắt được bị can thì Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.
d/ Quyết định đình chỉ vụ án:
Căn cứ:
- K.2 Đ.105, trước khi mở phiên toà sơ thẩm, người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố thì phải đình chỉ vụ án.
- Theo K.3, 4, 5, 6, 7 Đ.107 (Vd: bị cáo chết trong giai đoạn xét xử sơ thẩm)
- VKS rút toán bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.
III/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ:
1/ Xét xử trực tiếp:
2/ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm:
Đ.185
* Thay thế thành viên cuả HĐXX trong trường hợp đặc biệt: Đ.186
3/ Những người tham gia phiên toà sơ thẩm:
a/ Kiểm sát viên:
Đ.189
b/ Bị caó:
Đ.187
* Các trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo:
c/ Người bào chưã:
Đ.190
* Nếu người bào chưã vắng mặt, TA vẫn mở phiên toà xét xử.
* Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chưã:
+ Nếu người bào chưã vắng mặt, HĐXX phải hoãn phiên toà.
+ Nếu bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp cuả họ ko mời được người bào chưã, theo K.2 Đ.57, TA phải cử người bào chưã cho họ.
Theo NQ số 03/2004/NQ-HĐTP TANDTC ngày 2/10/2004
- Nếu cả bị cáo (là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần) và người đại diện hợp pháp cuả họ đều từ chối người bào chưã thì TA tiến hành xét xử mà ko có sự tham gia cuả người bào chưã.
- Nếu chỉ có bị cáo hoặc người đại diện từ chối còn người kia ko từ chối thì TA tiến hành xét xử theo thủ tục chung, có sự tham gia cuả người bào chưã được cử
=> nếu người bào chưã vắng mặt, HĐXX phải hoãn phiên toà.
d/ Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghiã vụ liên quan đến vụ án:
c/ Người làm chứng, người giám định:
4/ Việc rút quyết định truy tố cuả VKS:
* Trước khi mở phiên toà:
Theo Đ.181, VKS có thể rút 1 phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố.
+ Rút toàn bộ, Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
+ Rút 1 phần, HĐXX chỉ xét xử phần truy tố ko bị rút.
* Tại phiên toà:
Sau khi xét hỏi, VKS có thể rút 1 phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì HĐXX vẫn phải tiếp tục xét xử toàn bộ vụ án (theo Đ.195 và K.1 Đ.221)
Theo K.2 Đ.221, trước khi vào phòng nghị án, HĐXX yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên toà trình bày ý kiến về việc rút truy tố.
Khi nghị án:
+ Nếu có căn cứ xác định bị cáo ko có tội thì HĐXX phải tuyên bị cáo vô tội (Theo K.2 Đ.222).
+ Nếu có căn cứ xác định bị cáo có tội thì HĐXX phải ra quyết định đình chỉ việc xét xử và kiến nghị với VKS cấp trên.
- Nếu VKS cấp trên xét thấy việc rút truy tố cuả VKS cấp dưới là có căn cứ thì ra quyết định đình chỉ vụ án và báo cho TA cấp dưới biết.
- Nếu VKS cấp trên xét thấy việc rút truy tố cuả VKS cấp dưới là ko có căn cứ thì ra quyết định huỷ bỏ quyết định rút truy tố cuả VKS cấp dưới và chuyển hồ sơ vụ án cho TA xét xử.
5/ Thời hạn hoãn phiên toà: Đ.194
Thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm ko quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà đối với các trường hợp sau đây:
- Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trong trường hợp ko có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết.
- Thay đổi Kiểm sát viên tại phiên toà.
- Thay đổi Thư ký toà án tại phiên toà.
- Bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng.
- Kiểm sát viên vắng mặt mà ko có Kiểm sát viên dự khuyết.
- Người bào chưã (trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chưã) vắng mặt.
- Người bị hại.... vắng mặt.
- Người làm chứng vắng mặt.
- Người giám định vắng mặt.
