Chương 5

Chương 5.

  Sống trong chăn mới biết chăn có rận, từ ngoài nhìn vào ngay cả tôi cũng không thể nghĩ bố chồng mình là người nhẫn tâm như vậy.

   Từ buổi chiều định mệnh đó đến nay chúng tôi chính thức chia làm hai nhà, sống với nhau như người dưng nước lã, lúc trước mẹ chồng còn thỉnh thoảng khi không có bố chồng tôi ở nhà còn hỏi han vài câu, bây giờ mẹ chồng nghe lời ông không nói năng gì với hai vợ chồng tôi cả.

   Tuy rằng lúc trước hai vợ chồng đã nấu ăn riêng rồi nhưng vẫn phải nấu chúng bếp với ông bà, vì cả nhà chỉ có một cái bếp, mà thường thường là ông bà nấu ăn buổi chiều khá sớm, vợ chồng tôi lại đi làm về muộn lên cũng không có ảnh hưởng gì nhiều. Ấy vậy mà hôm sau, khi tôi đang lúi húi nấu ăn trong bếp, bố chồng tôi đi vào liền chửi mắng tôi “ Ai cho chúng mày nấu ăn trong này, nhà chúng mày xây chúng mày ở, bếp này chúng mày xây à mà đòi nấu”. Ông nói xong đi tới đem nồi cá tôi đang kho dở vứt ra ngoài sân, hai con chó nhà tôi ngửi thấy mùi cá liền chạy đến ăn tôi nhìn theo ông uất ức mà không nói lên lời.
  
  Chồng tôi đang bế con trên nhà nghe thấy tiếng ông quát liền bế con xuống, thấy cảnh đấy anh cúng phải nén giận nói : Bố, lại chuyện gì vậy.

   _ Ai cho chúng mày nấu ở đây, nhà chúng mày xây không đi cũng được chứ bếp chúng mày không xây đừng hòng mà đòi nấu.

  _ Bố có cần phải như vậy không.  Bọn con có làm gì đâu.

  _ Không phải hôm qua mày mạnh mồm lắm à, cá không ăn muối cá ướn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Con à. Tao cũng chỉ là muốn tốt cho anh em chúng mày thôi, thế mà mày dám bảo tao sống không ra gì à, để tao cho mày biết thế nào là không ra gì nhé.

   _ Bố, con không có ý đó, hôm qua là do con nóng quá thôi.

  _ Phải đó  bố, hôm qua anh Tuân có uống chút rượu nên hơi nóng nảy nói năng không suy nghĩ, bố bỏ qua cho bọn con đi mà. Tôi cũng nhanh chóng nói tiếp lời cho chồng mong ông hiểu cho.

  _ Mày im đi. Giờ đủ lông đủ cánh rồi, bố mày nói câu nào là cãi lại. Những lời đấy là lơi mà người con nên nói à, cãi tội cãi láo là đáng bị đuổi ra ngoài rồi nhé, không nói nhiều chúng mày thích ở thì ở, nấu đâu thì nấu tao cấm không cho phép nấu trong bếp nhà tao.

   _ Bố……

  Ông nói xong đi thẳng lên phòng mặc kệ vợ chồng tôi, đứng đó gọi, tất cả đều vô vọng. A Tuân quay sang tôi: “ Thôi kệ đi em, em bế con lên phòng anh ra ngoài chợ mưa tạm ít chả về  hai vợ chồng mình ăn tạm. Còn cớm thì để anh ra quán cơm hỏi mua xem sao”

   _ Không cần mua cơm đâu anh, cũng may em nấu cớm chín rồi, nên nhắc ra khỏi bếp, nên không bị bố đổ đi, anh mua chả là được rồi, anh đem con đây em bế cho. Tôi vừa nói vừa đón con từ từ anh sang tay tôi.

  _ Tôm ra mẹ nhé, để bố đi mua đồ ăn nào. Anh vừa đưa con cho tôi vừa trêu thằng bé.

    Vốn biết là ở lại sẽ bị ông gây khó khăn nhưng không nghĩ là bố chồng tôi lại làm đến mức tiêu cực như vậy, nhưng thật sự cả hai chúng tôi đều mong thời gian sẽ làm lay chuyển được bố chồng tôi, sẽ khiến ông hiểu cho chúng tôi. Có thể sẽ có người nói chúng tôi làm như vậy là không đúng, nên nghe theo ông chuyển ra ngoài sống để giữ tình cảm gia đình, nhưng có mấy ai đặt bản thân vào hoàn cảnh của chúng tôi mà suy nghĩ không, chúng tôi đều là người làm công ăn lương tháng ba cọc ba đồng, tích cóp dành dụm mãi mới xây được ngồi nhà lại còn vay mượn nợ nần chồng chất chứ có dư dả gì đâu mà xây nhà bỏ đấy cho người khác ở , kể cả có là nhà chị em ruột đi nữa. Ừ thì là anh chị em ruột, ruột thịt của mình thật đấy nhưng ai mà chả có gia đình có vợ con, ai cũng phải mưu toan cho cuộc sống của mình, nếu là mọi người thì có mấy ai muốn nhường nhà của mình cho người khác không, vừa không được ở lại phải gánh một khoản nợ trên trời làm khổ vợ con trong khi họ không được hưởng chút nào, có mấy ai làm vậy không.

