Kịch bản của giấc mơ

I. Nhân vật:

1. Hoàng Bách ( nam chính) 2 vai lúc cấp 2 và sau cấp 2

2. Bảo Hân (nữ chính)

3. Ông Lục (bố của Bách)

4. Bà Lan (mẹ của Bách)

5. Bảo 4 mắt (bạn của Bách)

6. Nga nhây (bạn của Hân)

7. Cô Hà (cô giáo dạy Bách cấp 3)

8. Thầy Dũng và thầy Tiến ( giảng viên đại học)

9. Bác sĩ Thắng (người chữa bệnh cho Bách)

10. Người chỉ đường (lương tâm của Bách)

Luân phiên quần chúng, chúng sinh bình đẳng.

II. Kịch bản:

Cảnh 1: Bách nằm trong bệnh viện

Bách độc thoại trong đầu

[ Có người hỏi tôi một câu rằng:" Nếu như được quay lại quá khứ, cậu có muốn trở về và thay đổi những diều đã xảy ra không". Tôi cũng chỉ cười ngượng một cái nhưng trong mắt tôi bỗng rưng rưng như muốn nói ra một điều gì đó nhưng không thế bày tỏ, tôi nghĩ lại lời ba dặn: " Đàn ông chúng ta là trụ cột gia đình, nhất định không được để lộ con người thật của mình ra". Lời ba nói rất đúng, nhưng hiện tại tôi không thể giấu bản thân thêm lần nào nữa.]

Cảnh quay Bách đang nằm trong phòng bệnh với 4 bức tường vây quanh, xung quanh Bách là những người bệnh nhân ung thư giai đoạn 3-4. Đúng vậy, Bách bị ung thư dạ dày giai đoạn 4 (tức là giai đoạn cuối). Bà Lan và bạn gái Bách gõ cửa, ho bước chậm giãi để không làm ảnh hưởng tới các bệnh nhân khác, tiếng cửa kẽo kẹt khá rợn da gà. Hân bước bước chậm tới Bách, tay cô đang cầm cuốn album với một hộp cơm nhỏ. Mẹ khẽ ngồi cạnh Bách, bà mở trang đầu tiên của Bách và nói rằng:

- Cuốn album này con còn nhớ không, từ cái hồi con mới bắt đầu vào lớp 6, gia đình mình được gia đình Hân tặng cho một chiếc máy ảnh trắng nhỏ, hơi xạm đen, mùi máy mới khiến con mừng giục bố đi mua ngay cuốn album để con được chụp những bức ảnh đầu tiên

Hân nghẹn ngào mà nói:

- Chắc anh vẫn còn nhớ đúng không anh, nếu khó quá thì má với em sẽ kể lại cho anh nghe.

Hân với bà Lan đỡ Bách dậy, họ nhẹ nhàng kể lại câu chuyện cũ cho Bách nghe

Cảnh 2: Cậu trẻ hồi ức thời cấp 2 

[ Mình tên Bách, mình hiện đang 11 tuổi, điều kì lạ là mình mới lớp 6 mà lại cao lớn hơn các bạn trong lớp, nên các bạn gọi mình là Bách cao kều. Còn ở nhà thì mình cũng thắc mắc là mình cực kì biếng ăn nhưng lại vô cùng cao lớn, ông nội hay trêu mày gen trội nhất trong nhà đó nhe con, chắc chắn mai sau sẽ trở thành ông này bà kia]

Bách ngày đầu tới trường, mẹ gọi Bách lại và nói:

- Ông tướng biếng ăn ơi, ăn gì cũng được nhưng phải đảm bảo vệ sinh, mẹ không cấm nhưng phải biết lựa nhe con, bụng dạ con cũng như bản thân con vậy, hoạt động quá mức cũng không tốt đâu, nhớ lời mẹ dặn đó.

- Dạ dạ, biết rồi. Mẹ cũng phải giữ gìn sức khỏe để kiếm tiền mua quà cho con đó.

- Biết rồi ông kễnh, đi học đi.