IV/ TRÌNH TỰ XÉT XỬ TẠI PHIÊN TOÀ:
1/ Bắt đầu phiên toà:
Đ.201 --> Đ.205
2/ Thủ tục xét hỏi tại phiên toà:
Đ.206 --> Đ.216
3/ Tranh luận tại phiên toà:
Đ.217 --> Đ.221
4/ Nghị án và tuyên án:
a/ Nghị án:
Đ.222 --> Đ.225
b/ Tuyên án:
Đ.226
* Trả tự do cho bị cáo: Đ.227
* Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án: Đ.228
5/ Những việc cần phải làm sau khi kết thúc phiên toà:
Đ.229
XÉT XỬ PHÚC THẨM
I/ TÍNH CHẤT CUẢ XÉT XỬ PHÚC THẨM, QUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ:
1/ Tính chất cuả xét xử phúc thẩm:
Xét xử phúc thẩm là việc TA cấp trên xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm cuả TA cấp dưới chưa có hiệu lực bị kháng nghị, kháng cáo, để kiểm tra tính hợp pháp, tính co căn cứ cuả bản án, quyết định đó.
2/ Thẩm quyền kháng nghị, kháng cáo, phạm vi kháng nghị, kháng cáo:
a/ Người có quyền kháng cáo:
Theo Đ.231 BLTTHS và NQ số 05/ 2005/ NQ - HĐTP ngày 08/12/2005:
* Bị cáo, người đại diện hợp pháp cuả bị cáo (là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần) có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm cuả TA.
* Người bào chưã có quyền kháng cáo để bảo vệ quyền lợi cuả bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
Đây là quyền độc lập cuả người bào chưã, ko phụ thuộc vào việc bị cáo có đồng ý hay ko.
* Người bị hại, người đại diện hợp pháp cuả người bị hại (trong trường hợp người bị hại chết, người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần) có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho bị cáo.
* Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghiã vụ liên quan đến vụ án, người đại diện cuả họ (đại diện theo PL hoặc đại diện theo uỷ quyền) có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định có liên quan đến quyền lợi và nghiã vụ cuả họ.
* Người bảo vệ quyền lợi cuả đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định cuả TA có liên quan đến quyền, nghiã vụ cuả người mà mình bảo vệ.
b/ Thẩm quyền kháng nghị:
+ VKS cùng cấp.
+ VKS cấp trên trực tiếp.
3/ Thời hạn kháng cáo, kháng nghị:
Đ.234 và Đ.235 (kháng cáo quá hạn)
4/ Thủ tục kháng cáo, kháng nghị: Đ.233
a/ Kháng cáo: K.1
* Bằng VB:
* Bằng miệng:
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với TA đã xét xử sơ thẩm về việc kháng cáo. TA phải lập biên bản kháng cáo, trong biên bản phải nói rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.
b/ Kháng nghị: K.2
VKS kháng nghị = VB, gửi tới TA đã xét xử sơ thẩm.
5/ Thông báo về việc kháng cáo:
6/ Hậu quả cuả việc kháng cáo:
7/ Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị:
a/ Thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị:
Theo Đ.238 BLTTHS
NQ 05/2005/NQ-HĐTP:
* Trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị, người kháng cáo, VKS kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho bị cáo.
Trong trường hợp người kháng cáo, VKS đã rút 1 phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại (vẫn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị) thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.
* Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, VKS đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị nhưng ko được làm xấu hơn tình trạng cuả bị cáo.
b/ Rút kháng cáo, kháng nghị:
* Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, nếu người kháng cáo, VKS rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì việc xét xử phải được đình chỉ.
Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc xét xử:
- Trước khi mở phiên toà: Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà.
- Tại phiên toà: HĐXX.
Bản án sơ thẩm có hiệu lực kể từ khi TA cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử.
* Trong trường hợp rút 1 phần kháng cáo, kháng nghị.
+ Trước khi mở phiên toà:
Việc rút kháng cáo, kháng nghị phải được lập thành VB.