    Sáng hôm sau, tôi vẫn đem con sang bà ngoại gửi như thường lệ, chồng tôi thì xin nghỉ làm cái bếp để cho hai vợ chồng có chỗ mà nấu. Chồng tôi vố là thợ xây lên xin nghỉ cũng dễ dàng hơn tôi, không phải viết đơn xin phép các kiểu, chỉ cần điện thoại báo cai là được. Anh Trung hôm nay cũng sang phụ chồng tôi làm cái bếp nấu, nói là cái bếp thực chất ra chỉ gọi là có chỗ nấu che nắng che mưa thôi, chứ cũng không có xây, chát gì nhưng cũng khá chắc chắn. Chồng tôi và anh Trung dựng bốn cái cọc khá là chắc chắn sau đó  lập cái bạt lên trên, bốn phía dùng bờ lô dừng xung quanh để tránh chó gà vào, với tránh mưa, tránh nắng. Tuy không chắc chắn như nhà bếp cũ nhưng có còn hơn không, ít ra thì vợ chồng tôi cũng có nơi mà nấu cơm, không phải chúng đụng với ông như trước nữa.

    Cứ tưởng là không đụng chạm đến nhau là mọi chuyện đã yên ổn, nhưng có lẽ chúng tôi đã nhầm. Ông còn không chừa cho vợ chồng tôi một chút mặt mũi gì, tôi nhớ hôm đó là ngày giỗ ông nội, vợ chồng tôi có mua hoa quả xuống thắp hương cho ông, mọi người trong họ thì ngồi ở đấy đầy ra, ông không những không nhận còn nói nặng nhẹ với chúng tôi và cấm không cho chúng tôi thắp hương cũng như vào nhà ăn cơm cùng mọi người. Mọi người trong họ thấy tình hình căng thẳng cũng vào khuyên ngăn bố chồng tôi cho vợ chồng tôi đặt hoa quả lên ban thờ ròi thắp cho ông nội nén nhang, dù sao hôm nay cũng là giỗ ông nội, vợ chồng tôi cũng là con cháu cũng nên thắp cho ông nén nhang.

   Nào ngờ, bố chồng tôi không nghe khuyên lại nói mỉa mai :” chúng nó còn biết có người bố như tôi à, nói câu cãi câu. Bố tôi không cần thứ đạo đức giả tạo như chúng nó.”

   _ Anh Tư, anh nói thế không được. Bà Năm từ ngoài sân vừa đi vào vừa nói.

_ Cô thì biết cái gì, bố mà thấy cô bây giờ cũng không vui đâu.

  _ Anh à, dù gì nay giỗ bố anh cũng phải cho các cháu thắp nén hương mà em thấy chúng nó chả làm gì sai cả, nhà chúng nó xây chúng nó ở có gì sai mà anh lại đuổi chúng nó ra ngoài rồi cho con Dung và vợ chồng thằng Hiệp ở.

   Nghe bà Năm nói vậy, mọi người trong họ mới xì xào bàn tán, hết nhìn bà rồi nhìn bố chồng tôi lại quay sang vợ chồng tôi bằng ánh mắt ái ngại.

  _ Đây là việc của gia đình tôi, bà đừng có xen vào. Bố chồng tôi nói hơi to, giọng nói xen chút khó chịu.

  _ Em không có xen vào, chỉ là thấy anh đối xử bất công với chúng nó quá, em mới nói thôi.

  _ Cô cứ làm tốt việc nhà cô đi rồi hẵng xen vào việc nhà anh nhé, việc này không có liên quan đến cô. Cô có thắp hương thì thắp đi, không thắp thì thôi.

  _Em,..