Bà Lan vỗ cái vào lưng Bách mà cười, thằng Bách ngây ngô chào một tiếng rồi chạy vút đi luôn. Từ đâu xuất hiện thằng Bảo, vỗ nhẹ vào Bách mà bảo rằng:

- Ê, tao biết phía khu chợ có quầy xiên bẩn ăn ngon lắm, đảm bảo mày mê luôn

- Ở đâu, xíu tan chỉ tao xem

[ Bảo 4 mắt con nhà mợ Hoa, thằng này vốn nổi tiếng 4 mắt không phải vì nó đeo kính mà do tin tức tứ phía, không nơi nào có thể thoát khỏi tầm mắt nó, trong lớp đồn nó là Quái vật 4 mắt]

Tan học, Bách và Bảo đi đến quán xiên bẩn, mỗi thằng 4-5 xiên ăn cho đến căng cái bụng. Trong quán net, Bách trong người nôn nao, bụng đau quằn lại nhưng đang có ai đó thúc mạnh vào bụng mình vậy. Bảo hoảng hốt:

- Sao vậy mày, đừng nói là con ác quái trong mày lại trỗi dậy nhá.

Nga nhây đang đi trên đường ghé vào quán net thì thấy Bách đang ôm bụng, Bảo đang bối rối không biết phải làm, Nga tiến lại gần Bách mà gào lên:

- Ói hết ra, ói liền cho tao

Nga đập mạnh khiến Bách nôn hết đống thức ăn vừa rồi, đồng thời ba thằng Bách đứng phía sau, ánh mắt ngả đỏ hung dữ, ông xách cổ Bách lôi về trước sự chứng kiến của bao người khác, hóa ra là do ông chủ quán là bạn của bố Bách, ông chủ khi thấy Bách có dấu hiệu bất thường liền báo ngay cho ông Lục.

Về tới nhà, ông lục cầm cây roi trong nhà, dài 2 trượng vụt một cái đầu để cảnh báo, ông hằn giọng thét:

- Mày có biết mày là ai không, mày biết vị thế của mày ở đâu không, mày đã làm được những gì có ích cho xã hội"

Bách khóc to, miệng nhẹn khó nói thành tiếng:

- Con... con tên.... Bách, con nhà... học thức.... cao, truyền thống 3 đời làm kĩ sư cao học danh giá và không... được làm trái dù chỉ 1 lần...ạ

- Mày có nín ngay đi không, biết bản thân như vậy còn cố sa vào, hay mày muốn tổ tiên, họ hàng nhìn tao như một người bố vô dụng không biết dạy con.

Tiếng khóc của Bách như xóa tan bầu không khí u ám giữa trưa hè, Hân thấy vậy liền chạy ra nói đỡ:

- Bác Lục ơi, cháu xin bác giơ cao đánh khẽ, bạn ý sẽ không tái phạm nữa đâu ạ, cháu xin bác đừng lớn tiếng không hàng xóm họ lại đánh giá ạ

- Haiz.. Rồi thằng kia đứng dậy, tao cho mày lần này là cần cuối, tập trung học cấm đàn đúm tụ tập nữa.

[ Bố lục là thủ khoa tốt nghiệp đại học Bách Khoa khóa thứ 30 của Viện Cơ Khí, ông luôn có một chấp niệm: " Chỉ có con đường học thì mới thoát khỏi sự thối nát của thời đại". Còn mẹ Lan thì kém bố một chút nhưng mẹ cũng xuất sắc tốt nghiệp thủ khoa Viện Kinh tế đại học Bách Khoa khóa thứ 30. Họ vô tình va vào nhau mà nảy sinh tình cảm, từ đó họ cưới nhau và sinh ra tôi]

[Cũng quên mất bà người yêu nhỏ nhắn cute của tôi, bả tên Hân- cũng xuất phát từ gia đình tri thức nên từ nhỏ Hân đã có những suy nghĩ của những người trưởng thành, biết suy nghĩ, hành động vô dùng chính chắn, tình cảm chúng tôi xuất phát cũng khá là lạ nhưng...]

Bách đang lên cơn co giật do huyết áp tụt chóng mặt, cả người cậu vã mồ hôi như vừa tắm vậy, bác sĩ liền chạy tới truyền cho cậu 1 bình sữa khoáng (sữa Đạm). Thật may là mọi chuyện trở lại bình thường, Bác Lan với Hân như chết đi sống lại trong gang tấc vậy.