TA cấp phúc thẩm mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại.
+ Tại phiên toà:
Việc rút kháng cáo, kháng nghị phải được ghi vào biên bản phiên toà.
TA cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại.
8/ Kháng cáo, kháng nghị quyết định cuả TA cấp sơ thẩm:
II/ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ:
1/ Phạm vi xét xử phúc thẩm:
Theo Đ.241 BLTTHS:
TA cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm đối với phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị.
Đối với phần còn lại cuả bản án ko bị kháng cáo, kháng nghị thì TA chỉ xem xét khi xét thấy cần thiết.
2/ Thời hạn (chuẩn bị) xét xử phúc thẩm:
3/ Ap dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn: Đ.243
Nếu áp dụng biện pháp tạm giam thì thời hạn tạm giam ko được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
TA cấp phúc thẩm chỉ ra quyết định bắt tạm giam bị cáo khi có đủ các điều kiện sau:
- Có căn cứ để xử phạt tù bị cáo.
- Bị cáo ko thuộc các trường hợp có thể cho hưởng án treo.
- Bị cáo ko thuộc các trường hợp được hoãn chấp hành HP tù.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thì thời hạn tạm giam đã hết mà xét thấy cần tiếp tục tạm giam thì TA (Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà) ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà.
Xem thêm Đ.228 BLTTHS.
4/ Thành phần cuả HĐXX phúc thẩm:
5/ Những người tham gia phiên toà phúc thẩm: Đ.244
a/ Kiểm sát viên:
b/ Người bào chưã, người bảo vệ quyền lợi cuả đương sự, người kháng cáo, người có quyền, nghiã vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị.
c/ Những người khác (người ko có kháng cáo, ko bị kháng cáo, kháng nghị, người làm chứng, người phiên dịch) tham gia phiên toà theo quyết định cuả TA cấp phúc thẩm.
6/ Bổ sung, xem xét chứng cứ tại TA cấp phúc thẩm:
7/ Thủ tục xét xử phúc thẩm:
III/ QUYỀN HẠN CUẢ TA CẤP PHÚC THẨM:
Theo K.2 Đ.248, TA cấp phúc thẩm có quyền sau đây:
1/ Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm (y án):
+ Khi HĐXX phúc thẩm xét thấy kết luận trong bản án sơ thẩm phù hợp với thực tế khách quan cuả vụ án, quyết định trong bản án phù hợp với tính chất, mức độ cuả TP, bản án sơ thẩm được ban hành theo đúng quy định cuả PL về nội dung và hình thức.
Như vậy, kháng cáo, kháng nghị ko có căn cứ
=> HĐXX phúc thẩm giữ nguyên bản án.
+ Trong 1 số trường hợp mặc dù bản án cuả TA sơ thẩm xử ko đúng nhưng nếu ko có căn cứ và điều kiện để huỷ án hoặc sưả án thì TA cấp phúc thẩm phải giữ nguyên bản án sơ thẩm (y án).
Đề nghị cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để xem xét lại bản án đó.
2/ Sưả bản án sơ thẩm:
a/ Sưả bản án theo hướng có lợi cho bị cáo (theo hướng giảm nhẹ):
Điều kiện để sưả án theo hướng có lợi cho bị cáo:
+ Khi có căn cứ giảm nhẹ (điều kiện bắt buộc).
+ Khi có kháng cáo, kháng nghị theo hướng giảm nhẹ hoặc tăng nặng.
Theo K.1 và K.2 Đ.249, khi có căn cứ nói trên, TA có thể:
- Miễn TNHS hoặc miễn HP cho bị cáo.
- Ap dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn.
- Giảm hình phạt cho bị cáo.
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
- Giữ nguyên hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
- Giảm mức bồi thường thiệt hại.
b/ Sưả bản án theo hướng bất lợi cho bị cáo (theo hướng tăng nặng): K.3 Đ.249
Điều kiện:
+ Phải có căn cứ tăng nặng.