  Bà Năm đang định nói gì đó thì ông cậu trong họ liền nói xen vào :” Chuyện gì để sau nói, đừng cãi nhau trước mặt bố như thế không hay, mới cả mấy đứa già cả rồi cãi nhau thế này con cháu nó cười vào mặt cho. Thôi Tư cho các cháu nó thắp hương cho ông cái dù sao cũng là cháu nội của ông mà không thể cấm chúng nó được”

  Bố chồng tôi nghe ông cậu nói vậy dù không bằng lòng lắm nhưng cũng phải gật đầu đồng ý. Vợ chồng chúng tôi cũng lên thắp cho ông nén nhang rồi chào hỏi mọi người trong họ xong cũng xin phép sang nhà ngoại chơi. Mặc cho mọi người khuyên ở lại để ăn cơm nhưng chúng tôi vẫn kiên quyết sang bên ngoại, không phải chúng tôi không muốn mà sợ rằng ở lại ông lại thấy ngứa mắt khó chịu mà hôm nay nhà có việc có rất nhiều người để họ thấy cha con cãi vã cũng không hay.

*****************************

  Ngày tháng chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng cứ thế chậm chậm mà trôi qua, nhìn bố mẹ chồng phân biệt đối xử giữa cháu nội và cháu ngoại làm tôi muốn rớt cả nước mắt.

Nhiều khi tôi cho con chơi ngoài sân, bà trông bé Sơn ở cạnh mà cũng không thèm hỏi thăm gì cháu, chỉ chăm chăm cho bé Sơn, nhìn cảnh đó nhiều khi tôi cũng cảm thấy tủi thân cho con mình. Cháu nội của ông bà thật đó mà ông bà không thèm chăm đi chăm cháu ngoại để cháu nội cho bà ngoại chăm thậm chí là phải đi trẻ sớm. Chúng tôi không thể cứ nhờ bà ngoại suốt được, chỉ nhờ bà chăm hộ đến lúc gửi trẻ được là cho đi luôn vì bà cũng phải làm việc để nuôi em trai tôi nữa. Bình thường ở quê, có ông bà trông cho nên trẻ con thường lên 3,4 tuổi mới đi trẻ lúc đấy chúng cứng cáp rồi, tự yên tự xúc, thiếu gì bảo cô, ở trường có gì về bảo bố mẹ cũng yên tâm hơn.

    Bố mẹ chồng tôi cũng vậy. trông con cho cô út mãi đến năm cháu 4 tuổi mới cho đi nhà trẻ, còn con tôi mới lên hai đã phải đi gửi trẻ, lúc đi gửi trẻ mà trông lòng tôi xót xa vô cùng. Ấy thế mà cùng là người trẻ hai đứa đều học lớp 4 tuổi. bé Sơn thì được ông bà đưa đi đón về, trong khi con tôi cũng học cùng trường với Sơn mà ông bà cũng không thèm đón hộ vào những hôm tôi có việc, tôi toàn phải nhờ chồng hoặc mẹ đẻ đón con hộ.

   Bé Tôm ngày càng lớn dần, cũng dần biết nhận thức được ai yêu thương mình, ai không quý mến mình. Những ngày đầu bé còn bi bô gọi ông quấn bà nhưng sau dần không thấy ông bà đáp lại mà chỉ chơi với bé Sơn, Tôm cũng không còn quấn ông bà như trước nữa. Nhớ có lần Tôm với Sơn giành đồ chơi của nhau, Tôm bị Sơn xô ngã khóc ầm lên, bố chồng tôi không thèm dỗ mà bế bé Sơn đi sang nhà hàng xóm chơi. Nhìn cảnh đó mà trong lòng tôi chán nản, buồn bã vô cùng, bao nhiêu năm rồi , ông vẫn vậy không thay đổi ý kiến dù vợ chồng tôi có xuống nước hết mức cũng không thay đổi được.

    Nhiều lúc nghe con nhỏ nói “ mẹ ơi, ông bà không thích con “ mà tôi cũng không biết phải trả lời sao cho con hiểu, chỉ lựa lời nói “ Không phải đâu con, Tôm của mẹ đnág yêu như thế này ai mà không thích cơ chứ, chắc ông bà bận đó”

_ con thấy ông bà chỉ chơi với em Sơn thôi, nhiều hôm mẹ chưa đón, ông đón em Sơn trước mà không đón con, rồi đi chơi cũng không cho con đi cùng nữa. Tôm vừa ngước mắt nhìn tôi , đôi mắt to tròn của trẻ thơ khiến tôi cảm thấy mình thật có lỗi để con không có được tình yêu thương của ông bà nội dù cho sống chung một nhà.

  _ Em Sơn nhỏ hơn nên cần ông bà quan tâm hơn thôi con. Tôi vừa nói vừa lấy đồ chơi ra để lảng sang chuyện khác tránh con hỏi mãi câu hỏi mà tôi khó có thể trả lời được.

  Biết đến bao giờ mới được bình yên, biết đến bao lâu mới có được tình thương đó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #anh#gia