Cảnh 3: Cấp 3 đỉnh điểm và giải thoát áp lực

[ Lời dạy của bố sau một trận đòn roi, tôi dần giống như một cỗ máy chỉ học và học, mọi hoạt động xã hội tôi đều lơ hết, trong đầu nghĩ: " Học và học, khiến bố mẹ phải tự hào mà ngước mặt lên nhìn họ hàng, tổ tiên". Bảo cũng bị tôi cạch mặt luôn, không một lời quay lại]

- Bách, có chuyện gì với mày vậy, trong mày như ma cà rồng vừa bước ra ngoài ánh sáng á, nghe tao, đi đá bóng xíu rồi quay về học.

- Mày đi về để tao tập trung học cái, còn 3 tháng nữa là thi vào cấp 3 rồi, mày không vào cấp 3 thì đừng có kéo tao vào nữa.

Hoàng nói với giọng vô cùng mệt mỏi, giọng của mấy ông già khò khè vậy. Nga đi theo Bảo cũng nói to:

- Nó không đi là việc của nó, kệ chúng mình chơi, mày không thấy hơn 3 năm từ sau trận đòn roi của bố nó thì nó chỉ biết đâm đầu vào học thôi.

- Tao khuyên mày thật lòng, học thì cũng tốt đấy, nhưng đừng quá khắt khe với bản thân mình quá, nhất là mày bỏ ăn bỏ ngủ á, tao với Nga đi trước, bye m.

Nga với Bảo đi xa tít tắp, Hoàng lại quay vào nhà ngồi lên ghế và tiếp tục luyện đề chuyên toán, Hân nhìn từ xa bên cửa sổ thấy căn phòng Hoàng tối om. Cô liền chạy sang gõ cửa, tay cầm 1 chiếc bánh bao, Hoàng mở cửa, ánh sáng như muốn thiêu đốt da của Hoàng vậy. Hân dúi cái bánh bao vào tay Hoàng:

- Ăn đi cậu, mặc dù cậu không thể ăn quá nhiều nhưng đừng để bụng mình đói meo vậy chứ

Nói xong cô chạy thẳng về nhà, Hoàng cầm bánh bao để lên bàn uống nước rồi quay lại bàn học tiếp tục ôn đề, bà Lan vừa đi chợ về, thấy chiếc bánh bao lạnh ngắt trên bàn, bà gọi to:

- BÁCH, BÁCH, ai cho con bánh bao này, xuống hấp lại cho nóng rồi ăn đi con

- Mẹ kệ con đi, kì thi này rất quan trọng đối với con, mẹ đừng làm phiền con nữa

Giọng nói phát ra từ cánh cửa phòng Bách, giọng mệt mỏi nhưng vẫn gắng dậy, bà Lan gõ cửa bảo con mở cửa, bà nói nhỏ rằng;

- Theo bố là tốt nhưng con nhìn lại con xem, bụng dạ con đã yếu, chưa kể con liên tục nhịn ăn với thức đêm, mẹ cũng muốn kệ lắm nhưng mẹ là mẹ của con, mẹ phải có trải nghiệm với con chứ Bách

- Mẹ thức sự không biết gì cả, bố trước khi mất đã dặn trụ cột là thứ chống đỡ cho cả căn nhà, trụ cột mà lung lay thì nhà chỉ có tan hoang mà thôi

Bà Lan lo cho con trai tới mức nước mắt dàn giụa, có phải là vì nó càng ngày càng giống bố nó, tới sau này ung thư dạ dày giai đoạn cuối rồi vẫn cố gắng che giấu không cho ai biết rồi một ngày chết trong vòng tay bà một cách đau đớn hay do mình vẫn chăm con vẫn chưa đủ tốt

[ Lời nói của tôi như vết dao cứa mạnh vào tim mẹ, ngày bố mất, mẹ đã khóc rất nhiều, bà tưởng như bị trầm cảm và lo sợ sau này tôi cũng sẽ như bố tôi, chết dưới tay người vợ và đứa con ngây ngô vì những điều ngu ngốc mình đã làm. Tôi tự hỏi tại sao lúc đó tôi lại vô tâm tới vậy, lời dạy của bố có thực sự là liều thuốc độc với tôi?]