+ Phải có kháng cáo người bị hại hoặc kháng nghị cuả VKS theo hướng tăng nặng (bất lợi) cho bị cáo.
Khi thoả mãn cả 2 điều kiện nói trên TA cấp phúc thẩm có quyền:
- Ap dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn (chuyển sang tội danh nặng hơn).
- Tăng hình phạt cho bị cáo (tăng trong giới hạn cuả KHP mà TA cấp sơ thẩm đã xét xử).
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn.
- Không cho hưởng án treo.
- Tăng mức mức bồi thường thiệt hại (đối với bị cáo, bị đơn dân sự).
Chú ý:
Khi sưả bán án sơ thẩm theo hướng tăng nặng, TA cấp tỉnh cần chú ý các vấn đề sau:
* Nếu có kháng cáo, kháng nghị đòi tăng hình phạt --> HĐXX chỉ được tăng hình phạt trong giới hạn cuả khung hình phạt mà TA cấp sơ thẩm đã tuyên.
* Nếu có kháng cáo, kháng nghị đòi chuyển sang khung hình phạt nặng hơn (???) hoặc chuyển sang tội danh khác nặng hơn (áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn):
+ Nếu khung hình phạt hoăc tội danh nặng hơn vẫn thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm cuả TA cấp huyện --> HĐXX phúc thẩm có quyền sưả bản án....
+ Nếu khung hình phạt hoăc tội danh nặng hơn không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm cuả TA cấp huyện --> HĐXX phúc thẩm ko có quyền sưả bản án (mặc dù có căn cứ để sưả án theo hướng tăng nặng).
HĐXX phải huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại - do VP nghiêm trọng thủ tục tố tụng K.2 Đ.250.
3/ Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để xét xử lại hoặc điều tra lại:
a/ Huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại:
Theo K.1 Đ.250
Huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại khi thoả mãn 2 điều kiện sau đây:
* Việc điều tra ở cấp sơ thẩm ko đầy đủ.
* Và cấp phúc thẩm ko thể bổ sung được.
b/ Huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại:
Theo K.2 Đ.250, huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại trong trường hợp:
* Thành phần HĐXX sơ thẩm ko đúng luật định hoặc có VP nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
+ Thành phần HĐXX sơ thẩm ko đúng luật định:
Vd: bị cáo là người chưa thành niên thì thành phần cuả HĐXX sơ thẩm cần 1 Hội thẩm là giáo viên hoặc các bộ Đoàn....
+ VP nghiêm trọng về thủ tục tố tụng:
- Xét xử sai thẩm quyền (vụ án thuộc thẩm quyền cuả TA cấp trên, TAQS)
- Ko có sự tham gia cuả người bào chưã trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chưã.
- Ko có hoãn phiên toà khi có người vắng mặt theo quy định cuả PL.
- VP giới hạn xét xử sơ thẩm.
- Có các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nhưng ko có từ chối hoặc bị thay đổi.....
* Người được TA cấp sơ thẩm tuyên bố là ko có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội.
CHÚ Ý: Mọi trường hợp TA cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại thì TA cấp sơ thẩm xét xử lại với thành phần Hội đồng xét xử mới.
4/ Huỷ bản án sơ thẩm và ra quyết định đình chỉ vụ án: Đ.251
a/ Huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo ko có tội và quyết định đình chỉ vụ án:
Khi có 1 trong 2 căn cứ sau đây:
- Ko có sự việc phạm tội.
- Hành vi ko cấu thành tội phạm.
b/ Huỷ bản án và ra quyết dịnh đình chỉ vụ án:
Khi có các căn cứ sau đây:
* Bị cáo chưa đến tuổi phải chịu TNHS:
* Người mà hành vi phạm tội cuả họ đã có bản án, quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực PL
* Đã hết thời hiệu truy cứu TNHS.
* TP đã được đại xá.
* Bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Xem thêm Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top