[ Ngày tôi đỗ vào trường chuyên sư phạm ban chuyên toán, tôi khá tự hào về bản thân nhưng mẹ tôi thì lại không như vậy, ánh mắt bà buồn sa săm khó tả, bà đang sợ một điều gì đó như một lời tiên tri đang được thực hiện lên tôi, và lời tiên tri đó đang diễn ra theo đúng lộ trình]

Hân với Nga chạy đến lớp tôi, Hân vuốt mặt tôi:

- Chàng giáo sư này hơi tiều tụy nhá, tôi đề nghị cậu phải để ý tới bản thân mình nhiều hơn, nếu không mai sau cậu sẽ hối hận đó

- Bách ơi, tao bảo này. Mày đỗ thủ khoa không nghĩa là vĩnh cửu, hiểu chửa, vậy nên đừng ép bản thân một cách vô lí nữa.

- Rồi rồi, t sẽ khiến bản thân không tệ như hồi cấp 2 nữa.

[ Tưởng như chuyện đã êm suôi nhưng không, mọi thứ lại đâu vào đó, tôi học chuyên toán nên phải ganh đua khá nhiều, thói quen bỏ ăn bỏ ngủ này khiến tôi sinh bệnh lúc nào không hay; vào những buổi đêm yên tĩnh, cơn đau da dày như xé toạc bầu không khí vắng lặng phòng tôi vậy, vì ước nguyện của bố mà tôi ôm cái bụng đau mà ngồi luyện đề]

[ Tới đỉnh điểm, tôi và mẹ cãi nhau vì câu chuyện tôi muốn đỗ thủ khoa ngành CNTT đại học Bách Khoa, mẹ tôi tức tối quát lớn, mắt bà đỏ rực rơm rớm nước mắt, tôi vô tâm nói lớn]

- Anh có thôi đi không, nhìn bố anh mà anh không nhận ra điều gì à

- Mẹ chắc gì đã hiểu bố bằng con, mẹ biết việc học là quyết định cả cuộc đời, cả tương lai mai sau của con trai mẹ không

- Anh nói xem, anh đã làm được nghĩ gì cho bố anh rồi, bản thân anh đâu mà sao lại phải dựa bố anh thế.

Cô Hà đang giảng cho Hân những bài toán hóc búa thì thấy tiếng cãi nhau nhà bên, cô Hà với cái Hân hối hả chạy sang gõ lớn cửa, cửa tự động mở ra thấy đồ đạc trong nhà rơi vãi tứ tung, hoang mang cô Hà nói lớn:

- Bách, cô đề nghị em không được quát lớn với mẹ, cô cũng biết rõ bệnh tình của em, việc em ganh đua khôn sai nhưng nhìn lại em đi. Hóa ra lời cô dặn hóa mây hóa khói hết sao hả Bách

[ Thay vui khi lúc tôi vào cấp 3 được cô Hà chủ nhiệm dạy môn toán, cô là một giáo viên dạy giỏi, các bài toán khó không thể cản bước của cô. Cô chuyển đến nhà tôi từ hồi tôi còn bé, cô biết rõ tôi bị bệnh về dạ dày nên nhiều lần sai Hân mang những đồ ăn nhẹ đến nhà và khuyên tôi nên chú ý chăm sóc bản thân nhiều hơn]

- Con thưa cô, con biết bản thân mình đang bị gì, cần những gì nên con cũng không cần ai phải quan tâm chăm sóc con cả, con sẽ tự lo liệu được

- Anh mất ăn mất ngủ vì làm bài, tự hỏi một người mẹ như tôi không sốt sắng sao được

Bà Lan oan ức khóc mà nói ngẹn trong lòng. Cô giáo giảng giải cho Bách:

- Cô biết em muốn đỗ trường danh giá, nhưng bản thân em đang khá thiếu kĩ năng sống, cái tối thiểu của một con người, áp lực bản thân cũng tốt nhưng nó sẽ không thể áp dụng lâu dài được. Vậy cô khuyên em nên để ý và quan tâm những người xung quanh mình, chăm sóc bản thân sẽ khiến bản thân mình sáng trở lại

Bách gật gù, cậu trở về phòng học rồi trằn trọc suy nghĩ vì không ngủ được, thói quen thức khuya của cậu kèm những cơn đau khó tả như đã xé nát cậu vậy. Cô Hà an ủi bà Lan:

- Chị cũng đừng quá buồn, chúng ta rồi sẽ có cách giải quyết thôi chị.

[ Cô Hà thường kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống đại học rộng mở, sinh viên tự do cách ăn mặc, giao tiếp và kết bạn 4 phương. Đồng thời cô còn nhấn mạnh khuôn viên đại học chứa khá nhiều điều bất ngờ bao gồm cả điều tích cực và tiêu cực. Lời kể của cô khiến tôi như từ bỏ ước nguyện của bố, giải thoát khỏi áp lực bản thân vậy, nhưng điều đó vẫn không giúp tôi và mẹ làm lành lại với nhau được]

Cảnh 4: Đại học- Ước nguyện cuối cùng

[ Sau khi bước qua cánh cổng đại học, tôi nhưng bước qua khỏi sông Hoàng Tuyền đầy chông gai vậy, đại học đẹp đấy nhưng tôi khó để thích nghi được]

Tiết học đầu tiên tại đại học, Bách choáng ngợp với những kiến thức xa lạ của đại học mặc dù vẫn còn níu lại một chút kiến thức cấp 3. Hân đi từ xa tới, hỏi nhỏ vào tai tôi:

- Anh học thấy như nào rồi, có khó lắm không anh

- Em nói đùa, mấy kiến thức này chỉ là ôn lại cấp 3 thôi, chuyện này muỗi đối với anh

[ Sau vụ cãi nhau với mẹ, Hân ngày nào cũng đến nhà giảng cho tôi bài nhưng mục đính của cô ấy là hỏi thăm mẹ tôi xem đã tốt hơn chưa, tôi nhăn mặt nhưng tặc lưỡi cho qua. Các cụ ngày xưa nói đúng lắm, mưa dầm thấm lâu, Hân đã đi thẳng vào tim tôi lúc nào không hay, tôi với Hân hứa với nhau sẽ giúp nhau trong học tập với tình yêu trong trắng của tuổi học trò]

- Anh ơi, sắp tới trường tổ chức khám sức khỏe định kì cho tân sinh viên rồi đó, anh nhớ tới khám đó

- Ừ, anh biết rồi

Bách gật đầu rồi cười mỉm bước vào lớp

[ Tuần đầu tới trọ, mọi người tiếp đãi tôi một bữa rượu bia tưng bừng. Tăng 1 là thế nhưng tới tăng 2 đàn anh khóa trước trong ngành rủ đi uống một bữa no nê hơn nữa, bia rượu lần đầu tôi thấy khó uống lắm, nhưng vì hòa đồng mà tôi vẫn cố uống]

Bách nghĩ tân sinh viên nên thoải mái, học là phụ còn trải nghiệm là chính đề dần quen với môi trường đại học. Ngày khám sức khỏe đến khá nhanh, Bách thuận lợi vượt qua những lần khám ngoại khoa nhưng đến đoạn khám nội khoa, bác sĩ liền hỏi:

- Mặt cháu khá xanh xao, hiện cháu có đang khó chịu ở trong người hay không?

- Nói thật với bác, cháu từ nhỏ bị trào ngược dạ dày, bụng dạ kém nên không ăn được nhiều, mặt mới xanh xao vậy ạ

Bác sĩ cũng gật gù nhưng vẫn có cảm giác bứt dứt khó hiểu sao bụng dạ kém mà lại tệ đến vậy, bác khuyên:

- Dù là một chút bệnh nhỏ nhưng cháu cũng nên khám chi tiết hơn nhé, là sinh viên bọn tôi sẽ giúp đỡ nhiệt tình cho bọn cháu nên đừng ngại mà không kiểm tra nếu trong người không ổn nhé.

Đêm đến, Bách trằn trọc nghĩ có nên đi kiểm tra chi tiết không, bỗng cậu ta chợt nhớ lại bố dặn, điều này khiến cậu càng quyết định không nên đi khám vì sự mình có chuyện sự gì sẽ khuyến mẹ cậu không còn ai dựa vào

[ Ham chơi, tụ tập, đàn đúm chính là điều tiêu cực mà cô Hà đã kể cho lớp tôi nghe, nhưng không ngờ mọi thứ đều giáng thẳng vào đầu tôi như búa bổ]

- Cậu Bách, cậu đứng dậy nghe tôi hỏi, cậu nghĩ sao về việc 3 bài kiểm tra kia cậu đều làm đúng dưới 10 câu, là một giảng viên đại học- tôi đã khuyên biết bao thế hệ không nên quá thả lỏng bản thân mình, đại học không giống cấp 3 càng không phải trẻ con mà giờ nghĩ tới việc nghỉ ngơi này kia. Mình là người trưởng thành rồi, suy nghĩ chính chắn lên, cậu hãy suy nghĩ xem tương lai sau này của cậu xem sáng hay tối

[Thầy Dũng- thầy dạy bộ môn toán trên đại học, một người thầy tâm huyết với những bài giảng của mình, điều thầy sợ nhất là sinh viên mình khoonh hiểu bài, khi đó thầy sẽ nhẹ nhàng giảng đi giảng lại bằng những phương pháp khác nhau cho chúng tôi hiểu. Thầy cũng tỏ ra khó chịu khi sinh viên quá không tập trung việc học]

Chuyện sẽ cố thể nhỏ nhưng giọt nước nào rồi cũng tràn ly, thầy Tiến- giảng viên bộ môn chuyên ngành CNTT khá thất vọng về Bách, thầy nói với giọng buồn bã:

- Bách à, em có thật sự học không em. Đề tài tiểu luận này thầy giao cho em nhưng em làm quá sơ sài, không rõ ý chính, thuyết trình qua loa, thầy hơi thất vọng khi học trò của thầy không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, thầy cũng muốn cho em một cơ hội thứ 3 nhưng thời gian không cho phép, em cố gắng học lại vào những năm sau nhé.

- Dạ, em hiểu rồi, em cảm ơn thầy ạ.

Bách buồn bã quay về chỗ ngồi, bên ngoài bản thân khá buồn nhưng trong lòng cồn cào khó tả. Tối hôm đó Bách quay về trọ, rủ các anh chị khóa trên đi nhậu một bữa giải thỏa nỗi buồn, Hân đi phục vụ quán café gần đó thấy Bách say khướt thì chạy tới gần, tát thẳng vào mặt Bách một cái đốp, mọi người xung quanh giật mình tỉnh cả người:

- Anh là tân sinh viên, việc học vô cùng quan trọng mà sao lại ra đây hóa chí phèo một lũ vậy

- Em biết không, anh hận đời, hận vì anh đã không tập trung học, hận vì không thực hiện được ước nguyện của bố nên đời anh mới nát như này.

Hân xin nghỉ làm sớm, kéo Bách về trọ, Bách đêm hôm đó đau bụng quằn quại, sốt tới 39 độ, mặt nóng bừng bừng. Hân hoảng hốt gọi chị cùng trọ trở Bách tới bệnh viện, một bác sĩ bước tới, khuôn mặt khá quen thuộc như đã gặp Bách với Hân ở đâu đó, hóa ra là Bác sĩ Thắng- người đã khám sức khỏe định kì cho tân sinh viên. Bác nhanh chóng đứa Bách đi vào cho uống thuốc hạ sốt, xét nghiệm cho Bách. Một buổi đêm thật quỷ dị với Hân, người cô mệt lả nhưng vẫn gắng sức vì Bách. Sáng hôm sau, Bách dần tỉnh lại, kết quả xét nghiệm cũng đã rõ, cậu bị viêm dạ dày cấp, bác sĩ nói vậy cho Bách thấy nhẹ lòng rồi kéo Hân ra ngoài:

- Cháu là gì của bệnh nhân?

- Cháu là bạn của Bách ạ

- Người nhà đã ai biết về bệnh tình của Bách chưa chấu?

- Theo cháu biết thì Bách bị trào ngược dạ dày từ nhỏ ạ, mọi người trong nhà đều lo nhưng sợ làm phiền cậu ấy

Ánh mắt buồn bã của bác sĩ cũng khiến Hân hiểu phần nào:

- Cậu ấy sẽ khỏi đúng không ạ bác

- Cháu và người nhà cậu ấy nên chuẩn bị tinh thần trước, thực ra cậu ấy bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Hân như chết lặng, ả khóc mà tay bịt miệng khiến tiếng khóc không thốt ra được, Hân dường như biết được một điều, những thứ làm từ quá khứ đã khiến hiện tại cậu ấy phải chịu căn bệnh như bây giờ. Hân ngẹn ngào bảo:

- Hiện giờ vẫn có thể cứu sống đúng không bác, chỉ cần tin vào các bác là sẽ cứu sống được cậu ấy đúng không ạ

- Ta e là khá khó nhưng duy trì cho cậu ấy sống trong 5 tháng thì có thể, những mỗi ngày cậu ấy phải theo hướng điều trị của ta đề ra

Ánh mắt tuyệt vọng của Hân khiến người nhà các bệnh nhân khác đều thấy rưng rưng tới lạ thường, hi vọng nhỏ nhoi của Bách chỉ còn dựa vào điều tích cực mà người thân dành cho cậu.

[ Tôi thật ngờ ngệch, vô tâm nhưng không thể trách nổi bản thân mình trong quá khứ, điều tiêu cực dần đến với tôi, nó như bủa vây khiến đầu tôi đau nhói]

Hân đến bên cạnh Bách:

- Bệnh này may phát hiện sớm đó, chúng ta sẽ sớm xuất viện nếu thực hiện tích cực theo hướng điều trị của bác sĩ đề ra

- Thật sao, khi ra viện anh sẽ cố gắng hơn để không phụ lòng em và mẹ.

Hân gượng cười, cô ấy trong lòng day dứt khi báo tin này cho bà Lan ở quê, bà Lan ngã quỵ, lời nguyền hay tiên tri cũng như nhau, nó đã theo bước cuối cùng rồi. Bà phải thật mạnh mẽ, ngày ngày gửi nhiều đồ ăn để Bách lấy sức đề kháng cho cơ thể chống trọi lại căn bệnh quái ác này. Ngày qua ngày, mặt Bách gầy hốc hác, cơn đau càng ngày càng kéo dài thay vì theo đợt như lúc đầu, nhưng vì lời bác sĩ, Bách cố vùng dậy để điều trị dứt điểm, ngày ngày Hân đến bên chăm sóc. 4 tháng trôi qua nhanh chóng, Bách nhìn người không ra người, đôi mắt mờ tịt đến mức chỉ nheo mắt thì mới thấy mọi vật, Bà Lan lên Hà Nội thấy con mình mà bật khóc nức nở, Hân kìm cảm xúc cố gắng an ủi Bách.

[ Trong cơn mê man đau nhói, tôi chợt nhận ra người đứng sau hậu phương cho Hân đó chính là mẹ tôi, người mẹ thân gầy òm yếu ớt, chả phải bà đã quá lo cho con trai hơn 4 tháng qua sao, tôi vẫn ngây thơ rằng sau 5 tháng điều trị, tôi sẽ xuất viện mà khao mẹ một bữa ăn mừng]

Mẹ Lan lật tới trang cuối cùng của cuốn album, trong đó là một trang giấy trong suốt không bức ảnh

[Hóa ra từ trước tới giờ mẹ luôn theo dõi bước chân phát triển của tôi, nhưng sao tôi lại không nhận ra điều đó vậy]

Bác sĩ kêu bà Lan với Hân ra ngoài, bác nói nhỏ với Bách:

- Cậu thấy nhờ lời nói dối của ta mà giúp cậu có động lực để sống tận giờ không, tuy 5 tháng cũng không quá dài nhưng 5 tháng đó cậu nhưng trở thành con người khác, cậu đã biết quan tâm tới người khác, quan tâm bản thân, cố gắng để không áp lưc tới chính thân mình.

Bác sĩ Thắng nhẹ nhàng nói tiếp:

- Hãy làm điều ý nghĩa nhất khiến cậu hạnh phúc, bệnh của cậu sẽ chuyển hướng tốt hơn.

Bách khẽ thè thào nói:

- Cháu muốn được ăn một bữa ăn với mẹ cháu ạ.

Bác sĩ nở nụ cười, bác hầu như đã làm tròn trách nhiệm của mình nhưng trong lòng vẫn đau đáu vì không cứu sống được 1 mạng người. Bách được xuất viện, ngồi trong phòng trọ cũ kĩ của sinh viên, mẹ Lan như nhớ lại điều gì đó nhưng mọi thứ điều bị lơ đi vì bữa cơm đầm ấm của 2 mẹ con sau 8 năm không nói chuyện với nhau. Bữa cơm cuối tuy rất ảm đạm nhưng được coi là bức hình cuối cùng của Bách trong cuộc đời. Bách nằm dựa lên chân mẹ, cơn đau kéo đến nhưng bách không đau vì đã có hơi ấm của mẹ. Bách đã từ trần lúc 19 tuổi xuân.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: